Author: admin

  • Phát triển Quảng Ngãi theo tầm nhìn “Đa sắc – Hiệp đồng – Khác biệt”

    Nghị quyết Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được HĐND Tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 thông qua trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với việc chọn tầm nhìn chiến lược “Đa sắc – Hiệp đồng – Khác biệt”, Quảng Ngãi hoạch định phương hướng, điều hành hoạt động kinh tế – xã hội, khơi thông nguồn lực để phát triển toàn diện, hiệu quả và bền vững.

    Quảng Ngãi sẽ trở thành một điểm đến mới, chuyên sâu trên cung kinh tế trọng điểm miền Trung, liên kết với TP. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định.

    Nhận diện cơ hội và thách thức

    Nhấn mạnh về vai trò và tầm quan trọng của công tác quy hoạch đối với Quảng Ngãi tại Hội nghị thẩm định Dự thảo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra vào tháng 3/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định cho rằng, quy hoạch là cơ hội để Quảng Ngãi định hình lại mình trong bối cảnh mới với nhiều thách thức, là cơ hội để Tỉnh xác định đâu là điểm nghẽn cần giải quyết, đâu là xung lực, động lực phát triển để sắp xếp, cơ cấu lại không gian các ngành, tận dụng các tiềm năng lợi thế, tiếp đà phát triển nhanh, bền vững.

    Về vị trí, Quảng Ngãi là địa phương nằm ở trung tâm của đất nước và có mối liên kết chặt chẽ, gắn kết với các nước ASEAN và các nước thuộc hành lang kinh tế Đông Tây (Việt Nam – Lào – Thái Lan – Myanmar). Quảng Ngãi nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, liên hệ thuận tiện với các trung tâm vùng theo trục dọc: Huế – Đà Nẵng – Tam Kỳ – Quảng Ngãi – Quy Nhơn, là cửa ngõ ra biển của hành lang thương mại quốc tế từ các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Bắc Campuchia qua cửa khẩu Bờ Y và Quốc lộ 24. Quảng Ngãi có Khu kinh tế Dung Quất nằm trong hành lang kinh tế ven biển, tiếp giáp Khu kinh tế mở Chu Lai, có các tuyến đường thủy qua cảng Dung Quất, Sa Kỳ… và các tuyến đường giao thông trọng yếu quốc gia đi qua bao gồm: đường sắt Bắc Nam, đường bộ cao tốc, Quốc lộ 1, Quốc lộ 24, trục dọc ven biển quốc gia… Do đó, Quảng Ngãi có đủ yếu tố thuận lợi hình thành mối liên kết hội nhập của toàn miền Trung.

    Dựa trên những điều kiện thuận lợi, Quảng Ngãi đã có bước phát triển nhanh trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,4% đều qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của Quảng Ngãi dần chậm lại trong giai đoạn 2016 – 2020, thể hiện qua các giá trị thu ngân sách, tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ đô thị hóa thấp hơn so với mức bình quân vùng và bình quân cả nước. Ngoài ra, cơ cấu kinh tế của Tỉnh mất cân đối do quá phụ thuộc vào các ngành công nghiệp nền tảng như lọc dầu, luyện kim thép. Cấu trúc các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng công nghiệp hóa nhưng tốc độ chuyển đổi còn chậm, hiệu quả thấp. Chính những điểm nghẽn này đặt ra yêu cầu Quảng Ngãi phải cơ cấu lại các ngành sao cho hài hòa, phát huy tối đa lợi thế vốn có của địa phương thông qua bài toán quy hoạch.

    Lựa chọn chiến lược đúng đắn

    Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh, một chiến lược đúng sẽ giúp địa phương phát triển vượt bậc. Do đó, công tác lập quy hoạch của Quảng Ngãi đã được thực hiện một cách nghiêm túc và thận trọng.

    Theo Nghị quyết Quy hoạch Tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Ngãi xây dựng tầm nhìn chiến lược “Đa sắc – Hiệp đồng – Khác biệt” dựa trên những ưu thế riêng có của mình, hướng đến mô hình phát triển kiểu mẫu bền vững. Theo đó, Quảng Ngãi sẽ trở thành một điểm đến mới, chuyên sâu trên cung kinh tế trọng điểm miền Trung, liên kết với TP. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định trở thành trung tâm kinh tế khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Quảng Ngãi (kết hợp Quảng Nam) phát huy lợi thế riêng có để trở thành trung tâm công nghiệp, hậu cần cảng biển, phát triển kinh tế biển – đảo, kinh tế rừng xanh…

    Quy hoạch xây dựng 3 kịch bản phát triển với những ưu thế và nhược điểm riêng. Kịch bản 1 là phát triển theo hướng đa trung tâm; kịch bản 2 là phát triển theo hướng công nghiệp hóa toàn diện và kịch bản 3 theo hướng hài hòa và bền vững. Dựa trên điều kiện thực tế cũng như tiềm lực, dư địa hiện có, Quảng Ngãi lựa chọn phát triển theo hướng hài hòa và bền vững.

    Cụ thể, định hướng đến năm 2030, Quảng Ngãi là tỉnh phát triển khá của cả nước; tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021 – 2030 đạt 7,25 – 8,25%/năm; thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước (7.700 – 7.900 USD); là một tỉnh công nghiệp với hai ngành chủ lực là lọc hóa dầu và luyện kim đứng đầu cả nước. Các loại hình công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao dần hình thành tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung. Tỉnh từng bước xây dựng được thương hiệu về các loại hình dịch vụ chất lượng cao, với điểm nhấn là du lịch. Các mô hình nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn dần được nhân rộng.

    Hướng tới năm 2050, Quảng Ngãi là một tỉnh phát triển bền vững và đa dạng với các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao tập trung tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung; các loại hình dịch vụ tiên tiến, hiện đại và đặc sắc chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế; các loại hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trở thành mũi nhọn của lĩnh vực nông nghiệp; hệ thống hạ tầng được hoàn thiện đồng bộ, phù hợp với nhu cầu phát triển.

    Trên cơ sở phân tích thực trạng, nhận diện các thế mạnh, điểm yếu của từng vùng, khu vực, Quảng Ngãi định hình không gian, tầm nhìn phát triển thể hiện qua cấu trúc 4 hành lang kinh tế chiến lược (Hành lang kinh tế Bắc Nam: Dung Quất – TP. Quảng Ngãi – Sa Huỳnh; Hành lang Ba Vì (Ba Tơ) – Sơn Hà – Sơn Tây – Trà Bồng; Hành lang Lý Sơn – Dung Quất – Trà Bồng – Trà My dọc Quốc lộ 24C mở rộng kết nối Trà My, và cửa khẩu Nam Giang; Hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 24 Sa Huỳnh – Ba Tơ – Bờ Y) và 6 không gian kinh tế động lực (Thành phố Quảng Ngãi và vùng phụ cận; Vùng động lực công nghiệp; Khu vực kinh tế sinh thái biển; Khu vực kinh tế rừng xanh; Hành lang nông nghiệp bền vững; Đảo Lý Sơn – “ngọc lớn – ngọc bé” của Biển Đông). Đây được xem là cấu trúc của sự phát triển cân bằng, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực duyên hải, trung du, miền núi và hải đảo của tỉnh Quảng Ngãi.

    Cũng theo quy hoạch, Quảng Ngãi có hai trung tâm động lực tăng trưởng, trong đó, Khu kinh tế Dung Quất trở thành trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia, trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Khu du lịch Đảo Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển – đảo quốc gia.

    Trước đó tại Hội nghị thẩm định Dự thảo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Dự thảo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi được Hội đồng thẩm định đánh giá là công phu, nghiêm túc, khoa học; nội dung quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển đất nước, thể hiện khá rõ nét khát vọng vươn lên, sự liên kết, đồng bộ hạ tầng, sắp xếp không gian phát triển của Tỉnh trong thời gian tới.

    Mời xem thêm: Quảng Ngãi phê duyệt đầu tư đô thị du lịch lớn ven biển

  • Quy định mới về sổ đỏ cần biết có hiệu lực từ 20.05.2023

    Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành quy định mới về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và sửa đổi cũng như bổ sung quy định về hồ sơ địa chính…

    Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.

    Sửa quy định về số vào sổ cấp sổ đỏ

    Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BTNMT, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận (sổ đỏ) được ghi bằng chữ và số (là số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận) theo quy định như sau:

    Đối với Giấy chứng nhận do Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp thì ghi chữ “CH”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận, gồm 5 chữ số và được ghi tiếp theo số thứ tự Giấy chứng nhận đã cấp theo Thông tư 17/2009/TTBTNMT.

    Đối với Giấy chứng nhận do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp thì ghi chữ “CT”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận gồm 5 chữ số được lập theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và được ghi tiếp theo số thứ tự Giấy chứng nhận đã cấp theo Thông tư 17/2009/TTBTNMT.

    Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thì ghi chữ “CT”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận gồm 5 chữ số được lập theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và được ghi tiếp theo hệ thống số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận.

    Đối với Giấy chứng nhận do Văn phòng đăng ký đất đai cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thì ghi chữ “VP”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận gồm 5 chữ số được lập theo từng đơn vị hành chính cấp xã và được ghi tiếp theo hệ thống số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp.

    Đối với Giấy chứng nhận do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thì ghi chữ “CN”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận gồm 5 chữ số được lập theo từng đơn vị hành chính cấp xã và được ghi tiếp theo hệ thống số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp.

    Sửa đổi quy định xác nhận thay đổi vào sổ đỏ đã cấp khi đăng ký biến động đất đai

    Khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BTNMT đã sửa đổi quy định xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (được bổ sung bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) như sau:

    Việc cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, e, g, h, l, m và r khoản 1 và các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP).

    Đối với trường hợp quy định tại điểm n khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thực hiện thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sau đó chuyển hồ sơ cho cơ quan quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) để thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận.

    Sửa đổi quy định về cơ quan xác nhận thay đổi vào sổ đỏ đã cấp khi đăng ký biến động đất đai

    Khoản 3 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BTNMT đã sửa đổi quy định về cơ quan xác nhận thay đổi vào sổ đỏ đã cấp khi đăng ký biến động đất đai tại Điều 19 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (đã được sửa đổi bởi Thông tư 02/2015/TT-BTNMT).

    Cụ thể, cơ quan thực hiện việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định như sau:

    Trường hợp thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này do cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thực hiện.

    Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập theo quy định của pháp luật đất đai 2003 tiếp tục thực hiện việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao.

    Trường hợp đính chính nội dung sai sót vào Giấy chứngnhận đã cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 105 Luật Đất đai và Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thực hiện.

    Trường hợp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thực hiện.

    Cơ quan trên ghi ngày tháng năm; ký tên, đóng dấu và ghi họ tên và chức vụ người ký vào cột “Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền”.

    Hướng dẫn mới về cấp sổ đỏ với đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất

    Điều 2 Thông tư 02/2023/TT-BTNMT đã bổ sung quy định về cấp sổ đỏ với đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất tại Điều 9a Thông tư 24/2014/TTBTNMT về hồ sơ địa chính.

    Theo đó, việc cấp Giấy chứng nhận được áp dụng cho toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng (bao gồm diện tích thửa đất gốc và diện tích đất tăng thêm).

    Thông tư nêu rõ quy định về hồ sơ thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ nộp trong trường hợp diện tích đất tăng thêm chưa được cấp Giấy chứng nhận.

  • Dòng tiền đang quay trở lại đầu tư vào bất động sản

    Bất động sản (BĐS) vẫn là kênh đầu tư ưa thích, phù hợp với thói quen tích lũy tài sản, khả năng bảo toàn vốn khá tốt so với các kênh đầu tư khác dưới góc nhìn kinh tế học. Bất chấp những khó khăn, dòng tiền đang quay trở lại đầu tư vào lĩnh vực này.

    Dòng tiền quay trở lại?

    Kể từ năm 2015 đến nửa đầu năm 2022, chính sách tiền tệ tại Việt Nam có sự nới lỏng khá mạnh, tăng trưởng tín dụng luôn xấp xỉ ở mức cao, từ 18 – 20% và mặt bằng lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm ở các kỳ hạn. Việc nới lỏng tiền tệ đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế để duy trì mục tiêu đề ra.

    Tuy nhiên, việc dòng tiền dễ đi vào thị trường đẩy giá một số tài sản, kênh đầu tư tăng trưởng khá mạnh. Trong vòng 10 năm qua, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam tăng gần gấp bốn lần so với lúc khởi điểm năm 2012, giá trị giao dịch vượt ngưỡng 1 tỷ đô la Mỹ/ngày. Đặc biệt là thị trường BĐS, liên tiếp trong nhiều năm tăng trưởng “nóng”, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 15% mỗi năm.

    Dòng tiền đầu tư đang trở lại với thị trường BĐS.

    Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, hệ thống hạ tầng, khu kinh tế, đô thị phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng, thu nhập của người dân được cải thiện, giá BĐS tăng lên, hoàn toàn phù hợp với nguyên lý kinh tế, thị trường. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, giá BĐS tại một số địa phương tăng bất hợp lý, gấp nhiều lần so với giá trị đầu tư thực tế, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của đại đa số người dân.

    Chính sách nới lỏng sau một thời gian dài góp phần gây áp lực lên lạm phát tăng do thừa tiền trong nền kinh tế. Trước các quyết định tăng lãi suất rất mạnh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), sự lên giá của đồng USD và áp lực lạm phát trong nước, đúng như viễn cảnh được các chuyên gia dự báo, nửa cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ trở lại, để kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá.

    Chỉ sau một tuần mở lại kênh huy động vốn tín phiếu (bắt đầu từ 21/6), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút về lượng tiền hơn 85.000 tỷ đồng. Giai đoạn tiền rẻ thực sự đã qua đi, nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức buộc phải thận trọng hơn nữa với các quyết định rót tiền ra.

    Việc thắt chặt chính sách tiền tệ cũng phần nào ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, khi mà DN sẽ hạn chế vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh do lo ngại rủi ro lãi suất. Sức cầu trong nền kinh tế cũng có thể tăng chậm hơn trong môi trường cung tiền thắt chặt và lãi suất cao hơn.

    Với mảng kinh doanh BĐS, cho dù đại diện NHNN đã nhiều lần phát ngôn là cơ quan này không có chủ trương siết tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, những tháng cuối năm 2022, dòng tiền của DN đã suy giảm mạnh, khả năng thanh toán lãi vay ở mức thấp, khả năng trả nợ suy giảm trong khi áp lực đáo hạn trái phiếu ở mức cao, các kênh vốn chính của DN còn nhiều khó khăn …

    Theo Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023 của Tổng cục Thống kê, tính chung 4 tháng đầu năm 2023, số DN rút lui khỏi thị trường là 77.000, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 19.200 DN rút lui khỏi thị trường. Riêng về lĩnh vực BĐS, trong quý 1/2023, số lượng DN thành lập mới giảm mạnh 63,2% so với cùng kỳ năm 2022; số lượng giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn lần lượt là 341 (tăng 30,2%) và 1.816 doanh nghiệp (tăng 60,7%) so với cùng kỳ năm trước.

    Trong quý 1/2023, có thêm khoảng 30 – 50% sàn giao dịch phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động so với quý trước. Đồng thời, dữ liệu của Hội môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho thấy, ước lượng số môi giới đang hoạt động trong quý 1/2023 chỉ còn khoảng 30 – 40% so với giai đoạn đầu năm 2022. Ảnh hưởng trực tiếp đến 40 ngành nghề khác như vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, nội thất… ngành bất động sản lâm nguy là rủi ro lớn đối với kinh tế Việt Nam.

    Vì vậy, ngay từ những tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã tích cực xây dựng rất nhiều các giải pháp giúp bình ổn kinh tế: Thúc đẩy đầu tư công; Ban hành các gói hỗ trợ, phục hồi và phát triển kinh tế; Nới lỏng dần chính sách tiền tệ; Khuyến khích ngân hàng hạ lãi suất cho vay; Xem xét hành lang pháp lý gỡ khó cho doanh nghiệp…

    Đặc biệt để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, công ăn việc làm cho người dân…, để kinh tế không lao dốc dốc, DN khốn đốn phá sản, người dân đói kém, Chính phủ đã có hàng loạt động thái tháo gỡ các khó khăn của thị trường BĐS, thị trường trái phiếu DN, các khó khăn của DN trong tiếp cận vốn, thị trường.

    Dòng tiền cá nhân liệu có quay lại thị trường BĐS?

    Các chuyên gia VARS nhận định, giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ đang có dấu hiệu chậm lại. Dự báo đến hết quý 2/2023, khả năng giai đoạn thắt chặt tiền tệ sẽ kết thúc. Tại Việt Nam, chỉ trong tháng 3/2023, NHNN liên tiếp có hai đợt điều chỉnh giảm lãi suất điều hành để hỗ trợ cho DN và nền kinh tế. Sau động thái này, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động.

    Hiện nay, đã có tín hiệu nguồn tiền quay trở lại, lãi suất trái phiếu, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tiền gửi hạ nhiệt, khách hàng đã tiếp cận được khoản vay mới với lãi suất 10 – 11%. Tuy nhiên, chỉ khi nào mặt bằng lãi suất trung bình giảm xuống dưới 10% thì khi đó thị trường VARS mới phản ứng. Vì 10% là con số mà các nhà đầu tư có khả năng chịu đựng được khi đi vay.

    Chỉ tính trong năm 2022, tổng lượng tiền gửi của các tổ chức và cá nhân vào hệ thống ngân hàng tăng thêm gần 900.000 tỷ đồng (lượng tiền gửi trong quý 4/2022 chiếm tỷ trọng 46%). Trong số gần 900.000 tỷ đồng lượng tiền gửi ròng cả năm qua, cá nhân đóng góp hơn 565.000 tỷ đồng (chiếm 65%).

    Theo TS Phạm Anh Khôi, Viện nghiên cứu Kinh tế – Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services (FERI), quý 3/2023 sẽ là thời điểm mấu chốt khi một lượng lớn tiền gửi ngân hàng đáo hạn. Và đây cũng sẽ là thời điểm quyết định dòng tiền có quay trở lại thị trường BĐS hay không. Theo đó, có hai kịch bản xảy ra.

    Với kịch bản thứ nhất, nếu tình hình thị trường BĐS vẫn khó khăn, niềm tin của nhà đầu tư chưa được khôi phục thì có thể nguồn tiền này vẫn tiếp tục ở lại hệ thống ngân hàng, chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn.

    Ở kịch bản thứ hai, nếu thị trường ấm lên, lãi suất huy động giảm xuống mức 6 – 7% vào thời điểm cuối năm nay hoặc thậm chí là không giảm thì nguồn tiền khả năng cao sẽ ưu tiên quay trở lại thị trường BĐS.

    Dữ liệu từ cuộc khảo sát của một sàn giao dịch BĐS tại Quảng Ninh đối với nhóm khách hàng thân thiết cũng cho thấy, với các khoản tiết kiệm kỳ hạn 6 – 12 tháng dự kiến sẽ đáo hạn vào quý 3, 4/2023, nếu lãi suất huy động giảm, họ sẽ mang khoản tiền đáo hạn đầu tư vào nhưng kênh lợi nhuận cao hơn kênh gửi truyền thống. Trong đó, ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực BĐS.

    Ghi nhận của VARS tại các khu vực trên cả nước cho thấy, từ giữa quý 2/2023, nhà đầu tư đã bắt đầu “săn tìm” những mảnh đất màu mỡ với dư địa phát triển lớn. Một số khu vực đã có nhiều tín hiệu khởi sắc rõ nét với lượng giao dịch ghi nhận thành công ngày càng nhiều.

  • Ngắm trọn vẹn hoàng hôn tại Regal Pavillon, điểm check in cực chất ngay trung tâm Đà Nẵng

    Thời khắc chuyển giao giữa ngày và đêm, Regal Pavillon đẹp rực rỡ như những tòa lâu đài kiêu sa giữa lòng thành phố Đà Nẵng. Hoàng hôn luôn đẹp nhưng hoàng hôn ở Pavillon lại đậm chất nghệ thuật khi hòa quyện cùng hệ ánh sáng quốc tế tôn vinh nét đẹp kiêu kỳ của từng mái ngói Fuji, từng vân đá Kikusui và những phiến đá Marble trứ danh.
    Không chỉ cho thấy thấy độ bề thế, dấu ấn kiến trúc mở ra trải nghiệm đa dạng mà Regal Pavillon còn mang đến những giá trị thương mại hiếm có cho những chủ nhân tinh hoa.
  • Regal Group bàn giao biệt thự Regal Victoria cho khách hàng

    Mới đây, Regal Group đã chính thức bàn giao biệt thự full nội thất tại khu villa compound Regal Victoria đến với chủ nhân tinh hoa. Thiết kế sang trọng, nội thất xa xỉ, hệ tiện ích đẳng cấp đã đi vào hoạt động cùng sự kết nối hài hòa với thiên nhiên khiến Regal Victoria chinh phục cả những chủ nhân khó tính nhất.
    Cùng ngắm nhìn không gian sống xa hoa của chủ nhân cao quý tại villa triệu đô này.
  • Chung cư vẫn tăng giá trong dài hạn

    Sẽ mất khoảng 1-2 năm để thị trường phục hồi và tăng trưởng trở lại, tuy nhiên, phân khúc chung cư đáp ứng nhu cầu ở thực, giá cả vẫn có khả năng tăng lên.

    Theo thống kê từ nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh, từ năm 1990 đến nay, giá vàng tăng khoảng 30 lần, giá bất động sản tăng gấp 4 lần giá vàng, vào khoảng 120 lần. Trên thế giới, trong tất cả mặt hàng thì giá vàng tăng nhanh nhất.

    Giá chung cư sẽ tăng

    Ở Mỹ giá vàng tăng gần 40 lần. Giá vàng Việt Nam tăng chậm hơn so với thế giới vì giá vàng Việt Nam cao hơn giá thế giới. Minh chứng rõ nhất là thời điểm năm 1990, mua nhà hết 13 cây vàng, khoảng 26 triệu đồng và hiện giờ căn nhà đó có giá khoảng 8 tỷ đồng.

    Khi so sánh biên độ lợi nhuận đầu tư bất động sản tại Hà Nội so với các kênh đầu tư khác trong 20 năm qua có thể thấy, biên lợi nhuận khi đầu tư vào bất động sản luôn là cao nhất, vượt trội hơn vàng, trái phiếu, gửi tiết kiệm.

    Cũng giống như chứng khoán, bình quân lợi nhuận khi đầu tư bất động sản thường khoảng 18 – 20%. Tuy nhiên, rủi ro thường nằm ở những chu kỳ suy giảm. Thị trường bất động sản đang ở đáy của chu kỳ suy giảm. Sẽ mất khoảng 1 – 2 năm để thị trường dần phục hồi và tăng trưởng trở lại.

    Đầu năm 2022 đã có nhận định, thị trường bất động sản sẽ chứng kiến sự sụt giảm về giá khoảng 30% ở một số phân khúc, tại một số thị trường nhất định. Tuy nhiên, phân khúc chung cư trung, cao cấp Hà Nội luôn tăng giá ổn định và bền vững.

    Hiện nay, những sản phẩm chung cư giá 4 – 5 tỷ đồng có thanh khoản tốt và giá vẫn ở mức cao. Đồ thị “hình sin” về giá của phân khúc này thường biến động rất nhẹ nhàng. Chính vì thế, tôi cho rằng, đây là phân khúc có thể kinh doanh ổn định trong dài hạn.

    Có thể thấy, giá chung cư trung – cao cấp Hà Nội so với các địa phương khác ở Việt Nam luôn ở mức cao vượt trội. So với một số thành phố lớn phát triển, có đô thị hóa, công nghiệp hóa ở mức cao thì giá chung cư trung, cao cấp ở Hà Nội vẫn còn ở mức thấp. Khi quỹ đất ngày càng khan hiếm và nhu cầu cao thì về lâu dài, giá sẽ còn tăng cao.

    Nguồn cầu sẽ tăng mạnh

    Chỉ số thu nhập của tầng lớp trung lưu của người dân Hà Nội có tốc độ tăng khoảng 8 – 10%. Còn thu nhập của giới giàu và siêu giàu, có dòng tiền lớn để đầu tư thì chỉ số thu nhập tăng theo danh lợi vốn. Nghĩa là đồng vốn bỏ ra kinh doanh có lợi tới đâu thì thu nhập tăng theo tới đó.

    Thu nhập của nhóm này sẽ tăng tối thiểu là 12 – 15%. Nhóm này chiếm khoảng 10 – 12% dân số, một số lượng rất lớn. Chưa kể người có điều kiện khá giả ở các tỉnh nhập cư về Hà Nội ngày càng nhiều.

    Cầu của phân khúc chung cư trung và cao cấp luôn tăng nhanh còn xuất phát từ lý do hằng năm, có khoảng trên một triệu người từ nông thôn di cư ra các đô thị và các khu công nghiệp, dịch vụ.

    Đây là tình trạng tự nhiên của quá trình công nghiệp hóa và dịch vụ hóa nền kinh tế, trong khi tốc độ tăng cơ sở hạ tầng và đô thị hóa khá chậm. Vì vậy, sức ép về giá nhà chung cư nói chung và chung cư trung, cao cấp còn tiếp tục tăng.

    Đặc biệt, trong vòng 5 năm trở lại đây, việc cấp phép và thực hiện các dự án giảm mạnh, nhất là 3 năm gần đây gần như không có dự án mới ra hàng, dẫn đến nguồn cung bất động sản nhà ở ngày càng khan hiếm.

    Cơ hội cho nhà đầu tư

    Bối cảnh như trên và thực tế nguồn cung sẽ tiếp tục rất hạn chế chính là cơ hội cho những nhà đầu tư biết nắm bắt thời cơ. Bởi lẽ, xu hướng chung là giá sẽ tiếp tục tăng trong trung hạn. Giá bất động sản tại Hà Nội và TP.HCM trong tương lai sẽ đắt hơn cả Singapore, vì nhu cầu nhập cư tại 2 thành phố lớn này ngày càng gia tăng. Áp lực nhập cư khiến bất động sản trung và cao cấp ngày càng có giá cao.

    Phân khúc căn hộ nhà ở thương mại giá rẻ và trung cấp chắc chắn sẽ được ưu tiên phát triển, xong sẽ khó có nguồn cung trong ngắn hạn. Trong bối cảnh đó, phân khúc chung cư trung và cao cấp chắc chắn sẽ không có nguồn hàng mới trong trung và dài hạn do chính sách siết tín dụng và quỹ đất tại trung tâm ngày càng cạn kiệt.

    Tuy nhiên, nhận định giá chung cư trung và cao cấp tăng bền vững chỉ đúng ở những dự án của những chủ đầu tư uy tín, chất lượng xây dựng và tiện ích được đảm bảo ở chuẩn mực cao và dịch vụ quản lý, vận hành tốt. Khi xây dựng căn hộ trung và cao cấp cần tạo ra được văn minh văn hoá trong chung cư và trong khu đô thị. Tức là phải thiết kế, tạo ra các không gian ra sao để không chỉ đón nguồn khách mua để ở mà còn đón nguồn khách thuê để ở. Bởi thống kê 10 năm gần đây cho thấy, giá cho thuê căn hộ của Việt Nam rất cao, cao hơn nhiều so với một số quốc gia lân cận.

    Những nhà đầu tư cá nhân có nguồn vốn tốt và đang cơ cấu lại danh mục đầu tư hoàn toàn có thể cân nhắc xu hướng trên để lựa chọn cho mình những dự án đầu tư phù hợp, bởi chắc chắn cơ hội sinh lời là ổn định và còn kéo dài. Đây chính là thời điểm, cơ hội đầu tư cho những người có sẵn dòng tiền.

    Theo TS. Lê Xuân Nghĩa/Diendandoanhnghiep.vn

    Mời xem thêm: Dự án chung cư The Sang Residence 

  • Quảng Ngãi dự báo giá bất động sản có thể tăng trong thời gian tới

    Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, giá bất động sản trong thời gian đến có thể tăng vì chi phí bồi thường, vật liệu xây dựng đều tăng, khung giá đất cũng điều chỉnh tăng.

    Ngày 18/5, Sở Xây dựng Quảng Ngãi đã có báo cáo tình hình thực hiện về quản lý thị trường bất động sản; việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

    Bat Dong San Quang Ngai

    Theo Sở Xây dựng Quảng Ngãi, giá đất tại trung tâm, ven biển Đà Nẵng, Nha Trang đã lên tới vài trăm triệu đồng/m2 thì giá đất nền ven biển tại Quảng Ngãi vẫn còn mức khá thấp, dao động từ 24 – 28 triệu đồng/m2.

    Nguyên nhân khách quan là do sự chuyển dịch tự nhiên của thị trường. Khi những địa bàn quen thuộc như Khánh Hòa, Đà Nẵng… trở nên bão hòa, nhà đầu tư có xu hướng tìm đến các địa bàn mới có quỹ đất rộng, còn nhiều tiềm năng phát triển ở các tỉnh lân cận như Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi để khai phá, tối ưu hóa lợi nhuận.

    Trong giai đoạn 2021 đến nay, do ảnh hưởng nhiều yếu tố thị trường như giá nguyên vật liệu tăng cao, các ngân hàng siết chặt việc cho vay nên ngành bất động sản gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư xây dựng.

    Theo Sở Xây dựng Quảng Ngãi, hầu hết các giao dịch bất động sản trong thời gian đến từ việc mua bán các lô đất thổ cư. Hàng tồn kho của các dự án bất động sản còn nhiều nhưng vẫn neo ở giá cao dẫn đến việc người dân có nhu cầu mua đất khó giải ngân. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính mua nhà để đầu tư được nhà đầu tư tính toán một cách thận trọng, hướng vào những sản phẩm phục vụ nhu cầu thực tiễn.

    Sở Xây dựng Quảng Ngãi dự báo, giá bất động sản trong thời gian đến có thể tăng giá vì một số nguyên nhân chính: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng cao; vật liệu xây dựng và các yếu tố đầu tư xây dựng đều tăng; khung giá đất trong thời gian qua được điều chỉnh tăng.

    Đồng thời, thủ tục trong quá trình triển khai thực hiện dự án kéo dài, do vướng mắc quy định pháp luật dẫn đến tăng chi phí đầu tư. Với thực trạng quy định của pháp luật còn chồng chéo, tồn tại, nên triển khai đầu tư các dự án bất động sản sẽ tiếp tục gặp nhiều vướng mắc.

    Mời xem thêm: Quảng Ngãi phê duyệt đầu tư đô thị du lịch lớn ven biển

  • Regal Group đầu tư loại biệt thự hoàn thiện nội thất khi nhu cầu thuê Villa sang trọng rất cao

    Mới đây, Regal Group – nhà phát triển bất động sản quốc tế tại Đà Nẵng đã công bố đầu tư hàng chục biệt thự đẳng cấp hoàn thiện nội thất nhằm đáp ứng nhu cầu cho thuê villa sang trọng ngày một cao.

    Tìm hiểu về Regal Group

    Khách Nhật, Hàn có nhu cầu thuê biệt thự sang trọng rất cao 

    Theo đơn đặt hàng từ các công ty lữ hành, các công ty cho thuê biệt thự cho biết dù chưa bước vào mùa cao điểm nhưng số lượng khách nước ngoài, đặc biệt khách Nhật, Hàn booking thuê villa sang trọng rất cao. Khác với các loại hình lưu trú khác, villa sang trọng full nội thất được xem là hàng hiếm, mang đến những trải nghiệm mới mẻ, đẳng cấp, đáp ứng mọi nhu cầu nghỉ dưỡng ngắn và dài hạn cho khách thuê cao cấp.

    Regal Group đầu tư hàng chục villa mới năm 2023 tại 2 dự án Regal Victoria và Regal One River  

    Nắm bắt được nhu cầu đó, chủ đầu tư Regal Group đã công bố đầu tư hàng loạt biệt thự cao cấp hoàn thiện nội thất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cho thuê biệt thự sang trọng trên thị trường hiện nay.

    Regal Collection Villas – chuỗi villa đẳng cấp sắp được hoàn thiện nằm trên cung đường biển Võ Nguyên Giáp, tọa lạc tại một trong những khu villa compound triệu đô được Regal Group đầu tư cho thuê ngắn và dài hạn nhằm phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước khi đặt chân đến Đà Nẵng.
    Không gian các phòng được bố trí tinh tế, vận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Toàn bộ villa có 3 phòng ngủ với diện tích rộng rãi, view thiên nhiên xanh mát khi hướng biển và bao quanh bởi kênh sinh thái trong lành.
    Nội thất được đầu tư tỉ mỉ, khắt khe với toàn bộ các thiết bị ngoại nhập sang trọng.
    Mỗi không gian đều đề cao sự sang trọng, trải nghiệm riêng tư hoàn hảo.

    Được biết, loạt biệt thự full nội thất này chỉ cách biển vài phút di chuyển với hệ tiện ích đỉnh cao phục vụ nhu cầu khách nghỉ dưỡng như siêu thị, quán cafe, công viên, sân tennis và liền kề hai sân golf lớn nhất Đà Nẵng.

    Cùng nhìn ngắm các hình ảnh thực tế các căn villa hoàn chỉnh được Regal Group đầu tư

    Villa xa hoa, biệt lập Regal Victoria được kiến tạo theo tiêu chuẩn quốc tế với đặc trưng kiến trúc futuristic, thiết kế nội thất tinh tế với những khoảng không gian mở ấn tượng.
    Phòng Tổng thống cho trải nghiệm tận hưởng xa xỉ tại Villa Anh – một trong những căn biệt thự triệu đô tại Regal Victoria.

    Không gian phòng khách và phòng ăn sang trọng tại Regal One River, dự án tọa lạc bên dòng sông Cổ Cò thơ mộng, được thiết kế theo mô hình nhà ở 5 sao tiêu chuẩn châu u với hệ thống kính thông tầng khổ lớn 7m cao cấp mang lại sự kết nối nhịp nhàng giữa không gian sống và thiên nhiên.

    Không gian phòng ngủ bình yên, nhẹ nhàng, tựa như những resort 5 sao ven sông đẳng cấp, các thiết bị vệ sinh ngoại nhập cho trải nghiệm tận hưởng thượng lưu.

    Theo đại diện Regal Group, việc đầu tư mạnh tay vào những căn villa cho thuê sang trọng không chỉ mang lại những trải nghiệm nghỉ dưỡng đích thực cho du khách mà còn đảm bảo sự khai thác bền vững, tăng sinh lợi nhuận theo thời gian./.

  • Đà Nẵng tổ chức lễ hội Tận hưởng mùa hè 2023

    Lễ hội Tận hưởng mùa hè 2023 “Wow Đà Nẵng” diễn ra từ ngày 28/7 đến 1/8 nhằm thu hút du khách trong nước và quốc tế, góp phần định vị Đà Nẵng là điểm đến lễ hội và sự kiện hàng đầu châu Á.

    UBND TP. Đà Nẵng cho biết, chương trình lễ hội Tận hưởng mùa hè 2023 “Wow Đà Nẵng” sẽ diễn ra từ ngày 28/7 đến 1/8/2023 tại Công viên Biển Đông và các bãi biển thuộc tuyến biển đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, Trường Sa, Nguyễn Tất Thành (biển Hà Khê, biển Xuân Thiều), hai bên bờ sông Hàn (đường Bạch Đằng và Trần Hưng Đạo).

    Theo đó, lễ hội Tận hưởng mùa hè 2023 “Wow Đà Nẵng” bao gồm hàng loạt hoạt động chính: lễ hội ẩm thực Việt Nam – quốc tế; hội thi đầu bếp mở rộng “Tận hưởng các món ăn ngon Việt Nam”; trưng bày, giới thiệu, trình diễn quy trình thực hiện sản phẩm của các làng nghề truyền thống Đà Nẵng; trưng bày, giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng, sản phẩm OCOP của Đà Nẵng và các địa phương liên kết; Ngày hội miền biển…

    Chương trình lễ hội Tận hưởng mùa hè 2023 “Wow Đà Nẵng” sẽ diễn ra từ ngày 28/7 đến 1/8/2023 tại Công viên Biển Đông và các bãi biển thuộc tuyến biển đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, Trường Sa, Nguyễn Tất Thành, hai bên bờ sông Hàn.

    Chương trình lễ hội Tận hưởng mùa hè 2023 “Wow Đà Nẵng” sẽ diễn ra từ ngày 28/7 đến 1/8/2023 tại Công viên Biển Đông và các bãi biển thuộc tuyến biển đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, Trường Sa, Nguyễn Tất Thành, hai bên bờ sông Hàn.

    Cùng với đó là các chương trình nghệ thuật ở hai bên bờ sông Hàn, Vũ hội đường phố, Âm nhạc đường phố; hoạt động “Sân chơi nghệ thuật thanh niên” nhảy dân vũ, khiêu vũ đường phố, hiphop, các loại hình nghệ thuật đường phố; trình diễn và giao lưu vũ điệu Tango Argentina, Tuồng xuống phố biểu diễn các trích đoạn Tuồng tiêu biểu và hòa tấu nhạc truyền thống; chương trình lễ hội và các show nghệ thuật tại các khu, điểm du lịch; đồng trình diễn yoga nhằm lan tỏa thông điệp sống khỏe, sống tích cực đến cộng đồng…

    Sở Du lịch TP. Đà Nẵng được giao chủ trì, có trách nhiệm làm đầu mối, chỉ đạo, tham mưu, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tại lễ hội Tận hưởng mùa hè 2023 “Wow Đà Nẵng”; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch truyền thông cho toàn bộ chương trình này.

    Đồng thời, Sở Du lịch chủ trì tổ chức một số hoạt động, chương trình khai mạc lễ hội Tận hưởng mùa hè 2023 “Wow Đà Nẵng”; lễ hội ẩm thực Việt Nam – quốc tế; không gian check-in, trải nghiệm và sáng tạo trên cát; Ngày hội miền biển; Flashmob zumba “Wow Đà Nẵng”; chương trình âm nhạc nghệ thuật “Tận hưởng mùa hè” hằng đêm; Ngày hội bảo vệ môi trường biển “Đại dương xanh”; cuộc thi ảnh đẹp Check-in Chill cùng lễ hội và hoạt động truyền thông cho toàn bộ lễ hội.

    Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng được giao tổ chức lễ hội khinh khí cầu quốc tế – Đà Nẵng 2023, giải dù lượn TP. Đà Nẵng mở rộng; đồng thời chủ trì tổ chức các hoạt động kết nối hai bờ sông Hàn; chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu lắp đặt pa-nô, mô hình quảng bá sự kiện tại một số điểm công cộng trên địa bàn thành phố…

    Lễ hội Tận hưởng mùa hè 2023 “Wow Đà Nẵng” nhằm thu hút du khách trong nước và quốc tế, góp phần định vị Đà Nẵng là điểm đến lễ hội và sự kiện hàng đầu châu Á.

  • Bất ngờ lượng mua bán căn hộ chung cư tăng gấp 4 lần chỉ sau thời gian ngắn

    Theo Bộ Xây dựng, lượng giao dịch đối với đất nền giảm 55% so với quý IV/2022 và giảm 56% so với quý I/2022. Tuy nhiên, lượng giao dịch đối với nhà ở chung cư và nhà ở riêng lẻ tăng gần gấp 4 lần (272%) so với quý IV/2022 và tăng gần gấp 3 lần (gần 193%) so với quý I/2022.

    Nguồn cung giảm mạnh

    Dẫn số liệu từ Sở Xây dựng các địa phương, Bộ Xây dựng cho biết, nguồn cung nhà ở thương mại trong quý đầu năm 2023 vẫn hạn chế, thậm chí có xu hướng giảm so với quý IV/2022.

    Theo đó, có 14 dự án hoàn thành với 5.909 căn, số lượng dự án bằng khoảng 50% so với quý IV/2022 và bằng khoảng 63,64% so với cùng kỳ. Số lượng dự án đang triển khai xây dựng là 698 dự án với 398.592 căn, số lượng dự án đạt 149,79% so với quý IV/2022 và bằng khoảng 57,4% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, cấp phép mới có 17 dự án với 7.187 căn, số lượng dự án được cấp phép mới bằng khoảng 77,27% so với quý cuối năm ngoái và bằng khoảng 43,59% so với quý I/2022.

    Về dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai số lượng là 52 dự án với 23.690 căn, số lượng dự án bằng khoảng 88,14% so với quý IV/2022 và bằng khoảng 92,86% so với quý I/2022.

    Đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để chuyển nhượng xây dựng quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở (dự án đất nền) trong quý đầu năm là 11 dự án hoàn thành với 1.237 lô đất nền, giảm 56% so với quý cuối năm ngoái.

    Số lượng dự án đang triển khai xây dựng có 248 dự án với 66.523 ô đất nền; đạt 125,25% so với quý IV/2022. Ngoài ra có 6 dự án được cấp phép mới với 309 lô đất nền, giảm 71% so với quý cuối năm ngoái.

    Bất ngờ lượng mua bán căn hộ chung cư tăng gấp 4 lần chỉ sau thời gian ngắn – Ảnh 2.Về số lượng dự án nhà ở xã hội và nhà ở công nhân, trong quý I, cả nước có 01 dự án nhà ở xã hội với quy mô 300 căn hộ được cấp phép mới; có 5 dự án với quy mô 1.908 căn đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai; có 4 dự án với quy mô 934 căn hộ đã hoàn thành xây dựng. Bên cạnh đó, cả nước có 397 dự án đang triển khai xây dựng với quy mô 453.426 căn, trong đó đang triển khai xây dựng 152 dự án với quy mô 153.426 căn; đang thực hiện thủ tục đầu tư 245 dự án với quy mô 300.000 căn.

    Giao dịch chung cư tăng đột biến

    Cũng theo Bộ Xây dựng, phân khúc căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ trong quý đầu năm ghi nhận 39.133 giao dịch thành công tại các địa phương. Phân khúc đất nền ghi nhận 67.268 giao dịch thành công.

    Qua số liệu cho thấy, trong quý I/2023 có tổng cộng 106.401 giao dịch bất động sản thành công, giảm 35% so với quý IV/2022 chỉ đạt 65% và giảm 39% so với quý I/2022. Lượng giao dịch giảm chủ yếu tập trung vào phân khúc đất nền.

    Cụ thể, lượng giao dịch đối với đất nền giảm 55% so với quý IV/2022 và giảm 56% so với quý I/2022. Tuy nhiên, lượng giao dịch đối với nhà ở chung cư và nhà ở riêng lẻ tăng gần gấp 4 lần (272%) so với quý IV/2022 và tăng gần gấp 3 lần (gần 193%) so với quý I/2022.

    Theo CafeF

    Mời xem thêm: Pháp lý “sạch” giúp dự án The Sang Residence hút nhà đầu tư