Author: admin

  • Cập nhật tiến độ dự án biệt thự đảo ngọc Regal Victoria tháng 05.2023

    Dự án biệt thự đảo ngọc Regal Victoria đang hoàn thiện cảnh quan, chỉnh trang những chi tiết cuối cùng để bàn giao nhà cho các cư dân tinh hoa. Hệ tiện ích nội khu đặc quyền đã đi vào vận hành, phục vụ cư dân và du khách mỗi ngày như Regal Food, tổ hợp thể thao tennis, cầu lông, bóng chuyền hay khu công viên ven sông, công viên trung tâm, công viên trẻ em.

    Regal Victoria T11 2

    Biet Thu Regal Victoria 12.2022 2

  • Cập nhật tiến độ thi công dự án The Sang Residence tháng 05.2023

    Ghi nhận mới nhất tại công trường dự án The Sang Residence, hoạt động xây dựng đang được đẩy nhanh tiến độ thần tốc, đảm bảo duy trì tiến độ thực hiện xuyên suốt và song song kiến tạo nên tòa căn hộ hiện đại, khang trang, đồng thời đảm bảo cảnh quan an lành, khoáng đạt, sẵn sàng hiện thực giấc mơ “kiến tạo không gian sống hoàn hảo” cho các chủ nhân tương lai.

    Tính đến thời điểm hiện tại, các công tác hoàn thiện cơ bản hiện hữu thành hình và gấp rút hoàn thiện, cam kết bàn giao đúng thời hạn, đón cư dân dọn về ở ngay trong năm 2023:

    Các công tác hoàn thiện cụ thể như sau:

    Phần xây dựng:

    Hoàn thiện mặt ngoài tầng 29 & xây tường ngăn tầng 22, hoàn thiện mặt sàn các căn hộ từ tầng 4 đến tầng 16. Hoàn thiện trần tầng 6&7

    Phần MEP:

    Thi công trục đứng ống gió từ tầng 4 đến tầng 10, hoàn thiện đầu phun chữa cháy từ tầng 5 đến tầng 8. Thi công máng đến hành lang, điện âm tường tầng 2 đến tầng 4

    Mời xem thêm: The Sang Residence được vinh danh là căn hộ chung cư tốt nhất tại Vietnam Property Awards

  • Quảng Bình ban hành chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài đến 2030

    Quảng Bình đặt mục tiêu thu hút các dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực.

    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 – 2030.

    Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình

    Theo đó, Quảng Bình hướng đến mục tiêu thu hút các dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, các tác động lan tỏa tích cực.

    Với định hướng này, Quảng Bình mở rộng thị trường vốn, công nghệ, kiến thức quản lý, văn hóa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm nội địa; thúc đẩy ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ tỉnh Quảng Bình.

    Theo nội dung kế hoạch, trong thời gian đến, UBND tỉnh Quảng Bình sẽ rà soát các dự án chậm tiến độ, hoạt động không hiệu quả… để thu hồi, tạo quỹ đất thu hút các dự án đầu tư mới, có nhu cầu dịch chuyển sản xuất.

    Đối với các dự án chậm tiến độ, theo UBND tỉnh Quảng Bình, cần rà soát, đánh giá và xử lý theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Đi đôi với việc này, Quảng Bình cần xây dựng, ban hành quy định ưu đãi, hỗ trợ cho các nhà đầu tư.

    Nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài, UBND tỉnh Quảng Bình đặc biệt chú ý đến việc cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương. Theo đó, Quảng Bình đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tinh giảm hóa quy trình, thủ tục trong quyết định các vấn đề kinh tế – xã hội; đối xử bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài; bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư nhằm nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài.

    Điểm nhấn của kế hoạch thực hiện chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài của tỉnh Quảng Bình chính là chủ động xây dựng các gói hỗ trợ đầu tư linh hoạt để thu hút các dự án đầu tư lớn, có tác động lan tỏa.

    Theo đó, việc xây dựng chính sách  thu hút đầu tư nước ngoài phải phù hợp với địa phương, phù hợp với định hướng quy hoạch; cơ chế khuyến khích, ưu đãi thỏa đáng nhằm liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, lĩnh vực ưu tiên đầu tư; Xây dựng thể chế, chính sách cụ thể cho khu kinh tế, khu công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

    Quảng Bình cũng đưa nhiệm vụ xây dựng bộ thương hiệu và hình ảnh cấp địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển và chiến luợc thu hút đầu tư của tỉnh vào nội dung của kế hoạch.

    Theo UBND tỉnh Quảng Bình, việc xây dựng bộ thương hiệu này nhằm tăng độ nhận diện và phân biệt Quảng Bình với các địa phương khác, tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

    Quảng Bình xác định việc chủ động tiếp cận, vận động linh hoạt các kênh khác nhau nhằm thu hút các dự án đầu tư lớn, chất lượng vào Quảng Bình.

    Cụm dự án trang trại điện gió B&T của nhà đầu tư Philippines tại Quảng Bình.

    Được biết, tính đến đầu năm 2023, Quảng Bình có 27 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.122 triệu USD, trong đó có 19 dự án đầu tư đã hoàn thành, đi vào hoạt động chính thức. Doanh thu năm 2022 ước tính đạt khoảng 355 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 1.516 lao động, nộp ngân sách đạt khoảng 10 triệu USD.

    Trong đó, một số dự án đầu tư nước ngoài tiêu biểu như Dự án Trại sản xuất tôm giống Quảng Bình 2 của Công ty cổ phần C.P Việt Nam (có vốn đầu tư của nhà đầu tư quốc tịch Thái Lan), Dự án Nhà máy điện mặt trời 49,5 MWp của Công ty TNHH Năng lượng xanh Dohwa (có vốn đầu tư của nhà đầu tư quốc tịch Hàn Quốc) và Cụm dự án Trang trại điện gió B&T (có vốn đầu tư của nhà đầu tư quốc tịch Philippines).

    Mời xem thêm: Đến năm 2030, phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung

  • Quảng Ngãi phê duyệt đầu tư đô thị du lịch lớn ven biển

    Dự án khu dịch vụ đô thị và du lịch biển Hàng Dương (TP.Quảng Ngãi) được phê duyệt có quy mô gần 22.481 m2, tổng vốn đầu tư hơn 439 tỷ đồng.

    Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu dịch vụ đô thị và du lịch biển Hàng Dương (xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi).

    Theo đó, dự án nhằm thực hiện đầu tư xây dựng khu hỗn hợp đô thị – thương mại dịch vụ – du lịch đa chức năng với hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, kết nối hệ thống hạ tầng cho khu vực và tạo cảnh quan kiến trúc, đảm bảo phát triển theo hướng bền vững với các quy hoạch, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

    Dự án được đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư. Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện, tự tổ chức phương án đầu tư xây dựng dự án và quản lý sử dụng. Thời hạn hoạt động của dự án 49 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất.

    Dự án có quy mô gần 22.481 m2, trong đó đất xây dựng nhà ở thương mại liền kề để bán khoảng 4.376m2; đất xây dựng biệt thự du lịch để cho thuê gần 4.257 m2; đất khu khách sạn hơn 4.040 m2; đất thương mại dịch vụ gần 1.110 m2; đất vườn hoa, cây xanh, thể dục thể thao, bãi đỗ xe, trạm xử lý nước thải với tổng diện tích 8.697,5 m2.

    Tổng vốn đầu tư dự án hơn 439 tỷ đồng, từ nguồn vốn góp của nhà đầu tư ít nhất chiếm tỷ lệ 20%; vốn huy động (vay từ Ngân hàng thương mại) dự kiến chiếm tỷ lệ 80%.

    Thu hút nhà đầu tư lớn

    Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho rằng, để phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, cần phải có sự đột phá, thu hút được các doanh nghiệp lớn đầu tư.

    Dự án khu dịch vụ đô thị và du lịch biển Hàng Dương nhằm xây dựng, kết nối hệ thống hạ tầng cho khu vực và đảm bảo phát triển theo hướng bền vững với các quy hoạch.

    Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã duyệt danh mục kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất vào kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của TP.Quảng Ngãi. Cụ thể, trong năm 2023, TP.Quảng Ngãi sẽ đấu giá 14 dự án với tổng diện tích gần 70 ha.

    Trong số 14 dự án này, đáng chú ý có một số dự án điển hình như Khu du lịch biển Mỹ Khê (23,5 ha); khu đô thị – dịch vụ Mỹ Khê (13,1 ha); khu đô thị bờ nam sông Trà Khúc (3,4 ha); dự án tạo quỹ đất tại bờ bắc sông Trà Khúc (12 ha); khu dân cư trục đường Mỹ Trà – Mỹ Khê giai đoạn 1 (hơn 10 ha);…

    Được biết, với chiều dài 7km, hàng loạt dự án du lịch được quy hoạch trên khu “đất vàng” ven biển Mỹ Khê đang rơi vào tình trạng thi công dở dang, bỏ hoang, thậm chí là xuống cấp, gây lãng phí nghiêm trọng.

    Liên quan đến vấn đề này, ông Trà Thanh Danh (Chủ tịch UBND TP.Quảng Ngãi) nhận định, nhiều dự án được cấp chủ trương đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào triển khai hiệu quả. Điều này gây lãng phí quỹ đất tại khu du lịch Mỹ Khê.

    Lý giải nguyên nhân xảy ra tình trạng này, theo Chủ tịch UBND TP.Quảng Ngãi cho rằng là do nhà đầu tư chưa đủ năng lực; sự thay đổi của các chính sách thu hút vào vùng biển Mỹ Khê còn hạn chế. Do vậy, một số doanh nghiệp ôm đất, xí phần nhưng không triển khai dự án.

    Tại dự án Khu du lịch biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê), Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã đề nghị Công ty Cổ phần Biệt thự nghỉ dưỡng Mỹ Khê sớm thực hiện thủ tục liên quan đến chấm dứt hoạt động dự án này. Theo đó, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5/2023. Trong trường hợp hết thời gian trên chủ đầu tư không thực hiện thì Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra một số nội dung của dự án để làm cơ sở xem xét, giải quyết dứt điểm các tồn tại của dự án.

    Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, vùng biển Mỹ Khê (TP.Quảng Ngãi) là một trong 9 khu du lịch Quốc gia của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Do đó, hiện thành phố đang tập trung điều chỉnh quy hoạch phân khu 1/2000, hoàn thiện các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các dự án không triển khai hoặc chậm triển khai tại khu vực biển Mỹ Khê.

    Đồng thời, các thủ tục khác cũng được hoàn thiện để đưa ra đấu giá các khu đất theo quy định với kỳ vọng sẽ thu hút được nhà đầu tư đủ năng lực.

    Mời xem thêm: Quảng Ngãi sẽ có sân bay và thành lập 2 thành phố mới trực thuộc trong tương lai

  • Quảng Bình: Thúc đẩy giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư

    Để giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm giao đất cho nhà đầu tư phát huy hiệu quả dự án, tỉnh Quảng Bình đang thúc đẩy các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp chỉ đạo, xử lý vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

    Thời gian qua, trên địa bản tỉnh Quảng Bình triển khai nhiều dự án đầu tư khu nhà ở thương mại, khu đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, từng bước hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị và tạo nguồn thu ngân sách lớn của tỉnh. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng.

    Để giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm giao đất cho nhà đầu tư, phát huy hiệu quả dự án, ngày 28/4/2023, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Công văn số 807/UBND-KT yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp chỉ đạo, xử lý vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để công tác giải phóng mặt bằng vướng mắc kéo dài, làm chậm tiến độ thực hiện dự án.

    Xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới) – Nơi thu hút nhiều dự án đầu tư ở tỉnh Quảng Bình

    Bên cạnh đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn kiểm tra, giám sát việc người dân xây dựng công trình, tạo lập tài sản trên đất, mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép tại các khu đất đã được quy hoạch, có chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án, xử lý trường hợp vi phạm.

    Ngoài ra, chủ đầu tư, các đơn vị, tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng phối hợp chặt chẽ với chính quyền, tổ chức mặt trận, đoàn thể địa phương trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đúng quy định của Nhà nước về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.

    Đặc biệt, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; xử lý trường hợp cố tình vi phạm, làm trái quy định của pháp luật trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

    Theo doanh nghiệp Việt Nam

    Mời xem thêm: Dự án Regal Legend Quảng Bình 

  • Du lịch Đà Nẵng trên đà phục hồi mạnh mẽ

    Theo số liệu của Sở Du lịch thành phố, trong quý 1 năm 2023, số lượng khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt hơn 1,42 triệu lượt, tăng 4,6 lần so với cùng kỳ năm 2022, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2019. Điều này cho thấy sự trở lại và phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch. Để có được kết quả trên là sự nỗ lực không ngừng của chính quyền thành phố, ngành du lịch, sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng sản phẩm, kích cầu du lịch, thu hút khách đến…

    Khôi phục 33 đường bay

    Theo những người làm du lịch, một trong những điểm nhấn của du lịch Đà Nẵng thời gian qua là nhiều đường bay quốc tế đã được nối lại, mở mới. Việc “mở cửa bầu trời” đã giúp cho du lịch Đà Nẵng nhanh chóng tiệm cận với du lịch thế giới, thu hút được khách đến với thành phố ngay sau khi có chính sách mở cửa du lịch của Chính phủ (giữa tháng 3-2022).

    Thông tin từ Sở Du lịch cho biết, đến nay Đà Nẵng đã khôi phục 33 đường bay, trong đó có 25 đường bay quốc tế (16 đường bay thường kỳ, 9 đường bay charter – có lịch trình khởi hành riêng; không tùy thuộc vào lịch bay cố định của hãng); 8 đường bay nội địa. Tổng số chuyến bay đến Đà Nẵng trong quý 1 ước tính đạt 9.300 chuyến với hơn 1,47 triệu lượt khách, trong đó ước đạt 5.600 chuyến bay nội địa với hơn 900.000 lượt khách và 3.700 chuyến bay quốc tế với gần 570.000 lượt khách.

    Đây là những nỗ lực rất lớn của thành phố, trong đó có vai trò quan trọng của các sở, ngành, địa phương và đặc biệt là cộng đồng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, các hãng hàng không trong nước và quốc tế.

    Một hoạt động khác được những người làm du lịch đánh giá cao là thành phố liên tục tổ chức các sự kiện, lễ hội để thu hút khách đến cũng như mang đến những dịch vụ mới mẻ cho du khách khi đến với Đà Nẵng.

    Theo Giám đốc Sở Du lịch Trương Thị Hồng Hạnh, để thu hút khách hơn nữa, trong mùa hè năm nay, Đà Nẵng tổ chức chương trình kích cầu du lịch “Tận hưởng Đà Nẵng – Enjoy Da Nang” năm 2023 với các chủ đề: Tận hưởng lễ hội; tận hưởng biển, nghỉ dưỡng; tận hưởng vui chơi giải trí; tận hưởng ẩm thực – spa và tận hưởng mua sắm. Chương trình này được thực hiện trên cơ sở cập nhật, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu và các xu hướng của các thị trường hiện nay. Các hoạt động lễ hội, sự kiện đặc sắc, vui chơi giải trí được tổ chức liên tục để phục vụ du khách đến với Đà Nẵng.

    Chương trình này sẽ góp phần truyền thông, quảng bá điểm đến Đà Nẵng trên phạm vi rộng bằng nhiều kênh, đặc biệt thông qua mạng xã hội theo một cách thức mới để lan tỏa hình ảnh điểm đến Đà Nẵng đặc sắc, an toàn và mến khách; đồng thời đẩy mạnh thu hút, khai thác các thị trường khách đến Đà Nẵng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch, phấn đấu đạt kế hoạch năm 2023 đề ra và khôi phục hoàn toàn các hoạt động phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố.

    Làm phong phú hệ thống sản phẩm du lịch

    Theo PGS.TS Bùi Quang Bình, giảng viên cao cấp, Khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng), sự phục hồi của du lịch Đà Nẵng thời gian qua cho thấy thành phố đã tạo được thương hiệu, dấu ấn cũng như sức hút của mình thông qua hàng loạt các sự kiện trong nước và quốc tế đã từng được tổ chức trước đó như lễ hội du lịch golf (tháng 9-2022); sự kiện Diễn đàn Phát triển đường bay châu Á (Routes Asia -2022), đặc biệt là Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng. Đây được xem là một trong những thương hiệu của Đà Nẵng góp phần làm tăng sức hấp dẫn của thành phố khi mùa hè năm nay pháo hoa quay trở lại.

    Đồng quan điểm, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng đánh giá du lịch đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của thành phố, của nhiều ngành, lĩnh vực. Thành phố đã tổ chức được nhiều sự kiện góp phần làm nên thương hiệu của du lịch Đà Nẵng, trong đó có Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng. Sự kiện này được tổ chức trong nhiều năm góp phần thu hút du khách trong và ngoài nước, góp phần đưa Đà Nẵng 2 lần được vinh danh là “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á”.

    Năm nay, sự trở lại của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng hứa hẹn thu hút khách hơn nữa, góp phần vào sự phục hồi chung của du lịch Đà Nẵng. Tuy nhiên, ông Cao Trí Dũng cho rằng, để làm phong phú thêm hệ thống sản phẩm du lịch điểm đến, giúp thu hút mạnh mẽ và bền vững hơn lượng khách đến với Đà Nẵng trong thời gian tới đây, Đà Nẵng cần có kế hoạch tổng thể trong dài hạn, thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái sản phẩm pháo hoa bao gồm đầy đủ các dịch vụ, tiện ích phục vụ nhu cầu của khách trong và ngoài nước đến xem pháo, về các đội tham gia, chủ đề cho từng năm… để kích thích khách chi tiêu nhiều hơn trong thời gian đến vui chơi, lưu trú tại Đà Nẵng.

    Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch vùng miền Trung Tập đoàn Sun Group nhìn nhận, thời gian vừa qua, du lịch Đà Nẵng đã có sự phục hồi rất mạnh mẽ, đó là nền tảng để cho các doanh nghiệp gia tăng thêm các sản phẩm dịch vụ, bổ sung thêm các sản phẩm mới đa dạng hóa trải nghiệm, tăng sức hấp dẫn cho các khu du lịch, góp phần đưa Đà Nẵng nhanh chóng phục hồi du lịch và tăng trưởng bứt phá.

    Như trong mùa hè năm nay, Tập đoàn Sun Group tiếp tục cùng thành phố tổ chức các sự kiện, lễ hội lớn trong suốt mùa hè với mong muốn mang đến một mùa hè “rực lửa” tại Đà Nẵng như Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng với màn trình diễn của 8 đội cùng các hoạt động phụ trợ hấp dẫn. Còn tại Sun World Bà Nà Hills tháng 4 có lễ hội té nước Songkran Thái Lan; tháng 5 và 6 có lẽ hội ẩm thực, nghệ thuật truyền thống đậm chất Hàn Quốc, tháng 7 lễ hội văn hóa Pháp, lễ hội đèn lồng Bà Nà xuyên suốt từ tháng 5 đến tháng 9…

  • Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng kỳ vọng bứt phá

    Phân khúc BĐS nghỉ dưỡng Đà Nẵng đang được kỳ vọng sẽ sớm bứt phá bởi diễn biến tích cực từ nền kinh tế, nhất là du lịch phục hồi.

    Bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc chủ đạo

    Theo tìm hiểu, thị trường BĐS Đà Nẵng hiện vẫn chưa thể thoát khỏi tình cảnh trầm lắng do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Nhiều phân khúc gần như không có giao dịch dù chủ đầu tư chấp nhận xuống giá để cắt lỗ ngân hàng, cụ thể như đất nền, nhà phố liền kề…

    Trong bối cảnh ấy, BĐS nghỉ dưỡng vẫn được xem là phân khúc chủ đạo của thị trường Đà Nẵng trên cả lĩnh vực khách sạn cũng như biệt thự nghỉ dưỡng.

    BĐS nghỉ dưỡng vẫn được xem là phân khúc chủ đạo của thị trường Đà Nẵng trên cả lĩnh vực khách sạn cũng như biệt thự nghỉ dưỡng.

    BĐS nghỉ dưỡng vẫn được xem là phân khúc chủ đạo của thị trường Đà Nẵng trên cả lĩnh vực khách sạn cũng như biệt thự nghỉ dưỡng.

    Theo thống kê, nguồn cung khách sạn tại thị trường Đà Nẵng trong năm 2022 đạt 15.685 phòng từ 117 dự án; trong đó khách sạn 5 sao chiếm 61% số phòng. Trong 6 tháng cuối năm 2022, giá thuê khách sạn trung bình đạt 1,8 triệu đồng/phòng/đêm, tăng 60% theo năm. Công suất thuê tương đương cùng kỳ năm 2019 ở mức 59%. Tuy nhiên công suất cả năm 2022 ở mức 48%, vẫn thấp hơn -13 điểm % so với cả năm 2019.

    Trong khi đó, các khách sạn từ 4-5 sao mang thương hiệu quốc tế vẫn chứng tỏ được sức hút của mình với thị trường, khi có giá trung bình cao hơn 40% và công suất thuê cao hơn 8 điểm % so với các thương hiệu trong nước và tự quản lý.

    Tại Đà Nẵng, các đơn vị quản lý quốc tế vận hành 15 khách sạn từ 4 đến 5 sao, tương đương với 26% nguồn cung. Trong đó, Accor là đơn vị quản lý quốc tế lớn nhất với các thương hiệu như Pullman, Novotel và Grand Mercure.

    Thị trường khách sạn sẽ đón nhận 39 dự án bao gồm JW Marriott Đà Nẵng Resort, Wyndham Solei, và Crowne Plaza Bà Nà Hills. Phần nhiều các dự án sẽ ra mắt trong tương lai xa và sự gia nhập này sẽ giúp đáp ứng nguồn cầu gia tăng cũng như sự phục hồi của thị trường.

    Đối với phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng đến từ 18 dự án, chủ yếu ở quận Ngũ Hành Sơn. Năm 2022, nguồn cung đã tăng 49% theo năm và nguồn cung sơ cấp đạt mức cao nhất trong 12 năm qua nhờ nguồn cung mới lớn.

    Gia tăng nguồn cung đã phần nào phản ánh sự cải thiện trong tâm lý các chủ đầu tư sau khi không có nguồn cung mới nào năm 2020 và 2021. Trong thời gian tới, nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng trong tương lai gồm 15 dự án. Quận Ngũ Hành Sơn sẽ có nguồn cung lớn nhất với 55% thị phần.

    Số căn biệt thự nghỉ dưỡng bán được trong 6 tháng cuối năm 2022 cũng đạt mức cao nhất kể từ năm 2016, điều này là do các dự án mới ra có vị trí tốt, chiến lược tiếp thị mạnh mẽ và danh tiếng của chủ đầu tư đã thúc đẩy tình hình hoạt động.

    Giá bán sơ cấp trung bình của biệt thự nghỉ dưỡng là 164 triệu VNĐ/m2, tăng 134% theo năm, chủ yếu do các dự án mới chào bán có mức giá cao. Các thương hiệu quản lý như Furama, Accor, InterContinental Hotels Group (IHG), Hyatt và Fusion vẫn tiếp tục chiếm lĩnh phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng với 6 trong tổng số 18 dự án. Kể từ năm 2018, giá thứ cấp trung bình của biệt thự nghỉ dưỡng có thương hiệu tăng 14% mỗi năm, trong khi giá của các dự án không có thương hiệu tăng 10% mỗi năm.

    Bất động sản có thương hiệu có khả năng tiếp cận nhóm người mua lớn hơn. Các sản phẩm được nhà đầu tư lựa chọn thường có vị trí đẹp, sát biển là một lợi thế, chất lượng xây dựng tốt, pháp lý tốt, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín và sở hữu đơn vị vận hành có tên tuổi” – bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Việt Nam nhận định.

    Du lịch – động lực để bất động sản nghỉ dưỡng bứt phá

    Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết: “Sau đại dịch, thị trường BĐS nghỉ dưỡng của Đà Nẵng tuy đã dần quay trở lại nhưng tốc độ chưa đạt được như mức trước. Tuy nhiên, các yếu tố nền tảng về kinh tế vĩ mô, sự phát triển trong cơ sở hạ tầng, nhân lực, sức hút đầu tư nước ngoài và sự ưu đãi của thiên nhiên cho các hoạt động du lịch vẫn được giữ vững. Thậm chí, triển vọng của thị trường này sẽ được duy trì tích cực về dài hạn. Đây là những yếu tố nền móng tạo nên sức hấp dẫn của Đà Nẵng trong mắt các doanh nghiệp và nhà đầu tư, đặc biệt trong phân khúc BĐS nghỉ dưỡng”.

    Du lịch phục hồi là động lực để thị trường BĐS Đà Nẵng, đặc biệt phân khúc BĐS nghỉ dưỡng bứt phá.

    Thực tế, từ khi du lịch mở cửa trở lại thì hai nguồn khách chính hỗ trợ quá trình khôi phục tại một số thị trường ven biển như Đà Nẵng là khách nội địa và khách Hàn Quốc.

    Công suất thị trường cho thấy, sự phục hồi của các thị trường Đà Nẵng vẫn chậm hơn so với kỳ vọng. Tuy nhiên, các yếu tố nền tảng của thị trường tiếp tục được đánh giá ở mức tốt, đặc biệt là du lịch, ngành trọng điểm và là động lực phát triển của Đà Nẵng. Trong kỳ vọng dài hạn, Đà Nẵng sẽ dần lấy lại vị thế của là trung tâm kinh tế – du lịch của khu vực.

    Xét về kinh tế vĩ mô, năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Đà Nẵng đạt mức 14%, cao hơn mức tăng trung bình của cả nước (8%); đứng thứ ba trong cả nước, sau Khánh Hòa (21%) và Bắc Giang (19%). Giá trị xuất khẩu tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và sự phục hồi của ngành du lịch đã giúp Đà Nẵng có sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc. Trong năm 2022, doanh thu lưu trú và lữ hành của Đà Nẵng đạt 8.900 tỷ đồng, tăng 380% theo năm và tăng 2,5% so với 2019.

    Một cơ sở khác để kỳ vọng làm động lực cho BĐS nghỉ dưỡng cất cánh là Đà Nẵng hình thành, phát triển hàng loạt hạ tầng và hệ thống giao thông hiện đại. Đây là một trong những đầu mối giao thông của cả nước với sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu, đường sắt Bắc Nam và mạng lưới đường bộ rộng khắp.

    Đặc biệt, động lực quan trọng trong năm 2023 là sự trở lại của du khách Trung Quốc. Thị trường chính này sẽ nối lại các tuyến du lịch đến Việt Nam từ ngày 15/3/2023, mang đến triển vọng tích cực cho nguồn cầu khách sạn của thành phố biển Đà Nẵng. Khi đó, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng có thêm cơ hội để bứt phá.

    Theo kinh tế – đô thị

    Mời xem thêm: Biệt thự đảo ngọc Regal Victoria

  • Đà Nẵng sẽ là thành phố thứ 3 ở Việt Nam có tàu điện ngầm

    Dự án đầu tư tàu điện ngầm hiện đại (LRT/MRT) kết nối TP.Đà Nẵng với Quảng Nam sẽ được Sở Giao thông vận tải 2 địa phương phối hợp nghiên cứu, triển khai từ nay đến năm 2024, đặt mục tiêu khởi công năm 2025.

    Đà Nẵng “bắt tay” với Quảng Nam nghiên cứu đầu tư tàu điện ngầm hiện đai. Ảnh minh họa

    Đây là thông tin quan trọng được thảo luận trong buổi làm việc giữa Sở GTVT TP.Đà Nẵng và Quảng Nam về định hướng phát triển, hệ thống giao thông các tuyến đường lớn kết nối 2 địa phương.

    Cụ thể, 2 cơ quan sẽ phối hợp nghiên cứu, lập công tác chuẩn bị đầu tư, tìm kiếm nguồn vốn thực hiện tuyến đường sắt đô thị/tàu điện ngầm hiện đại (LRT/MRT) kết nối giữa hai địa phương, phấn đấu hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án vào năm 2024, đầu tư xây dựng vào giai đoạn 2025 – 2030.

    Bên cạnh đó, các công trình đường bộ liên kết vùng cũng được chú trọng đầu tư, nâng cấp bao gồm:

    Nghiên cứu quy hoạch tuyến cao tốc CT21 (Đà Nẵng – Thạnh Mỹ, Quảng Nam – Cửa khẩu Bờ Y, Kon Tum) theo hướng xem xét sử dụng tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi nhằm hạn chế giải phóng mặt bằng (vị trí chuyển tuyến tại Trạm thu phí Phong Thử để nối với thị trấn Thạnh Mỹ); các tuyến đường kết nối từ cửa khẩu quốc tế Nam Giang về TP.Đà Nẵng và TP.Tam Kỳ (Quảng Nam).

    Tham mưu đề nghị Trung ương sớm đầu tư mở rộng, nâng cấp các tuyến QL 14G, QL 14B và QL.14D (trong giai đoạn 2021 – 2025) trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam tháng 5/2022.

    Nghiên cứu, triển khai phương án kết nối vận tải hành khách công cộng có khối lượng lớn giữa hai địa phương; thống nhất hướng tuyến và loại xe di chuyển trên các tuyến đường kết nối giữa hai địa phương, nhất là tuyến đường biển sân bay Chu Lai – Đà Nẵng.

    Cùng với đó, ngành GTVT hai địa phương xây dựng kế hoạch kết nối giao thông đường thủy tuyến Đà Nẵng – Hội An sau khi dự án sông Cổ Cò được nạo vét, khơi thông. Nghiên cứu, xem xét khai thác hợp lý tuyến du lịch đường thủy nội địa Đà Nẵng – Cù Lao Chàm (Hội An).

    Thời gian qua, 2 địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng đã có nhiều cuộc thảo luận về định hướng quy hoạch và đầu tư phát triển khu vực.

    Điển hình, lãnh đạo Đà Nẵng gần đây đã có công văn góp ý nhiều nội dung quan trọng liên quan đến lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, cảng biển,… trong dự thảo quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Trong đó nổi bật về quy hoạch của 2 cảng hàng không Đà Nẵng và Chu Lai. Đà Nẵng thể hiện mong muốn 2 CHKQT phát triển đúng theo định hướng mong muốn, đến năm 2050 đều đạt công suất khoảng 30 triệu hành khách/năm.

  • Du lịch Quảng Bình “phấn khởi” đón lễ 30/4 – 1/5

    Dù chưa đến kỳ nghỉ lễ nhưng nhiều điểm lưu trú trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã “cháy” phòng, ngành du lịch cũng chuẩn bị cho nhiều hoạt động văn hóa – du lịch sôi động tại các trung tâm đón khách.

    “Hút” khách

    Với các kết nối giao thông thuận lợi trên tuyến đường Bắc – Nam, cùng nhiều sản phẩm du lịch thiên nhiên độc đáo và duy nhất, Quảng Bình đang dần định vị hình ảnh du lịch trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Nhờ đó, trong dịp lễ 30/4 – 1/5 lần này, nhiều du khách đã lên kế hoạch và lựa chọn đến với Quảng Bình.

    Khách du lịch check-in tại Quảng Bình

    Tín hiệu vui ngay từ những ngày đầu tháng khi khách du lịch đã đặt kín phòng tại các địa điểm, đơn vị lưu trú trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, đến thời điểm hiện tại, các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được lấp đầy. Theo ông, đây là tín hiệu tích cực để ngành du lịch Quảng Bình chuẩn bị cho việc đón khách trước mắt cũng như góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu du lịch trong năm 2023.

    Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 531 cơ sở lưu trú du lịch với 8.475 phòng, hơn 16.000 giường. Trong đó, cơ sở lưu trú du lịch từ 3 sao trở lên có 1.744 phòng. Bên cạnh đó, toàn tỉnh cũng có gần 3.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong đó 08 nhà hàng và 01 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đã được cấp biển hiệu đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

    Lượng khách quốc tế đến Quảng Bình trong quý I/2023 tăng cao

    Trong đầu năm 2023, ngành du lịch đã có sự phục hồi mạnh mẽ với gần 650 nghìn lượt khách, gấp 4,45 so với cùng kỳ năm 2022, gấp 1,09 lần so với kế hoạch. Trong đó khách quốc tế đạt hơn 20 nghìn lượt khách, gấp 17,59 lần với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch trong quý I năm 2023 đạt hơn 733 tỷ đồng, gấp 4,37 lần so với cùng kỳ năm 2022. Khách lưu trú trong 3 tháng đầu năm 2023 đạt gần 300 nghìn lượt khách, gấp 2,12 lần so với cùng kỳ năm 2022, doanh thu dịch vụ lưu trú 3 tháng ước đạt hơn 94 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2022.

    Hầu hết các đơn vị du lịch đã từng bước quay trở lại hoạt động bình thường sau thời gian bị đình trệ và phục hồi sau đại dịch.

    Việc đón nhận những con số tổng kết du lịch ấn tượng trong quý I/2023 và các chỉ báo tích cực trong dịp lễ 30/4 – 1/5 tới đây đã minh chứng cho sự thu hút của du lịch Quảng Bình, với các sản phẩm du lịch thiên nhiên độc đáo riêng có. Cùng với đó, ngành du lịch của tỉnh cũng như các địa phương đã và đang chuẩn bị chu đáo cho lễ hội văn hóa – du lịch nhằm tiếp đón du khách trong kỳ nghỉ lễ tới.

    Khám phá thiên nhiên – Trải nghiệm văn hóa

    Vào hè, với thời tiết lý tưởng thì những địa điểm du lịch thiên nhiên như động Phong Nha, động Tiên Sơn,… suối nước Moọc, sông Chày, hang Tối,… là điểm đến được khách du lịch thập phương yêu thích, phù hợp với đa dạng các đối tượng du khách. Bên cạnh đó, khách du lịch với mong muốn “chạm” vào thiên nhiên và khám phá các khu rừng hoang sơ cũng có thể lựa chọn các tour du lịch trải nghiệm với thời gian lưu trú trong các cánh rừng.

    Nhiều hoạt động du lịch – văn hóa diễn ra trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 tại Quảng Bình

    Nhằm đa dạng các hoạt động trải nghiệm, ngành du lịch của tỉnh cũng như các địa phương cũng xây dựng chương trình tuần du lịch – văn hóa với đa dạng các hoạt động. Tại TP. Đồng Hới, tuần lễ Văn hóa – Du lịch được tổ chức từ ngày 25/4 đến 1/5/2023 với các hoạt động như triển lãm ảnh “Đồng Hới xưa và nay”, lễ hội ẩm thực “Hương quê”, các chương trình liên hoan âm nhạc, trò chơi dân gian, lễ hội đường phố, lễ hội Chèo cạn múa bông. Đặc biệt, sáng ngày 30/4 sẽ diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ, là điểm hẹn văn hóa đặc sắc mang dấu ấn văn hóa cầu đảo vùng sông nước Nhật Lệ. Đây cũng là chương trình diễn ra thường niên, nét văn hóa đặc sắc của người dân thành phố và các vùng lân cận.

    Bên cạnh đó, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa mang đặc trưng của vùng như hội thi cá trắm sông Son, lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Bố Trạch…

    Nguồn Người làm báo

    Mời xem thêm: Đến năm 2030, phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung

  • Đến năm 2030, phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung

    Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 377/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đến năm 2030 phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung.

    Xây dựng Quảng Bình trở thành nền kinh tế năng động ở khu vực miền Trung, với trọng tâm là ngành dịch vụ và du lịch nổi bật; công nghiệp sạch, năng lượng tái tạo, chế biến, chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững.

    Phạm vi ranh giới quy hoạch tỉnh Quảng Bình bao gồm toàn bộ phần lãnh thổ đất liền tỉnh Quảng Bình và phần không gian biển được xác định theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

    Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; xây dựng Quảng Bình trở thành nền kinh tế năng động ở khu vực miền Trung, với trọng tâm là ngành dịch vụ và du lịch nổi bật; công nghiệp sạch, năng lượng tái tạo, chế biến, chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững.

    Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Đến năm 2030 phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung.

    Về mục tiêu cụ thể, tốc độ tăng GRDP bình quân từ 8,4 – 8,8%/năm; cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 38,0 – 38,5%; ngành dịch vụ chiếm khoảng 45,0 – 45,5%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 12,5 – 13,0%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm khoảng 3,5 – 4,0%.

    Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 14 -14,5%/năm; dịch vụ tăng bình quân 7,5 – 8,0%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3,5 – 4%/năm.

    Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ đạt khoảng 375 – 425 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 145 – 150 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2,5%.

    Hai trung tâm động lực tăng trưởng, ba hành lang, bốn trụ cột phát triển kinh tế

    Quyết định nêu rõ các ưu tiên phát triển của tỉnh Quảng Bình gồm:

    Hai trung tâm động lực tăng trưởng: (1 ) Khu du lịch quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp khu vực Đông Nam Á; (2) Khu Kinh tế (KKT) Hòn La trở thành KKT động lực góp phần cho tăng trưởng kinh tế.

    Ba trung tâm đô thị: (1) Trung tâm đô thị thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận, trong đó thành phố Đồng Hới là hạt nhân và các đô thị vệ tinh, đô thị cửa ngõ kết nối thành phố Đồng Hới, gồm: đô thị Quán Hàu, Hoàn Lão (bao gồm không gian mở rộng), Việt Trung, Dinh Mười; (2) Trung tâm đô thị phía Bắc với hạt nhân là Thị xã Ba Đồn gắn với huyện lỵ của huyện Quảng Trạch, KKT Hòn La, Tiến Hóa; (3) Trung tâm đô thị phía Nam với hạt nhân là Thị trấn Kiến Giang (tương lai là Thị xã), đô thị vệ tinh gồm: Lệ Ninh và Áng Sơn.

    Ba hành lang kinh tế: (1) Hành lang kinh tế đồng bằng ven biển cùng với quốc lộ 1A, đường ven biển; (2) Hành lang kinh tế Đông – Tây dọc quốc lộ 12 nối Cửa khẩu quốc tế Cha Lo – thị xã Ba Đồn – cảng biển Hòn La; (3) Hành lang kinh tế trung du và miền núi gắn với đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc – Nam phía đông.

    Bốn trụ cột phát triển kinh tế:

    (1) Tập trung đầu tư để phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định được thương hiệu du lịch “Quảng Bình” trên bản đồ du lịch quốc tế; coi đây là khâu đột phá để tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

    (2) Phát triển công nghiệp là trọng điểm, trong đó chú trọng, khuyết khích kêu gọi phát triển công nghiệp sản xuất điện, năng lượng tái tạo, chế biến, chế tạo;

    (3) Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hoá, giá trị gia tăng cao, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, coi đây là bệ đỡ nền kinh tế của tỉnh;

    (4) Phát triển hiệu quả, bền vững kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

    Ưu tiên những lĩnh vực, dự án quan trọng tạo sự đột phá và có sức lan tỏa lớn

    Về các đột phá phát triển của tỉnh, Quảng Bình sẽ tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Trong đó ưu tiên những lĩnh vực, dự án quan trọng tạo sự đột phá và có sức lan tỏa lớn: Hệ thống giao thông bảo đảm kết nối thông suốt (tập trung hoàn thành đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông trước năm 2025); hạ tầng du lịch; hạ tầng thiết yếu, quan trọng trong KCN, KKT; hạ tầng công nghệ thông tin để hướng tới mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, xã hội số, chính quyền số; các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề trọng điểm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong một số lĩnh vực then chốt như du lịch, công nghiệp.

    Đổi mới hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách đảm bảo cho huy động, phát huy hiệu quả các nguồn lực, tháo bỏ các rào cản, phục vụ phát triển KT-XH. Tăng cường vai trò kiến tạo của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn; lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực chuyển đổi số nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút nhân tài.

    Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu các ngành công nghiệp mới, du lịch giá trị cao. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo. Liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp.

    Phát triển du lịch Quảng Bình thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Về phương hướng phát triển các ngành quan trọng của tỉnh, trong đó, phát triển du lịch Quảng Bình thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những khâu đột phá để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với lợi ích cộng đồng và phát triến bền vững.

    Định vị Quảng Bình là một trong các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam, trung tâm du lịch mạo hiểm của khu vực Châu Á gắn với những hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc: du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch hang động, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch thể thao, du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp…

    Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là Khu du lịch quốc gia, giữ vững các tiêu chí được UNESCO hai lần công nhận di sản thiên nhiên thế giới. Đến năm 2030, tỷ lệ đóng góp của ngành Du lịch đạt 10 – 12% GRDP của tỉnh.

    Phấn đấu đưa kinh tế biển tỉnh Quảng Bình cơ bản đạt các tiêu chí về phát triển bền vững; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển toàn diện, bền vững kinh tế biển.

    Đến năm 2030, các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 15- 20% GRDP của tỉnh; kinh tế của các huyện, thị xã, thành phố ven biển ước đạt 85 – 90% GRDP của tỉnh. Có từ 50% trở lên diện tích vùng biển được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển. 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

    Theo báo Chính Phủ

    Mời xem thêm: Khách du lịch đến Quảng Bình tăng hơn 4 lần