Author: admin

  • Đà Nẵng tăng trưởng kỷ lục, xếp thứ 3 cả nước

    Với sự trở lại mạnh mẽ của ngành du lịch – dịch vụ sau dịch bệnh, tổng sản phẩm địa bàn Đà Nẵng (GRDP) tăng trưởng mạnh mẽ, xếp thứ 3 cả nước về tốc độ tăng trưởng và thứ 17 về quy mô nền kinh tế.

    Sáng 30/12, Cục Thống kê TP Đà Nẵng tổ chức họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội TP Đà Nẵng năm 2022.

    Theo số liệu của Cục Thống kê TP Đà Nẵng, quỹ đạo phục hồi kinh tế của Đà Nẵng năm 2022 chuyển biến khá tích cực. Trên nền tăng trưởng âm của 6 tháng cuối năm 2021, GRDP 6 tháng cuối năm 2022 lần đầu tiên đạt mức tăng kỷ lục 20,77% so với cùng kỳ năm trước. Đây là động lực chính giúp kinh tế cả năm 2022 phục hồi và phát triển so với thời điểm trước dịch bệnh COVID-19.

    Cong Vien Apec
    Du lịch “rã băng”, GRDP Đà Nẵng tăng trưởng ấn tượng trong năm 2022

    Theo đó, GRDP cả năm 2022 ước tăng 14,05% so với năm 2021; tăng 15,34% so với năm 2020 và tăng 6,34% so với năm 2019. Quy mô nền kinh tế Đà Nẵng năm 2022 ước đạt hơn 125.000 tỷ đồng, mở rộng gần 17.400 tỷ đồng so với năm 2021. Trong đó, khu vực dịch vụ vẫn chiếm đa số trong giá trị tăng thêm (hơn 13,6 nghìn tỷ đồng).

    Về cơ cấu quy mô nền kinh tế, khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn (68,38%), tiếp đó là khu vực công nghiệp và xây dựng (chiếm 20,43%) và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,95%.

    Lĩnh vực du lịch phục hồi tích cực, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành năm 2022 ước đạt gần 21.000 tỷ đồng (tăng 99,3% so với năm 2021).

    Ông Trần Văn Vũ – Cục trưởng Cục Thống kê TP Đà Nẵng – đánh giá: “Khu vực dịch vụ luôn là điểm sáng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng. Lĩnh vực du lịch được phục hồi tích cực, góp phần thu hút du khách trong nước và từng bước khôi phục thị trường khách quốc tế đến với Đà Nẵng”.

    Tuy nhiên, với việc khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong quy mô nền kinh tế, Cục trưởng Cục Thống kê TP Đà Nẵng cho hay, cần có sự tính toán điều chỉnh tỷ trọng các ngành.

    “Hiện, tỷ trọng khu vực dịch vụ cao hơn so với định hướng chung của thành phố. Chúng tôi cũng đã đề xuất chính quyền thành phố cần có sự tính toán, cân đối tỉ trọng ngành dịch vụ so với các ngành khác. Để khi xảy ra dịch bệnh như COVID-19 vừa qua, nền kinh tế sẽ chịu ít ảnh hưởng hơn”, ông Vũ nói.

    Z3999728050489 5d7b86f09bf918636f933f9a559d658b 7416
    Theo ông Trần Văn Vũ – Cục trưởng Cục Thống kê TP Đà Nẵng, địa phương cần có sự điều chỉnh tỷ trọng các khu vực trong cơ cấu nền kinh tế để đảm bảo tăng trưởng bền vững

    Xét trên phạm vi cả nước, năm 2022 GRDP của Đà Nẵng xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tốc độ phát triển; xếp thứ 17/63 về quy mô.

    So với khối 5 thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng dẫn đầu về tốc độ phát triển và xếp thứ 4/5 về quy mô. Trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Đà Nẵng dẫn đầu cả tốc độ phát triển và quy mô.

    Dù tình hình thế giới có nhiều biến động, tuy nhiên, cả năm 2022, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn vẫn duy trì ở trạng thái xuất siêu, là tiền đề, động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển.

    Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hai chiều sơ bộ 11 tháng đầu năm 2022 đạt 3,26 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu đạt 1,91 tỷ USD (tăng 18,1%); nhập khẩu hàng hóa đạt 1,35 tỷ USD (tăng 12,2%).

    “Cán cân thương mại hàng hóa duy trì xuất siêu liên tục trong 11 tháng qua. Tỷ trọng đóng góp giá trị xuất khẩu đối với mức tăng trưởng chung của thành phố năm 2022 ước đạt gần 45%; cao hơn rất nhiều so với mức đóng góp năm 2019 (3,1%) – thời điểm trước đại dịch”, ông Vũ nói.

    Hạn chế của kinh tế Đà Nẵng trong năm qua đó là tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên GRDP chỉ ước đạt 29,5%, thấp nhất từ năm 2010 đến nay. Cùng với đó, giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2022 mới đạt 88,2% kế hoạch, ước khoảng 5.687 tỷ đồng (giảm 14,2% so với năm 2021).

    Trong thu hút vốn đầu tư FDI, năm 2022, Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 50 dự án FDI mới, nhưng tổng vốn đăng ký chỉ đạt 70,24 triệu USD (chỉ bằng 46,8% so với năm 2021).

    Theo Tiền Phong

  • Chờ đợi gì ở thị trường bất động sản Đà Nẵng trong năm 2023?

    Sự phát triển sôi động về nguồn cung các dự án căn hộ tại khu vực trung tâm, cộng với định hướng hình thành các khu vực phát triển đô thị và các dự án khu đô thị mới tại khu vực phía tây và tây bắc thành phố đang mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho thị trường Bất động sản Đà Nẵng trong năm 2023 và những năm tiếp theo sau đó.

    Phân khúc căn hộ sẽ chiếm sóng đầu tư

    Trong khi quỹ đất tại khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng có mức giá đắt đỏ và đang dần khan hiếm thì phân khúc căn hộ chung cư được dự báo sẽ dẫn dắt xu hướng đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố trong năm 2023.

    Trong năm 2022, Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng phát đi nhiều thông báo về các căn hộ chung cư đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai trên địa bàn thành phố.

    Đơn cư như tại các dự án The Filmore của Công ty cổ phần phát triển bất động sản Filmore; The Sang Residence của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng The Sang; Khu căn hộ Asiana;…

    Song song với đó, thành phố Đà Nẵng cũng đã chấp thuận chủ trương đầu tư hàng loạt dự án căn hộ, như dự án Khu phức hợp trung tâm thương mại – căn hộ điểm nhấn Đà Nẵng 1.600 tỉ đồng; Dự án tổ hợp căn hộ bên bờ sông Hàn của Công ty cổ phần Tập đoàn Đông Đô; Tòa nhà căn hộ H&A;…

    Ngày 17/11 vừa qua, UBND thành phố Đà Nẵng đã thống nhất kế hoạch phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025 với 75 dự án, trong đó chiếm phần lớn là các dự án chung cư.

    Những dự án nhà ở thương mại nêu trên sẽ được triển khai trên nhiều địa bàn thuộc thành phố với diện tích đất khoảng 2.554 ha và tổng vốn đầu tư 99.850 tỉ đồng.

    Bên cạnh đó, các dự án nhà ở thương mại này sẽ cung cấp cho thị trường 67.035 căn nhà, với diện tích sàn xây dựng là 8,3 triệu m2.

    Trong đó, đối với phân khúc căn hộ chung cư sẽ cung cấp cho thị trường 55.303 căn hộ với tổng diện tích sàn là 3,9 triệu m2. Riêng phân khúc biệt thự, nhà liền kề, sẽ cung cấp cho thị trường 11.733 căn nhà với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 4,4 triệu m2.

    Trong số 75 dự án nêu trên, chiếm phần lớn là các dự án chung cư được phân bổ chủ yếu tại quận Hải Châu, quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn, quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu.

    Trong đó có nhiều dự án lớn như dự án tổ hợp trung tâm thương mại, khách sạn và căn hộ TNR The LegendSea Đà Nẵng của Công ty TNHH MTV Vipico quy mô 3.950 tỉ đồng; dự án sân gôn Vinacapital Đà Nẵng của Công ty TNHH Sân gôn Vinacapital Đà Nẵng quy mô 3.000 tỉ đồng; dự án khu đô thị Capital Square 3 của Công ty TNHH Bất động sản SIH quy mô 1.885 tỉ đồng.

    Bên cạnh đó còn có dự án khu đô thị mới Thuận Phước – Đà Nẵng của Công ty CP ĐT đô thị Vịnh Thuận Phước quy mô 4.272 tỉ đồng; dự án khu phức hợp Hoàng Văn Thái Plaza của Công ty CP du lịch Việt Nam Vitours quy mô 1.627 tỉ đồng; dự án tháp CT1&CT2 – Đà Nẵng Times Square của Công ty cổ phần Kim Long Nam quy mô 3.469 tỉ đồng; dự án tháp CT3&CT7 – Đà Nẵng Times Square của Công ty cổ phần Kim Long Nam quy mô 1.566 tỉ đồng.

    Tay Bac
    Đà Nẵng sẽ hình thành nhiều dự án khu đô thị mới tại khu vực phía Tây và Tây Bắc

    Phát triển các khu đô thị mới tại phía tây và tây bắc thành phố

    Khu vực quận Liên Chiểu nằm ở phía tây bắc thành phố Đà Nẵng và khu vực huyện Hòa Vang – phía tây thành phố Đà Nẵng đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển mới.

    Ngày 14/12 vừa qua, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu- phần cơ sở hạ tầng dùng chung. Đây là một dự án rất quan trọng, tác động lớn đến sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội của thành phố và trong khu vực.

    Bên cạnh dự án nêu trên, UBND thành phố Đà Nẵng cũng vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường ven biển nối cảng Liên Chiểu với tổng mức đầu tư 1.203 tỉ đồng.

    Dự án có chiều dài gần 3km, mặt cắt ngang tuyến chính 30m, quy mô 6 làn xe, tốc độ thiết kế 60km/h.

    Dự án đường ven biển nối cảng Liên Chiểu nhằm cung cấp khả năng tiếp cận chiến lược cho việc khai thác và xây dựng cảng Liên Chiểu, kết nối nhanh và an toàn với hệ thống giao thông quốc gia và giao thông đô thị trong khu vực, giảm các tác động tiêu cực đến an toàn giao thông và môi trường cảnh quan khu vực xây dựng cảng.

    Đồng thời góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển phân khu cảng Liên Chiểu, khuyến khích và tạo lợi thế trong việc thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế của thành phố.

    Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ phát huy hiệu quả đầu tư các dự án, kết nối Khu công nghiệp Liên Chiểu, Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, Khu Công nghệ thông tin tập trung và các khu công nghiệp khác của thành phố với cảng Liên Chiểu.

    Duong
    UBND thành phố Đà Nẵng vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường ven biển nối cảng Liên Chiểu với tổng mức đầu tư 1.203 tỉ đồng.

    Chưa hết, dự án còn đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai, đặc biệt là luồng hàng từ cảng Liên Chiểu đi các hướng và ngược lại.

    Cũng tại khu vực quận Liên Chiểu, dự kiến năm 2023 sẽ khởi công dự án khu phức hợp du lịch và đô thị Làng Vân của Tập đoàn Vingoup, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội nói chung và thị trường bất động sản tại khu vực nói riêng.

    Chưa dừng lại ở đó, UBND thành phố Đà Nẵng mới đây đã bãi bỏ các quyết định và bản vẽ quy hoạch có liên quan đến dự án Ga đường sắt Đà Nẵng tại quận Liên Chiểu.

    Đây là thông tin nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Bởi lẽ dự án Ga đường sắt Đà Nẵng được quy hoạch treo suốt 18 năm qua đã gây nhiều hệ lụy cho đời sống sinh hoạt của người dân trong khu vực.

    Trong trung hạn và dài hạn, tại khu vực phía tây và tây bắc thành phố Đà Nẵng sẽ hình thành nhiều khu vực phát triển đô thị và các dự án khu đô thị mới.

    Ngày 15/12 vừa qua, HĐND thành phố Đà Nẵng đã thông qua điều chỉnh chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030.

    Nội dung điều chỉnh lần này nhằm rà soát, đánh giá hiện trạng phát triển đô thị và đề xuất bổ sung, hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I cấp quốc gia theo quy định.

    Bên cạnh đó là đề xuất danh mục dự án ưu tiên đầu tư nhằm khắc phục các tiêu chuẩn còn yếu, còn thiếu; đề xuất bổ sung các tiêu chí nhằm định hướng để nâng cấp đô thị thành đô thị loại đặc biệt trong thời gian thích hợp;…

    Đặc biệt, HĐND thành phố Đà Nẵng cũng đã giao UBND thành phố khẩn trương tổ chức lập chương trình phát triển từng đô thị, làm cơ sở nâng cấp Hòa Vang trở thành đô thị loại IV và xác định một số khu vực phát triển đô thị, các khu đô thị mới về phía tây và tây bắc thành phố.

    Theo Cafeland

  • Đà Nẵng xây dựng thành phố thông minh: điếm đến mới của các nhà đầu tư quốc tế

    Đi qua năm 2022 nhiều khởi sắc, Đà Nẵng đã cho thấy đây là một địa phương có nội lực và đầy triển vọng. Trước những động thái mới của thành phố, nhà đầu tư có tầm nhìn hoàn toàn có thể tìm kiếm nhiều cơ hội đi trước đón đầu” trong năm 2023.

    Sức nóng từ sóng hạ tầng

    Phát triển mạnh mẽ và đầy cá tính trong suốt hành trình hơn 20 năm qua, Đà Nẵng từ một làng chài nhỏ bé bên sông Hàn, đã bừng tỉnh, vươn mình, trở thành một trong những thành phố đáng sống nhất trên thế giới. Đà Nẵng của ngày hôm nay không đơn thuần là địa phương có cảnh quan đẹp được thiên nhiên ưu ái mà còn sở hữu hệ thống kinh tế – xã hội bền vững với những tiềm lực và sức mạnh to lớn.

    Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị, định hướng Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành trung tâm kinh tế – xã hội của cả nước và Đông Nam Á; trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin…

    Đứng trước vận hội cho một cú xoay chuyển lớn, Đà Nẵng tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế. Trong năm 2022, hàng loạt dự án công trình trọng điểm được đề xuất nâng cấp và xây dựng mới. Nổi bật phải kể đến đề án xây dựng Bến cảng Liên Chiểu trong giai đoạn 2021 – 2025 với tổng mức đầu tư 3.426 tỷ đồng. Được biết sau khi dự án hình thành, cảng Liên Chiểu đủ khả năng đón 3,5–5 triệu tấn hàng/năm, tiếp nhận tàu có tải trọng đến 100.000 tấn, tàu container có sức chở 6.000-8.000 TEU. Nơi đây được kỳ vọng sẽ trở thành đầu mối giao thông lớn, điểm đến của các hãng tàu quốc tế, thiết lập các tuyến biển đi và đến châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi.

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng)
    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng)

    Về đường hàng không, sân bay quốc tế Đà Nẵng đến nay vẫn là cảng hàng không quan trọng nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Tính đến tháng 12/2022, sân bay này đã mở 8 đường bay nội địa và 12 đường bay quốc tế. UBND TP Đà Nẵng đề xuất quy hoạch điều chỉnh sân bay quốc tế Đà Nẵng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 với tổng vốn đầu tư gần 31 ngàn tỷ đồng, nâng công suất phục vụ lên 25-30 triệu hành khách/năm.

    Bức tranh hạ tầng ngày càng hoàn thiện hơn khi Đà Nẵng cũng đã và đang cải tạo, xây dựng nhiều tuyến đường huyết mạch để đồng bộ về hạ tầng giao thông, cảnh quan đô thị. Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt dự án xây dựng đường cao tốc đoạn Hòa Liên – Túy Loan với tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng. Dự án góp phần hoàn chỉnh mạng lưới đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông; đảm bảo an ninh, quốc phòng, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội TP Đà Nẵng cũng như khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

    Khát vọng “vũ bão” về một thành phố thông minh

    Song song với kế hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, Đà Nẵng đặt nhiều kỳ vọng và đang tiến những bước vững chắc đưa ngành công nghệ cao (CNC), công nghệ thông tin (CNTT) trở thành trụ cột phát triển kinh tế. Cho đến nay, thành phố đã thu hút 513 dự án, trong đó có 383 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 29.330 tỷ đồng, và 130 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1,9 tỷ USD.

    Trong đó, Khu công nghệ cao Đà Nẵng là dự án đặc biệt và duy nhất tại miền Trung đã được đầu tư hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh trên quỹ đất rộng đến 1.128,4 ha, có 26 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư lên đến 5.985 tỷ VND đồng và 607,6 triệu USD.

    Xu hướng đầu tư vẫn đang diễn ra mạnh mẽ với nhiều dự án triệu đô, có thể kể đến như Dự án Tokyo Keiki Precision Technology trị giá 40 triệu USD; dự án Niwa Foundry Việt Nam (Nhật Bản) trị giá 30 triệu USD, Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine (Hoa Kỳ) trị giá 170 triệu USD, hay Nhà máy sản xuất máy in 3D của Công ty Arevo Inc có tổng vốn đầu tư 135 triệu USD…

    Đà Nẵng đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực Công nghệ cao, công nghệ thông tin
    Đà Nẵng đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực Công nghệ cao, công nghệ thông tin

    Đối với lĩnh vực CNTT, bên cạnh việc triển khai khu Data Center theo tiêu chuẩn Tier 3 Plus do Tập đoàn Infracrowd Capital cam kết đầu tư với tổng mức khoảng 100 triệu USD, Đà Nẵng cũng đang xúc tiến nhanh các dự án lớn về CNTT như dự án Không gian sáng tạo, Khu công nghệ thông tin Đà Nẵng Bay, Trung tâm phần mềm và công nghệ cao Viettel Đà Nẵng.

    Những thành tựu và đột phá trong sự phát triển ngành CNC và CNTT thời gian vừa qua đã góp phần khẳng định thương hiệu, đưa Đà Nẵng lần thứ 3 được vinh danh là thành phố Thông minh xuất sắc Việt Nam (năm 2022). Đây là đòn bẩy quan trọng giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của thành phố.

    Cùng với sự nỗ lực trong việc gìn giữ, tôn tạo đô thị và thiên nhiên tươi đẹp, phát triển văn hóa, giáo dục con người, Đà Nẵng đang ngày một chứng minh là điểm đến hấp dẫn, là lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư trong và ngoài khu vực Đông Nam Á. Thành phố đáng sống này nghiễm nhiên cũng trở thành điểm đến lý tưởng để những chuyên gia, nhà đầu tư, học sinh sinh viên, người lao động chất lượng cao…  trên khắp thế giới đến sinh sống, du lịch, học hành và nghỉ dưỡng.

    Các chính sách hoàn thiện hạ tầng và đầu tư các lĩnh vực công nghệ thời gian qua cho thấy khát vọng lớn của Đà Nẵng trong việc quy hoạch cảnh quan, đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, kích thích tăng trưởng kinh tế. Thành phố đang bước vào thời kỳ phát triển vượt bậc chưa từng có, mở ra cơ hội phát triển vô tận cho các ngành dịch vụ như du lịch, lữ hành, ẩm thực, cho thuê căn hộ hay khách sạn chất lượng cao trong tương lai.

    Nguyễn Ngân

  • Biệt thự Regal Victoria Elizabeth Edition đã có chủ nhân trong ngày ra mắt

    Với tiêu chí hoàn thiện nội thất đẳng cấp, biệt thự Regal Victoria phiên bản giới hạn Elizabeth Edition nhanh chóng tìm được chủ nhân trong ngày đầu ra mắt.

    Biệt thự full nội thất được hoàn thiện sang trọng, tinh tế

    Chỉ sau hai tuần kể từ ngày khởi công tổng thể, ngày 25/12 vừa qua, Đất Xanh Miền Trung chính thức ra mắt biệt thự Regal Victoria phiên bản Elizabeth Edition. Đây là một trong những villa xa hoa, biệt lập phát triển bởi thương hiệu Regal Homes được kiến tạo theo tiêu chuẩn quốc tế với đặc trưng kiến trúc futuristic, thiết kế nội thất tinh tế với những khoảng không gian mở ấn tượng.

    Regal Victoria Elizabeth Edition 1
    Biệt thự BT9 – 07 nổi bật với tổng thể sang trọng, lối thiết kế duy mỹ, phóng khoáng.

    Hàng trăm khách hàng, nhà đầu tư bày tỏ sự hài lòng khi được tận mắt trải nghiệm biệt thự với tiêu chí hoàn thiện nội thất đẳng cấp. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp bất động sản, chủ đầu tư phải dừng hoặc tạm hoãn triển khai dự án, thì Đất Xanh Miền Trung là doanh nghiệp hiếm hoi liên tục khởi công dự án mới, bàn giao nhà, sổ hồng, khánh thành biệt thự… Điều đó cho thấy năng lực tài chính vững mạnh, uy tín và chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp này trên thị trường bất động sản. Đặc biệt, các dòng sản phẩm nhà ở cao cấp mà Đất Xanh Miền Trung kiến tạo, trong đó có Regal Victoria Elizabeth Edition mang lại giá trị cạnh tranh khác biệt, trường tồn và gia tăng giá trị theo thời gian.

    Regal Victoria Elizabeth Edition 2
    Khách hàng được thưởng thức tinh hoa ẩm thực Regal Food – tiện ích F&B ngay nội khu dự án đã đi vào hoạt động từ tháng 1/2022.

    Biệt thự xa hoa thiết lập tiêu chuẩn sống tinh hoa

    Khi phác họa những nét thiết kế đầu tiên của Regal Victoria Elizabeth Edition, các kiến trúc sư tài hoa lấy cảm hứng từ những căn biệt thự bình yên, riêng tư và tao nhã bên dòng sông Thames hiền hòa uốn quanh xứ sở sương mù. Và so với bản vẽ 3D, biệt thự Regal Victoria Elizabeth Edition được đánh giá cuốn hút hơn nhờ sự sống động của vật liệu, bề mặt kết cấu, hệ nội thất xa xỉ và hệ thống cảnh quan trù phú.

    Regal Victoria Elizabeth Edition 3
    Không gian phòng khách được bài trí phóng khoáng, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.

    Toàn bộ mặt dựng là một tác phẩm nghệ thuật phối hợp hài hoà giữa các chất liệu: đá Marble dòng Pelato Italy, hệ hoàn thiện Finesse DPR Texture Finishes, Dryvit Mỹ 3 lớp, kết hợp chấm phá cùng tấm nhôm nghệ thuật từ thương hiệu Hunter Douglas của Hà Lan.

    Từ ban công mỗi căn villa, gia chủ có thể ngắm nhìn kênh sinh thái xanh mát, sông Cổ Cò thơ mộng qua hệ kính khổ lớn vượt trên 7m phủ 2 lớp Low E cách nhiệt, kín nước. Đặc biệt, điểm nhấn của loạt biệt thự xa hoa này phải kể đến là kiến trúc 3 tầng cao, rộng, sân vườn thoáng mát, hồ bơi tư gia rộng lớn sử dụng công nghệ điện phân muối an toàn, thân thiện với môi trường.

    Regal Victoria Elizabeth Edition 4
    Phòng bếp được bài trí thông minh với các thiết bị nội thất xa xỉ.
    Regal Victoria Elizabeth Edition 5
    Không gian walk-in closet sang trọng, thẩm mỹ với hệ ánh sáng tùy biến linh hoạt.
    Regal Victoria Elizabeth Edition 6
    Sàn gỗ Inovar chống va đập, mài mòn, bám bẩn, không thấm nước được nhập khẩu từ Malaysia.
    Regal Victoria Elizabeth Edition 7
    Phòng ngủ hướng trọn view kênh sinh thái mang đến không gian nghỉ ngơi trong lành, thoáng đãng và có lợi cho sức khỏe gia chủ.

    Cùng với không gian sống sang trọng, cư dân tinh hoa tại regal Victoria Elizabeth Edition còn có thể tản bộ dọc công viên ven sông ngắm thiên nhiên tươi mát, luyện tập thể thao tại sân tennis, cầu lông, bóng chuyền, chèo thuyền kayak ngắm hoàng hôn hay bình minh rực rỡ… Tất cả tiện ích này đều đã đi vào vận hành và nhanh chóng trở thành điểm vui chơi, giải trí, luyện tập thể thao của những cư dân tinh hoa. Đặc biệt, tổ hợp tiện ích nội khu 5 sao Regal Food đã đi vào vận hành với siêu thị, quán cà phê, nhà hàng Châu Âu mang đến những trải nghiệm sống tinh túy cho cư dân đảo ngọc.

    Được biết, toàn bộ các căn biệt thự tinh hoa tại phân khu Elizabeth Edition đều đã có sổ trước khi hoàn thiện và bàn giao đến khách hàng. Trước đó, giai đoạn 1 dự án Regal Victoria cũng gây tiếng vang trên thị trường khi nhanh chóng cháy hàng chỉ sau thời gian ngắn ra mắt, thiết lập kỷ lục bàn giao nhà, sổ hồng chỉ sau 9 tháng xây dựng. Một cuộc sống biệt lập, riêng tư với trải nghiệm sống Sang – sống Chất – Sống Xanh tại Regal Victoria Elizabeth Edition sẽ làm hài lòng cả những chủ nhân khó tính nhất.

    Thông tin chi tiết dự án: https://datxanhmientrung.com/du-an/regal-victoria

  • Luồng tiền đổ vào bất động sản 2023 sẽ có sự chuyển biến tích cực

    Chuyên gia nhận định, trong năm 2022, có 4/10 luồng tiền của bất động sản ở trạng thái tiêu cực thì hiện nay đã có thay đổi theo hướng tích cực hơn hoặc ít nhất là đi ngang. Trong năm 2023 sẽ không có luồng tiền nào tiêu cực hơn so với năm 2022.

    Trai Phieu
    Luồng tiền đổ vào bất động sản 2023 sẽ có sự chuyển biến tích cực

    Nửa cuối năm 2022, dòng vốn cho bất động sản là câu chuyện “nhức nhối”. Cả doanh nghiệp, nhà đầu tư và người mua nhà đều gặp khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trong đó có nhiều doanh nghiệp thiếu thanh khoản hoặc mất thanh khoản do thiếu dòng tiền hoặc âm dòng tiền.

    Thực tế, không ít doanh nghiệp bất động sản hiện nay đã rơi vào tình trạng cạn kiệt nguồn vốn. Họ đang rất cần vốn để triển khai dự án, trả lương cho nhân viên, trả nợ ngân hàng và nhà cung cấp.

    Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), do tắc nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, nghẽn cả nguồn vốn huy động từ khách hàng nên một số doanh nghiệp bất động sản hiện đói vốn, phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy rủi ro. Có trường hợp phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40-50% giá hợp đồng) tạo cơ hội cho khách hàng mua với giá rẻ nhưng có tiềm ẩn rủi ro khi các tài sản thuộc loại sản phẩm hình thành trong tương lai (vừa bán vừa xây).

    Vậy, bước sang năm 2023, dòng tiền bất động sản còn tiếp tục khó khăn như năm 2022 hay sẽ được tháo gỡ?

    Chia sẻ tại một diễn đàn về bất động sản mới đây, PGS. TS Trần Kim Chung – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã xem xét trên 10 bình diện luồng tiền và nhận thấy những tín hiệu tích cực là chủ đạo.

    Luồng tiền thứ nhất là tín dụng năm 2023 sẽ tốt hơn năm nay nhờ quyết định nới thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại để tạo đà cho doanh nghiệp vận hành năm 2023.

    Luồng tiền thứ hai là chứng khoán đã có xu hướng tăng. Đặt khả năng nếu chứng khoán tăng đến mức 1.300 – 1.400 sẽ có một lượng tiền lớn đi vào nền kinh tế và bất động sản.

    Luồng tiền thứ ba trái phiếu dần phục hồi, năm 2023 có khoảng hơn 6 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn nhưng với các phản ứng chính sách đã được đưa ra, vấn đề này được kiểm soát.

    Luồng tiền thứ tư là nguồn vốn đầu tư nước ngoài có nhiều triển vọng gia tăng. Hơn 200 đại diện cấp cao từ các công ty đầu tư hàng đầu đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và đứng thứ 2 trong nhóm các thị trường mới nổi. Lần đầu tiên Việt Nam lọt vào Top 20 nền kinh tế về thu hút FDI trên thế giới.

    Luồng tiền thứ năm là kiều hối vẫn đang rất ổn định. Việt Nam là một trong 10 nước nhận kiều hồi lớn nhất thế giới, trong đó ước tính 25% kiều hối đầu tư vào bất động sản nói chung.

    Luồng tiền thứ sáu là các nhà đầu tư tiềm năng không hạn chế khi có cơ hội sẽ đầu tư ngay với tâm lý không có ngoại lệ là có tích luỹ sẽ đầu tư đất đai, nhà ở.

    Các luồng tiền còn lại ở mức ổn định như các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vượt qua thời điểm khó khăn; M&A tiếp tục tăng; những nhà đầu tư chiến lược mới xuất hiện có thể xem như sếu đầu đàn thay đổi cục diện của một địa phương, một vùng kinh tế…

    “Trong năm 2022, có 4/10 luồng tiền này ở trạng thái tiêu cực thì hiện nay đã có thay đổi theo hướng tích cực hơn hoặc ít nhất là đi ngang. Sẽ không có luồng tiền nào trong năm 2023 tiêu cực hơn trong năm 2022”, ông Chung nhận định.

    Vị chuyên gia này cho rằng, cần có chính sách khơi thông dòng chảy luồng tiền, thay vì hỗ trợ tài chính từ phía cung sẽ chuyển sang phía cầu, tức người mua, với những điều kiện vay vốn ưu đãi nhất định dành cho một số đối tượng khách hàng cụ thể khi có giao dịch được thực hiện. “Trước đây, chúng ta đã thực hiện các gói hỗ trợ người mua nhà ở xã hội vay vốn ưu đãi đã góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển”, ông Trần Kim Chung nêu dẫn chứng.

    Theo nhịp sống thị trường 

    Mời xem thêm: Dự báo thị trường năm 2023: Giá bất động sản sẽ tăng trở lại

  • Quảng Bình huy động nhiều nguồn lực để phát triển du lịch

    Sau Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 17, Tỉnh ủy Quảng Bình đã ban hành chương trình hành động số 1 về phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giai đoạn 2021-2025. Quảng Bình đã chọn phát triển du lịch là một trong bốn khâu đột phá.

    Du Khách Chèo Kayak Khám Phá động Phong Nha Về đêm.
    Du khách chèo kayak khám phá động Phong Nha về đêm.

    Chương trình phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn mới với rất nhiều kỳ vọng diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi kinh tế-xã hội chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 và nước ta chuyển sang thực hiện chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

    Khi vai trò của người dân, doanh nghiệp được phát huy

    Bí thư Ðảng ủy thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) Hồ Ngọc Thanh cho biết, khoảng 15 năm trước, cuộc sống của người dân “quê hương” Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng còn nhiều khó khăn, nhiều người phải vào rừng chặt phá rừng trái phép. Tuy nhiên, cùng với sự vận động, thuyết phục của cấp ủy, chính quyền và các biện pháp ngăn chặn, việc phá rừng dần được hạn chế.

    Sự phát triển du lịch ở khu vực Vườn quốc gia đã làm thay đổi nhận thức của người dân khi họ từ bỏ việc phá rừng để về làm du lịch. Một trong số đó là anh Hoàng Văn Ninh, hiện là Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Xuân Tiến, thị trấn Phong Nha. Từ bỏ nghề rừng trái phép, khi khách đến tham quan động Phong Nha, đồng chí Ninh và gia đình chuyển sang nghề chạy thuyền phục vụ du khách tham quan hang động và mở ra hướng mưu sinh đến hôm nay. Nhiều người khác mạnh dạn vay vốn, học hỏi thêm để mở các dịch vụ du lịch cộng đồng, đón khách ngay tại nhà. Có số lượng lớn lao động trẻ, khỏe từng bám rừng mưu sinh thì nay là nhân viên khuân vác phục vụ các tour du lịch mạo hiểm khám phá hang động, trong đó có tour chinh phục hang động lớn nhất thế giới – hang Sơn Ðoòng.

    Ðồng chí Hoàng Văn Ninh cho biết, cùng với nghề chạy thuyền du lịch, Chi bộ định hướng, vận động các đảng viên và người dân trong thôn nuôi cá trắm, cá chình – là các đặc sản sông Son để phục vụ du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng nên đời sống người dân được nâng cao. “Trong các buổi sinh hoạt chi bộ hoặc họp khu dân cư, Chi bộ thường trao đổi, góp ý cùng nhau nâng cao ý thức phục vụ du khách để xây dựng hình ảnh ấn tượng về đội thuyền của vùng di sản thiên nhiên thế giới” – đồng chí Hoàng Văn Ninh chia sẻ.

    Tại Cự Nẫm, xã nông thôn mới có nhiều giá trị văn hóa và tài nguyên du lịch tiêu biểu ở tỉnh Quảng Bình, tỉnh đã triển khai đề án Làng văn hóa-du lịch Cự Nẫm. Mục tiêu là xây dựng Cự Nẫm thành điển hình cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại vùng đệm Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trên cơ sở khai thác các lợi thế sẵn có về tài nguyên văn hóa bản địa, tài nguyên thiên nhiên và sản phẩm nông nghiệp đặc thù ở Cự Nẫm.

    Làng văn hóa-du lịch Cự Nẫm được xây dựng có tổng diện tích 3.279ha, với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đáp ứng ít nhất 100 nghìn lượt khách mỗi năm. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng ít nhất 50 nghìn lượt khách lưu trú mỗi năm. Bí thư Ðảng ủy xã Cự Nẫm Nguyễn Văn Tiến cho biết, xã vận động người dân vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan làng quê đẹp để đón khách; lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, hình thành các mô hình du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp để khách có những trải nghiệm mới. Xã cũng đề nghị lập quy hoạch khu vực thương mại dịch vụ với hơn 64ha đất để tạo điều kiện cho các hộ dân và doanh nghiệp xây dựng mô hình kinh doanh du lịch.

    Huy động nhiều nguồn lực cho du lịch

    Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình Ðặng Ðông Hà, dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh song nét nổi bật 2 năm qua là việc huy động nhiều nguồn lực, nhiều thành phần cũng tham gia để phát triển du lịch, từ quảng bá, giới thiệu điểm đến, đầu tư hạ tầng và cơ sở lưu trú, tạo ra sản phẩm du lịch mới. Chẳng hạn về quảng bá du lịch, trong tháng 4 vừa qua, Sở Du lịch Quảng Bình phối hợp Tổng cục Du lịch và Công ty Chua Me Ðất thực hiện việc tôn vinh hang Sơn Ðoòng trên trang chủ của Google (Google Doodle) đến 18 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với quy mô tiếp cận gần 600 triệu người.

    Sở Du lịch cũng phối hợp các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện hiệu quả hoạt động quảng bá du lịch qua các nền tảng số; tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch qua các hội chợ, sự kiện du lịch lớn trong nước; phối hợp các hãng truyền thông, truyền hình hàng đầu thế giới giới thiệu du lịch Quảng Bình đến các thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế. Cùng với việc hoàn thiện các quy hoạch phát triển du lịch, các khu, điểm du lịch trọng điểm, hai năm qua, tỉnh đầu tư 259 tỷ đồng cho hạ tầng du lịch.

    Từ năm 2021 đến nay, có 16 dự án du lịch đầu tư tại Quảng Bình với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng để xây dựng các khu nghỉ dưỡng, dịch vụ, vui chơi giải trí, góp phần phát triển du lịch trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh.

    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình Trần Hải Châu nhận xét, việc triển khai thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy Quảng Bình về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 bị gián đoạn do dịch bệnh nhưng khi dịch Covid-19 được kiểm soát thì du lịch như chiếc lò xo có độ “bật nhún” rất lớn. Du lịch Quảng Bình đã kịp bắt nhịp và khởi sắc, nhất là trong mùa du lịch năm nay. Kết quả đó có được là nhờ sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền, mỗi người dân, sự vào cuộc của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

    Tuy nhiên, sau đại dịch, thị hiếu và nhu cầu của du khách có sự thay đổi lớn, do vậy, người làm du lịch cũng phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu đó. Bên cạnh kết quả đạt được, du lịch của Quảng Bình còn nhiều hạn chế. Ðó là cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch tuy đã được đầu tư nhưng thiếu đồng bộ; sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh chưa đa dạng, phong phú; thiếu các khu vui chơi giải trí, khu mua sắm lớn có khả năng thu hút được số lượng lớn khách du lịch, các dịch vụ du lịch về đêm; du lịch vẫn nặng tính mùa vụ do chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện khí hậu, thời tiết.

    Nhận diện rõ những hạn chế này là dịp để Tỉnh ủy Quảng Bình tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển du lịch nhằm nâng cao hiệu quả của lĩnh vực này, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

    Mời xem thêm: Năm 2022 Quảng Bình đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch

  • Năm 2022 Quảng Bình đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch

    Năm 2022, khách du lịch đến Quảng Bình ước đạt 2.110.330 lượt khách, gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2021.

    Du Lich Quang Binh 3
    Du lịch Quảng Bình đã được các tổ chức, tạp chí trong nước và quốc tế tiếp tục đánh giá cao.

    Chiều 24/12, ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, trong năm 2022, khách du lịch đến Quảng Bình ước đạt 2.110.330 lượt khách, gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2021

    Du Lich Quang Binh 2
    Du lịch Quảng Bình tiếp tục khẳng định một trong những điểm đến hấp dẫn hàng đầu Việt Nam và là một trong những điểm đáng trải nghiệm nhất tại khu vực châu Á và trên thế giới

    Trong đó, khách quốc tế ước đạt 33.731 lượt khách, gấp 5,92 lần so với cùng kỳ năm 2021, khách nội địa ước đạt 2.076.599 lượt khách, gấp 3,68 lần so với cùng kỳ năm 2021.

    Cũng theo ông Quý, tổng số khách lưu trú trong năm 2022 ước đạt 1.333.157 lượt khách, tăng gấp 5,13 lần so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu dịch vụ lưu trú dự ước đạt 450,6 tỷ đồng, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2021.

    Đặc biệt, du lịch Quảng Bình đã được các tổ chức, tạp chí trong nước và quốc tế tiếp tục đánh giá cao. Cụ thể, Quảng Bình xếp thứ 7 trong Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam (VTCI) năm 2021; Phong Nha – Kẻ Bàng được AFAR (Mỹ) vinh danh là 1 trong 39 điểm đến của thế giới năm 2022.

    Du Lich Quang Binh 1
    Năm 2023, du lịch Quảng Bình phấn đấu đón từ 3 – 3,5 triệu lượt khách, trong đó số lượng khách quốc tế là 100.000 lượt.

    Hang Sơn Đoòng được giới thiệu trên trang chủ Google tại 18 quốc gia và vùng lãnh thổ ngày 14/04 với quy mô tiếp cận hơn 500 triệu lượt người. Phát huy những thành quả đã đạt được, năm 2023, du lịch Quảng Bình phấn đấu đón từ 3 – 3,5 triệu lượt khách, trong đó số lượng khách quốc tế là 100.000 lượt.

    Đặc biệt, du lịch Quảng Bình tiếp tục khẳng định một trong những điểm đến hấp dẫn hàng đầu Việt Nam và là một trong những điểm đáng trải nghiệm nhất tại khu vực châu Á và trên thế giới.

    Theo giáo dục thời đại

    Mời xem thêm: Quảng Bình: Những thiên đường du lịch trong mơ phải một lần ghé thăm

  • Dự báo thị trường năm 2023: Giá bất động sản sẽ tăng trở lại

    Đó là nhận định của các chuyên gia về xu hướng thời gian tới của thị trường bất động sản (BĐS) tại Diễn đàn”Dự báo thị trường bất động sản năm 2023” diễn ra sáng 23/12 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA) tổ chức.

    Diễn đàn được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội với sự tham gia của Lãnh đạo VCCI, lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các chuyên gia kinh tế và đại diện các doanh nghiệp bất động sản.

    Du Bao Bat Dong San 2023 1
    Diễn đàn có sự tham gia của Lãnh đạo VCCI, lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các chuyên gia kinh tế và đại diện các doanh nghiệp bất động sản.

    Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết: Thời gian vừa qua, thị trường bất động sản và hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro. Diễn đàn ”Dự báo thị trường bất động sản năm 2023” được tổ chức nhằm lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia và cơ quan quản lý về những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đồng thời đưa ra những dự báo thị trường năm 2023.

    Du Bao Bat Dong San 2023 2
    Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI phát biểu khai mạc Diễn đàn

    Ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Thủ tướng Chính phủ sẽ tạo ra những thay đổi căn bản để phục hồi và phát triển thị trường bất động sản Việt Nam.

    Thứ nhất, các Bộ, ngành chủ động làm việc và cùng với các địa phương, doanh nghiệp trong việc rà soát khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện các dự án bất động sản; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương để giải quyết, tháo gỡ ngay các nội dung thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; đề xuất giải pháp cụ thể vượt thẩm quyền, nhất là các giải pháp cần thiết, cấp bách để tháo gỡ khó khăn kịp thời, vượt qua thách thức, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

    Thứ hai, các Bộ, ngành rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật theo thẩm quyền còn chồng chéo, bất cập gây cản trở trong triển khai thực hiện dự án bất động sản thuộc lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản; sớm ban hành các văn bản về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và khu đô thị.

    Thứ ba, nguồn vốn cho thị trường bất động sản sẽ được cung ứng đầy đủ theo mục tiêu, linh hoạt và nhịp nhàng hơn. Đặc biệt, yêu cầu về việc giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật sẽ được đặt lên hàng đầu.

    Du Bao Bat Dong San 2023 3
    Ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phát biểu tại diễn đàn.

    Theo ông Đính, ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua nắm bắt thông tin từ các doanh nghiệp hội viên Hiệp hội BĐS Việt Nam, tâm lý của doanh nghiệp và thị trường đang dần được phục hồi và vững tâm hơn để vượt qua thách thức. Các doanh nghiệp BĐS, các doanh nghiệp có liên quan đang tích cực, chủ động cơ cấu lại các phân khúc khách hàng, các sản phẩm, giá cả, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán… phù hợp, khả thi, thuận lợi cho khách hàng, người dân, nhất là những đối tượng có nhu cầu thực sự và có tính khả thi.

    Du Bao Bat Dong San 2023 4
    Toàn cảnh Diễn đàn.

    Lãnh đạo Hiệp hội BĐS Việt Nam dự báo, quý I/2023, thị trường BĐS Việt Nam sẽ thoát khỏi tình trạng suy thoái, nhưng vẫn còn trầm lắng, do trùng vào thời điểm Tết Nguyên đán 2023. Nguồn cung thị trường vẫn hạn chế do quá trình chuẩn bị và triển khai các thủ tục pháp lý dự án cần thêm thời gian. Bước sang quý II, quý III/2023, thị trường BĐS sẽ dần phục hồi, phát triển lành mạnh hơn, minh bạch hơn và chuẩn mực hơn nhờ những bước tiến về môi trường pháp lý; triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan cùng với đà tăng trưởng của các hoạt động thương mại, đầu tư, tiêu dùng; cùng với việc các vướng mắc trên dần được tháo gỡ.

    Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội dự báo thị trường sẽ có nhiều tín hiệu tích cực dựa trên những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2023. Ông Hiếu cũng kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường BĐS năm 2023. Theo ông Hiếu, điều tiên quyết là sớm tháo gỡ nút thắt về pháp lý, vốn, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp bất động sản (BĐS), thậm chí phải có giải pháp mạnh để kích cầu (nhất là các phân khúc BĐS…)

    Du Bao Bat Dong San 2023 5

    Dự báo phân khúc bất động sản sẽ tăng trưởng trong năm 2023, ông Nguyễn Chí Thanh – Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, phân khúc bất động sản cao cấp dự kiến sẽ là một trong những kênh đầu tư trung và dài hạn đầy tiềm năng. Bởi tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang thuộc hàng cao nhất Đông Nam Á với 1,4 triệu người tăng thêm mỗi năm.

    Ông Thanh cũng dự báo, thị trường bất động sản tháng cuối năm và nửa đầu năm 2023 sẽ vẫn ghi nhận xu hướng tăng giá bán với loại hình bất động sản nhà ở. Tại Hà Nội, điểm sáng là khu vực phía Đông khi quy hoạch hạ tầng ngày càng phát triển, các dự án nhà ở được đầu tư đồng bộ, nhiều tiện ích, all in one…đáp ứng nhu cầu của người dân. Ở góc độ ngắn hạn, phân khúc bình dân và trung cấp sẽ được quan tâm và phát triển mạnh mẽ bởi đây là phân khúc vẫn luôn có nhu cầu cao trên thị trường.

    Du Bao Bat Dong San 2023 6

    Ở khía cạnh thị trường Hà Nội, bà Trang Bùi – Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam đánh giá: Thị trường bất động sản đang tăng trưởng về chất, đặc biệt người mua cao cấp quan tâm đến môi trường sống cân bằng, bền vững hơn là một không gian sống đơn thuần. Vì thế, những đại đô thị hay bất động sản “all in one” có quy mô lớn, được quy hoạch tốt với nhiều tiện ích, trải nghiệm sống độc đáo hấp dẫn khách mua, đặc biệt đối với những khách mua để ở. Trong đó, Khu Đông và khu vực ngoại đô đóng góp chính vào lượng cung mới qua các năm chủ yếu nhờ vào hạ tầng kết nối với các quận nội đô dần được cải thiện.

    Theo bà Trang, người mua để ở và người mua đầu tư dài hạn chiếm phần lớn trong bối cảnh hạn chế tín dụng. “Người mua quan tâm nhiều hơn đến các dự án đã hoàn thành và cung cấp các tiện ích phù hợp, tình trạng pháp lý rõ ràng, chủ đầu tư uy tín” – bà Trang nhấn mạnh.

     

  • Du lịch Quảng Bình: Chung tay xây dựng điểm đến khác biệt

    Với những tiềm năng được thiên nhiên ưu ái ban tặng, tỉnh Quảng Bình đã và đang dần trở thành 1 trong những điểm đến về du lịch được du khách trong nước và quốc tế chú ý đến. Tỉnh Quảng Bình đã và đang tập trung sức mạnh tổng hợp từ nhiều phía với những chủ trương, chính sách phù hợp để đưa Du lịch Quảng Bình có một diện mạo mới trong tương lai gần.

    Điểm đến “Quảng Bình” có gì đặc biệt ?.

    Đến thời điểm này, có thể khẳng định rằng Quảng Bình là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch và khẳng định được thương hiệu du lịch “Quảng Bình” trên bản đồ du lịch quốc tế. Quảng Bình được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế, tiềm năng và giàu tài nguyên phát triển du lịch hàng đầu ở Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, những cánh rừng nguyên sinh có độ che phủ lớn nhất Việt Nam, một trong những thiên đường nghỉ dưỡng biển.

    Hang Son Doong Tac Gia Ryan Deboodt 16520935671221245238409
    Hang Sơn Đoòng – hang động nổi tiếng trên toàn thế giới

    Quảng Bình được các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế bình chọn là một trong những điểm đến đáng trải nghiệm nhất tại Việt Nam và New York Times bình chọn là điểm đến hấp dẫn nhất châu Á (2014). Miền Trung với các điểm đến nổi bật là Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa… cũng được Lonely Planet vinh danh là một trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á (2019).

    Img6080 16487526722501389887120
    Hang Bi Ký – Bí ẩn trong Động Phong Nha

    Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Bình nằm ở vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế – xã hội của Việt Nam, vị trí chiến lược hành lang phát triển kinh tế Đông – Tây, là cửa ngõ phía Đông thông ra biển của vùng Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar.

    Đặc biệt Quảng Bình có hệ thống giao thông ngày càng đồng bộ và hoàn thiện về cả đường bộ, đường sắt, đường không, đường thủy, đường biển, đường ống với hệ thống đường ven biển, đường cao tốc Bắc Nam, dự án mở rộng nâng cấp cảng hàng không Đồng Hới, cảng biển tổng hợp quốc tế Hòn La đang triển khai..

    Img9449 16566597285251441614217
    Thạch nhũ tuyệt đẹp trong Động Thiên Đường

    Nhiều dự án đầu tư các khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển đang trong quá trình hoàn tất thủ tục chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện. Các thương hiệu khách sạn, nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới đã đồng hành với các nhà đầu tư triển khai các dự án tại Quảng Bình: Pullman, Melia, Dolce, Radisson, Novotel, Movenpick, Wyndham, Fusion…

    Hệ thống các cơ sở lưu trú, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch cũng ngày được mở rộng cả về số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đến nay, toàn tỉnh hiện có 507 cơ sở lưu trú du lịch với 8.247 phòng, 16.000 giường; gần 3.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống…

    Cần một sức mạnh tổng hợp…

    Với lợi thế cạnh tranh về tài nguyên và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ như vậy, tỉnh Quảng Bình xác định tập trung đầu tư để phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định được thương hiệu du lịch “Quảng Bình” trên bản đồ du lịch quốc tế.

    8 1649042327197442197486
    Cụm di tích lịch sử văn hóa Đền thờ các AHLS, Bến phà Long Đại, Núi Thần Đinh (Quảng Ninh – Quảng Bình)

    Tuy nhiên, du lịch Quảng Bình vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế, chưa phát triển thực sự tương xứng với tiềm năng. Sản phẩm du lịch còn ít so với tiềm năng, nhiều sản phẩm du lịch chưa hoàn thiện; hạ tầng kỹ thuật về du lịch đã được chú trọng đầu tư nhưng đang trong quá trình hoàn thiện và chưa thực sự đồng bộ.

    Đơn cử như việc, số cơ sở lưu trú tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên của tỉnh Quảng Bình còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Thiếu các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, các dịch vụ hỗ trợ phục vụ khách; hạ tầng, chất lượng các cơ sở dịch vụ du lịch của khu vực quy hoạch khu du lịch quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng còn hạn chế…

    Untitled 11 167073433378491953109
    Thác Chà Cùng ở xã Trường Sơn (Quảng Ninh – Quảng Bình)

    Ông Phan Mạnh Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chia sẻ: Với những lợi thế, tiềm năng về du lịch dịch vụ, tỉnh Quảng Bình đã tập trung huy động các nguồn lực của Trung ương, nguồn vốn từ các dự án của các tổ chức quốc tế, ngân sách địa phương và đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đa dạng các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.

    “Một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như việc giảm mức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh đối với các sản phẩm du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp sáng tạo hay những chính sách hỗ trợ phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2023 – 2025″… ông Hùng cho biết thêm.

    Z3335382035677 7526a54e2a217b6bb8dd0b7108fe24f2 16498076556252137868447
    Phong Nha – Kẻ Bàng là trái tim du lịch của tỉnh Quảng Bình

    Có thể khẳng định rằng, du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và nội dung văn hóa sâu sắc, do đó để phát triển du lịch Quảng Bình tương xứng với tiềm năng, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần huy động sức mạnh tổng hợp từ các doanh nghiệp cũng như toàn thể xã hội với các chính sách kiến tạo của các cấp chính quyền…

  • Mở nút giao thông trọng điểm Trần Đăng Ninh, dự án Regal Pavillon hưởng lợi

    Nút thắt cổ chai tuyến giao thông tuyến đường huyết mạch Xô Viết Nghệ Tĩnh vào dự án Regal Pavillon được tháo gỡ, giúp lối tiếp cận tuyến đường Trần Đăng Ninh trực diện và thuận lợi hơn.

    Gỡ nút thắt quốc lộ 14B

    Mới đây, Công ty TNHH và DV Hoàng Ngọc Ngân đã khởi công nút giao đấu nối đường Trần Đăng Ninh vào quốc lộ 14B tại điểm giao phía Tây cầu Tiên Sơn, giấy phép xây dựng số 3033/GP-SGTVT. Theo đó, lối đi từ đường quốc lộ 14B (Xô Viết Nghệ Tĩnh) rẽ vào Trần Đăng Ninh được mở lối trực tiếp, tạo thành ngã ba cùng mức.

    Mo Nut Giao Thong
    Khởi công nút giao đấu nối đường Trần Đăng Ninh vào quốc lộ 14B tại điểm giao phía Tây cầu Tiên Sơn

    Dự án quy hoạch nút giao qua đó giúp hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông thành phố, kết nối đồng bộ mạng lưới giao thông và nâng tầm diện mạo đô thị. Tuyến đường quốc lộ 14B chiến lược lâu nay tuy đón nhận lưu lượng giao thông lớn nhưng lại khá bất tiện để tiếp cận các cung đường cắt ngang do thiếu các nút giao thông. Vì vậy, dự án thi công này mang ý nghĩa khơi thông, tạo điểm kết nối ý nghĩa rất lớn cho khu vực, giúp khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng thêm phần hấp dẫn, sầm uất.

    Kiến thiết trung tâm mới Đà Nẵng

    Hạ tầng giao thông là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là những dự án, tiện ích trực tiếp hướng lợi. Nút đấu nối vào đường Trần Đăng Ninh tiếp cận với ba dự án: khu nhà ở kết hợp thương mại 5 sao Regal Pavillon Da Nang, khu đô thị phức hợp Elysia Complex City và Căn hộ cao cấp The Estuary, mang đến loạt trải nghiệm mới cho cư dân Đà Nẵng.

    Pavillon Dxmt 2
    Hạ tầng giao thông là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là những dự án, tiện ích trực tiếp hướng lợi.

    Đặc biệt, Regal Pavillon Da Nang là dự án nhà ở kết thương mại cao cấp duy nhất hiện tại của Đà Nẵng với quy hoạch phố đi bộ, hứa hẹn trở thành trung tâm mua sắm, giải trí mới của thành phố. Khởi công năm 2021, dự án hiện đã hoàn thiện, đón cư dân về an cư và kinh doanh dịch vụ sầm uất. Với vẻ đẹp châu Âu chuẩn mực và phong cách thẩm mỹ ấn tượng, khu nhà ở thương mại này còn thu hút cư dân và du khách đến check in, trải nghiệm và thưởng thức các chương trình nghệ thuật, trình diễn nhạc nước duy nhất ở đây mỗi ngày. Có thể khẳng định, hiếm có một dự án bất động sản nào lại có thể hoàn thiện, bàn giao sổ hồng và đón cư dân về chỉ trong vòng 1 năm như Regal Pavillon Da Nang.

    Phố đi bộ thương mại Regal Pavillon trở thành tâm điểm giải trí

    Khi nút giao thông Trần Đăng Ninh – quốc lộ 14B được hoàn thiện, cư dân và du khách có thể dễ dàng di chuyển từ mọi cung đường đến Regal Pavillon để trải nghiệm những hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ 5 sao này. Đồng thời, cư dân tại đây cũng chỉ mất không quá 5 phút để tiếp cận nhiều tiện ích khác như bãi biển Mỹ Khê, bán đảo Sơn Trà, danh thắng Ngũ Hành Sơn,…tạo thành một cung đường du lịch, trải nghiệm trọn vẹn, hoàn hảo.

    Pavillon Dxmt 3
    Regal Pavillon chắc chắn sẽ biến khu nhà ở thương mại 5 sao trở thành điểm đến “nhất định phải check in” của người dân và du khách Đà Nẵng.

    Sự cộng hưởng của những lợi thế về vị trí, hạ tầng – giao thông cùng chất lượng, quy hoạch của Regal Pavillon chắc chắn sẽ biến khu nhà ở thương mại 5 sao trở thành điểm đến “nhất định phải check in” của người dân và du khách Đà Nẵng.