Với tổng mức đầu tư khoảng 2.815 tỉ đồng, tuyến đường du lịch tăng cường khả năng kết nối TP. Đồng Hới với VQG Phong Nha- Kẻ Bàng, biển Bố Trạch và cao tốc Bùng – Vạn Ninh.
UBND tỉnh Quảng Bình mới đây đã có buổi làm việc với Tập đoàn Đèo Cả về đề xuất thực hiện dự án tuyến đường du lịch kết nối TP. Đồng Hới và Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha- Kẻ Bàng.
Hình minh họa
Báo cáo với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả cho biết dự án tuyến đường du lịch có tổng chiều dài 20km, quy mô 6 làn xe. Điểm đầu dự án tài đường Trương Pháp, TP. Đồng Hới và điểm cuối giao với đường Hồ Chí Minh tại Km974+400 thuộc xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch. Dự án yêu cầu mức kinh phí 2.815 tỷ đồng, đề xuất đầu tư theo phương thức PPP (đối tác công – tư).
Dự án sẽ tạo không gian để phát triển kinh tế – xã hội của TP. Đồng Hới và huyện Bố Trạch; tạo điều kiện để kết nối từ cao tốc Bùng – Vạn Ninh vào tới trung tâm TP.Đồng Hới và đi biển Bố Trạch, phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Bình; quảng bá, thúc đẩy du lịch biển đối với du khách trong và ngoài nước.
Trong đó, đặc biệt là phát huy hết tiềm năng của các bãi biển dài và đẹp tại xã Quang Phú (TP. Đồng Hới) và xã Trung Trạch, Đại Trạch, Nhân Trạch (huyện Bố Trạch).
Lắng nghe báo cáo, Lãnh đạo tỉnh cơ bản thống nhất với phương án ban đầu về phương án thực hiện dự án của nhà đầu tư. Lãnh đạo tỉnh giao trách nhiệm cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, cùng với các sở, ngành, địa phương liên quan nhanh chóng phối hợp với nhà đầu tư để tiến hành các bước thủ tục liên quan trình UBND tỉnh xem xét, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương về việc triển khai thực hiện dự án.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều loại hình đầu tư sinh lời, nhưng dễ thấy nhất và được nhiều nhà đầu tư áp dụng nhất vẫn là 3 kênh: vàng, bất động sản và gửi tiết kiệm ngân hàng. Mỗi loại hình đều có những ưu nhược điểm khác nhau, cùng chúng tôi so sánh các loại hình qua bài viết dưới đây.
Mua vàng: Đây được xem là một cách đầu tư tiền hiệu quả, chắc chắn, số tiền bỏ ra ít và thoải mái về mặt thời gian cũng như tiền bạc. Vàng hiện nay cũng có nhiều loại khác nhau, trong đó có thể kể đến vàng tây, vàng 9999, vàng SJC,… Mỗi loại vàng đều có những mức giá khác nhau. Rủi ro khi đầu tư vàng chính là giá vàng trên thị trường luôn biến động, nhà đầu tư cần đưa ra quyết định nên bán hoặc nên mua lúc nào cho chính xác.
Mua bất động sản: Được xem là hình thức đầu tư lớn và ổn định, có tiềm năng sinh lời cao. Bản chất của đầu tư bất động sản đó chính là mua đi bán lại với các danh mục bất động sản như là nhà cửa, đất đai,… Thông thường mua bán bất động sản có sự tham gia nhiều bên (môi giới, chủ đất, chính quyền,…). Rủi ro khi đầu tư bất động sản chính là giá trị bất động sản phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, có thể một thời điểm nào đó giá sẽ lên rất cao nhưng cũng sẽ có lúc rơi xuống rất thấp, nhà đầu tư phải thật sự am hiểu thị trường.
Đầu tư bất động sản là kênh sinh lời cao nhưng cần số tiền đầu tư lớn
Gửi tiết kiệm ngân hàng (cụ thể là gửi tiết kiệm dài hạn): Hình thức gửi tiết kiệm được bảo trợ bởi các ngân hàng, thông qua lãi suất khiến cho số tiền tiết kiệm sinh lời. Gửi tiết kiệm cũng là cách thức an toàn, ít chịu phụ thuộc giá như là hai kênh kia. Tuy nhiên, rủi ro khi gửi tiết kiệm chính là vấn đề lạm phát, dẫn đến đồng tiền mất giá trị một phần nào đó.
Bảng so sánh cụ thể 3 kênh đầu tư phổ biến nhất hiện nay
Bảng so sánh cụ thể 3 kênh đầu tư phổ biến nhất hiện nay
Vậy, nên chọn hình thức đầu tư nào cho phù hợp?
Thực chất mỗi loại hình thức đầu tư phụ thuộc vào số tiền mà bạn hiện đang có:
Đối với hình thức đầu tư vàng: Nếu bạn không có nguồn thu nhập ổn định, phần lớn thu nhập của bạn phụ thuộc vào công việc buôn bán thì nên mua vàng để trữ trong nhà. Mua vàng rất dễ, không bị phụ thuộc nhiều vào thời gian cũng như là điều kiện tài chính.
Đối với hình thức đầu tư bất động sản: Bạn phải là người có đầu óc kinh doanh cực kì nhạy bén, có sẵn nguồn tiền lớn để đầu tư và thường xuyên cập nhập được những thay đổi không ngừng của thị trường.
Đối với loại hình tiết kiệm dài hạn: Đây được xem là phương thức đầu tư an toàn nhất, rất phù hợp dành cho những người có điều kiện kinh tế tốt nhưng không thích mạo hiểm. Ngày nay, các ngân hàng đang khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm với mức lãi suất khá tốt, thời gian gửi linh hoạt.
Bên cạnh nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2023, 2024 thì cũng có nhiều dự án giao thông quan trọng khác vừa được phê duyệt và sắp khởi công xây dựng. Đây được xem là một trong số những động lực quan trọng dẫn dắt sự phát triển của Bất động sản Bình Định trong thời gian tới.
Các dự án giao thông trọng điểm sẽ mở ra nhiều vùng đất phát triển mới (ảnh minh họa). Ảnh: Lê Phước Bình
UBND tỉnh Bình Định vừa báo cáo tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm do Ban Quản lý dự án Giao thông tỉnh làm chủ đầu tư và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, đoạn qua địa bàn tỉnh.
Theo đó, trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện đang triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm do Ban Quản lý dự án Giao thông tỉnh làm chủ đầu tư.
Cụ thể, dự án đường ven biển tỉnh Bình Định, đoạn Cát Tiến – Diêm Vân có tổng vốn đầu tư 2.675 tỷ đồng, với thời gian khởi công hoàn thành là từ tháng 4/2022 đến tháng 12/2024.
Dự án có quy mô xây dựng tuyến được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, với chiều dài 13,581km và xây dựng 9 công trình cầu trên tuyến.
Dự án tuyến đường kết nối từ trung tâm thị An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại có tổng mức đầu tư khoảng 1.044 tỷ đồng, với thời gian khởi công hoàn thành từ tháng 01/2022 đến tháng 07/2024.
Dự án này có quy mô xây dựng tuyến đường đạt đường cấp III đồng bằng theo tiêu chuẩn TCVN 4054-2005, với chiều dài tuyến là 9,391km, quy mô mặt cắt ngang 22m và xây dựng mới 3 cầu trên tuyến,…
Riêng dự án đường Điện Biên Phủ nối dài đến Khu đô thị Diêm Vân có tổng vốn đầu tư khoảng 520 tỷ đồng, với thời gian thực hiện dự án từ năm 2020 – 2023.
Dự án có quy mô xây dựng chiều dài toàn tuyến 1,6 km. Trên tuyến đầu tư xây dựng mới 2 cầu; xây dựng cống hộp và cống tròn thoát nước trên tuyến, hệ thống điện chiếu sáng, trồng cây xanh, hệ thống an toàn giao thông trên tuyến.
Dự án thứ tư là tuyến đường kết nối với đường ven biển ĐT.639 trên địa bàn thị Hoài Nhơn có tổng mức đầu tư 786 tỷ đồng, với thời gian khởi công hoàn thành từ tháng 3/2022 đến tháng 3/2024.
Dự án này có quy mô xây dựng tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, với chiều dài tuyến là 7,0Km, bề rộng nền đường 22m và xây dựng mới 4 cầu trên tuyến.
Dự án thứ 5 là tuyến đường kết nối từ đường phía Tây tỉnh (ĐT.638) đến đường ven biển ĐT.639 trên địa nàn huyện Phù Mỹ, với tổng mức đầu tư khoảng 819 tỷ đồng, với thời gian khởi công hoàn thành từ tháng 6/2022 đến tháng 4/2024.
Dự án này có quy mô xây dựng chiều dài tuyến 19,20Km, bề rộng nền đường 12m và đầu tư xây dựng 2 cầu trên tuyến.
Một dự án khác là dự án xây dựng tuyến đường ven biển ĐT.639, đoạn từ Quốc Lộ 1D – Quốc lộ 19 mới có tổng vốn đầu tư 1.490 tỷ đồng, với thời gian thực hiện từ năm 2021 – 2024.
Dự án có quy mô xây dựng chiều dài tuyến 4,3km, bề rộng nền đường 29m và đầu tư xây dựng 3 cầu trên tuyến.
Ngoài ra còn có dự án xây dựng tuyến đường tránh phía Nam thị trấn Phú Phong có tổng vốn đầu tư 791 tỷ đồng, với thời gian khởi công hoàn thành là từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2024.
Dự án này có quy mô xây dựng tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, với chiều dài tuyến là 17,975Km, quy mô mặt cắt ngang 12m và xây dựng mới 6 cầu trên tuyến.
Chưa hết, trên địa bàn tỉnh Bình Định còn có dự án tuyến đường tránh ĐT.633, đoạn từ núi Ghềnh đến giáp đường ven biển ĐT.639, huyện Phù Cát, với tổng mức đầu tư dự kiến 336,5 tỷ đồng và có thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 – 2025.
Dự án này có quy mô xây dựng chiều dài tuyến đường khoảng 3,53km và xây dựng mới 2 cầu trên tuyến.
Đặc biệt, Bình Định cũng vừa phê duyệt dự án tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 19 đến khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Becamex Vsip Bình Định với tổng vốn đầu tư 797 tỷ đồng và có thời gian thực hiện từ năm 2022 – 2025.
Dự án có quy mô xây dựng chiều dài tuyến 12,8km, bề rộng nền đường 12m và đầu tư xây dựng 3 cầu trên tuyến.
Một dự án quan trọng khác là dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn qua địa phận tỉnh Bình Định.
Dự án này có tổng chiều dài khoảng 118,8km, đi qua địa phận 8 huyện, thị xã, thành phố, bao gồm 3 dự án thành phần.
Tổng mức đầu tư 3 dự án thành phần đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt là 47.673,4 tỷ đồng, trong đó tổng mức đầu tư đoạn qua địa bàn tỉnh khoảng 24.574,9 tỷ đồng.
Dự án này cũng có tổng diện tích đất chiếm dụng cần thu hồi khoảng 1.785,91ha, đồng thời có khoảng 1.076 nhà/10.800 hộ thuộc diện giải tỏa trắng.
Từ thực tiễn tiến độ triển khai các dự án nêu trên, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo các huyện ủy, thị ủy, thành ủy tập trung chỉ đạo UBND cấp huyện, cấp xã có liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án Đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 qua địa bàn tỉnh, để đảm bảo tiến độ theo tinh thần Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/2/2022 của Chính phủ, phục vụ khởi công dự án trong tháng 12/2022.
UBND tỉnh Bình định cũng đề nghị Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo các huyện ủy, thị ủy, thành ủy tập trung chỉ đạo UBND cấp huyện, cấp xã có liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án các dự án giao thông trọng điểm do Ban Quản lý dự án Giao thông tỉnh làm chủ đầu tư đảm bảo kế hoạch tiến độ được duyệt.
Chiều 30/11, UBND tỉnh Quảng Bình đã có buổi làm việc với Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả để nghe báo cáo đề xuất về dự án tuyến đường du lịch kết nối TP. Đồng Hới và Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha- Kẻ Bàng.
Toàn cảnh buổi làm việc.
Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Thường trực HĐND và UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở ngành, địa phương có liên quan.
Tại buổi làm việc, đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đã báo cáo đề xuất về dự án tuyến đường du lịch kết nối TP. Đồng Hới và Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha- Kẻ Bàng.
Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả phát biểu tại buổi làm việc.
Theo đó, dự án có quy mô 6 làn xe, chiều dài 20km với điểm đầu là đường Trương Pháp, TP. Đồng Hới và điểm cuối giao với đường Hồ Chí Minh tại Km974+400 thuộc xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tổng vốn đầu tư 2.815 tỷ đồng, phương án đầu tư theo phương thức PPP.
Dự án sẽ tạo không gian để phát triển kinh tế-xã hội của TP. Đồng Hới và huyện Bố Trạch; tạo điều kiện để kết nối từ cao tốc Bùng-Vạn Ninh vào tới trung tâm TP Đồng Hới và đi biển Bố Trạch, phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Bình; quảng bá, thúc đẩy du lịch biển đối với du khách trong và ngoài nước.Trong đó, đặc biệt là phát huy hết tiềm năng của các bãi biển dài và đẹp tại xã Quang Phú (TP. Đồng Hới) và xã Trung Trạch, Đại Trạch, Nhân Trạch (huyện Bố Trạch).
Các đại biểu tham dự buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan cũng đã đánh giá cao ý tưởng đề xuất của dự án; sự cần thiết của dự án đối với phát triển du lịch, đô thị của địa phương phù hợp với quy hoạch; hướng tuyến của dự án thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất… Các đại biểu cũng lưu ý với nhà đầu tư một số nội dung liên quan đến sử dụng, huy động các nguồn vốn đầu tư dự án; rà soát quỹ đất hai bên tuyến đường để phát triển hạ tầng, đô thị; tính toán lại định hướng không gian phát triển…
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, đây là dự án hết sức cần thiết, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Việc triển khai dự án bảo đảm kết nối giao thông, định hướng phát triển du lịch, đô thị của huyện Bố Trạch và TP. Đồng Hới. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị nhà đầu tư cần phối hợp với tỉnh tính toán lại, làm sao có được phương án tối ưu nhất về hướng tuyến để tiết kiệm đầu tư; đồng thời không làm ảnh hưởng đến khu vực Di sản VQG Phong Nha-Kẻ Bàng,
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng phát biểu tại buổi làm việc.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành có liên quan phối với các bộ phận chức năng của Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả hoàn chỉnh lại phương án để UBND tỉnh xem xét.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng đánh giá cao báo cáo đề xuất ý tưởng về dự án tuyến đường du lịch kết nối TP. Đồng Hới và Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha-Kẻ Bàng của Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả. Lãnh đạo tỉnh cơ bản thống nhất với phương án ban đầu của nhà đầu tư về phương án thực hiện dự án của nhà đầu tư, cách làm tuy mới nhưng tính khả thi rất cao.
Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, việc xây dựng tuyến đường theo phương thức đầu tư mới sẽ góp phần tạo ra thay đổi trong phát triển mạnh mẽ về du lịch, đô thị, kết nối hạ tầng của TP. Đồng Hới với Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha-Kẻ Bàng trong tương lai gần, khai thác, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy giao trách nhiệm cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, cùng với các sở, ngành, địa phương liên quan nhanh chóng phối hợp với nhà đầu tư để tiến hành các bước thủ tục liên quan trình UBND tỉnh xem xét, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương về việc triển khai thực hiện dự án.
Quảng Bình trở thành điểm đến được cả thế giới khao khát, ngành du lịch tăng trưởng nhanh sau dịch. Thế nhưng, nguồn cung lưu trú nói chung và phân khúc cao cấp vẫn chưa kịp đáp ứng làn sóng này.
Quảng Bình – Điểm đến toàn cầu khao khát
Miền đất kỳ quan Quảng Bình vốn đã bắt đầu lọt vào mắt xanh của giới đam mê dịch chuyển, khám phá kể từ khi các tuyến du lịch hang Sơn Đoòng được khai thác mạnh mẽ và chuyên nghiệp hơn. Chỉ trong mấy năm, Quảng Bình đã dần trở thành điểm đến xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật, bộ phim Kong: Skull Island (2017), MV Alone, Pt. II của Alan Walker (2019), được New York Times bình chọn là điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh…
Những con số là bằng chứng xác đáng nhất. 9 tháng đầu năm 2022, số lượng khách du lịch tới Quảng Bình đã đạt gần 1,6 triệu lượt, tăng 189% so với 2021. Đặc biệt, khách quốc tế tăng gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2021 và dịch vụ lưu trú lẫn doanh thu đều tăng hơn gấp 4 lần so với cùng kỳ năm.
Bán đảo bảo Ninh, sông Nhật Lệ từ trên cao.
Hàng loạt chính sách được Quảng Bình thực thi để chắp cánh cho giấc mơ du lịch Quảng Bình bay cao, trở thành điểm đến toàn cầu. Các chương trình khám phá hang động, được chuẩn hóa và tăng công suất. Tuyến đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 giai đoạn 2021-2026 được đầu tư thi công. Đầu năm 2022, nhà ga T2 của sân bay Đồng Hới được khởi công, dự kiến khai thác 3 triệu khách mỗi năm. Tháng 4 vừa qua, Phó thủ tướng Chính phủ cũng đã đề xuất quy hoạch cảng hàng không Đồng Hới thành sân bay quốc tế, phục vụ nhu cầu di chuyển, lưu trú quốc tế.
Nguồn cung lưu trú chưa đáp ứng nhu cầu
Lượng du khách quan tâm và đổ tới Quảng Bình gia tăng theo cấp số nhân. Nhưng nguồn cung lưu trú cho du khách ở tất cả các phân khúc chưa đủ về số lượng và sự đa dạng.
Ước tính, Quảng Bình hiện có 11 khách sạn 3 sao, 4 khách sạn 4 sao và 3 khách sạn tiêu chuẩn 5 sao. Tổng cộng có gần 470 cơ sở lưu trú tại Quảng Bình. Con số này cho thấy sự thiếu hụt về số lượng và tính chất đa dạng của dịch vụ lưu trú và trải nghiệm tại địa phương này.
Khách sạn Novotel Hotel & Residences Quảng Bình trong khuôn viên dự án khu đô thị du lịch quốc tế Regal Legend, trên bán đảo Bảo Ninh.
Hãy làm một phép so sánh nhanh về khả năng phục vụ du khách của Quảng Bình và Nha Trang, Đà Nẵng – 3 địa phương có nhiều nét tương đồng về vị trí và du lịch. Năm 2019, trước khi có dịch bệnh, Đà Nẵng, Nha Trang và Quảng Bình đón số khách tham quan lần lượt 8,6 triệu, 7,2 triệu và 5 triệu. Lượng phòng phục vụ du lịch của 3 địa phương lần lượt là xấp xỉ 38.000, 50.000 và 6.200. Như vậy, số lượt khách của Đà Nẵng và Nha Trang cao hơn Quảng Bình lần lượt 1,72 và 1,44 lần. Thế nhưng số phòng lưu trú của Đà Nẵng và Nha Trang lại cao hơn Quảng Bình gấp 6 và gấp 8 lần. Có thể kết luận, cơ sở hạ tầng và dịch vụ trải nghiệm nghỉ dưỡng của Quảng Bình chưa tương ứng với tiềm năng và tốc độ phát triển của địa phương này.
Sự cấp thiết của những dự án định hướng du lịch
Trở lại sau dịch bệnh, bán đảo Bảo Ninh đã được mệnh danh là một công trường xây dựng tấp nập với sự xuất hiện của hàng loạt dự án định hướng du lịch. Đây là một động thái tích cực cho thấy sự nhạy bén của các chủ đầu tư khi nhận thấy tiềm năng thị trường.
Bán đảo Bảo Ninh được ví như một hòn ngọc chờ ngày tỏa sáng khi sở hữu địa hình tương tự bán đảo Sơn Trà – thủ phủ du lịch của thành phố Đà Nẵng. Bảo Ninh nằm giữa Đồng Hới, trung tâm Quảng Bình, sở hữu tuyến đường biển Võ Nguyên Giáp lớn nhất Quảng Bình. Bãi biển Bảo Ninh trắng, dài, thoải và rộng cùng thời lượng nắng quanh năm lâu – chính là điểm đến trong mơ của du khách. Từ Bảo Ninh, việc tiếp cận đến các điểm tham quan khác cũng vô cùng thuận lợi.
Có thể liệt kê hàng loạt dự án định hướng du lịch dọc cung đường Võ Nguyên Giáp trên Bảo Ninh như khu đô thị du lịch quốc tế Regal Legend với hàng trăm sản phẩm villa, nhà phố 5 sao kết hợp kinh doanh cùng 5 tòa tháp cao tầng khách sạn và trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp, trong đó có 1 khách sạn Novotel Hotel & Residences Quảng Bình. Dự án tổng diện tích 21ha, vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng tại trung tâm thành phố Đồng Hới. Khách sạn Dolce Penisola Quảng Bình diện tích trên 8.200 m2 với tổng mức hơn 800 tỷ đồng đang hoàn thiện phần thô. Dự án La Celia City có diện tích 18ha, mang đến nguồn cung 278 lô nhà ở thấp tầng và 3 tòa căn hộ chung cư với khoảng 2.000 căn, vốn đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng, dự kiến bàn giao năm 2023.
Dự án Regal Legend tại bán đảo Bảo Ninh, hình ảnh thực tế tháng 12.2022
Regal Legend là dự án nổi bật không chỉ từ quy mô, vốn đầu tư mà còn ở định hướng quy hoạch du lịch với bộ đôi phố đi bộ ven hồ và khu nhạc nước lễ hội. Đây sẽ là nơi diễn ra các hoạt động sầm uất, hiện đã thu hút hàng loạt thương hiệu F&B như Spicy Box, Xing Fu Tang, minigood, Trung Nguyên Coffee Legend “đặt chỗ” để kinh doanh. Hiện phân khu thấp tầng của dự án đã hoàn thiện, các tiện ích cà phê, beer hub đã vận hành, khách sạn Regal Collection sắp khai trương, mang đến một sức sống mới cho người dân lẫn du khách Quảng Bình.
Cùng với sự ủng hộ, hỗ trợ của chính quyền, những chính sách xúc tiến và sự nhanh nhạy của các doanh nghiệp tư nhân, bán đảo Bảo Ninh cũng như Quảng Bình, đang thay da đổi thịt mỗi ngày để góp phần cải thiện chất lượng, số lượng cơ sở lưu trú miền đất kỳ quan.
Là địa phương có nhiều danh thắng nổi tiếng, tuy nhiên việc phát triển không đồng bộ về hạ tầng du lịch đã hạn chế du khách đến với tỉnh Quảng Bình.
Cần nâng cấp, đầu tư hạ tầng du lịch
Tỉnh Quảng Bình hội đủ các điều kiện về giao thông, có quốc lộ 1A xuyên suốt, tuyến cao tốc qua địa bàn sắp hoàn thành, tuyến đường sắt ổn định và có kế hoạch nâng cấp, có sân bay Đồng Hới, có cảng biển… Hạ tầng lưu trú, vui chơi, mua sắm được đầu tư, nâng cấp; các điểm tham quan mở rộng, nhiều sản phẩm du lịch mới thu hút du khách…
Mở rộng và nâng cấp sân bay Đồng Hới sẽ kéo du khách gần hơn với tỉnh Quảng Bình
Tuy vậy, để hướng đến trung tâm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước thì tỉnh Quảng Bình cần được đầu tư hạ tầng du lịch chuyên nghiệp, bài bản và căn cơ hơn, có cơ chế chính sách phù hợp để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Kỳ – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Bình cho biết, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ – du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nếu hạ tầng du lịch được đầu tư đồng bộ, kết nối tốt với các địa điểm du lịch trong và ngoài nước, chắc chắn du khách sẽ đến với Quảng Bình nhiều hơn.
Theo ông Kỳ, hiện nay hạ tầng du lịch về giao thông ở Quảng Bình rất thuận lợi, đặc biệt là đường bộ. Tuy nhiên, về đường sắt, đường biển và đường hàng không cần được nâng cấp, sửa chữa để kết nối thông suốt hơn.
Cụ thể, cần nâng cấp tuyến đường sắt qua địa bàn; tiếp tục đầu tư hạ tầng cảng biển để đón được dòng du khách đi theo đường biển trong thời gian tới. Về sân bay Đồng Hới, theo Chủ tịch Hiệp hội du lịch Quảng Bình Nguyễn Văn Kỳ, cần hiện đại hoá, mở rộng sân bay để kết nối được với các đường bay nội địa có tiềm năng về du lịch như khu vực miền Tây Nam bộ, Tây Nguyên…, có ưu đãi về giá cả đối với các hãng bay để vừa kết nối với các sân bay nội địa, cũng như quốc tế.
Đặc biệt, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách tạo điều kiện nâng cấp sân bay Đồng Hới thành sân bay quốc tế để thu hút du khách nước ngoài đến với Quảng Bình thuận lợi hơn.
“Khó khăn lớn nhất của chúng tôi hiện này là việc vận chuyển khoảng cách đường ngắn trên địa bàn tỉnh có giá thành quá cao. Như chi phí vận chuyển từ sân bay tới khách sạn, từ khách sạn đi các điểm tham quan cao, qua đó ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, UBND tỉnh Quảng Bình cần tăng cường công tác quản lý, khuyến khích giao thông đường ngắn phát triển với những phương tiện mới, an toàn; ngành giao thông nên tạo điều kiện và hướng dẫn giao thông cho các loại hình xe du lịch được thuận lợi hơn; giảm phí tham quan… Đồng thời, doanh nghiệp cần tính toán giá cả phù hợp cho các chuyến xe di chuyển đường ngắn để thu hút, cạnh tranh”, ông Kỳ nêu kiến nghị.
Ông Hoàng Minh Thắng – Giám đốc Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng cho rằng, giá trị tài nguyên du lịch tại Phong Nha – Kẻ Bàng rất tốt. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng về đường sá, nhà hàng khách sạn, sau thời gian dịch bệnh bị xuống cấp rất trầm trọng.
“Do vậy, để đảm bảo phát triển du lịch trong thời gian tới, bối cảnh mới, tại khu vực Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng cần khẩn trương sửa chữa hệ thống giao thông, như thảm nhựa, làm hệ thống thoát nước… trục đường 20 đi qua khu du lịch; sửa chữa, nâng cấp các nhà hàng, khách sạn. Đặc biệt, nâng cao các điểm dịch vụ như tạo các điểm vui chơi về ban đêm, điểm trưng bày các mặt hàng lưu niệm, nông sản đặc sản của địa phương, sắp xếp, nâng cấp chợ Phong Nha để trở thành nơi mua sắm, điểm đến của du khách”, ông Thắng nói.
Đề xuất, kiến nghị từ doanh nghiệp, nhà đầu tư…
Ông Trần Ngọc Thái – Phó Tổng giám đốc đầu tư và phát triển quỹ đất Công ty Cổ phần Đất Xanh Miền Trung cho biết, thời gian qua với việc hình thành và xây dựng những dự án du lịch chất lượng cao, đặc sắc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình sẽ góp phần xây dựng hình ảnh, điểm đến cho du khách trong và ngoài nước.
“Ngành du lịch Quảng Bình cần có thêm những sản phẩm du lịch đặc sắc như hình thành không gian khu phố đêm, phố đi bộ, các gian hàng mua sắm thời trang, chăm sóc sức khoẻ và nhà ở… Các lễ hội được tổ chức một cách thường xuyên hơn và có chiều sâu, lan toả để không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn khách quốc tế đến và quay trở lại Quảng Bình một cách liên tục”, ông Thái chia sẻ.
Regal Legend- một sản phẩm độc đáo tại Bảo Ninh- Quảng Bình
Bà Võ Thị Phương Anh – Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Thịnh nhấn mạnh, Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi cho những thắng cảnh du lịch bậc nhất trên thế giới. Tuy nhiên, để du lịch phát triển xứng tầm với những tiềm năng vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng thì hạ tầng và cơ sở vật chất đóng vai trò “xương sống” của ngành du lịch.
Theo bà Phương Anh, thời gian tới tỉnh Quảng Bình cần đẩy nhanh tiến độ nâng cấp sân bay Đồng Hới thành sân bay quốc tế. Có những chính sách hỗ trợ mở đường bay mới tạo đà thu hút khách du lịch từ những thị trường tiềm năng. Có những chính sách khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư xây dựng các khu dịch vụ du lịch phức hợp, các dự án du lịch quy mô lớn và các trung tâm giải trí chất lượng cao. Đẩy mạnh, phát triển loại hình du lịch MICE, (Meeting Incentive Conference Event), loại hình du lịch kết hợp sự kiện, hội nghị, hội thảo, khen thưởng, có thể mang lại nguồn doanh thu lớn, thuận lợi để tạo sức lan tỏa về điểm đến.
“Xử lý dứt điểm tình trạng thi công chậm tiến độ làm mất mỹ quan đô thị, hệ thống thoát nước. Đồng thời cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thuận lợi, bình đẳng cho các nhà đầu tư và cộng đồng kinh doanh du lịch. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và môi trường phát triển du lịch văn minh, thân thiện… Quan tâm việc đảm bảo môi trường, đặc biệt là các bãi biển đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của du khách khi đến tham quan, nghỉ dưỡng”, bà Phương Anh đề xuất.
Các chu kỳ bất động sản có nhiều sắc thái, lợi nhuận và hiệu suất tăng trưởng. Nhà đầu tư luôn có cơ hội khi đưa ra quyết định phù hợp trong từng thời điểm.
Những yếu tố tác động đến chu kỳ bất động sản hiện nay
Những hình dung về thời kỳ khủng hoảng của thị trường bất động sản 10 năm về trước đang dần hiện hữu với những lo ngại có thể xảy ra. Chu kỳ hiện nay của thị trường đều chững lại bởi các chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát kinh tế vĩ mô. Tuy vậy, có nhiều yếu tố cho thấy sự khác biệt của chu kỳ bất động sản hiện tại.
Thứ nhất, nhân khẩu học: Cấu trúc dân số và những thay đổi lớn trong cấu trúc này, có thể thúc đẩy một thị trường đáng kể. Ví dụ, việc nghỉ hưu của một thế hệ bùng nổ dân số dự kiến sẽ gây ra những thay đổi lớn trên thị trường nhà ở, vì nhiều người chọn giảm quy mô nhà ở hoặc chuyển đến các khu nghỉ dưỡng. Tương tự, những người thuộc thế hệ Millennials (những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990), trước đây đã trì hoãn việc mua nhà, nhưng giờ lại quan tâm nhiều hơn đến việc này, qua đó khiến nhu cầu trên thị trường tăng cao.
Thứ hai, lãi suất: Lãi suất ảnh hưởng lớn đến sức mua của người mua nhà tiềm năng. Khi lãi suất cao, đây có thể là một yếu tố ngăn cản nhiều người có ý định mua nhà. Ngược lại, lãi suất thấp có thể khuyến khích hoạt động mua nhà bùng nổ, vì chi phí dài hạn để tài trợ mua nhà rẻ hơn. Một khảo sát của batdongsan.com.vn cho hay, giao dịch bất động sản hiện đang gặp nhiều khó khăn. Trong đó, 36% số người được hỏi cho biết rào cản lớn nhất là khách hàng lo sợ thị trường tiêu cực nên không dám đầu tư vào bất động sản, 23% chia sẻ giao dịch không thể chốt thành công do khách hàng bị hạn chế trong vay vốn để mua bất động sản, 19% nhận thấy trở ngại chính là giá bất động sản quá cao so với khả năng tài chính của người mua.
Khi lãi suất cao, đây có thể là một yếu tố ngăn cản nhiều người có ý định mua nhà. (Ảnh minh hoạ: VTV)
Thứ ba, nền kinh tế chung: Tình hình kinh tế nói chung cũng là một nhân tố khi dự đoán chu kỳ thị trường nhà ở nói riêng, bất động sản nói chung. Nhìn chung, khi nền kinh tế đang phát triển tốt hoặc đang có xu hướng đi lên, người tiêu dùng cảm thấy được khuyến khích mua bất động sản nhà ở nhiều hơn. Họ cảm thấy rằng giá trị tài sản cá nhân của họ sẽ tiếp tục tăng lên. Nếu nền kinh tế chung hoạt động tốt thì thị trường bất động sản cũng đang hoạt động tốt. Nếu nền kinh tế trì trệ, thị trường bất động sản cũng có xu hướng suy sụp theo.
Thứ tư, các chính sách của chính phủ: Chính phủ đôi khi sẽ can thiệp bằng các chính sách để giúp thúc đẩy khi thị trường trì trệ hoặc quản lý khi thị trường quá nóng. Đơn cử như Nghị quyết 18-NQ/TW 2022, Chỉ thị 13 của Thủ tướng về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam an toàn, lành mạnh bền vững nhưng các quy định pháp lý mâu thuẫn, chồng chéo vẫn còn tạo rào cản nên phê duyệt dự án, tạo nguồn cung cho thị trường không được cải thiện…
Thị trường đang thanh lọc và tái cấu trúc
Theo bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield, bất động sản thường trải qua bốn giai đoạn trước khi hình thành một chu kỳ mới. Các giai đoạn có thể được mô tả như sau: Phục hồi, Tăng trưởng, Sốt nóng, và Suy Thoái. Dường như Việt Nam những năm qua đã có sự tăng trưởng Sốt nóng và đang có dấu hiệu chậm lại. Nhưng cũng có thể nói rằng thị trường bất động sản đang có sự thanh lọc mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững và lành mạnh hơn.
Nhìn lại giai đoạn tương tự trong chu kỳ trước vào khoảng tháng 3/2008, trước áp lực tăng trưởng quá nóng của thị trường trong năm 2007 và sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tài chính toàn cầu, các công cụ tài chính tiền tệ dường như không thể kiểm soát nổi khi sự gia tăng liên tục không ngừng của lãi suất cho vay, có lúc lên đến 25%, và lạm phát đỉnh điểm ở mức 23%. Thị trường bất động sản rơi vào chu kỳ suy thoái và vốn FDI đầu tư vào bất động sản cũng đóng băng. Dòng vốn này bắt đầu hồi phục trở lại từ cuối năm 2013, đầu năm 2014. Và kể từ đó, người mua đã được tiếp cận mức tín dụng hợp lý hơn, tỷ lệ lạm phát thấp và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất tại khu vực ASEAN.
Ở giai đoạn hiện tại, tình hình hoạt động của thị trường bất động sản đã bị chậm lại từ tháng 10/2022 do ảnh hưởng từ những tác động tiêu cực từ một số doanh nghiệp bất động sản và chứng khoán, đồng thời khi cả tín dụng ngân hàng lẫn hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đều được kiểm soát chặt chẽ.
Điều này khiến các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư, tổ chức tài chính và những doanh nghiệp mới tham gia thị trường, sẽ có một chiến lược bảo thủ hơn. Một số nhà đầu tư ban đầu đã nhấn nút “tạm ngừng” để tái cấu trúc chiến lược đầu tư nhằm thích ứng với tình hình mới. Mặc dù các nhà đầu tư này vẫn có nguồn vốn tốt, song các khoản đầu tư lớn mới sẽ bị tạm dừng trong thời gian này, ngoại trừ các giao dịch đang triển khai.
Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield
“Bất động sản mang tính chu kỳ và mỗi chu kỳ đều có sóng. Nếu nắm bắt được chu kỳ thị trường, điều này sẽ giúp các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội. Giống như sự lặp đi lặp lại của các mùa, bất động sản sẽ dịch chuyển theo những biểu đồ mà nhà đầu tư có thể quan sát và dự đoán. Tuy nhiên, chu kỳ bất động sản thường không ổn định, và chịu ảnh hưởng bởi kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới. Chính vì vậy, thị trường bất động sản chuyển động theo tốc độ riêng và đây chính là thách thức thực sự đối với các nhà đầu tư,” bà Trang Bùi nhận định.
Tuy nhiên, đang xuất hiện nhiều cơ sở mới để tin tưởng rằng dòng vốn đầu tư bất động sản sẽ được cải thiện trong tháng cuối năm 2022, nhờ một loạt điều chỉnh chính sách quản lý Nhà nước có liên quan, nổi bật là: Nghị định số 65/2022/NĐ-CP là cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp; bổ sung nhiều đề án kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội cả từ trung ương, các địa phương và doanh nghiệp.
“Chúng tôi đã ghi nhận một số tín hiệu tốt từ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho một số dự án, tuy nhiên vẫn còn nhiều dự án bị trì hoãn quy trình phê duyệt pháp lý”, bà Trang Bùi cho hay.
Cũng theo vị chuyên gia này, nhìn lại 32 năm qua, Việt Nam đã trải qua 4 chu kỳ phát triển thị trường. Một câu hỏi được nhiều người quan tâm đó là thị trường bất động sản sẽ vững vàng hay mong manh? Đa số các chuyên gia đều lạc quan rằng thị trường bất động sản sẽ tiếp tục vững vàng, và cần sự điều tiết chính sách bất động sản từ Chính phủ phù hợp với vị thế Việt Nam là một đất nước kinh tế lớn đầy tiềm năng.
Còn theo ông Phạm Anh Khôi, Kinh tế trưởng kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế – Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services (FERI) cho rằng, trong quá khứ, khi thị trường bất động sản gặp khủng hoảng, những chủ đầu tư lớn hiện nay đều đã vượt qua và phát triển mạnh mẽ sau giai đoạn thanh lọc.
Thời điểm này, các doanh nghiệp đã thực hiện tái cấu trúc danh mục đầu tư, tập trung hóa nguồn lực, định vị lại phân khúc thị trường, tập trung vào những sản phẩm có giá trung bình phục vụ nhu cầu thực. Bên cạnh đó, họ chuẩn bị cho chu kỳ phục hồi mới bằng việc mở rộng quỹ đất liên tục. Đây là những biện pháp mà các doanh nghiệp, đặc biệt là những chủ đầu tư lớn có thể áp dụng trong giai đoạn hiện nay.
Ông Khôi cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, một số chủ đầu tư đã và đang tiếp tục đa dạng hóa nguồn vốn ngoài tín dụng và trái phiếu, trong đó có huy động từ khách hàng bằng những chính sách ưu đãi như chiết khấu thanh toán nhanh. Hiện có những doanh nghiệp áp dụng chiết khấu lên đến 40 – 50% giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, có những chủ đầu tư lựa chọn hợp tác với các quỹ đầu tư quốc tế, chia nhỏ bất động sản ra để bán,…
Như vậy, nếu 10 năm trước, thị trường đổ vỡ một phần nguyên nhân là do niềm tin, lúc đó chủ đầu tư dự án cũng tin rằng sẽ bán được, nhà đầu tư lao vào đầu tư, người mua cũng vậy, vì tất cả đều ở thế rất mù mờ, không có thông tin. Còn đến giờ, thị trường vẫn có những tín hiệu tích cực để nhà đầu tư, doanh nghiệp nhìn thấy cơ hội và định hướng an toàn. Hoạt động của thị trường lúc này là chậm lại thay vì đổ vỡ đóng băng như một số nhận định trước đó./.
Thị trường nhà ở hiện nay có rất nhiều phân khúc và giá cả phong phú để người mua lựa chọn. Trong đó, nhà phố thương mại là mô hình bất động sản thu hút được sự quan tâm và lựa chọn của nhiều đối tượng khách hàng. Vậy nhà phố thương mại là gì? Đâu là những yếu tố thu hút đầu tư của sản phẩm này? Hãy cùng Viet Nam Smart City tìm hiểu kỹ hơn về loại hình nhà ở này trong bài viết dưới đây nhé!
Vậy nhà phố thương mại là gì
Nhà phố thương mại là hình thức nhà ở khép kín nằm ở vị trí đắc địa, có kiến trúc đẹp, có thể làm cửa hàng kinh doanh, làm văn phòng công ty hoặc cho thuê khá tiện ích nên được gọi là nhà phố thương mại.
Đây là hình thức nhà ở không mới trên thế giới, tại các quốc gia phát triển như Singapore, Malaysia gần đất nước chúng ta nhất thì các căn shophouse các khu phố hiện đại, sầm uất, văn minh và mang lại giá trị cho nhà đầu tư và người sở hữu cũng rất thịnh hành.
Ở Việt Nam, hình thức nhà phố thương mại tuy mới xuất hiện những năm gần đây trên thị trường mua bán nhà đất nhưng shophouse cũng nhanh chóng chứng minh được sức hấp dẫn của nó.
nhà phố thuong mại có thể kinh doanh và để ở
Khác với việc xây dựng một căn nhà theo ý thích mình mong muốn, việc này bất khả thi vì nó ngốn rất nhiều thời gian của bạn.Thay vào đó bạn nhanh chóng sở hữu một căn shophouse đầy đủ tiện ích, cơ sở hạ tầng đồng bộ, kiến trúc hiện đại. Nằm ở vị trí đắc địa, an ninh, an toàn, tự do và mang lại giá trị cho nhà đầu tư cũng như chủ sở hữu.
Dưới đây là những điểm mạnh thu hút nhà đầu tư vào nhà phố thương mại
1. Vị trí chiến lược
Nhà phố thương mại thường nằm ở mặt tiền đường lớn, trước các khu đông dân cư, khu vui chơi giải trí sầm uất từ đó các căn shophouse sẽ có nguồn khách tiềm năng từ chính trong khu đô thị. Đây là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc kinh doanh hoặc cho thuê shophouse tốt.
2. Phiên bản giới hạn
Do nhà phố thương mại có vị trí đẹp và đối tượng củ yếu phục vụ chính cư dân dự án nên số lượng shophouse ít thường tùy thuộc vào quy mô dân số, quy mô đô thị tại dự án, số lượng nhà phố thương mại thường chỉ chiếm khoảng 2-3% trên tổng số lượng căn hộ.
3. Thiết kế thông minh
Các căn nhà phố thương mại thường được xây dựng từ 2 tầng trở lên, có thể sử dụng với nhiều chức năng khác nhau như để ở và kinh doanh. Với lợi thế về vị trí, thiết kế và tách biệt giữa việc ở và kinh doanh nên shophouse được các hộ kinh doanh, các nhãn hàng thương hiệu lớn thuê giới thiệu sản phẩm.
4. Thanh khoản tốt
Một trong những điểm mạnh của những căn nhà phố thương mại là khả năng thanh khoản cao, nhờ những yếu tố từ vị trí, thiết kế độc đáo và số lượng hạn chế có thể cho thuê mở văn phòng công ty, kinh doanh rất thuận tiện.
5. An toàn và riêng tư
Khác với những căn chung cư cao tầng, nhà phố thương mại – Shophouse thường có tính an toàn cao hơn trong phòng chống cháy nổ.
Bình Định đã và đang trỗi dậy phát triển mạnh về kinh tế – xã hội, trở thành địa phương thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Đây cũng là địa phương có rất nhiều dự án Bất động sản được đầu tư đồng bộ, với tổng vốn đầu tư rất lớn, từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Dòng vốn lớn đang đổ về Bình Định
Từ đầu năm đến nay, Bình Định đã vượt qua nhiều địa phương thuộc khu vực miền Trung, trở thành địa phương thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư trong nước.
Bình Định đã vượt qua nhiều địa phương thuộc khu vực miền Trung, trở thành địa phương thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư trong nước.
UBND tỉnh Bình Định cho biết, trong tháng 10/2022, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 5 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 1.532 tỉ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Định thu hút được 63 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 15.728 tỉ đồng.
Trong đó có 18 dự án trong Khu kinh tế và Khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 3.140 tỉ đồng và 45 dự án ngoài Khu kinh tế và Khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư trên 12.588 tỉ đồng.
Bên cạnh đó đã thực hiện tăng vốn đầu tư 15 dự án với tổng vốn tăng thêm 19.455 tỉ đồng.
Cũng theo UBND tỉnh Bình Định, đến nay, cả tỉnh có 86 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 1,05 tỉ USD. Trong đó có 39 dự án trong Khu kinh tế và Khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký 860,36 triệu USD và 47 dự án ngoài Khu kinh tế và Khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký 245,52 triệu USD.
Cũng theo thống kê, đến nay, tổng số dự án đăng ký đầu tư vào Khu kinh tế tỉnh Bình Định là 122 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 128.730 tỉ đồng, vốn đầu tư thực hiện khoảng 32.613 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 280 dự án đăng ký đầu tư vào các Khu công nghiệp, với tổng vốn đầu tư khoảng 16.195 tỉ đồng.
Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết để đạt được những kết quả nêu trên, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp…
Tuy nhiên, với hơn 14.308 ha đất trong khu kinh tế và các khu công nghiệp ngoài khu kinh tế thì kết quả thu hút đầu tư các dự án trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của khu kinh tế, khu công nghiệp.
Đâu là điểm nhấn khác biệt của bất động sản Bình Định?
Trong khi phần lớn các dự án khu đô thị, khu dân cư, nhà ở thương mại đầu tư tại nhiều địa phương là phân lô bán nền thì tại Bình Định hiện có nhiều dự án đô thị kiểu mẫu, đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh về nhà ở và có vốn đầu tư lớn.
Hạ tầng giao thông phát triển mạnh đã mở ra nhiều vùng đất phát triển mới tại Bình Định
Thống kê từ Sở Xây dựng tỉnh Bình Định cho biết, tính đến tháng 10/2022, Bình Định đã kêu gọi đầu tư, đang triển khai 83 dự án khoảng 59.351 căn, diện tích khoảng 9.078.516m2.
Cụ thể, toàn tỉnh Bình Định hiện có 11 dự án nhà ở xã hội khoảng 8.377 căn với diện tích khoảng 305.639m2. Trong đó, có 2.179 căn hộ đã giao dịch và 6.198 căn hộ chưa giao dịch.
Bên cạnh đó, toàn tỉnh Bình Định còn có 72 dự án nhà thương mại và khu đô thị khoảng 50.974 căn, với diện tích khoảng 8.772.877m2. Trong đó có 9.306 căn đã giao dịch và 41.668 căn chưa giao dịch.
Cũng theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Định, diện tích nhà ở đến thời điểm tháng 10/2022 là 41.944.330m2 sàn. Như vậy, diện tích nhà ở tại Bình Định đã tăng thêm 2.559.913m2 sàn so với năm 2021 là 39.384.417m2 sàn.
Đa phần các dự án nhà ở tại Bình Định có tổng vốn đầu tư lớn, từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn tỉ đồng.
Đơn cử như Khu dân cư Hưng Thịnh quy mô 3.265 tỉ đồng; Khu đô thị An Phú Thịnh quy mô 2.450 tỉ đồng; Khu đô thị mới khu vực Chợ Góc (CG01) quy mô khoảng hơn 1.777 tỉ đồng; Khu dân cư Ánh Việt quy mô 1.359 tỉ đồng; Trung tâm trí tuệ nhân tạo – đô thị phụ trợ, thành phố Quy Nhơn quy mô 4.362 tỉ đồng; Khu đô thị NĐT-1 Tây đường Quốc lộ 19 (mới) quy mô 2.950 tỉ đồng.
Dự án Khu đô thị NĐT-2 Tây đường Quốc lộ 19 (mới) quy mô 3.010 tỉ đồng; Khu đô thị Long Vân 2 quy mô 2.456 tỉ đồng; Khu đô thị Long Vân 3 quy mô 2.550 tỉ đồng; Khu đô thị Long Vân 4 quy mô 2.220 tỉ đồng; Khu đô thị mới Nhơn Bình quy mô 2.480 tỉ đồng.
Bên cạnh đó còn có dự án Khu đô thị xanh Đông Bắc Diêu Trì, huyện Tuy Phước quy mô 2.255 tỉ đồng; Khu đô thị Nam đường Hùng Vương quy mô 2.406 tỉ đồng; Khu đô thị Vân Hà quy mô 2.303 tỉ đồng; Khu dân cư kết hợp chỉnh trang đô thị Bắc Hà Thanh tại xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước quy mô 2.342 tỉ đồng.
Dự án Khu đô thị và du lịch sinh thái Diêm Vân quy mô 4.990 tỉ đồng; Khu đô thị Bình Chương Nam, phường Hoài Đức quy mô 1.646 tỉ đồng; Khu đô thị Trà Quang Nam, thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ quy mô 1.457 tỉ đồng; Chuyển đổi trên đất ở đô thị trên một phần diện tích của dự án trung tâm thương mại dịch vụ Du lịch Nhơn Hội quy mô 1.952 tỉ đồng.
Đặc biệt, trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội hiện đang triển khai nhiều dự án quy mô lớn như, dự án Đầu tư phát triển đô thị tại Phân khu số 4 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội quy mô 7.494 tỉ đồng; Dự án Đầu tư phát triển đô thị tại Phân khu số 2 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội quy mô 9.153 tỉ đồng; Dự án Đầu tư phát triển đô thị tại Phân khu số 9 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội quy mô 10.683 tỉ đồng.
Sáng nay, 18/11, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm đã đi kiểm tra tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông trên địa bàn các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy và TP. Đồng Hới. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành và địa phương liên quan.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm kiểm tra tại vị trí nút giao của đường cao tốc Bắc-Nam với Quốc lộ 9B thuộc địa bàn xã Vạn Ninh (Quảng Ninh).
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đoàn công tác đã trực tiếp đi kiểm tra tại vị trí nút giao của tuyến đường cao tốc Bắc-Nam với Quốc lộ 9B thuộc địa bàn xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh và điểm đấu nối lên đường cao tốc. Đây cũng là điểm tiếp giáp giữa 2 dự án thành phần Bùng-Vạn Ninh và Vạn Ninh-Cam Lộ, thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025.
Lãnh đạo UBND huyện Quảng Ninh cho biết, theo tiến độ, hiện nay, huyện Quảng Ninh đã hoàn thành việc áp giá tiền bồi thường và đến ngày 20/11/2022 sẽ hoàn thành phê duyệt phương án bồi thường GPMB cho trên 70% số hộ dân; phấn đấu đến ngày 30/11 sẽ tiến hành chi trả tiền cho người dân, bảo đảm bàn giao 70% mặt bằng để thi công dự án.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm đánh giá cao nỗ lực của huyện Quảng Ninh trong thực hiện công tác bồi thường GPMB công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn qua địa bàn. Đồng thời, yêu cầu chính quyền, các ban, ngành đoàn thể của huyện cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm chi trả tiền bồi thường cho người dân và tạo điều kiện thuận lợi để người dân khai thác, thu hoạch các loại cây trồng trên đất đã được bồi thường, GPMB.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm kiểm tra tại khu vực dự kiến quy hoạch khu tái định cư ở thôn Phú Hòa, xã Phú Thủy (Lệ Thủy).
Tiếp đó, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đoàn công tác đã đi kiểm tra tại khu vực dự kiến quy hoạch khu tái định cư ở thôn Phú Hòa, xã Phú Thủy (huyện Lệ Thủy). Khu vực này có diện tích khoảng 7,2 ha, dự kiến bố trí tái định cư cho 125 hộ dân ở xã Phú Thủy và thị trấn Nông trường Lệ Ninh.
Tại đây, sau khi nghe lãnh đạo UBND huyện Lệ Thủy báo cáo tình hình, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, việc bố trí tái định cư cho người dân là việc làm hết sức quan trọng, vì vậy, phải đảm bảo đủ diện tích đất ở cho người dân, tối đa có thể bố trí mỗi hộ 250m2 đất ở, mặt tiền phải rộng từ 12-14m. Đất sản xuất phải bố trí phù hợp để đảm bảo cho người dân sau khi tái định cư có đất để sản xuất, sớm ổn định cuộc sống.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu, huyện Lệ Thủy cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, GPMB, vì hiện nay, huyện Lệ Thủy mới chỉ hoàn thành GPMB được 9,5 km trong tổng số 31,35km chiều dài của công trình đoạn qua địa bàn.
Đối với một số hộ dân còn khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, GPMB, đồng chí Đoàn Ngọc Lâm yêu cầu UBND huyện Lệ Thủy cần xác định rõ các diện tích, chủng loại, mục đích sử dụng đất theo quy hoạch để có phương án bồi thường phù hợp, đúng quy định của pháp luật và tránh thiệt thòi cho người dân
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm kiểm tra tiến độ GPMB công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông ở TDP Trạng, phường Đồng Sơn (TP. Đồng Hới)
Cũng trong sáng 18/11, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm đã đi kiểm tra tiến độ công tác bồi thường, GPMB Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông ở TDP Trạng, phường Đồng Sơn (TP. Đồng Hới). Đây là khu vực có nhiều hộ dân nằm trong vùng dự án đi qua, phải di dời hoặc bồi thường, GPMB một phần diện tích.
Đến nay, TP. Đồng Hới đã ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư 4 đợt, đạt khoảng 56%. Khó khăn mà thành phố đang gặp phải là diện tích đất lâm trường vướng mắc quá nhiều. Thành phố phấn đấu đến hết năm 2022 công tác bồi thường, GPMB đạt khoảng 90%.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị UBND thành phố Đồng Hới tiếp tục rà soát, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB, bảo đảm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư theo đúng kế hoạch đề ra.