Category: Tin thị trường

  • Hơn 7.600 tỷ đồng vốn đầu tư “rót” vào các dự án tại Quảng Bình

    Hơn 7.600 tỷ đồng vốn đầu tư “rót” vào các dự án tại Quảng Bình

    Trong quý I/2025, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, trao quyết định chủ trương đầu tư cho một số dự án trên các lĩnh vực. Bên cạnh đó, tỉnh đã chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, đặc biệt là các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh …

    Mũi Bán đảo Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình

    Theo thông tin từ Chi Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh này trong quý 1/2025 ước tính đạt 6.964,2 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước đạt 1.073,0 tỷ đồng, giảm 26,4%; vốn đầu tư thực hiện thuộc khu vực ngoài nhà nước đạt 5.883,3 tỷ đồng, tăng 23,2%; vốn đầu tư thực hiện thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,9 tỷ đồng, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.

    GRDP tăng 7.84%

    Tính chung quý 1/2025, vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh do địa phương quản lý đạt 683,5 tỷ đồng, giảm 33,9% so với cùng kỳ năm trước. Một số dự án thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, như: Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch; Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét; Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 và mở rộng sân đỗ máy bay – Cảng hàng không Đồng Hới; Dự án thành phần 2 – Cầu Nhật Lệ 3 và đường hai đầu cầu thuộc dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, tỉnh Quảng Bình; Dự án thành phần 1 – Đường ven biển thuộc dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, tỉnh Quảng Bình….

    Chi Cục thống kê tỉnh Quảng Bình cho biết, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) trong quý 1/2025 theo giá so sánh 2010 tăng 7,84% so với cùng kỳ năm trước. Đối công nghiệp sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã quay trở lại hoạt động sản xuất ổn định, nhiều doanh nghiệp đã có các đơn hàng mới được ký kết để tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển.

    Tính chung quý 1/2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của Quảng Bình tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 6,1%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất trong quý I/2025: Quặng titan đạt 6.904 tấn, giảm 19,1% so với cùng kỳ năm trước; đá xây dựng đạt 323.104 m3, tăng 2,0%; cao lanh đạt 21.335 tấn, tăng 68,7%; thủy hải sản chế biến các loại đạt 7.196 tấn, tăng 26,7%….

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho gần 5.500 lao động 

    Quý 1/2025, hoạt động thương mại dịch vụ của Quảng Bình tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, nguồn cung hàng hóa dồi dào, đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp tết Nguyên đán, bên cạnh đó Lễ hội Xuân đầu năm và các dịch vụ liên quan khác phát triển mạnh mẽ nên tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Ước tính doanh thu tổng mức bán lẻ hàng hóa quý I/2025 tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2024.

    Tính chung quý 1/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa của tỉnh này đạt 14.166,0 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ, trong đó nhóm lương thực, thực phẩm là nhóm chiếm tỷ trọng lớn có tốc độ tăng cao 11,5%, đóng góp tăng cao nhất 4,4 điểm phần trăm.

    Cùng với đó, doanh thu dịch vụ lưu trú của Quảng Bình tính chung quý 1/2025 đạt 156,4 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 1.096,3 tỷ đồng, tăng 9,0% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động lữ hành đạt 130,8 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ.

    Quý 1/2025, nhu cầu sử dụng các dịch vụ vui chơi, giải trí của người dân tăng cao, do đây là quý có tháng trùng với tết Nguyên đán nên nhu cầu mua sắm, tiêu dùng tăng cùng với đó Ngành du lịch Quảng Bình sôi động hơn, đồng thời sự ấm lên của thị trường bất động sản đã tác động tích cực đến doanh thu các ngành kinh doanh dịch vụ. Ước tính quý 1/2025, doanh thu các ngành kinh doanh dịch vụ tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.

    Quý 1/2025, hoạt động vận tải của tỉnh cũng đạt kết quả khá tích cực. Khi tổng doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát đạt 1.665,7 tỷ đồng, tăng 11,3% so với quý trước và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước.

    Trong quý 1/2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức 12 phiên giao dịch việc làm; có 5.460 lượt người lao động được tư vấn việc làm, du học, học nghề và các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động; giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng cho 711 người; đào tạo nghề nghiệp cho 155 học viên.

  • Hối hả thi công cao tốc 20 nghìn tỷ nối Quảng Ngãi với Bình Định

    Hối hả thi công cao tốc 20 nghìn tỷ nối Quảng Ngãi với Bình Định

    Công trường cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn rầm rập tiếng máy lu, máy đào, máy ủi. Những đoàn xe tải chở vật liệu tấp nập ra vào công trường, nền đường được đắp bồi thêm đất, những mũi khác tăng cường thiết bị thảm bê tông nhựa.

    Những ngày đầu tháng 4, thời tiết nắng ráo, mỏ khoáng vật liệu được tháo gỡ, nhà thầu thi công cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn tăng cường đầu máy thiết bị, nhân sự đến công trường triển khai hàng chục mũi thi công đẩy nhanh tiến độ toàn dự án.
    Công tác đắp đất nền K95, K98 được triển khai dọc theo toàn tuyến. Đến nay, công tác đắp đất nền đạt 9,7 triệu m3 trong tổng số hơn 10,9 triệu m3. Phần lớn nền đường đã hoàn thiện lớp đắp K95, chuyển sang đắp K98 và cấp phối đá dăm. Sẵn sàng cho bước thi công bê tông gia cố xi măng, thảm nhựa.
    Để đảm bảo đưa dự án về đích như chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thị sát vào đầu tháng 2 vừa qua, liên danh nhà thầu tập trung tối đa tài chính, nhân lực với gần 3.900 nhân sự cùng hơn 1.500 đầu máy thiết bị triển khai đồng loạt 50 mũi thi công ngày, đêm, đảm bảo cơ bản hoàn thành công trình trong năm 2025.
    Những đoạn tuyến đã hoàn thiện công tác nền đường, nhà thầu triển khai thi công lớp cấp phối đá dăm. Phần lớn nguồn đá dăm được lấy từ mỏ Vạn Lý (xã Phổ Phong, thị xã Đức Phổ) phục vụ thi công gói thầu XL2 và mỏ đá An Hội (xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa) phục vụ thi công gói thầu XL1. Đối với gói XL3 chủ yếu tận dụng nguồn đá sau khoan hầm.
    Công tác thi công nền đường được các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của nhà thầu giám sát chặt chẽ từ nguồn vật liệu đầu vào đến quá trình thi công.
    Ông Bùi Nhật Hiển – Giám đốc điều hành dự án cho biết, sản lượng đất đắp toàn dự án còn khoảng 1,7 triệu m3, trong đó tuyến chính khoảng 700.000m3, còn lại là đường gom, đường dẫn… Nguồn đất cơ bản đáp ứng đủ thi công.
    Song song với đắp đất, nhà thầu tăng cường thi công cấp phối đá dăm, bê tông gia cố xi măng với quyết tâm cuối tháng 6 sẽ hoàn thành nền đường.
    Nguồn vật liệu được tháo gỡ, chất lượng đảm bảo theo thiết kế nên dọc theo tuyến chính, nhiều điểm tập kết được nhà thầu bổ sung để đảm bảo biện pháp thi công cuốn chiếu hiệu quả.
    Dọc tuyến chính dự án, công tác thi công đầm nén cấp phối đá dăm và bê tông gia cố xi măng được triển khai rầm rộ. Hiện toàn tuyến đã thi công hơn 20km cấp phối đá dăm, cấp phối đá dăm gia cố xi măng, 9km bê tông nhựa R25.
    Song song với đó, công tác thảm bê tông nhựa đại trà lớp C19 được triển khai ở đồng loạt 3 gói thầu.
    Phần lớn bê tông nhựa được Tập đoàn Đèo Cả cung ứng thông qua 7 trạm bê tông nhựa được lắp đặt dọc tuyến.
    Ông Ngọ Trường Nam – Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả cho biết, để đảm bảo tiến độ dự án, ngoài thiết bị đang có, đơn vị đã mua mới 5 máy rải bê tông nhựa, huy động thêm đội xe lu từ các dự án khác đến công trường để tăng tốc thi công, đảm bảo nền đường xong đến đâu thảm bê tông nhựa đến đó.
    Công nhân lái máy lu Lê Trí Hải, quê tỉnh Phú Yên cho biết, anh bám dự án từ ngày khởi công, những ngày qua thời tiết nắng nóng oi bức, song vì tiến độ dự án anh em công nhân quyết bám công trường hoàn thành dự án trong năm 2025.
    Ngoài hạng mục nền đường, các nhà thầu cũng tăng tốc thi công hoàn thiện hệ thống 77 cầu trên tuyến – Trong ảnh: Công nhân thi công cầu bắc qua sông Phước Giang thuộc xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành.
    Cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn dài 88km qua địa bàn hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, ngoài thi công nền đường, trên tuyến xây dựng 77 công trình cầu các loại và đào 3 hầm xuyên núi với chiều dài 4.500m, trong đó hầm số 3 dài nhất với 3.200m. Dự án cần nguồn vật liệu thi công trên dưới 15 triệu m3… với tổng mức đầu tư khoảng 20.400 tỷ đồng do Ban QLDA 2 làm chủ đầu tư.

    Theo Báo Xây Dựng

    Mời xem thêm cơ hội đầu tư dự án đất nền năm 2025 tại Quảng Ngãi : Dự án An Điền Phát

  • Đà Nẵng tái đề xuất xây hầm chui vượt sông Hàn

    Đà Nẵng tái đề xuất xây hầm chui vượt sông Hàn

    Đà Nẵng tái đề xuất xây dựng hầm chui vượt sông Hàn dài 1,67 km, kết nối từ đường Đống Đa, quận Hải Châu sang đường Vân Đồn, quận Sơn Trà.

    Chiều 19/3, ông Lương Thạch Vỹ, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, cho biết trong tuần này sẽ báo cáo xin chủ trương lãnh đạo thành phố về việc xây hầm vượt sông Hàn và kết nối giao thông qua sân bay. Nếu được chấp thuận, các đơn vị liên quan sẽ triển khai nghiên cứu tiền khả thi.

    Điểm cuối dự kiến xây hầm chui vượt sông Hàn là đường Vân Đồn (đang xây dựng công trình cao tầng), bắc qua sông sang đường Đống Đa.

    Ý tưởng làm hầm vượt sông Hàn đã được đề xuất nhiều năm trước. Tháng 12/2016, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng quyết phương án làm hầm thẳng vượt sông Hàn. Tháng 3/2017, Thủ tướng nghe Đà Nẵng báo cáo sơ bộ về dự án hầm chui sông Hàn trị giá 4.700 tỷ đồng, tuy nhiên yêu cầu thành phố nghiên cứu lại để bổ sung vào quy hoạch.

    Ở đề xuất lần này, Sở Xây dựng cho biết công trình hầm vượt sông Hàn dài 1,67 km, gồm hầm kín vượt sông Hàn 600 m, hầm kín trên bờ 380 m và hầm hở 415 m, điểm đầu kết nối từ đường Đống Đa, điểm cuối là đường Vân Đồn.

    Tổng mức đầu tư của dự án 6.880 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 3.900 tỷ, chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác 240 tỷ, chi phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư cho xây dựng dự án 2.000 tỷ, còn lại 740 tỷ là chi phí dự phòng.

    Hướng tuyến hầm chui vượt sông Hàn do Sở Xây dựng đề xuất.

    Ông Vỹ cho biết do kinh phí lớn, việc xây dựng hầm vượt sông Hàn và kết nối giao thông qua sân bay cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Vị trí đề xuất lần này không thay đổi so với các đề xuất trước, nhưng đã được cụ thể hóa hơn về công nghệ. Sở Xây dựng Đà Nẵng cũng đề xuất tuyến kết nối giao thông theo hướng Đông – Tây qua sân bay Đà Nẵng, kết nối từ đường Trường Chinh đến đường Duy Tân và đường vành đai phía Tây 2, với chiều dài hầm hơn 2,9 km.

    Ngoài ra, Sở đề xuất hai phương án tuyến tàu điện ngầm (MRT) đi chung với đường bộ: kết hợp với hầm đường bộ (chi phí 10.000 tỷ đồng) hoặc tách biệt (chi phí 7.500 tỷ đồng, chưa tính chi phí vỏ hầm). Phương án kết hợp tiết kiệm diện tích và chi phí, nhưng chi phí đầu tư ban đầu lớn và có thể gây lãng phí nếu tuyến MRT chưa triển khai. Phương án riêng biệt đảm bảo tính ổn định, dễ sửa chữa, nhưng đòi hỏi vốn đầu tư cao và thời gian thi công kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động sân bay.

    Sở Xây dựng Đà Nẵng khuyến nghị không kết hợp MRT và đường bộ qua sân bay do tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau và chưa xác định được tiến độ, công nghệ của tuyến MRT. Tuy nhiên, do sân bay Đà Nẵng đang được quy hoạch mở rộng, phương án tuyến MRT cũng cần được nghiên cứu sớm.

    Hiện tại, Đà Nẵng có 11 cây cầu bắc qua sông Hàn trên quãng đường 12 km. Vị trí hầm chui dự kiến nằm giữa cầu quay sông Hàn và cầu Thuận Phước, với khoảng cách khoảng 3,5 km.

    Theo Vnexpress

  • Bờ Đông sông Hàn lột xác trở thành cực tăng trưởng mới của Đà Nẵng

    Bờ Đông sông Hàn lột xác trở thành cực tăng trưởng mới của Đà Nẵng

    Với sự xuất hiện của hàng loạt dự án bất động sản, tài chính, công nghệ đang và sẽ vào hoạt động, khu vực này trở thành trung tâm đầu tàu hành chính, thương mại mới của thành phố Đà Nẵng. 

    Toàn cảnh bờ Đông sông Hàn trỗi dậy với các siêu dự án du lịch, thương mại

    Năm 2023, UBND Thành phố Đà Nẵng chính thức phê duyệt Quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ Đông. Với định hướng trở thành khu vực trung tâm đô thị; hành chính – chính trị; cửa ngõ du lịch ven sông, ven biển; trung tâm hội nghị quốc gia và quốc tế; trung tâm tài chính, giáo dục và đào tạo chất lượng cao miền Trung và trung tâm văn hóa – thể thao, y tế của Đà Nẵng.

    Từ đó, diện mạo đôi bờ sông Hàn khoác lên mình tấm áo mới. Đặc biệt, phía bờ Đông chứng kiến sự lột xác mạnh mẽ nhờ sự ra đời của hàng loạt công trình thương mại, du lịch trọng điểm, quy mô lớn.

    Toàn cảnh diễm lệ của hai bên bờ sông Hàn thành phố Đà Nẵng trong năm 2025. Trong thời gian tới, bờ Đông của thành phố dự kiến thêm phần rực rỡ nhờ các siêu công trình trọng điểm khác.

    Theo đó, hạ tầng khu vực này được đầu tư đồng bộ với việc nâng cấp cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi, cải tạo công viên bờ Đông, bổ sung cảnh quan, dịch vụ du lịch đêm và khu vui chơi hiện đại, quy mô. Nơi đây thành tâm điểm của các sự kiện văn hóa, lễ hội tầm cỡ thu hút du khách trong nước và quốc tế. 

    Trên tuyến đường Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo, chân cầu Trần Thị Lý… các công trình, tòa nhà lớn cũng đang mọc lên. Các dự án bất động sản cao cấp, khu phức hợp thương mại – căn hộ khách sạn liên tiếp được khởi công, tạo diện mạo đô thị hiện đại, năng động. Nhiều “ông lớn” bất động sản đã đổ bộ với các dự án quy mô như Peninsula Da Nang, Sun Cosmo Residence Đà Nẵng, Khu dịch vụ du lịch ven sông Hàn, Dự án Khu căn hộ phía Đông đường Trần Hưng Đạo,…

    Các dự án bất động sản sang trọng, tiêu chuẩn cao tô điểm cho khu vực bờ Đông và đáp ứng nhu cầu lưu trú của lực lượng chuyên gia tài chính, khách du lịch và cư dân (Nguồn: Peninsula Da Nang)

    Các siêu dự án phát triển tài chính tiếp tục đô đổ bộ khu vực sông Hàn 

    Để hiện thực hóa tham vọng trở thành trung tâm tài chính khu vực, thành phố đã quy hoạch 6,17ha đất tại các lô A12, A13, A14, A15 (đường Võ Văn Kiệt) và lô A* (ngã tư Võ Nguyên Giáp – Võ Văn Kiệt) nhằm phát triển khu phức hợp tài chính, thương mại, giải trí cao cấp, nơi đặt trụ sở các ngân hàng, công ty tài chính, công nghệ quốc tế. Đây được xem là cú hích quan trọng để thu hút các tập đoàn lớn, định hình hệ sinh thái tài chính bền vững.

    Mô phỏng trung tâm tài chính tại ngã tư Võ Nguyên Giáp – Võ Văn Kiệt của TP Đà Nẵng, một dự án quy mô và hiện đại được mong chờ bên bờ Đông thành phố. (Nguồn: Internet)

    Bên cạnh đó, du lịch vẫn là luôn là mũi nhọn chiến lược phát triển của thành phố và được đầu tư xứng tầm. Theo đó, một siêu dự án 38 bến du thuyền với tổng vốn đầu tư 7.260 tỷ đồng, trải dài từ sông Hàn, vịnh Đà Nẵng đến biển Sơn Trà sẽ được triển khai giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

    Mô hình bến du thuyền trên sông Hàn (Đà Nẵng) sắp triển khai.

    Bên cạnh đó, dự án “Dòng sông ánh sáng” với tổng vốn 400 tỷ đồng sẽ nâng tầm cảnh quan sông Hàn về đêm. Hệ thống chiếu sáng nghệ thuật trên các cây cầu, cảnh quan ven sông và công viên cây xanh sẽ biến sông Hàn thành một “đại sân khấu ánh sáng”, kết hợp với các hoạt động văn hóa – giải trí, tạo điểm nhấn du lịch độc đáo và thúc đẩy kinh tế đêm.

    Ngoài ra, Đà Nẵng cũng phê duyệt quy hoạch hầm vượt sông Hàn triển khai giai đoạn 2021 – 2030, với thiết kế 3 làn xe mỗi chiều, kết nối quận Sơn Trà và Hải Châu. Dự án không chỉ hoàn thiện mạng lưới giao thông mà còn tạo điều kiện thuận thúc đẩy hoạt động du lịch, kinh tế khu vực bờ Đông phát triển mạnh mẽ. 

    Bờ Đông Sông Hàn chạm đến những chuẩn mực đô thị tầm quốc tế 

    Nếu bờ Tây sông Hàn – khu trung tâm cũ được phát triển từ nhiều năm trước, đối mặt với tình trạng quá tải, hạn chế quỹ đất và khó mở rộng hạ tầng thì bờ Đông với quỹ đất lớn và quy hoạch hiện đại, hoàn toàn khắc phục được những vấn đề này để chạm đến những tiêu chuẩn của một đô thị tầm quốc tế.

    Về hạ tầng, bờ Đông sở hữu hệ thống giao thông ven sông, hầm vượt sông Hàn từ nút Đống Đa – Trần Phú sang nút Vân Đồn – Trần Hưng Đạo rộng 40m mang đến khả năng kết nối nhanh đến sân bay và các khu vực trọng điểm, đáp ứng được lưu lượng giao thông lớn.

    Khu vực này đang dần hoàn thiện một hệ sinh thái đô thị hiện đại, đa ngành với hạ tầng đồng bộ và cao cấp. Từ trung tâm tài chính – công nghệ số, thu hút các tập đoàn fintech, AI, blockchain, đến bất động sản hạng sang, kiến tạo cộng đồng cư dân thượng lưu với các tổ hợp thương mại, khách sạn 5 sao, tất cả góp phần định hình bờ Đông sông Hàn thành tâm điểm phát triển mới của Đà Nẵng.

    Ngoài ra, loạt dự án như bến du thuyền, phố đi bộ, show ánh sáng, phố ẩm thực và kinh tế đêm sẽ tạo cú hích mạnh mẽ, biến bờ Đông thành tâm điểm giải trí sôi động. Không chỉ mang đến trải nghiệm sống đẳng cấp cho cư dân và du khách, những hoạt động này còn gia tăng giá trị thương mại, góp phần thúc đẩy kinh tế toàn khu vực.

    Bờ Đông sông Hàn trỗi dậy mạnh mẽ, định hình trung tâm tài chính, thương mại, du lịch mới của Đà Nẵng. Với quy hoạch bài bản, hạ tầng hiện đại và loạt dự án tầm cỡ, khu vực này không chỉ nâng tầm chất lượng sống mà còn đưa thành phố vươn tầm quốc tế.

  • Đà Nẵng gia tăng nguồn lực cho trung tâm tài chính, bất động sản hưởng lợi lớn

    Đà Nẵng gia tăng nguồn lực cho trung tâm tài chính, bất động sản hưởng lợi lớn

    Sau khi Bộ Chính trị đồng ý chủ trương xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, Đà Nẵng đang tập trung “lót ổ” đón các “đại bàng” tài chính toàn cầu. Bước đi chiến lược này không chỉ mở ra cơ hội thu hút dòng vốn khổng lồ vào lĩnh vực tài chính, thương mại, mà còn tạo cú hích mạnh mẽ cho thị trường bất động sản.

    Đà Nẵng trải thảm đón đại bàng tài chính đổ bộ 

    Tại Hội thảo phát triển trung tâm tài chính Việt Nam vừa diễn ra, lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng thông tin, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương thành lập trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, trong đó có Đà Nẵng.

    Theo định hướng, Đà Nẵng sẽ phát triển hệ sinh thái tài chính đa thành phần, gồm: dịch vụ tài chính quốc tế (thanh toán, ngoại hối, tài chính xanh…), Fintech – TechFin (AI, Big Data, tài sản số…) và dịch vụ hỗ trợ đầu tư, giải trí cao cấp (nghỉ dưỡng, casino, pháp lý, kiểm toán…).

    Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết: “Hiện nhiều quỹ đầu tư, tập đoàn tài chính từ Mỹ, Singapore, Trung Đông, Thụy Sĩ bày tỏ quan tâm đến Đà Nẵng nhờ định hướng phát triển gắn với đổi mới sáng tạo, tài chính xanh và công nghệ tài chính.”

    Để đón làn sóng đầu tư, Đà Nẵng đã chuẩn bị quỹ đất sạch, hệ thống hạ tầng hiện đại, và chính sách ưu đãi cạnh tranh về thuế. Thành phố quy hoạch 6,17 ha đất tại các lô A12, A13, A14, A15 (đường Võ Văn Kiệt) và lô A* (ngã tư Võ Nguyên Giáp – Võ Văn Kiệt) để phát triển khu phức hợp tài chính, thương mại, giải trí cao cấp, nơi đặt trụ sở các ngân hàng, công ty tài chính, công nghệ quốc tế.

    Phối cảnh Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng (Nguồn: IPPG)

    Ngoài ra, thành phố còn dành 9,7ha phía Tây Bắc cầu Thuận Phước để phát triển trung tâm Fintech, kết nối Công viên phần mềm số 2, tạo hệ sinh thái công nghệ tài chính đồng bộ, hiện đại. Về lâu dài, thành phố nghiên cứu chuyển đổi khu công nghiệp Đà Nẵng thành khu phố tài chính quốc tế An Đồn, phát triển văn phòng, nhà ở cao cấp, trung tâm thương mại, giải trí và các dịch vụ tài chính.

    Được biết, Đà Nẵng cũng đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cảng biển, sân bay, giao thông, công nghệ số (hướng tới phủ sóng 5G toàn thành phố vào 2030), đồng thời đào tạo nguồn nhân lực tài chính, công nghệ cao. Song song đó, thành phố xây dựng cơ chế đặc thù, thí điểm sandbox cho fintech, ngân hàng số, tài chính xanh,… nhằm thu hút các định chế tài chính, nhà đầu tư và chuyên gia quốc tế, đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quốc tế trong tương lai gần.

    Bất động sản Đà Nẵng đón chu kỳ tăng trưởng mới nhờ làn sóng tài chính

    Theo các chuyên gia bất động sản, việc Bộ Chính trị đồng ý chủ trương thành lập trung tâm tài chính tại Đà Nẵng là một tín hiệu lớn về mặt chính sách, tạo ra kỳ vọng mạnh mẽ rằng dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước sẽ đổ vào thành phố, kéo theo sự phát triển toàn diện về hạ tầng, dịch vụ và bất động sản. 

    Làn sóng tài chính sẽ tác động trực tiếp đến các phân khúc bất động sản. Cụ thể, trung tâm tài chính hình thành sẽ kéo theo số lượng lớn doanh nhân, chuyên gia tài chính quốc tế đến làm việc, sinh sống. Điều này kéo theo nhu cầu nhà ở cao cấp, căn hộ hạng sang, biệt thự nghỉ dưỡng và các sản phẩm bất động sản gắn với dịch vụ đẳng cấp quốc tế.

    Tiếp đó, khi các tổ chức tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty fintech sẽ cần không gian làm việc đạt chuẩn quốc tế, kéo theo nhu cầu lớn về văn phòng hạng sang, đặc biệt tại các khu vực trung tâm như quận Sơn Trà, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn.

    Gia tăng nhu cầu các tổ hợp lưu trú, giải trí và thương mại hạng sang

    Cùng với sự phát triển của trung tâm tài chính, các dịch vụ cao cấp như khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ tài chính, giải trí sẽ gia tăng, kéo theo nhu cầu phát triển các tổ hợp thương mại, phức hợp giải trí.

    Không chỉ tác động lên các phân khúc bất động sản, việc hình thành các trung tâm tài chính tại Đà Nẵng sẽ kéo theo sự ra đời của các khu đô thị tài chính kiểu mới. Cụ thể, Đà Nẵng sẽ từ đô thị du lịch – nghỉ dưỡng kết hợp thêm mục tiêu  tài chính – công nghệ, góp phần tái định hình nhu cầu ngành bất động sản. Các khu phức hợp “tài chính – công nghệ – giải trí” sẽ phát triển mạnh mẽ, giống như các đô thị tài chính lớn như Singapore, Dubai, Hong Kong.

    Thị trường bất động sản Đà Nẵng đón chu kỳ tăng trưởng mới nhờ làn sóng tài chính (Nguồn: Internet)

    Nhìn chung, khi nguồn cung bất động sản cao cấp còn hạn chế trong khi nhu cầu ngày càng tăng, giá trị phân khúc này chắc chắn sẽ tiếp tục leo thang, đặc biệt tại những vị trí “vàng” được quy hoạch cho trung tâm tài chính và các dịch vụ đi kèm. 

    Không chỉ khu vực trung tâm, làn sóng tài chính sẽ lan tỏa đến các vùng phụ cận như Hòa Xuân, Hòa Vang, Liên Chiểu, mở rộng nhu cầu về khu đô thị thông minh, nhà ở chuyên gia, khu logistics gắn với cảng biển, sân bay. Theo đó, đây là cơ hội cho các nhà đầu tư tiên phong nắm bắt làn sóng tăng trưởng sớm.

    Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định: “Đà Nẵng đang bước vào giai đoạn vàng để đầu tư. Khi hạ tầng hoàn thiện, bất động sản trung tâm sẽ bứt phá mạnh.”

    Với những bước đi mạnh mẽ trong việc phát triển trung tâm tài chính, Đà Nẵng đang mở ra một chương mới cho thị trường bất động sản. Sự cộng hưởng giữa làn sóng tài chính, quy hoạch hạ tầng đồng bộ và điều chỉnh bảng giá đất đã tạo nên những tín hiệu tích cực, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Trong bối cảnh đó, bất động sản Đà Nẵng được kỳ vọng sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành điểm đến hấp dẫn của giới đầu tư trong và ngoài nước. 

    Mời xem thêm: Sức bật từ loạt dự án lớn: Thị trường địa ốc Đà Nẵng vào đà tăng trưởng

  • Bình Định: Thị trường bất động sản đầy triển vọng trong mắt nhà đầu tư

    Bình Định: Thị trường bất động sản đầy triển vọng trong mắt nhà đầu tư

    Bình Định đang vươn mình trở thành điểm sáng trên bản đồ bất động sản miền Trung. Không chỉ sở hữu vị trí chiến lược, tỉnh còn chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng, thu hút hàng loạt dự án lớn và nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư trong – ngoài nước.

    Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng phân hóa rõ rệt, Bình Định nổi lên như một điểm đến giàu tiềm năng với mức giá còn hấp dẫn, dư địa tăng trưởng rộng mở. Với sự bùng nổ của nhiều dự án tỷ đô và chính sách hỗ trợ từ chính quyền, năm 2025 hứa hẹn sẽ là thời điểm vàng để các nhà đầu tư đón đầu cơ hội tại đây.

    Bình Định – Điểm đến mới tiềm năng của giới đầu tư (Nguồn ảnh: Internet)

    Hạ tầng phát triển – Đòn bẩy cho thị trường bất động sản

    Sự hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng giao thông đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy thị trường bất động sản Bình Định. Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bình Định và Bộ Giao thông Vận tải, các dự án quan trọng như cao tốc Bắc – Nam đoạn qua tỉnh (dự kiến hoàn thành vào năm 2025), đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku và việc mở rộng Cảng Hàng không Phù Cát đạt tiêu chuẩn quốc tế giúp kết nối với các thành phố lớn chỉ trong 1-2 giờ bay đang được triển khai mạnh mẽ. 

    Mô hình Nhà ga hành khách và sân đậu máy máy của Cảng hàng không Phù Cát (Nguồn ảnh: Internet)

    Đặc biệt, tuyến đường kết nối trung tâm thị xã An Nhơn với tuyến ven biển phía Tây đầm Thị Nại, với tổng vốn đầu tư hơn 1.043 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2025 sẽ tạo động lực phát triển cho khu vực. Những dự án này không chỉ cải thiện kết nối vùng mà còn tạo động lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. 

    Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định cho biết, năm 2024, Bình Định trở thành ‘điểm nóng’ với hơn 64 dự án mới, tổng vốn gần 14.225 tỷ đồng. Không chỉ thu hút các tập đoàn trong nước, các ông lớn quốc tế như Daewon, Lotte Mart, cùng với các doanh nghiệp trong nước như Tập đoàn Ngân Tín cũng quyết định đầu tư. Các dự án này tập trung vào phát triển khu đô thị, trung tâm thương mại và dịch vụ, góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nâng cao chất lượng sống cho người dân.

    Diện mạo đô thị ngày càng “thay da đổi thịt” (Nguồn ảnh: Internet)

    Điều thú vị, giá đất Bình Định vẫn ở mức hấp dẫn so với các thành phố biển khác! Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam – VARS, giá đất tại Bình Định chỉ khoảng 32,4 triệu/m², tăng 31,7% so với năm trước. Dù thấp hơn Đà Nẵng và Nha Trang từ 30-50% nhưng tốc độ tăng giá đang cực nhanh. Điều này cho thấy dư địa tăng trưởng còn lớn, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai. Từ đây, Bình Định không chỉ là trung tâm du lịch mà đang trở thành đô thị hiện đại với loạt khu đô thị, resort ven biển, thu hút dòng vốn tỷ đô.

    Vị trí chiến lược, du lịch phát triển mạnh mẽ

    Bình Định sở hữu vị trí chiến lược tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, đóng vai trò cửa ngõ giao thương giữa miền Trung và Tây Nguyên. Nhờ hệ thống cảng biển, sân bay, đường sắt và cao tốc hiện đại, tỉnh đang ngày càng thu hút dòng vốn đầu tư vào bất động sản thương mại và nghỉ dưỡng.

    Ngoài ra, Bình Định còn nổi bật với tiềm năng du lịch vượt trội. Số liệu từ Sở Du lịch Bình Định công bố, trong năm 2023, tỉnh đón hơn 6 triệu lượt khách du lịch, tăng 27% so với năm trước, đem lại doanh thu từ du lịch đạt hơn 15.000 tỷ đồng. Đến năm 2024, du lịch Bình Định tiếp tục đã đạt được những kết quả ấn tượng như lượng khách du lịch ước tính đạt 9,2 triệu lượt, tăng 83,9% so với năm 2023. Trong đó, khách quốc tế chiếm 93.850 lượt, tăng 17,3% so với năm trước, doanh thu từ du lịch năm 2024 ước đạt 25.500 tỷ đồng, tăng 55,4% so với năm 2023.

    Eo Gió – Một trong những điểm tham quan hút lượng lớn khách du lịch (Nguồn ảnh: Internet)

    Tiếp tục đà phát triển, tỉnh Bình Định đặt mục tiêu trong năm 2025 đón 10 triệu lượt khách du lịch, tăng 8,7% so với năm 2024, và doanh thu dự kiến đạt 26.000 tỷ đồng, tăng 5,9% so với năm trước. Những con số này cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch Bình Định, đồng thời phản ánh tiềm năng phát triển và sức hút của tỉnh đối với du khách trong và ngoài nước. 

    Tiềm năng phát triển mạnh mẽ của Bình Định trong tương lai (Nguồn ảnh: Internet)

    Các điểm đến nổi tiếng như Kỳ Co, Eo Gió, Hòn Khô, tháp Bánh Ít và quần thể di tích Champa không chỉ giúp Bình Định phát triển mạnh ngành du lịch mà còn là động lực thúc đẩy bất động sản nghỉ dưỡng. Nhiều tập đoàn lớn như FLC, Hưng Thịnh, Sun Group cũng đang triển khai hàng loạt dự án resort, khách sạn cao cấp nhằm khai thác tiềm năng này.

    Chính sách thu hút đầu tư và tiềm năng phát triển năm 2025

    Chính quyền tỉnh Bình Định đã đề ra nhiều chính sách hỗ trợ phát triển bất động sản trong năm 2025. Việc nâng cấp thị xã An Nhơn lên thành phố trực thuộc tỉnh đang được triển khai mạnh mẽ, không chỉ thúc đẩy hạ tầng đô thị mà còn tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn. 

    Tỉnh cũng chú trọng phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu hoàn thành trên 5.000 căn vào năm 2025, góp phần đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân và tạo sự cân bằng trong thị trường bất động sản.

    Bên cạnh đó, Bình Định đã triển khai nhiều chính sách cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình đầu tư và xây dựng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 

    Ngoài ra, Bình Định tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn FDI. Theo báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2024, Bình Định đã thu hút hơn 35 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 1,2 tỷ USD, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, công nghiệp chế biến và bất động sản. Năm 2024, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bình Định tăng mạnh, giúp thu hút dòng vốn FDI và các doanh nghiệp lớn.

    Bình Định không chỉ tập trung phát triển bất động sản du lịch và công nghiệp mà còn đặt tham vọng trở thành trung tâm công nghệ cao của miền Trung. Minh chứng cho điều này là việc đầu tư xây dựng “Thung lũng AI” tại Quy Nhơn vào năm 2025, kỳ vọng thu hút hơn 2.000 kỹ sư phần mềm. Dự án do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo Quy Nhơn (QAI) dẫn dắt, với mục tiêu phát triển trung tâm nghiên cứu chuyên sâu, cung cấp giải pháp AI cho thị trường quốc tế. Đồng thời, dự án cũng thúc đẩy hợp tác với các tập đoàn công nghệ hàng đầu như FPT và NVIDIA nhằm đẩy mạnh ứng dụng AI trong nhiều lĩnh vực kinh tế.

    Đặc biệt, tỉnh đã triển khai hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm như khu công nghiệp Becamex Bình Định rộng 1.425 ha, khu đô thị Long Vân – Quy Nhơn quy mô 1,35 ha, dự án điện gió ngoài khơi 3,5 tỷ USD và các dự án đường ven biển, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện.

    Với những lợi thế về hạ tầng, chính sách hỗ trợ, tiềm năng du lịch và vị trí chiến lược, Bình Định đang trên đà trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản trong năm 2025. Sự phát triển đồng bộ và bền vững hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho thị trường nơi đây.

  • Đà Nẵng sẽ xây dựng tòa tháp cao 69 tầng, khi hoàn thành sẽ là tòa tháp cao thứ hai tại Việt Nam

    Đà Nẵng sẽ xây dựng tòa tháp cao 69 tầng, khi hoàn thành sẽ là tòa tháp cao thứ hai tại Việt Nam

    Thành phố Đà Nẵng đang lên kế hoạch xây dựng một tòa tháp biểu tượng cao 69 tầng tại khu vực Công viên Châu Á (Asia Park). Dự án này, nếu được phê duyệt, sẽ trở thành tòa nhà cao nhất Đà Nẵng và cao thứ hai tại Việt Nam, với chiều cao dự kiến hơn 400m.

    Dự án nằm trong danh mục các dự án ưu tiên thực hiện trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2030. Theo đó nhà đầu tư được chọn là Tập đoàn Sun Group, là doanh nghiệp này đã thực hiện nhiều dự án lớn tại thành phố này, góp phần tạo nên các công trình biểu tượng và phát triển hạ tầng du lịch. Hiện tập đoàn đang phối hợp với các cơ quan chức năng để hoàn tất thủ tục cấp phép theo quy định.

    Được biết, tòa tháp 69 tầng thuộc Khu công viên chuyên đề, văn hóa, vui chơi giải trí kết hợp thương mại dịch vụ, nằm ở phía Đông Nam Đài Tưởng niệm, giai đoạn 2 của Asia Park. Theo quy hoạch chi tiết do UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt, công trình được phép xây dựng tối đa 70 tầng. Với chiều cao dự kiến 408m, tòa tháp này sẽ chỉ đứng sau Landmark 81 tại TP.HCM về độ cao tại Việt Nam.

    Theo định hướng phát triển đến năm 2030, TP.Đà Nẵng đặt mục tiêu trở thành đô thị phát triển bền vững với nền kinh tế dựa trên ba trụ cột chính: du lịch, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển. Đây sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng, giúp Đà Nẵng vươn lên trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của khu vực.

    Bên cạnh đó, thành phố tập trung đầu tư vào năm lĩnh vực mũi nhọn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển toàn diện, bao gồm du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với Bất động sản nghỉ dưỡng, cảng biển và hàng không gắn với dịch vụ logistics, công nghiệp công nghệ cao kết hợp với xây dựng đô thị sáng tạo, công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số và nông nghiệp công nghệ cao cùng ngư nghiệp.

    Định hướng đến năm 2045, Đà Nẵng phấn đấu trở thành đô thị lớn, thông minh, sáng tạo, đóng vai trò trung tâm kinh tế – xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, với các thế mạnh về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin và công nghiệp hỗ trợ.

    Bên cạnh đó, Đà Nẵng sẽ phát triển thành thành phố cảng biển và đô thị biển quốc tế, giữ vai trò hạt nhân trong chuỗi đô thị ven biển và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên.

  • Đà Nẵng sắp khởi công hàng loạt dự án lớn, tổng vốn đầu tư 100.000 tỷ đồng

    Năm 2025, Đà Nẵng sẽ triển khai hàng loạt dự án trọng điểm như Dự án Làng Vân, Tổ hợp Công viên Châu Á, và các dự án hạ tầng giao thông quan trọng…

    Ngày 17/2, theo Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND thành phố, đã đặt ra những mục tiêu và giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố trong năm 2025. Trong đó, một trong những vấn đề then chốt là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang triển khai trên địa bàn thành phố.

    Để đạt được mục tiêu tăng trưởng này, thành phố Đà Nẵng sẽ tập trung vào việc giải quyết những khó khăn và vướng mắc trong các dự án và doanh nghiệp. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án sớm được triển khai trong năm 2025, đồng thời tăng cường lượng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn.

    UBND thành phố Đà Nẵng đặt mục tiêu tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2025 đạt hơn 50.000 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với năm 2024 (khoảng 33.000 tỷ đồng). Trong đó, khu vực nhà nước dự kiến đóng góp khoảng 10.000 tỷ đồng, còn khu vực tư nhân chiếm khoảng 40.000 tỷ đồng. Mục tiêu là đóng góp 0,7-1 điểm phần trăm vào tổng tăng trưởng GRDP của thành phố trong năm 2025.

    Ngoài ra, địa phương này đã và đang triển khai các biện pháp tháo gỡ những dự án tồn đọng kéo dài trong nhiều năm qua.

    Đáng lưu ý, dự kiến trong quý I, II/2025, nhiều dự án lớn sẽ được khởi công, với tổng vốn đầu tư lên đến trên 100.000 tỷ đồng, như Dự án Làng Vân (14.000 tỷ đồng), Tổ hợp Công viên Châu Á và Tổ hợp Pháo hoa quốc tế (hơn 40.000 tỷ đồng), các công trình của Tập đoàn FPT (hơn 5.000 tỷ đồng), và Dự án Khu Công nghệ thông tin của Tập đoàn Viettel (2.000 tỷ đồng).

    Một trong những dự án quan trọng là sân vận động Chi Lăng, dự kiến sẽ hoàn thành điều chỉnh quy hoạch và giải phóng mặt bằng trước ngày 30/4/2025, đủ điều kiện để đấu giá trong năm 2025.

    Thành phố cũng đang rà soát và đề xuất tháo gỡ một số dự án lớn khác, như các diện tích đất tại khu vực lấn biển Thuận Phước (181 ha và 29 ha), theo các kết luận của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, việc giải phóng mặt bằng cho đoạn cao tốc qua Đà Nẵng đã hoàn tất và dự kiến sẽ thông xe vào tháng 8/2025.

    Trong năm 2024, thành phố Đà Nẵng có 104 dự án, 8.408 hồ sơ và 8.380 ngôi mộ cần giải tỏa. Đến 31/12/2024, đã hoàn thành 32 dự án (30,8%), 5.126 hồ sơ (61%). Dự án cao tốc Hòa Liên – Túy Loan giải tỏa 1.220 hồ sơ và 3.298 ngôi mộ trong 9 tháng. Giải ngân bồi thường đạt hơn 1.347 tỷ đồng, trên 77%. Quận Liên Chiểu dẫn đầu với 16 dự án hoàn thành, huyện Hòa Vang đứng thứ hai.

    Kết quả đạt được là nhờ vào việc UBND thành phố đã triển khai nhiều chính sách mới, như tăng cường phân cấp và ủy quyền cho cấp huyện trong việc thẩm định, phê duyệt kế hoạch tái định cư; hạn chế phát sinh chi phí bồi thường và điều chỉnh tổng mức đầu tư; hỗ trợ suất tái định cư tối thiểu cùng với quy định về tái định cư tại các lô đất có hai mặt tiền; áp dụng cơ chế bồi thường bằng tiền theo giá thị trường…

  • Bình Định: Hơn 1.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng dự án đường ven biển

    Bình Định: Hơn 1.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng dự án đường ven biển

    Dự án đường ven biển đoạn cầu Thiện Chánh (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) đi Quảng Ngãi sẽ được triển khai xây dựng từ 2025-2028. Dự án có tổng chiều dài 3,13km, với tổng mức đầu tư khoảng 1.088 tỷ đồng.

    Ngày 6/2, thông tin từ UBND tỉnh Bình Định cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh vừa đồng ý thực hiện chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường ven biển đoạn cầu Thiện Chánh đi Quảng Ngãi. Theo đó, địa điểm thực hiện thuộc địa phận thị xã Hoài Nhơn. Tuyến đường có tổng chiều dài 3,13km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố chính thứ yếu và đường cấp III miền núi, với vận tốc thiết kế từ 50-60km/giờ, bề rộng nền đường từ 12-20,5m. Tuyến đường có điểm đầu tại Km 103 + 542,62 (điểm cuối Dự án đường ven biển ĐT.639, đoạn từ cầu Lại Giang đến cầu Thiện Chánh) và điểm cuối tại Km 106 + 672,62, giáp ranh tỉnh Quảng Ngãi.

    Dự án cũng xây dựng cầu Trường Xuân theo phương án cầu Extradosed, xây dựng vĩnh cửu với chiều dài toàn cầu 358,3m, bề rộng mặt cầu 18m. Cùng với đó, đầu tư hệ thống điện chiếu sáng dọc tuyến và một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật đô thị.

    Tỉnh dự kiến sẽ xây dựng 3 khu tái định cư tại các khu quy hoạch đất ở mới ở các khu phố Tân Thành, Dĩnh Thạnh, Công Thạnh thuộc phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn nhằm bố trí tái định cư cho người dân với tổng mức kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 249 tỷ đồng.

    Dự án được đầu tư theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư khoảng 1.088 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ dự kiến khoảng 635 tỷ đồng (vốn bố trí trung hạn giai đoạn 2025 – 2030), vốn ngân sách địa phương dự kiến khoảng 453 tỷ đồng và do Ban Quản lý dự án Giao thông tỉnh làm chủ đầu tư.

    Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào năm 2025 và hoàn thành vào năm 2028.

  • Quảng Bình đón hơn 163 nghìn khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ 2025

    Quảng Bình đón hơn 163 nghìn khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ 2025

    Dịp Tết Ất Tỵ 2025, thời tiết ở Quảng Bình rất đẹp, nắng ấm làm cho hương sắc mùa xuân mới ngập tràn không gian. Hầu hết các điểm tham quan du lịch, di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh mở cửa đón khách du lịch xuyên Tết. Từ ngày 25/1 đến 2/2, tỉnh này đón 163.400 lượt khách du lịch, tăng 10,5% so dịp Tết 2024.

    Thuyền đưa du khách tham quan động Phong Nha trong những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025.

    Không khí lễ hội rộn ràng, kết hợp với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và không gian trong lành đã thu hút nhiều du khách đến với Quảng Bình để tận hưởng những khoảnh khắc đầu xuân ý nghĩa, khởi đầu một năm mới tràn đầy năng lượng.

    Do vậy, số khách du lịch nội địa bình quân trong dịp Tết này tăng 10,1% so số lượt khách du lịch nội địa bình quân trong dịp Tết Giáp Thìn 2024. Khách quốc tế ước đạt 4.785 lượt khách, tăng 24,1% so số lượt khách du lịch quốc tế bình quân trong dịp Tết Giáp Thìn 2024.

    Với thời tiết thuận lợi, rất đông người dân và du khách du xuân, dâng hương và tham quan ở các điểm du lịch tâm linh và lịch sử như chùa Hoằng Phúc – ngôi cổ tự hơn 700 năm tuổi ở huyện Lệ Thủy; núi Thần Đinh, huyện Quảng Ninh; đền tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ đường 20 Quyết thắng, huyện Bố Trạch, đền Công chúa Liễu Hạnh dưới chân đèo Ngang ở huyện Quảng Trạch.

    Du khách cùng nhau lưu lại bức ảnh đầu xuân bên dòng sông Son.

    Tại các khu, điểm tham quan du lịch của Trung tâm du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng, động Thiên Đường hoặc điểm đến của Công ty Chua me đất bên cạnh các dịch vụ tham quan, trải nghiệm còn có các không gian đón Tết làng Việt được tái hiện bằng cách bài trí khá bắt mắt và chân thực, tạo thêm điểm check-in độc đáo cho du khách.

    Giám đốc Trung tâm Du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng Hoàng Minh Thắng cho biết, để mang đến những trải nghiệm trọn vẹn nhất, Trung tâm đã chủ động chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, nhân sự và các hoạt động hỗ trợ du khách.

    Các điểm check-in được trang trí công phu với nhiều tiểu cảnh bắt mắt mang đậm sắc xuân, tạo không gian lý tưởng để du khách lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ bên gia đình và bạn bè.

    Trong 3 ngày đầu xuân mới Ất Tỵ 2025, khu du lịch này đã đón hơn 9.000 lượt khách, tăng khoảng 15% so cùng thời điểm Tết 2024. Các điểm tham quan được yêu thích nhất vẫn là những cái tên quen thuộc như động Phong Nha, động Tiên Sơn, đền tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đường 20 Quyết thắng…

    Không chỉ đến tham quan, trải nghiệm du lịch mà nhiều du khách còn tham gia các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống ở Quảng Bình. Tại Quảng trường Hồ Chí Minh thành phố Đồng Hới, du khách không chỉ đến tham quan, check-in cảnh quan mà còn tham gia hội bài chòi diễn ra hằng ngày nơi đây.

    Đầu xuân mới, du khách vui hội bài chòi ở Quảng Bình

    Theo lãnh đạo Sở Du lịch Quảng Bình, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sức hút đặc biệt từ cảnh quan kỳ vĩ của hệ thống hang động và thiên nhiên tươi đẹp cùng hệ thống dịch vụ ngày càng được nâng cấp, Quảng Bình với “trái tim” là Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những điểm đến hấp dẫn hàng đầu mỗi dịp Tết đến, xuân về.

    Được biết, năm 2025, du lịch Quảng Bình sẽ có thêm nhiều hoạt động, sản phẩm mới hứa hẹn tạo sự đột phá như: sân golf Bảo Ninh được vào khai thác để phục vụ du khách đến từ Hàn Quốc; tại sân bay Đồng Hới sẽ có các chuyến bay charter từ Đài Bắc (Trung Quốc) đến Quảng Bình, Buôn Mê Thuột – Đồng Hới để đưa khách du lịch đến với địa phương.

    Khu du lịch quốc tế của Tập đoàn FLC tại huyện Quảng Ninh đã tái khởi động trở lại để tạo ra sản phẩm vào giữa năm nay.

    Ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Tập đoàn Sun Group đang tìm hiểu cơ hội, đầu tư dự án phát triển du lịch đẳng cấp tại đây, hứa hẹn tạo ra “lực đẩy” đưa du lịch Quảng Bình lên tầm cao mới.

    Theo báo Nhân dân