Sau 18 tháng khởi công xây dựng, khu đô thị du lịch quốc tế Regal Legend sẽ chính thức chào đón hàng trăm cư dân tinh hoa trở về nhà, tiếp tục kiến tạo nhịp sống phồn vinh, sầm uất tại đại đô thị biển quốc tế lớn nhất miền Trung.
Bàn giao nhà, sổ hồng và loạt hoạt động đặc sắc tại khu đô thị 21ha
Tháng 12/2022, dự án Khu đô thị Bảo Ninh 1 (Regal Legend) vẫn là một khu quy hoạch bãi đất trống hơn 20ha trên cung đường biển Võ Nguyên Giáp trực diện biển Bảo Ninh (Quảng Bình). Giữa vùng đất hoang sơ, diệu kỳ được thiên nhiên ban tặng nhiều ưu ái ấy, 18 tháng sau, Regal Legend trở thành đại công trường kỹ vĩ với hàng trăm công trình kiến trúc hiện hữu, điểm đến giải trí hàng đầu khu vực.
Toàn cảnh đại công trường Regal Legend sau 18 tháng
Không chỉ gây ấn tượng với tiến độ vượt trội và hàng loạt động thái tích cực, mới đây nhất, Regal Group – đơn vị chủ đầu tư dự án chính thức công bố chương trình hấp dẫn 2023 sẽ diễn ra vào ngày 1.7 tại Regal Legend: “Kiến tạo đô thị biển quốc tế và Lễ bàn giao nhà – Sổ hồng”. Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, hàng trăm cư dân tinh hoa sẽ chính thức được được trở nhà để an cư lạc nghiệp và đầu tư kinh doanh.
Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp lộng lẫy được bồi đắp hàng triệu năm của hang Sơn Đoòng kết hợp công nghệ ánh sáng, âm nhạc quốc tế, khu nhạc nước tại phố đi bộ ven biển sẽ trở thành điểm đến biểu tượng cho cư dân, du khách trên toàn cầu
Cùng với đó, Regal Legend tiếp tục chứng minh sự hoàn chỉnh về diện mạo lẫn chiều sâu sức sống khi chính thức khánh thành quảng trường nhạc nước Son Doong Mystery Light & Water show. Đặc biệt, sự xuất hiện của nữ ca sĩ Dương Hoàng Yến với những bản hit đình đám sẽ mang đến trải nghiệm âm nhạc đặc sắc trong không gian kiến trúc độc bản.
Tung loạt ưu đãi khủng với giỏ hàng đặc biệt – Cơ hội đầu tư hấp dẫn chưa từng có
Cũng tại sự kiện, Regal Group chính thức công bố giỏ hàng mới với các căn boutique hotel hai mặt tiền, ngay tại phố đi bộ ven biển Regal Beach trung tâm thành phố Đồng Hới cùng hàng loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn chỉ áp dụng trong ngày 1/7.
Theo đó, Regal Group đặc biệt hỗ trợ thanh toán linh hoạt trong vòng 36 tháng, thanh toán 30% nhận nhà sử dụng ngay; Chiết khấu cao từ 3-4,5% giá bán; Hỗ trợ vay ngân hàng 70%, miễn lãi vay, ân hạn nợ gốc đến 18 tháng (cố định lãi suất vay 9% trong 18 tháng tiếp theo); Hỗ trợ kinh doanh cho chủ nhà lợi nhuận 6%/2 năm (khách hàng có thể sử dụng nhà ở hoặc cho thuê tùy ý); Hỗ trợ hoàn thiện nội thất cho chủ nhà kinh doanh tại dự án trước 30/9/2024 lên đến 300 triệu đồng; Miễn phí 3 năm quản lý vận hành dự án Miễn phí trọn đời tiện ích cao cấp Regal Pool, Regal Exclusive, Regal Homes , Regal Beach… cùng hàng loạt ưu đãi khác.
Regal Pool – hệ thống bể bơi bốn mùa tiêu chuẩn quốc tế sắp đưa vào vận hành phục vụ nhu cầu thư giãn, tận hưởng của cư dân, du khách
Kỳ vọng trở thành điểm đến toàn cầu mới tại Quảng Bình, Regal Legend đang dần khẳng định sức hút không tưởng của mình từ loạt công trình kiến trúc đẳng cấp đến từ các đối tác danh tiếng hàng đầu thế giới đến những lễ hội rực rỡ ánh đèn vẫn đang diễn ra hàng tuần thu hút cư dân, du khách trong và ngoài nước. Cùng với đó, hàng trăm tiện ích, dịch vụ lưu trú, ẩm thực, mua sắm.. quy tụ tại 2 tuyến phố đi bộ, tổ hợp tiện ích ven hồ, bãi biển Regal Beach sẽ lấp đầy trải nghiệm bất tận cho bất cứ ai đặt chân đến Quảng Bình.
Chương trình kiến tạo đô thị biển quốc tế và Lễ bàn giao nhà – Sổ hồng khu đô thị du lịch quốc tế Regal Legend
Thời gian: 16h00, ngày 1/07/2023
Địa điểm: Cafe Trung Nguyên Legend, Võ Nguyên Giáp, Đồng Hới, Quảng Bình
Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 sẽ được UBND tỉnh Quảng Bình công bố tại Hà Nội ngày 25/6/2023.
Theo Quy hoạch, Quảng Bình đặt mục tiêu phát triển đến năm 2030 đạt tỷ lệ đô thị hóa 38%. Dự kiến, đến năm 2030, Quảng Bình sẽ có 16 đô thị và năm 2050 có 17 đô thị. Địa phương cũng xác định phát triển đô thị theo hướng thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển bền vững.
Về không gian đô thị, Quảng Bình định hướng gồm 5 cụm đô thị. Trong đó, cụm đô thị trung tâm lấy Đồng Hới làm hạt nhân, các đô thị vệ tinh gồm đô thị Hoàn Lão, Việt Trung, Đinh Mười.
Các cụm đô thị còn lại gồm cụm đô thị phía Nam lấy Kiến Giang làm trung tâm, các đô thị vệ tinh Lệ Ninh và Ánh Sơn; Cụm đô thị phía Bắc lấy Ba Đồn làm trung tâm, các đô thị vệ tinh gồm đô thị Hòn La, Quảng Phương, Tiến Hóa; Cụm đô thị phía Tây lấy đô thị Đồng Lê làm trung tâm, các đô thị vệ tinh gồm Quy Đạt, Hóa Tiến, Cha Lo; Cụm đô thị du lịch lấy Phong Nha làm trung tâm đô thị của Khu du lịch Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, cùng với đô thị vệ tinh là Phúc Trạch.
Điểm nhấn của trong phương án phát triển đô thị chính là đô thị trung tâm Đồng Hới. Quảng Bình xác định thành phố Đồng Hới là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm logistics, giao thông năng động. Quảng Bình hướng đến phát triển thành phố Đồng Hới trở thành đô thị có ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp phát triển mạnh, là một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ.
Đến năm 2030, dân số thành phố Đồng Hới dự kiến khoảng 25 vạn người và đến 2050 sẽ lên 35 vạn người. Hiện tại, Đồng Hới đang là đô thị loại II và đang tập trung xây dựng, phát triển lên đô thị loại I, trong giai đoạn 2031-2050 sẽ nâng cấp thành đô thị loại I. Không gian đô thị Đồng Hơi sẽ phát triển mở rộng theo hướng Bắc và hướng Nam, các phân khu chức năng chính sẽ gồm trung tâm đô thị, cửa ngõ, công nghiệp, bảo tồn nông nghiệp du lịch nghỉ dưỡng.
Được biết, những năm gần đây, thành phố Đồng Hới đã có những bước phát triển khá ấn tượng, trong đó điểm nhấn là ven sông Nhật Lệ và khu vực phía bán đảo Bảo Ninh, hàng loạt những cây cây cầu được xây dựng qua sông Nhật Lệ nhằm mục đích kích hoạt, thu hút đầu tư phát triển Bảo Ninh trở thành trung tâm đô thị, du lịch biển.
Bán đảo Bảo Ninh nằm ở phía đông TP Đồng Hới, nối với trung tâm thành phố bằng hai cây cầu Nhật Lệ 1 và 2. Với địa thế thuận lợi, hàng loạt khu đô thị mới, resort ven biển, khu nghỉ dưỡng, cây xanh, hồ nước dần mọc lên khắp bán đảo có diện tích hơn 1.600 ha này.
Đơn cử như Dự án khách sạn 6 sao Dolce Penisola Quảng Bình nằm trong dự án khu du lịch và dịch vụ Sunrise Bảo Ninh, tọa lạc tại trung tâm Thành phố Đồng Hới với diện tích trên 8.200 m2. Dự án do Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Onsen Fuji (trụ sở tại Hà Nội) làm chủ đầu tư với tổng mức hơn 800 tỷ đồng.
Khách sạn có quy mô 2 tòa tháp, cao 27 tầng, 1.600 căn khách sạn, 71 căn shophouse, 21 căn văn phòng và các tổ hợp tiện ích khác. Nối liền hai tòa tháp ở tầng 27, với độ cao khoảng 100 m, đơn vị đầu tư sẽ lắp đặt chiếc cầu kính dát vàng và một bể bơi trong suốt.
Cạnh đó là Dự án La Celia City còn gọi là Khu đô thị Bảo Ninh 2 được quy hoạch tổng thể hơn 18 ha, gồm: 278 lô biệt thự, nhà ở thương mại và 3 tòa căn hộ chung cư với khoảng 2.000 căn hộ. Dự án được do Công ty CP Tập đoàn Nam Mê Kông (Mekong Group) làm chủ đầu tư với số vốn hơn 4.400 tỷ đồng.
Một dự án khác là Regal Legend do Công ty CP Đất Xanh Miền Trung làm chủ đầu tư được quy hoạch trên diện tích 21 ha, dọc đường Võ Nguyên Giáp. Đây là hệ thống dự án các Shophouse, Shoptel, Villa, được đầu tư với số vốn 10.000 tỷ đồng.
Hiện tại, Quảng Bình đang triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển, dự báo trong thời gian đến, sau công bố Quy hoạch tỉnh, làn sóng đầu tư vào Quảng Bình sẽ sôi động, nhất là trong lĩnh vực hạ tầng đô thị và du lịch.
Đến năm 2030, bên cạnh duy trì 2 sân golf hiện có tại huyện Quảng Ninh và TP. Đồng Hới, Quảng Bình sẽ phát triển thêm 2 sân golf tại Quảng Ninh và Bố Trạch.
Thông tin này được xác định tại phương án phát triển du lịch tỉnh trong Quy hoạch tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đến năm 2030, Quảng Bình sẽ có 4 sân golf phục vụ khách trong nước và quốc tế.
Theo đó, trên cơ sở định hướng phát triển du lịch và phương án phân bổ đất đai đến năm 2030, Quảng Bình đặt mục tiêu duy trì 2 sân golf hiện có tại huyện Quảng Ninh và TP. Đồng Hới, đồng thời đề xuất phát triển thêm 2 sân golf tại huyện Bố Trạch và huyện Quảng Ninh. Đến năm 2030, Quảng Bình sẽ có 4 sân golf phục vụ khách trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, Quàng Bình có thể xem xét phát triển thêm các sân golf, khu thể thao gắn với du lịch nghỉ dưỡng và dô thị tại các vị trí phù hợp trên cơở phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch liên quan khác và đảm bảo các quy định pháp luật.
Liên quan đến phương án phát triển các khu, điểm du lịch, Quy hoạch tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn 2050 cũng định hướng theo phương án phát triển theo 4 cụm.
Cụm A với Khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu phát triển Khu du lịch này trở thành trung tâm du lịch tầm cở quốc gia, quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, trong đó sản phẩm đặc trưng là tham hiểm hang động và nghiêm cứu…
Được biết, Khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng sở hữu nhiều hang động kỳ bí, thu hút nhiều nhà thám hiểm, nhà khoa học, du khách tìm hiêu, tham quan, trải nghiệm như động Sơn Đoòng, hang Én, hệ thống hang Vòm, hang Va, thung lũng Sinh tồn, hang Thủy cung…
Cụm B được xác định là thành phố Đồng Hới và các khu vực du lịch biển phụ cận. Với cụm này, Quảng Bình ưu tiên hỗ trợ phát triển cacs khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp dọc biển, trong đó có các điểm du lịch có giá trị cao như sân golf, biệt thự. Bên cạnh đó, Quảng Bình cũng đặt mục tiêu phát triển các sản phẩm du lịch ven sông Nhật Lệ, phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí tại thành phố Đồng Hới, các khu nghỉ dưỡn theo mô hình cộng đồng…
Định hướng này đã và đang được Quảng Bình triển khai thu hút đầu tư mạnh, đặc biệt là là đang đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển kéo dài 86 km từ Nam Roòm đến Vĩnh Linh. Đồng thời đầu tư những chiếc cầu bắt qua sông Nhật Lệ, mục tiêu là thu hút đầu tư các dự án du lịch nghĩ dưỡng cao cấp và đô thị ven biển trong thời gian đến.
Khu vực phía Nam tỉnh Quảng Bình định hướng sẽ là Trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử và nghỉ dưỡng được xác định là Cụm C trong phương án phát triển các khu du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Khu vực này sở hữu các hạ tầng tâm linh như chùa Non – núi Thần Đỉnh, chùa Hoàng Phúc, nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Lăng mộ Lễ Thành Hầu, Nguyễn Hữu Cảnh, Lễ hội bơi đua thuyền truyền thống sông Kiến Giang… Đây là những điều kiện cơ bản để định hướng phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hóa, lịch sử…
Tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu phát triển Khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành trung tâm du lịch tầm cở quốc gia, quốc tế.
Tương tự, Cụm D được xác định các địa phương thuộc phía Bắc tỉnh Quảng Bình, nơi có Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sơn Quan, Đền thánh mẫu, Làng văn hóa Cảnh Dương, chợ phiên Ba Đồn, thác Bụt, giếng Nguồn… những giá trị văn hóa, lịch sử này cũng là nèn tảng để Quảng Bình định hướng phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hóa, lịch sử..
Nhiều chuyên gia nhận định, Quảng Bình là một trong số ít địa phương sở hữu điều kiện phát triển du lịch tốt nhờ vào sở hữ sông, bãi biển kéo dài, đặc biệt là đây là nơi có thể phát triển các loại hình du lịch cho du khách tham quan 4 mùa, nhờ vào các sản phẩm đặc trưng. Chính điều này, Quảng Bình xác định du lịch, dịch vụ và các sản phẩm có giá trị khác phát triển theo du lịch sẽ làm một trong những ngành kinh tế mũi nhọn giúp Quảng Bình trở thành một trong những tỉnh phát triển khá ở khu vực Bắc miền Trung trong thời gian đến
Tỉnh Quảng Bình dự kiến sẽ trao biên bản hợp tác đầu tư cho 14 dự án bất động sản với tổng vốn khoảng 19.300 tỷ đồng.
Cuối tháng 6, UBND tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt và xúc tiến đầu tư năm 2023 ở Hà Nội. Tại sự kiện này, tỉnh sẽ trao biên bản hợp tác đầu tư, ghi nhớ đầu tư trong các lĩnh vực bất động sản, khoảng sản, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, giáo dục và hạ tầng.
17 nhà đầu tư tại 18 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 32.600 tỷ đồng dự kiến được tỉnh trao biên bản hợp tác đầu tư, trong đó có 14 dự án bất động sản với tổng vốn 19.307 tỷ đồng. 3 dự án hạ tầng với vốn đầu tư trị giá hơn 9.800 tỷ đồng.
Quảng Bình đang là đang một trong những địa phương thu vốn đầu tư mạnh ở Bắc Trung Bộ với nhiều tiềm năng phát triển. Năm 2022, ước tính tổng sản phẩm (GRDP) tỉnh (theo giá so sánh năm 2010) đạt hơn 27.720 tỷ đồng, tăng 7,96% so với năm 2021. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,54%, đóng góp 6,18%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,41%, dịch vụ tăng 8,57%. Quy mô GRDP năm 2022 (theo giá hiện hành) đạt trên 50.100 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 54,8 triệu đồng.
Hiện nay, dòng người Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam đang tăng lên mỗi năm. Nhu cầu nhà ở, không gian làm việc và giải trí cho nhóm khách này cũng theo đó tăng lên. Ví dụ ở nhóm mặt bằng văn phòng cho thuê, mô hình làm việc hybrid (cả online và offline) là xu hướng chủ yếu trong thị trường cho thuê, và nhóm khách thuê đến từ ngành công nghệ và công nghệ sinh học đang tăng lên. Những con phố công sở (nơi tập trung nhiều tập đoàn, công ty) sẽ thu hút người thuê chuyển tới để tìm được giá thuê tốt nhất.
Còn tăng trưởng kinh tế, giá bất động sản sẽ còn tăng
Đầu tư bất động sản là một kênh đầu tư được ưa thích, hầu hết ở các nước trên thế giới. Ở Hàn Quốc hay các quốc gia đã phát triển, chứng khoán hay trái phiếu không mấy được ưa chuộng như bất động sản. Trong khi chứng khoán là kênh đầu tư có nhiều biến động, nhiều người vẫn tin rằng, đầu tư vào bất động sản là bài toán đầu tư “chắc thắng”, kể cả dù không có lãi ngay thì họ cũng chỉ cần giữ chắc tài sản của mình, sớm muộn gì giá cũng sẽ tăng.
Trong những năm vừa qua, lãi suất rất thấp nên người dân Hàn Quốc đầu tư vào bất động sản càng nhiều, trong đó có chung cư cao cấp, khiến giá cả tăng lên, cho tới tận khoảng quý 2 hoặc 3 của năm ngoái, giá bất động sản mới chững lại. Người Hàn Quốc thích sống ở chung cư hơn nhà đất nên thị trường chung cư ở đây rất phát triển. Đáp ứng nhu cầu của người dân, thị trường cũng có nhiều sản phẩm nhưng nhìn chung giá bất động sản Hàn trong những năm vừa qua luôn theo xu hướng tăng lên. Và tôi cho rằng, chỉ cần miễn là còn tăng trưởng kinh tế thì giá bất động sẽ còn tăng.
Không chỉ hấp dẫn với người dân Hàn Quốc, bất động sản Hàn Quốc còn thu hút dòng vốn đầu tư từ nhiều người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc và Nhật Bản. Một trong những lợi thế khi mua bất động sản Hàn Quốc đó là họ có quyền sở hữu hoàn toàn và không có bất kỳ cản trở nào dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, dù họ mua nhà, hay mua đất, không hề có một sự phân biệt nào.
BĐS cao cấp được định nghĩa bởi tiện ích cao cấp, dịch vụ “may đo”, vị trí đắc địa
Như đã nói ở trên, người Hàn Quốc thích ở chung cư vì vậy thị trường chung cư của Hàn Quốc rất đa dạng, không chỉ những sản phẩm bình dân, trung cấp mà cả nhà ở chung cư cao cấp cũng được tập trung phát triển nhiều.
Các sản phẩm cao cấp được định nghĩa bởi những tiện ích cao cấp, những đặc điểm độc lạ và “có 1 không 2”, nằm ở những vị trí độc đắc. Ở đây, chủ đầu tư và quản lý dự án phải làm khách hàng hài lòng bằng việc đem lại các giá trị từ dịch vụ, tiện ích đẳng cấp. Chủ đầu tư cũng phải quan tâm tới việc mang đến những trải nghiệm độc nhất và tạo nên những điểm nhấn về thiết kế, tiện ích. Đây chính là cách tạo nên thành công của một công trình bất động sản cao cấp.
Nhìn chung, phân khúc thị trường bất động sản cao cấp có thể có nhiều thử thách, nhưng nó đem đến cơ hội cho nhà phát triển tạo dựng nên những dự án độc bản và làm thỏa mãn người mua. Bằng việc tập trung vào những yếu tố trên, thị trường bất động sản cao cấp của Việt Nam có thể nắm trọn được phân khúc màu mỡ này.
Trên thực tế, không có bất kỳ một “công thức” cụ thể nào để xây dựng nên những dự án chung cư cao cấp tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, có một vài thông tin tổng quát về thị trường bất động sản cao cấp Hàn Quốc mà thị trường bất động sản Việt Nam có thể tham khảo, ví dụ như kỹ thuật xây dựng, vấn đề đảm bảo các tiêu chí về môi trường trong quá trình phát triển dự án và nhiều bài học khác nữa về thiết kế cao cấp, tiện ích tối ưu và dịch vụ hạng sang… Nên đặt các dự án ở các đại đô thị mới, gần trung tâm thành phố lớn và cần đảm bảo các hạ tầng xã hội đi kèm như trường học, bệnh viện, không gian giải trí… Nhìn chung, vị trí dự án và các tiện ích cùng hạ tầng xã hội đi kèm là rất quan trọng.
Những gợi mở cho thị trường bất động sản Việt Nam khi phát triển các khu đại đô thị mới
Nhiều ý kiến của các nhà đầu tư quốc tế cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam rất tiềm năng. Tôi đồng tình với quan điểm đó, nhất là khi nhìn vào tỷ lệ và tốc độ đô thị hóa, người dân đang chuyển dần từ các vùng nông thôn tới thành thị. Hơn nữa, số người dân trong độ tuổi lao động của Việt Nam là rất lớn, nhất là tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh. Đó là một yếu tố quan trọng giúp phát triển thị trường bất động sản.
Một số kinh nghiệm từ BĐS Hàn Quốc để tham khảo cho thị trường Việt Nam
Về chính sách:
Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều chính sách, quy định nhằm vực dậy thị trường bất động sản như cắt giảm thủ tục hành chính, thúc đẩy hợp tác công tư, ưu đãi về thuế…
Tuy nhiên, có những điều đáng quan tâm về chất lượng và hiệu quả của những chính sách này và một vài chuyên gia đề xuất rằng, Chính phủ Việt Nam nên tập trung hơn vào phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông và quy hoạch đô thị nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường bất động sản.
Về sản phẩm:
Những nhà phát triển bất động sản nên chú tâm vào việc đem đến những sản phẩm đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng họ nhắm đến, ví dụ giá cả hợp lý, chung cư chất lượng cao và khu phức hợp kết hợp khu dân cư, kinh tế và chức năng xã hội.
Nhà phát triển cũng nên để tâm đến những xu hướng mới nhất và ứng dụng công nghệ trong khi phát triển các sản phẩm bất động sản, ví dụ hệ thống nhà thông minh, đô thị xanh… Sự phát triển của khu đại đô thị mới cũng phải được cân nhắc cả về vấn đề môi trường và trách nhiệm xã hội.
Về NĐT phân khúc căn hộ cao cấp:
Thị trường bất động sản Việt Nam đang phát triển và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, đặc biệt là ở các trung tâm đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng và đúng cách, thẩm định pháp lý trước khi đầu tư vào các chung cư cao cấp, vì thị trường luôn có rủi ro liên quan đến pháp lý mà phần thua thiệt thuộc về người mua.
BĐS Việt Nam luôn nằm trong nhóm thị trường ưu tiên đầu tư hàng đầu của Hàn Quốc
Các nhà đầu tư Hàn Quốc là những nhân tố lớn trong thị trường bất động sản toàn cầu, với những quyết định đầu tư giao động từ 50 triệu đô la Mỹ tới 400 triệu đô la Mỹ. Chỉ riêng trong năm 2019, dòng tiền đầu tư Hàn Quốc vào các dự án bất động sản nước ngoài đã lên tới 17 tỷ đô la Mỹ, khiến Hàn Quốc trở thành đất nước đầu tư mạnh nhất trong châu Á – Thái Bình Dương cho bất động sản ngoại quốc trong năm.
Đối với thị trường Việt Nam, có nhiều người Hàn Quốc đã sở hữu căn chung cư tại các thành phố lớn. Còn có nhiều người Hàn Quốc khác đang mong muốn đầu tư vào Việt Nam, nhưng còn lo ngại về các luật lệ dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng bỏ qua tất cả những luật lệ đó, thì tôi nghĩ Việt Nam vẫn luôn nằm trong nhóm những thị trường ưu tiên đầu tư hàng đầu của đất nước chúng tôi.
Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của người Hàn Quốc có thể bao gồm lãi suất, dòng tiền và khả năng sinh lời. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn có thể quan tâm tới vị trí dự án, loại hình dự án (ví dụ như văn phòng, chuỗi cung ứng, bán lẻ, hay khách sạn, khu nghỉ dưỡng) và tầm giá của dự án.
Hiện nay, dòng người Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam đang tăng lên mỗi năm. Nhu cầu nhà ở, không gian làm việc và giải trí cho nhóm khách này cũng theo đó tăng lên. Ví dụ ở nhóm mặt bằng văn phòng cho thuê, mô hình làm việc hybrid (cả online và offline) là xu hướng chủ yếu trong thị trường cho thuê, và nhóm khách thuê đến từ ngành công nghệ và công nghệ sinh học đang tăng lên. Những con phố công sở (nơi tập trung nhiều tập đoàn, công ty) sẽ thu hút người thuê chuyển tới để tìm được giá thuê tốt nhất.
Các tổ chức, nhà đầu tư Hàn Quốc đang phân bổ tài sản của họ tại nước ngoài và các quỹ bất động sản đang tăng lên và những thông tin trên có thể là những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của họ tại Việt Nam.
Regal One River thuyết phục người ở bằng vị trí vàng ven sông Cổ Cò lộng gió và kiến trúc châu Âu đầy tự do phóng khoáng. Với sự linh hoạt trong thiết kế, sự sang trọng một cách tinh tế không nơi đâu có được, Regal One River đã chinh phục được những chủ nhân khó tính nhất.
Nghị quyết Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được HĐND Tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 thông qua trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với việc chọn tầm nhìn chiến lược “Đa sắc – Hiệp đồng – Khác biệt”, Quảng Ngãi hoạch định phương hướng, điều hành hoạt động kinh tế – xã hội, khơi thông nguồn lực để phát triển toàn diện, hiệu quả và bền vững.
Quảng Ngãi sẽ trở thành một điểm đến mới, chuyên sâu trên cung kinh tế trọng điểm miền Trung, liên kết với TP. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định.
Nhận diện cơ hội và thách thức
Nhấn mạnh về vai trò và tầm quan trọng của công tác quy hoạch đối với Quảng Ngãi tại Hội nghị thẩm định Dự thảo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra vào tháng 3/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định cho rằng, quy hoạch là cơ hội để Quảng Ngãi định hình lại mình trong bối cảnh mới với nhiều thách thức, là cơ hội để Tỉnh xác định đâu là điểm nghẽn cần giải quyết, đâu là xung lực, động lực phát triển để sắp xếp, cơ cấu lại không gian các ngành, tận dụng các tiềm năng lợi thế, tiếp đà phát triển nhanh, bền vững.
Về vị trí, Quảng Ngãi là địa phương nằm ở trung tâm của đất nước và có mối liên kết chặt chẽ, gắn kết với các nước ASEAN và các nước thuộc hành lang kinh tế Đông Tây (Việt Nam – Lào – Thái Lan – Myanmar). Quảng Ngãi nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, liên hệ thuận tiện với các trung tâm vùng theo trục dọc: Huế – Đà Nẵng – Tam Kỳ – Quảng Ngãi – Quy Nhơn, là cửa ngõ ra biển của hành lang thương mại quốc tế từ các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Bắc Campuchia qua cửa khẩu Bờ Y và Quốc lộ 24. Quảng Ngãi có Khu kinh tế Dung Quất nằm trong hành lang kinh tế ven biển, tiếp giáp Khu kinh tế mở Chu Lai, có các tuyến đường thủy qua cảng Dung Quất, Sa Kỳ… và các tuyến đường giao thông trọng yếu quốc gia đi qua bao gồm: đường sắt Bắc Nam, đường bộ cao tốc, Quốc lộ 1, Quốc lộ 24, trục dọc ven biển quốc gia… Do đó, Quảng Ngãi có đủ yếu tố thuận lợi hình thành mối liên kết hội nhập của toàn miền Trung.
Dựa trên những điều kiện thuận lợi, Quảng Ngãi đã có bước phát triển nhanh trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,4% đều qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của Quảng Ngãi dần chậm lại trong giai đoạn 2016 – 2020, thể hiện qua các giá trị thu ngân sách, tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ đô thị hóa thấp hơn so với mức bình quân vùng và bình quân cả nước. Ngoài ra, cơ cấu kinh tế của Tỉnh mất cân đối do quá phụ thuộc vào các ngành công nghiệp nền tảng như lọc dầu, luyện kim thép. Cấu trúc các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng công nghiệp hóa nhưng tốc độ chuyển đổi còn chậm, hiệu quả thấp. Chính những điểm nghẽn này đặt ra yêu cầu Quảng Ngãi phải cơ cấu lại các ngành sao cho hài hòa, phát huy tối đa lợi thế vốn có của địa phương thông qua bài toán quy hoạch.
Lựa chọn chiến lược đúng đắn
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh, một chiến lược đúng sẽ giúp địa phương phát triển vượt bậc. Do đó, công tác lập quy hoạch của Quảng Ngãi đã được thực hiện một cách nghiêm túc và thận trọng.
Theo Nghị quyết Quy hoạch Tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Ngãi xây dựng tầm nhìn chiến lược “Đa sắc – Hiệp đồng – Khác biệt” dựa trên những ưu thế riêng có của mình, hướng đến mô hình phát triển kiểu mẫu bền vững. Theo đó, Quảng Ngãi sẽ trở thành một điểm đến mới, chuyên sâu trên cung kinh tế trọng điểm miền Trung, liên kết với TP. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định trở thành trung tâm kinh tế khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Quảng Ngãi (kết hợp Quảng Nam) phát huy lợi thế riêng có để trở thành trung tâm công nghiệp, hậu cần cảng biển, phát triển kinh tế biển – đảo, kinh tế rừng xanh…
Quy hoạch xây dựng 3 kịch bản phát triển với những ưu thế và nhược điểm riêng. Kịch bản 1 là phát triển theo hướng đa trung tâm; kịch bản 2 là phát triển theo hướng công nghiệp hóa toàn diện và kịch bản 3 theo hướng hài hòa và bền vững. Dựa trên điều kiện thực tế cũng như tiềm lực, dư địa hiện có, Quảng Ngãi lựa chọn phát triển theo hướng hài hòa và bền vững.
Cụ thể, định hướng đến năm 2030, Quảng Ngãi là tỉnh phát triển khá của cả nước; tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021 – 2030 đạt 7,25 – 8,25%/năm; thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước (7.700 – 7.900 USD); là một tỉnh công nghiệp với hai ngành chủ lực là lọc hóa dầu và luyện kim đứng đầu cả nước. Các loại hình công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao dần hình thành tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung. Tỉnh từng bước xây dựng được thương hiệu về các loại hình dịch vụ chất lượng cao, với điểm nhấn là du lịch. Các mô hình nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn dần được nhân rộng.
Hướng tới năm 2050, Quảng Ngãi là một tỉnh phát triển bền vững và đa dạng với các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao tập trung tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung; các loại hình dịch vụ tiên tiến, hiện đại và đặc sắc chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế; các loại hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trở thành mũi nhọn của lĩnh vực nông nghiệp; hệ thống hạ tầng được hoàn thiện đồng bộ, phù hợp với nhu cầu phát triển.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, nhận diện các thế mạnh, điểm yếu của từng vùng, khu vực, Quảng Ngãi định hình không gian, tầm nhìn phát triển thể hiện qua cấu trúc 4 hành lang kinh tế chiến lược (Hành lang kinh tế Bắc Nam: Dung Quất – TP. Quảng Ngãi – Sa Huỳnh; Hành lang Ba Vì (Ba Tơ) – Sơn Hà – Sơn Tây – Trà Bồng; Hành lang Lý Sơn – Dung Quất – Trà Bồng – Trà My dọc Quốc lộ 24C mở rộng kết nối Trà My, và cửa khẩu Nam Giang; Hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 24 Sa Huỳnh – Ba Tơ – Bờ Y) và 6 không gian kinh tế động lực (Thành phố Quảng Ngãi và vùng phụ cận; Vùng động lực công nghiệp; Khu vực kinh tế sinh thái biển; Khu vực kinh tế rừng xanh; Hành lang nông nghiệp bền vững; Đảo Lý Sơn – “ngọc lớn – ngọc bé” của Biển Đông). Đây được xem là cấu trúc của sự phát triển cân bằng, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực duyên hải, trung du, miền núi và hải đảo của tỉnh Quảng Ngãi.
Cũng theo quy hoạch, Quảng Ngãi có hai trung tâm động lực tăng trưởng, trong đó, Khu kinh tế Dung Quất trở thành trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia, trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Khu du lịch Đảo Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển – đảo quốc gia.
Trước đó tại Hội nghị thẩm định Dự thảo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Dự thảo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi được Hội đồng thẩm định đánh giá là công phu, nghiêm túc, khoa học; nội dung quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển đất nước, thể hiện khá rõ nét khát vọng vươn lên, sự liên kết, đồng bộ hạ tầng, sắp xếp không gian phát triển của Tỉnh trong thời gian tới.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành quy định mới về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và sửa đổi cũng như bổ sung quy định về hồ sơ địa chính…
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
Sửa quy định về số vào sổ cấp sổ đỏ
Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BTNMT, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận (sổ đỏ) được ghi bằng chữ và số (là số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận) theo quy định như sau:
Đối với Giấy chứng nhận do Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp thì ghi chữ “CH”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận, gồm 5 chữ số và được ghi tiếp theo số thứ tự Giấy chứng nhận đã cấp theo Thông tư 17/2009/TTBTNMT.
Đối với Giấy chứng nhận do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp thì ghi chữ “CT”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận gồm 5 chữ số được lập theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và được ghi tiếp theo số thứ tự Giấy chứng nhận đã cấp theo Thông tư 17/2009/TTBTNMT.
Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thì ghi chữ “CT”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận gồm 5 chữ số được lập theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và được ghi tiếp theo hệ thống số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
Đối với Giấy chứng nhận do Văn phòng đăng ký đất đai cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thì ghi chữ “VP”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận gồm 5 chữ số được lập theo từng đơn vị hành chính cấp xã và được ghi tiếp theo hệ thống số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp.
Đối với Giấy chứng nhận do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thì ghi chữ “CN”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận gồm 5 chữ số được lập theo từng đơn vị hành chính cấp xã và được ghi tiếp theo hệ thống số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp.
Sửa đổi quy định xác nhận thay đổi vào sổ đỏ đã cấp khi đăng ký biến động đất đai
Khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BTNMT đã sửa đổi quy định xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (được bổ sung bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) như sau:
Việc cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, e, g, h, l, m và r khoản 1 và các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP).
Đối với trường hợp quy định tại điểm n khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thực hiện thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sau đó chuyển hồ sơ cho cơ quan quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) để thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận.
Sửa đổi quy định về cơ quan xác nhận thay đổi vào sổ đỏ đã cấp khi đăng ký biến động đất đai
Khoản 3 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BTNMT đã sửa đổi quy định về cơ quan xác nhận thay đổi vào sổ đỏ đã cấp khi đăng ký biến động đất đai tại Điều 19 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (đã được sửa đổi bởi Thông tư 02/2015/TT-BTNMT).
Cụ thể, cơ quan thực hiện việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định như sau:
Trường hợp thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này do cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thực hiện.
Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập theo quy định của pháp luật đất đai 2003 tiếp tục thực hiện việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao.
Trường hợp đính chính nội dung sai sót vào Giấy chứngnhận đã cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 105 Luật Đất đai và Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thực hiện.
Trường hợp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thực hiện.
Cơ quan trên ghi ngày tháng năm; ký tên, đóng dấu và ghi họ tên và chức vụ người ký vào cột “Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền”.
Hướng dẫn mới về cấp sổ đỏ với đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất
Điều 2 Thông tư 02/2023/TT-BTNMT đã bổ sung quy định về cấp sổ đỏ với đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất tại Điều 9a Thông tư 24/2014/TTBTNMT về hồ sơ địa chính.
Theo đó, việc cấp Giấy chứng nhận được áp dụng cho toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng (bao gồm diện tích thửa đất gốc và diện tích đất tăng thêm).
Thông tư nêu rõ quy định về hồ sơ thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ nộp trong trường hợp diện tích đất tăng thêm chưa được cấp Giấy chứng nhận.
Bất động sản (BĐS) vẫn là kênh đầu tư ưa thích, phù hợp với thói quen tích lũy tài sản, khả năng bảo toàn vốn khá tốt so với các kênh đầu tư khác dưới góc nhìn kinh tế học. Bất chấp những khó khăn, dòng tiền đang quay trở lại đầu tư vào lĩnh vực này.
Dòng tiền quay trở lại?
Kể từ năm 2015 đến nửa đầu năm 2022, chính sách tiền tệ tại Việt Nam có sự nới lỏng khá mạnh, tăng trưởng tín dụng luôn xấp xỉ ở mức cao, từ 18 – 20% và mặt bằng lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm ở các kỳ hạn. Việc nới lỏng tiền tệ đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế để duy trì mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, việc dòng tiền dễ đi vào thị trường đẩy giá một số tài sản, kênh đầu tư tăng trưởng khá mạnh. Trong vòng 10 năm qua, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam tăng gần gấp bốn lần so với lúc khởi điểm năm 2012, giá trị giao dịch vượt ngưỡng 1 tỷ đô la Mỹ/ngày. Đặc biệt là thị trường BĐS, liên tiếp trong nhiều năm tăng trưởng “nóng”, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 15% mỗi năm.
Dòng tiền đầu tư đang trở lại với thị trường BĐS.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, hệ thống hạ tầng, khu kinh tế, đô thị phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng, thu nhập của người dân được cải thiện, giá BĐS tăng lên, hoàn toàn phù hợp với nguyên lý kinh tế, thị trường. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, giá BĐS tại một số địa phương tăng bất hợp lý, gấp nhiều lần so với giá trị đầu tư thực tế, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của đại đa số người dân.
Chính sách nới lỏng sau một thời gian dài góp phần gây áp lực lên lạm phát tăng do thừa tiền trong nền kinh tế. Trước các quyết định tăng lãi suất rất mạnh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), sự lên giá của đồng USD và áp lực lạm phát trong nước, đúng như viễn cảnh được các chuyên gia dự báo, nửa cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ trở lại, để kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá.
Chỉ sau một tuần mở lại kênh huy động vốn tín phiếu (bắt đầu từ 21/6), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút về lượng tiền hơn 85.000 tỷ đồng. Giai đoạn tiền rẻ thực sự đã qua đi, nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức buộc phải thận trọng hơn nữa với các quyết định rót tiền ra.
Việc thắt chặt chính sách tiền tệ cũng phần nào ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, khi mà DN sẽ hạn chế vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh do lo ngại rủi ro lãi suất. Sức cầu trong nền kinh tế cũng có thể tăng chậm hơn trong môi trường cung tiền thắt chặt và lãi suất cao hơn.
Với mảng kinh doanh BĐS, cho dù đại diện NHNN đã nhiều lần phát ngôn là cơ quan này không có chủ trương siết tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, những tháng cuối năm 2022, dòng tiền của DN đã suy giảm mạnh, khả năng thanh toán lãi vay ở mức thấp, khả năng trả nợ suy giảm trong khi áp lực đáo hạn trái phiếu ở mức cao, các kênh vốn chính của DN còn nhiều khó khăn …
Theo Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023 của Tổng cục Thống kê, tính chung 4 tháng đầu năm 2023, số DN rút lui khỏi thị trường là 77.000, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 19.200 DN rút lui khỏi thị trường. Riêng về lĩnh vực BĐS, trong quý 1/2023, số lượng DN thành lập mới giảm mạnh 63,2% so với cùng kỳ năm 2022; số lượng giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn lần lượt là 341 (tăng 30,2%) và 1.816 doanh nghiệp (tăng 60,7%) so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý 1/2023, có thêm khoảng 30 – 50% sàn giao dịch phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động so với quý trước. Đồng thời, dữ liệu của Hội môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho thấy, ước lượng số môi giới đang hoạt động trong quý 1/2023 chỉ còn khoảng 30 – 40% so với giai đoạn đầu năm 2022. Ảnh hưởng trực tiếp đến 40 ngành nghề khác như vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, nội thất… ngành bất động sản lâm nguy là rủi ro lớn đối với kinh tế Việt Nam.
Vì vậy, ngay từ những tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã tích cực xây dựng rất nhiều các giải pháp giúp bình ổn kinh tế: Thúc đẩy đầu tư công; Ban hành các gói hỗ trợ, phục hồi và phát triển kinh tế; Nới lỏng dần chính sách tiền tệ; Khuyến khích ngân hàng hạ lãi suất cho vay; Xem xét hành lang pháp lý gỡ khó cho doanh nghiệp…
Đặc biệt để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, công ăn việc làm cho người dân…, để kinh tế không lao dốc dốc, DN khốn đốn phá sản, người dân đói kém, Chính phủ đã có hàng loạt động thái tháo gỡ các khó khăn của thị trường BĐS, thị trường trái phiếu DN, các khó khăn của DN trong tiếp cận vốn, thị trường.
Dòng tiền cá nhân liệu có quay lại thị trường BĐS?
Các chuyên gia VARS nhận định, giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ đang có dấu hiệu chậm lại. Dự báo đến hết quý 2/2023, khả năng giai đoạn thắt chặt tiền tệ sẽ kết thúc. Tại Việt Nam, chỉ trong tháng 3/2023, NHNN liên tiếp có hai đợt điều chỉnh giảm lãi suất điều hành để hỗ trợ cho DN và nền kinh tế. Sau động thái này, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động.
Hiện nay, đã có tín hiệu nguồn tiền quay trở lại, lãi suất trái phiếu, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tiền gửi hạ nhiệt, khách hàng đã tiếp cận được khoản vay mới với lãi suất 10 – 11%. Tuy nhiên, chỉ khi nào mặt bằng lãi suất trung bình giảm xuống dưới 10% thì khi đó thị trường VARS mới phản ứng. Vì 10% là con số mà các nhà đầu tư có khả năng chịu đựng được khi đi vay.
Chỉ tính trong năm 2022, tổng lượng tiền gửi của các tổ chức và cá nhân vào hệ thống ngân hàng tăng thêm gần 900.000 tỷ đồng (lượng tiền gửi trong quý 4/2022 chiếm tỷ trọng 46%). Trong số gần 900.000 tỷ đồng lượng tiền gửi ròng cả năm qua, cá nhân đóng góp hơn 565.000 tỷ đồng (chiếm 65%).
Theo TS Phạm Anh Khôi, Viện nghiên cứu Kinh tế – Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services (FERI), quý 3/2023 sẽ là thời điểm mấu chốt khi một lượng lớn tiền gửi ngân hàng đáo hạn. Và đây cũng sẽ là thời điểm quyết định dòng tiền có quay trở lại thị trường BĐS hay không. Theo đó, có hai kịch bản xảy ra.
Với kịch bản thứ nhất, nếu tình hình thị trường BĐS vẫn khó khăn, niềm tin của nhà đầu tư chưa được khôi phục thì có thể nguồn tiền này vẫn tiếp tục ở lại hệ thống ngân hàng, chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn.
Ở kịch bản thứ hai, nếu thị trường ấm lên, lãi suất huy động giảm xuống mức 6 – 7% vào thời điểm cuối năm nay hoặc thậm chí là không giảm thì nguồn tiền khả năng cao sẽ ưu tiên quay trở lại thị trường BĐS.
Dữ liệu từ cuộc khảo sát của một sàn giao dịch BĐS tại Quảng Ninh đối với nhóm khách hàng thân thiết cũng cho thấy, với các khoản tiết kiệm kỳ hạn 6 – 12 tháng dự kiến sẽ đáo hạn vào quý 3, 4/2023, nếu lãi suất huy động giảm, họ sẽ mang khoản tiền đáo hạn đầu tư vào nhưng kênh lợi nhuận cao hơn kênh gửi truyền thống. Trong đó, ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực BĐS.
Ghi nhận của VARS tại các khu vực trên cả nước cho thấy, từ giữa quý 2/2023, nhà đầu tư đã bắt đầu “săn tìm” những mảnh đất màu mỡ với dư địa phát triển lớn. Một số khu vực đã có nhiều tín hiệu khởi sắc rõ nét với lượng giao dịch ghi nhận thành công ngày càng nhiều.