Category: Tin thị trường

  • Quảng Bình: Thúc đẩy giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư

    Để giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm giao đất cho nhà đầu tư phát huy hiệu quả dự án, tỉnh Quảng Bình đang thúc đẩy các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp chỉ đạo, xử lý vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

    Thời gian qua, trên địa bản tỉnh Quảng Bình triển khai nhiều dự án đầu tư khu nhà ở thương mại, khu đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, từng bước hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị và tạo nguồn thu ngân sách lớn của tỉnh. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng.

    Để giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm giao đất cho nhà đầu tư, phát huy hiệu quả dự án, ngày 28/4/2023, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Công văn số 807/UBND-KT yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp chỉ đạo, xử lý vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để công tác giải phóng mặt bằng vướng mắc kéo dài, làm chậm tiến độ thực hiện dự án.

    Xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới) – Nơi thu hút nhiều dự án đầu tư ở tỉnh Quảng Bình

    Bên cạnh đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn kiểm tra, giám sát việc người dân xây dựng công trình, tạo lập tài sản trên đất, mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép tại các khu đất đã được quy hoạch, có chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án, xử lý trường hợp vi phạm.

    Ngoài ra, chủ đầu tư, các đơn vị, tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng phối hợp chặt chẽ với chính quyền, tổ chức mặt trận, đoàn thể địa phương trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đúng quy định của Nhà nước về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.

    Đặc biệt, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; xử lý trường hợp cố tình vi phạm, làm trái quy định của pháp luật trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

    Theo doanh nghiệp Việt Nam

    Mời xem thêm: Dự án Regal Legend Quảng Bình 

  • Du lịch Đà Nẵng trên đà phục hồi mạnh mẽ

    Theo số liệu của Sở Du lịch thành phố, trong quý 1 năm 2023, số lượng khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt hơn 1,42 triệu lượt, tăng 4,6 lần so với cùng kỳ năm 2022, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2019. Điều này cho thấy sự trở lại và phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch. Để có được kết quả trên là sự nỗ lực không ngừng của chính quyền thành phố, ngành du lịch, sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng sản phẩm, kích cầu du lịch, thu hút khách đến…

    Khôi phục 33 đường bay

    Theo những người làm du lịch, một trong những điểm nhấn của du lịch Đà Nẵng thời gian qua là nhiều đường bay quốc tế đã được nối lại, mở mới. Việc “mở cửa bầu trời” đã giúp cho du lịch Đà Nẵng nhanh chóng tiệm cận với du lịch thế giới, thu hút được khách đến với thành phố ngay sau khi có chính sách mở cửa du lịch của Chính phủ (giữa tháng 3-2022).

    Thông tin từ Sở Du lịch cho biết, đến nay Đà Nẵng đã khôi phục 33 đường bay, trong đó có 25 đường bay quốc tế (16 đường bay thường kỳ, 9 đường bay charter – có lịch trình khởi hành riêng; không tùy thuộc vào lịch bay cố định của hãng); 8 đường bay nội địa. Tổng số chuyến bay đến Đà Nẵng trong quý 1 ước tính đạt 9.300 chuyến với hơn 1,47 triệu lượt khách, trong đó ước đạt 5.600 chuyến bay nội địa với hơn 900.000 lượt khách và 3.700 chuyến bay quốc tế với gần 570.000 lượt khách.

    Đây là những nỗ lực rất lớn của thành phố, trong đó có vai trò quan trọng của các sở, ngành, địa phương và đặc biệt là cộng đồng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, các hãng hàng không trong nước và quốc tế.

    Một hoạt động khác được những người làm du lịch đánh giá cao là thành phố liên tục tổ chức các sự kiện, lễ hội để thu hút khách đến cũng như mang đến những dịch vụ mới mẻ cho du khách khi đến với Đà Nẵng.

    Theo Giám đốc Sở Du lịch Trương Thị Hồng Hạnh, để thu hút khách hơn nữa, trong mùa hè năm nay, Đà Nẵng tổ chức chương trình kích cầu du lịch “Tận hưởng Đà Nẵng – Enjoy Da Nang” năm 2023 với các chủ đề: Tận hưởng lễ hội; tận hưởng biển, nghỉ dưỡng; tận hưởng vui chơi giải trí; tận hưởng ẩm thực – spa và tận hưởng mua sắm. Chương trình này được thực hiện trên cơ sở cập nhật, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu và các xu hướng của các thị trường hiện nay. Các hoạt động lễ hội, sự kiện đặc sắc, vui chơi giải trí được tổ chức liên tục để phục vụ du khách đến với Đà Nẵng.

    Chương trình này sẽ góp phần truyền thông, quảng bá điểm đến Đà Nẵng trên phạm vi rộng bằng nhiều kênh, đặc biệt thông qua mạng xã hội theo một cách thức mới để lan tỏa hình ảnh điểm đến Đà Nẵng đặc sắc, an toàn và mến khách; đồng thời đẩy mạnh thu hút, khai thác các thị trường khách đến Đà Nẵng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch, phấn đấu đạt kế hoạch năm 2023 đề ra và khôi phục hoàn toàn các hoạt động phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố.

    Làm phong phú hệ thống sản phẩm du lịch

    Theo PGS.TS Bùi Quang Bình, giảng viên cao cấp, Khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng), sự phục hồi của du lịch Đà Nẵng thời gian qua cho thấy thành phố đã tạo được thương hiệu, dấu ấn cũng như sức hút của mình thông qua hàng loạt các sự kiện trong nước và quốc tế đã từng được tổ chức trước đó như lễ hội du lịch golf (tháng 9-2022); sự kiện Diễn đàn Phát triển đường bay châu Á (Routes Asia -2022), đặc biệt là Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng. Đây được xem là một trong những thương hiệu của Đà Nẵng góp phần làm tăng sức hấp dẫn của thành phố khi mùa hè năm nay pháo hoa quay trở lại.

    Đồng quan điểm, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng đánh giá du lịch đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của thành phố, của nhiều ngành, lĩnh vực. Thành phố đã tổ chức được nhiều sự kiện góp phần làm nên thương hiệu của du lịch Đà Nẵng, trong đó có Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng. Sự kiện này được tổ chức trong nhiều năm góp phần thu hút du khách trong và ngoài nước, góp phần đưa Đà Nẵng 2 lần được vinh danh là “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á”.

    Năm nay, sự trở lại của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng hứa hẹn thu hút khách hơn nữa, góp phần vào sự phục hồi chung của du lịch Đà Nẵng. Tuy nhiên, ông Cao Trí Dũng cho rằng, để làm phong phú thêm hệ thống sản phẩm du lịch điểm đến, giúp thu hút mạnh mẽ và bền vững hơn lượng khách đến với Đà Nẵng trong thời gian tới đây, Đà Nẵng cần có kế hoạch tổng thể trong dài hạn, thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái sản phẩm pháo hoa bao gồm đầy đủ các dịch vụ, tiện ích phục vụ nhu cầu của khách trong và ngoài nước đến xem pháo, về các đội tham gia, chủ đề cho từng năm… để kích thích khách chi tiêu nhiều hơn trong thời gian đến vui chơi, lưu trú tại Đà Nẵng.

    Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch vùng miền Trung Tập đoàn Sun Group nhìn nhận, thời gian vừa qua, du lịch Đà Nẵng đã có sự phục hồi rất mạnh mẽ, đó là nền tảng để cho các doanh nghiệp gia tăng thêm các sản phẩm dịch vụ, bổ sung thêm các sản phẩm mới đa dạng hóa trải nghiệm, tăng sức hấp dẫn cho các khu du lịch, góp phần đưa Đà Nẵng nhanh chóng phục hồi du lịch và tăng trưởng bứt phá.

    Như trong mùa hè năm nay, Tập đoàn Sun Group tiếp tục cùng thành phố tổ chức các sự kiện, lễ hội lớn trong suốt mùa hè với mong muốn mang đến một mùa hè “rực lửa” tại Đà Nẵng như Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng với màn trình diễn của 8 đội cùng các hoạt động phụ trợ hấp dẫn. Còn tại Sun World Bà Nà Hills tháng 4 có lễ hội té nước Songkran Thái Lan; tháng 5 và 6 có lẽ hội ẩm thực, nghệ thuật truyền thống đậm chất Hàn Quốc, tháng 7 lễ hội văn hóa Pháp, lễ hội đèn lồng Bà Nà xuyên suốt từ tháng 5 đến tháng 9…

  • Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng kỳ vọng bứt phá

    Phân khúc BĐS nghỉ dưỡng Đà Nẵng đang được kỳ vọng sẽ sớm bứt phá bởi diễn biến tích cực từ nền kinh tế, nhất là du lịch phục hồi.

    Bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc chủ đạo

    Theo tìm hiểu, thị trường BĐS Đà Nẵng hiện vẫn chưa thể thoát khỏi tình cảnh trầm lắng do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Nhiều phân khúc gần như không có giao dịch dù chủ đầu tư chấp nhận xuống giá để cắt lỗ ngân hàng, cụ thể như đất nền, nhà phố liền kề…

    Trong bối cảnh ấy, BĐS nghỉ dưỡng vẫn được xem là phân khúc chủ đạo của thị trường Đà Nẵng trên cả lĩnh vực khách sạn cũng như biệt thự nghỉ dưỡng.

    BĐS nghỉ dưỡng vẫn được xem là phân khúc chủ đạo của thị trường Đà Nẵng trên cả lĩnh vực khách sạn cũng như biệt thự nghỉ dưỡng.

    BĐS nghỉ dưỡng vẫn được xem là phân khúc chủ đạo của thị trường Đà Nẵng trên cả lĩnh vực khách sạn cũng như biệt thự nghỉ dưỡng.

    Theo thống kê, nguồn cung khách sạn tại thị trường Đà Nẵng trong năm 2022 đạt 15.685 phòng từ 117 dự án; trong đó khách sạn 5 sao chiếm 61% số phòng. Trong 6 tháng cuối năm 2022, giá thuê khách sạn trung bình đạt 1,8 triệu đồng/phòng/đêm, tăng 60% theo năm. Công suất thuê tương đương cùng kỳ năm 2019 ở mức 59%. Tuy nhiên công suất cả năm 2022 ở mức 48%, vẫn thấp hơn -13 điểm % so với cả năm 2019.

    Trong khi đó, các khách sạn từ 4-5 sao mang thương hiệu quốc tế vẫn chứng tỏ được sức hút của mình với thị trường, khi có giá trung bình cao hơn 40% và công suất thuê cao hơn 8 điểm % so với các thương hiệu trong nước và tự quản lý.

    Tại Đà Nẵng, các đơn vị quản lý quốc tế vận hành 15 khách sạn từ 4 đến 5 sao, tương đương với 26% nguồn cung. Trong đó, Accor là đơn vị quản lý quốc tế lớn nhất với các thương hiệu như Pullman, Novotel và Grand Mercure.

    Thị trường khách sạn sẽ đón nhận 39 dự án bao gồm JW Marriott Đà Nẵng Resort, Wyndham Solei, và Crowne Plaza Bà Nà Hills. Phần nhiều các dự án sẽ ra mắt trong tương lai xa và sự gia nhập này sẽ giúp đáp ứng nguồn cầu gia tăng cũng như sự phục hồi của thị trường.

    Đối với phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng đến từ 18 dự án, chủ yếu ở quận Ngũ Hành Sơn. Năm 2022, nguồn cung đã tăng 49% theo năm và nguồn cung sơ cấp đạt mức cao nhất trong 12 năm qua nhờ nguồn cung mới lớn.

    Gia tăng nguồn cung đã phần nào phản ánh sự cải thiện trong tâm lý các chủ đầu tư sau khi không có nguồn cung mới nào năm 2020 và 2021. Trong thời gian tới, nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng trong tương lai gồm 15 dự án. Quận Ngũ Hành Sơn sẽ có nguồn cung lớn nhất với 55% thị phần.

    Số căn biệt thự nghỉ dưỡng bán được trong 6 tháng cuối năm 2022 cũng đạt mức cao nhất kể từ năm 2016, điều này là do các dự án mới ra có vị trí tốt, chiến lược tiếp thị mạnh mẽ và danh tiếng của chủ đầu tư đã thúc đẩy tình hình hoạt động.

    Giá bán sơ cấp trung bình của biệt thự nghỉ dưỡng là 164 triệu VNĐ/m2, tăng 134% theo năm, chủ yếu do các dự án mới chào bán có mức giá cao. Các thương hiệu quản lý như Furama, Accor, InterContinental Hotels Group (IHG), Hyatt và Fusion vẫn tiếp tục chiếm lĩnh phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng với 6 trong tổng số 18 dự án. Kể từ năm 2018, giá thứ cấp trung bình của biệt thự nghỉ dưỡng có thương hiệu tăng 14% mỗi năm, trong khi giá của các dự án không có thương hiệu tăng 10% mỗi năm.

    Bất động sản có thương hiệu có khả năng tiếp cận nhóm người mua lớn hơn. Các sản phẩm được nhà đầu tư lựa chọn thường có vị trí đẹp, sát biển là một lợi thế, chất lượng xây dựng tốt, pháp lý tốt, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín và sở hữu đơn vị vận hành có tên tuổi” – bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Việt Nam nhận định.

    Du lịch – động lực để bất động sản nghỉ dưỡng bứt phá

    Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết: “Sau đại dịch, thị trường BĐS nghỉ dưỡng của Đà Nẵng tuy đã dần quay trở lại nhưng tốc độ chưa đạt được như mức trước. Tuy nhiên, các yếu tố nền tảng về kinh tế vĩ mô, sự phát triển trong cơ sở hạ tầng, nhân lực, sức hút đầu tư nước ngoài và sự ưu đãi của thiên nhiên cho các hoạt động du lịch vẫn được giữ vững. Thậm chí, triển vọng của thị trường này sẽ được duy trì tích cực về dài hạn. Đây là những yếu tố nền móng tạo nên sức hấp dẫn của Đà Nẵng trong mắt các doanh nghiệp và nhà đầu tư, đặc biệt trong phân khúc BĐS nghỉ dưỡng”.

    Du lịch phục hồi là động lực để thị trường BĐS Đà Nẵng, đặc biệt phân khúc BĐS nghỉ dưỡng bứt phá.

    Thực tế, từ khi du lịch mở cửa trở lại thì hai nguồn khách chính hỗ trợ quá trình khôi phục tại một số thị trường ven biển như Đà Nẵng là khách nội địa và khách Hàn Quốc.

    Công suất thị trường cho thấy, sự phục hồi của các thị trường Đà Nẵng vẫn chậm hơn so với kỳ vọng. Tuy nhiên, các yếu tố nền tảng của thị trường tiếp tục được đánh giá ở mức tốt, đặc biệt là du lịch, ngành trọng điểm và là động lực phát triển của Đà Nẵng. Trong kỳ vọng dài hạn, Đà Nẵng sẽ dần lấy lại vị thế của là trung tâm kinh tế – du lịch của khu vực.

    Xét về kinh tế vĩ mô, năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Đà Nẵng đạt mức 14%, cao hơn mức tăng trung bình của cả nước (8%); đứng thứ ba trong cả nước, sau Khánh Hòa (21%) và Bắc Giang (19%). Giá trị xuất khẩu tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và sự phục hồi của ngành du lịch đã giúp Đà Nẵng có sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc. Trong năm 2022, doanh thu lưu trú và lữ hành của Đà Nẵng đạt 8.900 tỷ đồng, tăng 380% theo năm và tăng 2,5% so với 2019.

    Một cơ sở khác để kỳ vọng làm động lực cho BĐS nghỉ dưỡng cất cánh là Đà Nẵng hình thành, phát triển hàng loạt hạ tầng và hệ thống giao thông hiện đại. Đây là một trong những đầu mối giao thông của cả nước với sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu, đường sắt Bắc Nam và mạng lưới đường bộ rộng khắp.

    Đặc biệt, động lực quan trọng trong năm 2023 là sự trở lại của du khách Trung Quốc. Thị trường chính này sẽ nối lại các tuyến du lịch đến Việt Nam từ ngày 15/3/2023, mang đến triển vọng tích cực cho nguồn cầu khách sạn của thành phố biển Đà Nẵng. Khi đó, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng có thêm cơ hội để bứt phá.

    Theo kinh tế – đô thị

    Mời xem thêm: Biệt thự đảo ngọc Regal Victoria

  • Du lịch Quảng Bình “phấn khởi” đón lễ 30/4 – 1/5

    Dù chưa đến kỳ nghỉ lễ nhưng nhiều điểm lưu trú trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã “cháy” phòng, ngành du lịch cũng chuẩn bị cho nhiều hoạt động văn hóa – du lịch sôi động tại các trung tâm đón khách.

    “Hút” khách

    Với các kết nối giao thông thuận lợi trên tuyến đường Bắc – Nam, cùng nhiều sản phẩm du lịch thiên nhiên độc đáo và duy nhất, Quảng Bình đang dần định vị hình ảnh du lịch trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Nhờ đó, trong dịp lễ 30/4 – 1/5 lần này, nhiều du khách đã lên kế hoạch và lựa chọn đến với Quảng Bình.

    Khách du lịch check-in tại Quảng Bình

    Tín hiệu vui ngay từ những ngày đầu tháng khi khách du lịch đã đặt kín phòng tại các địa điểm, đơn vị lưu trú trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, đến thời điểm hiện tại, các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được lấp đầy. Theo ông, đây là tín hiệu tích cực để ngành du lịch Quảng Bình chuẩn bị cho việc đón khách trước mắt cũng như góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu du lịch trong năm 2023.

    Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 531 cơ sở lưu trú du lịch với 8.475 phòng, hơn 16.000 giường. Trong đó, cơ sở lưu trú du lịch từ 3 sao trở lên có 1.744 phòng. Bên cạnh đó, toàn tỉnh cũng có gần 3.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong đó 08 nhà hàng và 01 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đã được cấp biển hiệu đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

    Lượng khách quốc tế đến Quảng Bình trong quý I/2023 tăng cao

    Trong đầu năm 2023, ngành du lịch đã có sự phục hồi mạnh mẽ với gần 650 nghìn lượt khách, gấp 4,45 so với cùng kỳ năm 2022, gấp 1,09 lần so với kế hoạch. Trong đó khách quốc tế đạt hơn 20 nghìn lượt khách, gấp 17,59 lần với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch trong quý I năm 2023 đạt hơn 733 tỷ đồng, gấp 4,37 lần so với cùng kỳ năm 2022. Khách lưu trú trong 3 tháng đầu năm 2023 đạt gần 300 nghìn lượt khách, gấp 2,12 lần so với cùng kỳ năm 2022, doanh thu dịch vụ lưu trú 3 tháng ước đạt hơn 94 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2022.

    Hầu hết các đơn vị du lịch đã từng bước quay trở lại hoạt động bình thường sau thời gian bị đình trệ và phục hồi sau đại dịch.

    Việc đón nhận những con số tổng kết du lịch ấn tượng trong quý I/2023 và các chỉ báo tích cực trong dịp lễ 30/4 – 1/5 tới đây đã minh chứng cho sự thu hút của du lịch Quảng Bình, với các sản phẩm du lịch thiên nhiên độc đáo riêng có. Cùng với đó, ngành du lịch của tỉnh cũng như các địa phương đã và đang chuẩn bị chu đáo cho lễ hội văn hóa – du lịch nhằm tiếp đón du khách trong kỳ nghỉ lễ tới.

    Khám phá thiên nhiên – Trải nghiệm văn hóa

    Vào hè, với thời tiết lý tưởng thì những địa điểm du lịch thiên nhiên như động Phong Nha, động Tiên Sơn,… suối nước Moọc, sông Chày, hang Tối,… là điểm đến được khách du lịch thập phương yêu thích, phù hợp với đa dạng các đối tượng du khách. Bên cạnh đó, khách du lịch với mong muốn “chạm” vào thiên nhiên và khám phá các khu rừng hoang sơ cũng có thể lựa chọn các tour du lịch trải nghiệm với thời gian lưu trú trong các cánh rừng.

    Nhiều hoạt động du lịch – văn hóa diễn ra trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 tại Quảng Bình

    Nhằm đa dạng các hoạt động trải nghiệm, ngành du lịch của tỉnh cũng như các địa phương cũng xây dựng chương trình tuần du lịch – văn hóa với đa dạng các hoạt động. Tại TP. Đồng Hới, tuần lễ Văn hóa – Du lịch được tổ chức từ ngày 25/4 đến 1/5/2023 với các hoạt động như triển lãm ảnh “Đồng Hới xưa và nay”, lễ hội ẩm thực “Hương quê”, các chương trình liên hoan âm nhạc, trò chơi dân gian, lễ hội đường phố, lễ hội Chèo cạn múa bông. Đặc biệt, sáng ngày 30/4 sẽ diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ, là điểm hẹn văn hóa đặc sắc mang dấu ấn văn hóa cầu đảo vùng sông nước Nhật Lệ. Đây cũng là chương trình diễn ra thường niên, nét văn hóa đặc sắc của người dân thành phố và các vùng lân cận.

    Bên cạnh đó, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa mang đặc trưng của vùng như hội thi cá trắm sông Son, lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Bố Trạch…

    Nguồn Người làm báo

    Mời xem thêm: Đến năm 2030, phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung

  • Đến năm 2030, phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung

    Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 377/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đến năm 2030 phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung.

    Xây dựng Quảng Bình trở thành nền kinh tế năng động ở khu vực miền Trung, với trọng tâm là ngành dịch vụ và du lịch nổi bật; công nghiệp sạch, năng lượng tái tạo, chế biến, chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững.

    Phạm vi ranh giới quy hoạch tỉnh Quảng Bình bao gồm toàn bộ phần lãnh thổ đất liền tỉnh Quảng Bình và phần không gian biển được xác định theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

    Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; xây dựng Quảng Bình trở thành nền kinh tế năng động ở khu vực miền Trung, với trọng tâm là ngành dịch vụ và du lịch nổi bật; công nghiệp sạch, năng lượng tái tạo, chế biến, chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững.

    Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Đến năm 2030 phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung.

    Về mục tiêu cụ thể, tốc độ tăng GRDP bình quân từ 8,4 – 8,8%/năm; cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 38,0 – 38,5%; ngành dịch vụ chiếm khoảng 45,0 – 45,5%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 12,5 – 13,0%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm khoảng 3,5 – 4,0%.

    Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 14 -14,5%/năm; dịch vụ tăng bình quân 7,5 – 8,0%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3,5 – 4%/năm.

    Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ đạt khoảng 375 – 425 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 145 – 150 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2,5%.

    Hai trung tâm động lực tăng trưởng, ba hành lang, bốn trụ cột phát triển kinh tế

    Quyết định nêu rõ các ưu tiên phát triển của tỉnh Quảng Bình gồm:

    Hai trung tâm động lực tăng trưởng: (1 ) Khu du lịch quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp khu vực Đông Nam Á; (2) Khu Kinh tế (KKT) Hòn La trở thành KKT động lực góp phần cho tăng trưởng kinh tế.

    Ba trung tâm đô thị: (1) Trung tâm đô thị thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận, trong đó thành phố Đồng Hới là hạt nhân và các đô thị vệ tinh, đô thị cửa ngõ kết nối thành phố Đồng Hới, gồm: đô thị Quán Hàu, Hoàn Lão (bao gồm không gian mở rộng), Việt Trung, Dinh Mười; (2) Trung tâm đô thị phía Bắc với hạt nhân là Thị xã Ba Đồn gắn với huyện lỵ của huyện Quảng Trạch, KKT Hòn La, Tiến Hóa; (3) Trung tâm đô thị phía Nam với hạt nhân là Thị trấn Kiến Giang (tương lai là Thị xã), đô thị vệ tinh gồm: Lệ Ninh và Áng Sơn.

    Ba hành lang kinh tế: (1) Hành lang kinh tế đồng bằng ven biển cùng với quốc lộ 1A, đường ven biển; (2) Hành lang kinh tế Đông – Tây dọc quốc lộ 12 nối Cửa khẩu quốc tế Cha Lo – thị xã Ba Đồn – cảng biển Hòn La; (3) Hành lang kinh tế trung du và miền núi gắn với đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc – Nam phía đông.

    Bốn trụ cột phát triển kinh tế:

    (1) Tập trung đầu tư để phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định được thương hiệu du lịch “Quảng Bình” trên bản đồ du lịch quốc tế; coi đây là khâu đột phá để tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

    (2) Phát triển công nghiệp là trọng điểm, trong đó chú trọng, khuyết khích kêu gọi phát triển công nghiệp sản xuất điện, năng lượng tái tạo, chế biến, chế tạo;

    (3) Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hoá, giá trị gia tăng cao, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, coi đây là bệ đỡ nền kinh tế của tỉnh;

    (4) Phát triển hiệu quả, bền vững kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

    Ưu tiên những lĩnh vực, dự án quan trọng tạo sự đột phá và có sức lan tỏa lớn

    Về các đột phá phát triển của tỉnh, Quảng Bình sẽ tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Trong đó ưu tiên những lĩnh vực, dự án quan trọng tạo sự đột phá và có sức lan tỏa lớn: Hệ thống giao thông bảo đảm kết nối thông suốt (tập trung hoàn thành đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông trước năm 2025); hạ tầng du lịch; hạ tầng thiết yếu, quan trọng trong KCN, KKT; hạ tầng công nghệ thông tin để hướng tới mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, xã hội số, chính quyền số; các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề trọng điểm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong một số lĩnh vực then chốt như du lịch, công nghiệp.

    Đổi mới hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách đảm bảo cho huy động, phát huy hiệu quả các nguồn lực, tháo bỏ các rào cản, phục vụ phát triển KT-XH. Tăng cường vai trò kiến tạo của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn; lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực chuyển đổi số nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút nhân tài.

    Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu các ngành công nghiệp mới, du lịch giá trị cao. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo. Liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp.

    Phát triển du lịch Quảng Bình thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Về phương hướng phát triển các ngành quan trọng của tỉnh, trong đó, phát triển du lịch Quảng Bình thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những khâu đột phá để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với lợi ích cộng đồng và phát triến bền vững.

    Định vị Quảng Bình là một trong các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam, trung tâm du lịch mạo hiểm của khu vực Châu Á gắn với những hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc: du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch hang động, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch thể thao, du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp…

    Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là Khu du lịch quốc gia, giữ vững các tiêu chí được UNESCO hai lần công nhận di sản thiên nhiên thế giới. Đến năm 2030, tỷ lệ đóng góp của ngành Du lịch đạt 10 – 12% GRDP của tỉnh.

    Phấn đấu đưa kinh tế biển tỉnh Quảng Bình cơ bản đạt các tiêu chí về phát triển bền vững; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển toàn diện, bền vững kinh tế biển.

    Đến năm 2030, các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 15- 20% GRDP của tỉnh; kinh tế của các huyện, thị xã, thành phố ven biển ước đạt 85 – 90% GRDP của tỉnh. Có từ 50% trở lên diện tích vùng biển được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển. 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

    Theo báo Chính Phủ

    Mời xem thêm: Khách du lịch đến Quảng Bình tăng hơn 4 lần

  • Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng: Sức hút khó cưỡng dành cho du khách

    Mặc dù trải qua 10 kỳ pháo hoa nhưng ở lần tổ chức thứ 11 này, lễ hội pháo hoa quốc tế vẫn rất mới mẻ, luôn là một sản phẩm du lịch có sức hút khó cưỡng dành cho cả người dân địa phương và du khách.

    Chủ đề “Thế giới không khoảng cách”

    Dù mới được công bố lễ hội pháo hoa sẽ được tổ chức trở lại song các đơn vị lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố đều coi đây là sự kiện “đinh”, là điểm nhấn của Đà Nẵng trong mùa hè năm nay. Trên các diễn đàn, kênh thông tin của các đơn vị lữ hành, dịch vụ, lưu trú… đều đăng quảng bá tới các đối tác, khách hàng của họ về sự kiện này.

    Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Phó Giám đốc Công ty Dịch vụ lữ hành quốc tế Hải Vân Cát phân tích, sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các sự kiện, lễ hội không được tổ chức nên nhu cầu thưởng thức các sản phẩm văn hóa, giải trí như bị kìm nén. Sự kiện lễ hội pháo hoa mang thương hiệu riêng có của Đà Nẵng đã tạo ra sức hấp dẫn đối với người dân và du khách gần xa. Năm 2023, lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng quay trở lại đã và đang làm nóng các diễn đàn, các hội nhóm về du lịch.

    “Nhiều du khách hỏi về các đội sẽ tham gia, các đêm trình diễn, vé xem pháo hoa… để từ đó có thể sắp xếp cho mình một hành trình, chuyến đi đến Đà Nẵng hợp lý có thể vừa kết hợp du lịch, vừa xem pháo hoa. Có thêm sản phẩm mới này trong mùa hè năm nay, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cũng dễ tiếp cận và chào bán với khách hàng hơn”, anh Nguyễn Ngọc Thiện chia sẻ.

    0Đồng quan điểm, anh Bùi Mạnh Hùng, trú phường An Hải Đông, quận Sơn Trà cho hay, dù đã nhiều năm đi xem pháo hoa nhưng cứ mỗi lần thành phố tổ chức lễ hội pháo hoa quốc tế người dân địa phương cũng háo hức chờ đợi để được xem các màn trình diễn của các đội tham dự. Bên cạnh đó, lễ hội pháo hoa quốc tế cũng thu hút rất đông du khách đến Đà Nẵng, các hoạt động kinh doanh, buôn bán của người dân địa phương cũng thuận lợi hơn.

    Tạo dấu ấn để du lịch tăng trưởng

    Trong hơn một tháng diễn ra DIFF 2023, sẽ có 5 đêm diễn gồm: đêm 2-6 với sự tham gia tranh tài của hai đội đến từ Việt Nam – Phần Lan với chủ đề “Hòa bình cho nhân loại”; đêm 10-6 là cuộc tranh tài giữa Canada – Pháp với chủ đề “Tình yêu không biên giới”; đêm 17-6 là cuộc tranh tài giữa Úc – Ý với chủ đề “Chinh phục những giấc mơ”; đêm 24-6 là cuộc tranh tài giữa Ba Lan – Anh với chủ đề “Vũ điệu của thiên nhiên”; đêm chung kết 8-7 có chủ đề “Thế giới không khoảng cách”.

    Mỗi đội sẽ có thời gian 20 phút để thể hiện màn trình diễn cũng như kể cho du khách gần xa nghe câu chuyện của đội mình thông qua các hiệu ứng của âm thanh và ánh sáng. Sự hòa quyện của ý tưởng, chủ đề, tính độc đáo của màn trình diễn cũng như sự đồng bộ giữa nhạc nền và hình ảnh pháo hoa… sẽ là những tiêu chí để đánh giá về màn trình diễn của các đội tại DIFF 2023. Có thể thấy, ngay từ chủ đề các đêm diễn đều hướng tới một “Thế giới không khoảng cách”, ở đó có hòa bình, có tình yêu, có giấc mơ… tất cả hòa quyện để mang đến thế giới những điều tốt đẹp nhất.

    Ngoài pháo hoa, các chương trình nghệ thuật, các hoạt động phụ trợ cũng rất được đầu tư để mang đến các sản phẩm mới cho du khách. (Ảnh minh họa)

    Những người làm du lịch, dịch vụ tại Đà Nẵng, kỳ vọng với sức hút sẵn có của pháo hoa, mùa hè năm nay Đà Nẵng sẽ trở thành tâm điểm lễ hội. Với sự tái xuất của DIFF 2023, hy vọng Đà Nẵng sẽ nhanh chóng bứt phá, đạt được những dấu ấn tăng trưởng ngoạn mục sau dịch bệnh, góp phần vào sự phục hồi phát triển kinh tế – xã hội chung của thành phố trong thời gian tới.

    Đây cũng là một trong những sự kiện văn hóa tạo nên thương hiệu riêng cho thành phố Đà Nẵng, đồng thời góp phần giúp thành phố hai lần được vinh danh “Điểm đến sự kiện –  lễ hội hàng đầu châu Á”, tạo ra một hình ảnh Đà Nẵng năng động, một thành phố của lễ hội luôn chào đón du khách suốt bốn mùa. Với sự tái xuất của DIFF 2023, Đà Nẵng được kỳ vọng sẽ nhanh chóng bứt phá, đạt được những dấu ấn tăng trưởng  ở giai đoạn hậu dịch, đóng góp cho sự phục hồi chung của du lịch Việt Nam.

  • Khách du lịch đến Quảng Bình tăng hơn 4 lần

    Trong quý I năm nay, khách du lịch đến Quảng Bình tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2022.
    Trong quý I vừa qua, tổng số khách du lịch đến tỉnh Quảng Bình gần 650.000 lượt, gấp 4,45 lần so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 733 tỷ đồng; Khách lưu trú đạt gần 300.000 lượt, hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái; Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt hơn 94 tỷ đồng. Đây là những tín hiệu tích cực cho thấy du lịch Quảng Bình đang tiếp tục có sự phục hồi mạnh mẽ.
    Ngành du lịch Quảng Bình đang phục hồi mạnh mẽ.
    Hiện nay, tỉnh Quảng Bình đưa hơn 30 sản phẩm du lịch vào khai thác chính thức và thử nghiệm. Đầu tháng 2 năm nay, Trung tâm Du lịch Phong Nha và thành phố Đồng Hới nằm trong Top 10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam 2023 do du khách trên toàn thế giới bình chọn. Bản Rum Ho, Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong, Hang Va của Quảng Bình vào “Top 7 ấn tượng Việt Nam 2022” theo bình chọn của Sài Gòn Tiếp thị – một ấn phẩm của nhóm Tạp chí Kinh tế Sài Gòn. Năm 2023, ngành Du lịch Quảng Bình phấn đấu đón 3-3,5 triệu lượt khách du lịch đến với địa phương, trong đó khoảng 100.000 lượt khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch 3.400-3.900 tỷ đồng.

    Tỉnh Quảng Bình đang lên kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 20 năm Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Dịp kỷ niệm sẽ diễn ra nhiều hoạt động như: Lễ hội hang động Quảng Bình năm 2023; Hội thảo khoa học chủ đề “Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng thích ứng, hội nhập và phát triển bền vững”; Lễ hội áo dài với chủ đề “Áo dài – về miền Di sản”.…

    Ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết: “Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch và chủ động nghiên cứu, khảo sát thực địa, đã dạng hóa các sản phẩm du lịch mới nhằm đáp ứng xu hương và nhu cầu của du khách. Đi liền đó là tăng cường quản lý giám sát việc đón và phục vụ khách du lịch của các đơn vị hoạt động du lịch, các khu điểm tham quan du lịch trên địa bàn đảm bảo an toàn, an ninh du lịch trong mùa du lịch 2023, nhất là vào đợt cao điểm 30/4- 1/5”./.

  • Thị trường đã đi qua giai đoạn “hoang mang cục bộ”, giờ là “thời cơ” mua được bất động sản giá tốt?

    Các chuyên gia đầu tư bất động sản cho biết giai đoạn “hoang mang cục bộ” đã qua, từ đó mở ra một lối đi cho những chủ đầu tư và nhà đầu tư để đi tiếp.

    Thời gian qua, thị trường bất động sản đón nhận nhiều thông tin tích cực từ vĩ mô liên quan đến nguồn vốn tín dụng và pháp lý thông qua Nghị quyết 33 và Nghị định 08. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay trong quý 1/2023, đặc biệt là lãi suất cho vay mua nhà. Nhận định về những thông tin tích cực tác động đến thị trường bất động sản, các nhà đầu tư bất động sản lâu năm thấy rằng giai đoạn “hoang mang cục bộ” đã qua, từ đó mở ra một lối đi cho những chủ đầu tư và nhà đầu tư để đi tiếp.

    Bat Dong San Viet Nam

    Ngoài ra, chính sách còn tạo nền tảng vững chắc về mặt thể chế, pháp lý, cả vấn đề về dòng tiền, cả vấn đề về hành lang pháp lý cho nhà đầu tư cá nhân, cả vấn đề liên quan đến giá và các luật liên quan… Đó là những yếu tố nền tảng để tạo sự phát triển bền vững.

    Theo các chuyên gia, hiện nay, ngân hàng nhà nước cũng đã hạ lãi suất điều hành, đó chính là bước tiền trạm trước cho việc giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay. Lãi suất huy động giảm đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay sẽ giảm. Lộ trình mà chúng ta nhìn thấy dấu hiệu khủng hoảng của bất động sản là lãi suất lên đến đỉnh điểm, hiện tại lãi suất đang “tụt” dần có nghĩa là sự khủng hoảng đó đang ở “trườn dốc bên kia” rồi. Những điều tiêu cực và khó khăn của thị trường đã đi qua rồi.

    “Thị trường đang đi vào giai đoạn sàng lọc và phân loại đối với cả chủ đầu tư lẫn nhà đầu tư. Đầu năm nay, nhiều chủ đầu tư đã phải rời cuộc chơi và cơ cấu lại. Nhưng ngược lại, vẫn có nhiều chủ đầu tư vẫn có thể “tồn tại” được, nhờ năng lực quản trị và năng lực triển khai tốt của chủ đầu tư đó”, các chuyên gia chia sẻ.

    Về phía các nhà đầu tư cá nhân, một số ý kiến cho rằng, thay vì dành tiền gửi ngân hàng để sau 2 – 3 năm số tiền đó chỉ bằng số tiền trong một chương trình khuyến mãi của chủ đầu tư, họ nắm bắt luôn “thời cơ” này. Vừa mua được sản phẩm tốt ở vùng giá tốt, vừa tạo ra dòng tiền ngay.

    Theo khảo sát chuyên sâu từ Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng ngành bất động sản của một số đơn vị, nguồn vốn vẫn tiếp tục đổ vào bất động sản, tuy nhiên nhà đầu tư ngày càng có xu hướng cẩn trọng hơn và chú trọng vào loại hình bất động sản có thể sinh dòng tiền.

    Theo các chuyên gia, lực cầu trong thời gian tới sẽ tăng trở lại, tuy nhiên không đồng đều ở các phân khúc. Đó là những người đang có nhu cầu nâng cấp nơi ở, từ nơi ở hiện tại, họ mong muốn tìm kiếm tổ ấm hiện đại hơn, đủ đầy hơn. Một số khác đang có dòng tiền gửi ngân hàng, họ muốn tách một phần dòng tiền ra để mua hoặc đầu tư.

    Một câu hỏi được nhiều nhà đâu tư đặt ra là ở thời điểm này đã nên xuống tiền đầu tư bất động sản hay chưa? Theo các nhà đầu tư, quyết định đầu tư hay không nên tùy thuộc vào tình hình tài chính của khách hàng và liệu họ có nhận được những hỗ trợ tốt nhất từ chính sách cho vay của ngân hàng hay không. “Bất động sản tốt nhất là bất động sản được mua sớm nhất”, ý kiến của một số nhà đầu tư nhiều năm kinh nghiệm.

  • Đây là thời điểm vàng để mua bất động sản?

    Cung bất động sản vẫn khan nhưng lãi suất đã “hạ nhiệt”, room tín dụng đã mở. Hiện, giá nhà lại ở mức tốt, chuyên gia cho rằng đây là thời điểm để “xuống tiền” hiệu quả.

    Nhiều nhà đầu tư đang rục rịch quay trở lại thị trường.

    100 sản phẩm được giao dịch thành công chỉ trong 10 ngày cuối tháng 3 là thành tích bán hàng mà Công ty Indochine thuộc Đất Xanh Miền Bắc vừa đạt được sau nhiều tháng im ắng. Tương tự, sàn giao dịch Vietstarland cũng mới bán được 50 căn chung cư tại Hà Nội trong tháng này.

    Nhiều chuyên gia cho rằng trong bối cảnh lãi suất “hạ nhiệt”, room tín dụng đã mở, giá nhà về mức hợp lý, đây chính là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư hoặc người có sẵn tiền mua được bất động sản ưng ý.

    “Khi thị trường xấu nhất lại là thời điểm tốt nhất của những người mua, người sẵn sàng nguồn tiền tham gia thị trường”, ông Phạm Anh Khôi – Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế – tài chính – bất động sản Dat Xanh Services, nhận định.

    Thời điểm chín muồi

    Trong bối cảnh hiện tại, nhiều người đang đặt dấu hỏi với về việc thị trường bất động sản đã “đến đáy” hay chưa để “bắt đáy”. Trước vấn đề trên, ông Khôi cho rằng người mua không nên quan tâm khi nào thị trường sôi động trở lại. Thay vào đó, phương pháp sẽ là “luôn mua giá tương lai”.

    “Chúng ta phải neo được một mức giá mà tháng sau hoặc năm sau mới có mức lời”, ông Khôi bình luận. Theo vị chuyên gia, những người sẵn sàng đầu tư thời điểm này là nhóm có mức lợi nhuận kỳ vọng cao nhất, theo lịch sử quá khứ năm 2008-2009 và 2011-2012.

    Biet Thu Regal Victoria 12.2022 2
    Dự án Regal Victoria đang có nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng

    Trong khi đó, các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu và am hiểu khách hàng OneHousing cho rằng thị trường căn hộ sẽ không có “vùng đáy” khi giá sơ cấp vẫn tiếp tục tăng, nguồn cung tắc nghẽn và chi phí đầu vào tăng cao. Đây cũng là phân khúc phục vụ nhu cầu ở thực giàu tiềm năng.

    “Vùng giá tốt nhất là lúc người mua chọn được sản phẩm chuẩn pháp lý, sinh được dòng tiền ngay và lựa chọn đòn bẩy tài chính tốt nhất. Ở giai đoạn này, những sản phẩm nào phục vụ cho nhu cầu thật của xã hội, đáp ứng được phần lớn của tầng lớp trung lưu sẽ tiềm năng lớn. Xu hướng này tương tự như Singapore, Thái Lan hay Hong Kong”, OneHousing nhận định.

    Trao đổi với Zing, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Việt An Hòa, cho biết hiện nhiều doanh nghiệp địa ốc tung ra nhiều ưu đãi đặc biệt để hâm nóng thị trường trở lại. Không chỉ vậy, nhiều ngân hàng thương mại đã có động thái giảm lãi suất cho vay mua nhà 0,2-2%/năm.

    Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), cho biết hiện có 24 ngân hàng đã giảm lãi vay trong cuối tháng 3. Trong bối cảnh lãi suất không quá cao như cuối năm 2022, thị trường có nhiều chính sách ưu đãi và nguồn cung sơ cấp vẫn khan hiếm, đây là cơ hội rất tốt để khách hàng sở hữu nhà.

    Chiến lược để xuống tiền hiệu quả

    Theo báo cáo quý I của Dat Xanh Services, giá bán sơ cấp bình quân căn hộ tại Hà Nội khoảng 42-55 triệu/m2, tăng 3-8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại TP.HCM, giá căn hộ trên thị trường sơ cấp dao động 60-80 triệu/m2, tăng 3-10% theo năm.

    Trong khi đó, giá bán đất nền của các tỉnh lân cận Hà Nội trong quý I nằm trong khoảng 17-60 triệu đồng/m2, tăng 10-15% so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với các tỉnh lân cận TP.HCM, đất nền có giá giữ ở mức ổn định, dao động 15-55 triệu đồng/m2.

    Biet Thu Regal Victoria 12.2022
    Tình hình thị trường đã có sự khởi sắc so với thời điểm cuối năm ngoái

    So với cuối năm ngoái, giá bất động sản thực tế đã ‘giảm nhiệt’ ở nhiều phân khúc. Tuy nhiên, theo ông Khôi, nhà đầu tư không nên đặt nặng vấn đề phân khúc, loại hình và khu vực. Thay vào đó, các yếu tố cần được lưu tâm sẽ là giá, khẩu vị rủi ro, khả năng thanh toán và tính thanh khoản.

    Bên cạnh đó, ông Khôi nhấn mạnh rằng nhà đầu tư cũng phải quản lý chặt chẽ hơn dòng tiền của mình để chi trả được các khoản phí ít nhất trong 12 tháng tới, tốt hơn nữa là 24 tháng.

    Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường sắp tới sẽ khởi sắc khi các đòn bẩy về tài chính dần cải thiện, room tín dụng có thể được nới thêm. Cùng với đó là những cơ chế chính sách về trái phiếu doanh nghiệp cũng đã được Nhà nước tháo gỡ.

    Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể tiếp tục với các dự án dang dở cũng như đầu tư thêm nhiều sản phẩm mới.

    Đồng quan điểm, chuyên gia của Colliers dự báo thị trường bất động sản sẽ bắt đầu ổn định từ giữa năm 2023. Đón đầu cơ hội đó, cơ quan này cho rằng có một lượng vốn lớn đang chờ đợi cơ hội đầu tư.

    Nguồn zing.vn

    Mời xem thêm: Loạt ưu đãi và hỗ trợ tài chính chưa từng có của Đất Xanh Miền Trung trong dịp sinh nhật 12 năm

  • Một số quy định mới về đất đai được áp dụng từ ngày 20/5

    Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 10/2023/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Trong đó đã sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách đất đai nhằm thực hiện chủ trương chung của Chính phủ về tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, người dân và doanh nghiệp.

    Nghị định 10/2023/NĐ-CP gồm 6 Điều:

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

    Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về giá đất.

    Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

    Điều 4. Quy định chuyển tiếp.

    Điều 5. Điều khoản thi hành.

    Điều 6. Trách nhiệm thực hiện.

    Trong đó, tại Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43 có nội dung bổ sung Điều 17a về đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất. Cụ thể, tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây: Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Đất đai. Trường hợp đấu giá một thửa đất hoặc một dự án gồm một hoặc nhiều thửa đất mà có hai (02) công ty trở lên có sở hữu chéo lẫn nhau theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì chỉ được một công ty tham gia đấu giá quyền sử dụng đất trên.

    Bên cạnh đó, phải thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 Luật Đất đai; Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Đất đai, khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

    Đồng thời, phải nộp tiền đặt trước bằng 20% tổng giá trị thửa đất, khu đất tính theo giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất; Không thuộc đối tượng bị cấm tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật.

    Ngoài ra, đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở, dự án kinh doanh bất động sản khác.

    Về điều kiện đối với đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất gồm: Đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 119 của Luật Đất đai; Đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất; việc đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện đối với từng thửa đất. Đặc biệt phải có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

    Cũng theo Dự thảo kể từ thời điểm công bố kết quả trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

    Trường hợp người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 68 Nghị định này thì người trúng đấu giá không được nhận lại tiền đặt cọc.

    Đối với trường hợp người trúng đấu giá đã nộp nhiều hơn khoản tiền đặt cọc thì được Nhà nước hoàn trả số tiền chênh lệch nhiều hơn so với số tiền đặt cọc theo quy định.

    Nghị định 10/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/5/2023.