Category: Tin thị trường

  • Hấp dẫn mùa du lịch biển Đà Nẵng 2023

    Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng (gọi tắt là BQL) cho hay, để chuẩn bị cho mùa cao điểm hè 2023, Sở Du lịch Đà Nẵng đã giao nhiệm vụ cho BQL tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao du lịch biển, đặc biệt là chương trình khai trương mùa du lịch biển 2023 trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

    Nhiều hoạt động hấp dẫn

    Theo đó, mùa du lịch biển 2023 tại Đà Nẵng sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn như trưng bày mô hình nghệ thuật trên bãi biển; thả diều nghệ thuật; không gian lễ hội ẩm thực miền biển Đà Nẵng; chuỗi các hoạt động về thể thao, giải trí biển với các môn thể thao thích hợp cho du khách trải nghiệm; chuỗi các hoạt động về bảo vệ môi trường biển, trưng bày, triển lãm cộng đồng; chuỗi các hoạt động tại bãi biển đêm Mỹ An…

    Dulichbien1
    Mùa du lịch biển Đà Nẵng 2023 sẽ tràn ngập sắc màu…

    Cùng với đó, tại bán đảo Sơn Trà, BQL dự kiến đưa vào vận hành bến thủy nội địa CT15; khai thác các tour lặn ngắm san hô, du ngoạn vòng quanh bán đảo Sơn Trà, ngắm động vật hoang dã, tour câu cá cùng ngư dân… song song với các hoạt động bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

    Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, những năm gần đây ngoài không gian vui chơi, tắm biển, chơi teambuilding (các hoạt động tập thể) cho các đoàn khách lớn, biển Đà Nẵng liên tục làm mới các dịch vụ, tiện ích, bổ sung thêm các dịch vụ giải khát, thể thao giải trí biển, giữ xe tắm nước ngọt, quầy ẩm thực, lưu niệm, các dịch vụ tại khu bãi biển đêm Mỹ An, check-in bãi biển, các sự kiện tại Công viên Biển Đông… để tăng trải nghiệm cho du khách.

    Khu vực bãi biển đêm Mỹ An sau gần 1 năm hoạt động sẽ tiếp tục khai thác dịch vụ massage trị liệu, xe lưu động (food truck – mô hình kinh doanh đồ ăn và thức uống trên xe tải); các điểm trang trí, check-in dọc bãi biển; chiếu phim trên bãi biển, sân khấu biểu diễn nghệ thuật; kết nối với các khu dịch vụ bãi biển Holiday Beach, Dana Beach hình thành chuỗi các khu dịch vụ giải trí biển cùng với phố du lịch An Thượng, tạo nên tổ hợp phố du lịch Mỹ An – An Thượng sôi động ban ngày lẫn ban đêm.

    Dulichbien2
    và có nhiều hoạt động hấp dẫn.

    Bảo đảm môi trường du lịch biển an toàn, hấp dẫn

    Theo ông Nguyễn Đức Vũ- Trưởng BQL, những lợi thế ưu đãi của thiên nhiên cộng thêm nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch của các cấp chính quyền và người dân đã góp phần tạo dựng cho biển Đà Nẵng thương hiệu điểm đến hấp dẫn và đáp ứng đủ các tiêu chí để NZ Herald News, nhật báo lớn nhất New Zealand, đưa vào danh sách 7 bãi biển trên thế giới là địa điểm lý tưởng để tắm nắng trong kỳ nghỉ mát vào mùa hè.

    Để đáp ứng sự tin yêu của du khách trong và ngoài nước, ngay từ đầu năm 2023, Sở Du lịch Đà Nẵng đã chỉ đạo BQL tăng cường công tác cứu hộ, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, nâng cấp các tiện ích dịch vụ công cộng và các hoạt động dịch vụ tại bãi biển. Bên cạnh đó thường xuyên phối hợp các quận ven biển, các đơn vị, tổ chức triển khai các đợt ra quân xử lý các trường hợp bán hàng rong, chèo kéo, xin ăn… bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại bãi biển.

    BQL cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ tại bãi biển sửa chữa, trang trí lại khu vực kinh doanh của mình trước khi đưa vào phục vụ khách. BQL duy trì trực cứu hộ đến 21h30 hằng đêm tại một số khu vực bãi tắm trung tâm tuyến đường Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa; chủ động phối hợp các dự án ven biển trong công tác cứu hộ, bảo đảm an toàn cho du khách tại các khu vực trước dự án.

    Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, hiện ngành du lịch TP đang triển khai các đề án, sản phẩm nhằm phát huy lợi thế du lịch biển như “Phát triển du lịch cộng đồng tại bãi biển Thọ Quang – Mân Thái”; “Phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô”; xây dựng đề án “Quản lý và khai thác các bãi biển du lịch tuyến đường Nguyễn Tất Thành”, bổ sung các sản phẩm mới; tổ chức thêm nhiều hoạt động, sự kiện hấp dẫn bên cạnh việc làm mới các sản phẩm, sự kiện đã định hình.

    Theo Doanh nghiệp Việt Nam

    Mời xem thêm: Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng sẽ “tái xuất”

  • Quảng Ngãi hướng tới thành lập 2 thành phố trực thuộc tỉnh

    Giai đoạn 2036 – 2045, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tập trung đầu tư hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng nâng cao cho các đô thị, hướng tới thành lập TP Bình Sơn và TP Lý Sơn.

    Ngày 1/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2045.

    Lsonnj
    Toàn bộ diện tích Lý Sơn và mặt biển liền kề nằm trong điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045.

    Quy mô diện tích quy hoạch khoảng 45.332ha. Trong đó, diện tích đất liền khoảng 33.581ha, diện tích đảo Lý Sơn khoảng 1.492ha (hiện trạng phần đảo nổi và không gian phát triển mới), diện tích mặt nước (vùng biển) khoảng 10.711ha.

    Phạm vi bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên hoặc một phần diện tích của 17 xã, thị trấn thuộc huyện Bình Sơn; toàn bộ diện tích tự nhiên của xã Tịnh Phong và một phần diện tích của xã Tịnh Thọ thuộc huyện Sơn Tịnh; toàn bộ diện tích tự nhiên xã Tịnh Hòa, xã Tịnh Kỳ thuộc TP Quảng Ngãi; toàn bộ diện tích huyện đảo Lý Sơn và mặt biển liền kề.

    Về ranh giới quy hoạch, phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp đường sắt Bắc – Nam; phía Nam giáp TP Quảng Ngãi; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam.

    Về định hướng phát triển không gian, KKT Dung Quất được chia thành 5 phân khu chức năng, đó là: Phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Bắc Dung Quất; phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Châu Ổ – Bình Long; phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Nam Dung Quất; phân khu đô thị, dịch vụ Đông Nam Dung Quất và phân khu đô thị Lý Sơn. Tổng thể KKT sẽ phát triển không gian đô thị hiện đại, hấp dẫn và giàu bản sắc dựa trên cấu trúc cảnh quan và hệ sinh thái tự nhiên, đồi núi, sông, hồ, biển, hải đảo.

    Không gian phát triển mới của các khu chức năng trong KKT Dung Quất cũng được được điều chỉnh, sắp xếp. Trong đó, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ có tổng diện tích khoảng 8.040 ha, với 7 khu vực phát triển công nghiệp tập trung, trong đó các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được điều chỉnh có tổng diện tích khoảng 4.215 ha.

    Cảng, sân bay và các trung tâm dịch vụ hậu cần, logistic, có diện tích khoảng 608 ha, trong đó: Khu bến Dung Quất, Sa Kỳ, Tịnh Hòa – Tịnh Kỳ, Lý Sơn, diện tích khoảng 300 ha; sân bay Lý Sơn khoảng 153 ha; trung tâm dịch vụ hầu cần cảng, logistics, diện tích khoảng 155 ha.

    Các đô thị, khu đô thị có tổng diện tích khoảng 14.000 ha, gồm đô thị Lý Sơn (huyện Lý Sơn), đô thị Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh) và 4 khu đô thị hạt nhân của đô thị Bình Sơn (Dốc Sỏi, Châu Ổ – Bình Long, Vạn Tường, Đông Nam Dung Quất), khu đô thị Tịnh Hòa -Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi), trong đó đất xây dựng dân dụng khoảng 9.365 ha.

    Về định hướng phát triển đô thị, phấn đấu đến năm 2025, huyện Lý Sơn đạt một số tiêu chí cơ bản của đô thị loại IV và toàn huyện Bình Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV, thành lập thị xã Bình Sơn trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Giai đoạn 2026 – 2035, huyện Lý Sơn phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại IV và đô thị Bình Sơn cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III.

    Bước sang giai đoạn 2036 – 2045, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tập trung đầu tư hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng nâng cao cho các đô thị, hướng tới thành lập 2 TP Bình Sơn và Lý Sơn trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi; từng bước hình thành vùng đô thị động lực phía Bắc của tỉnh Quảng Ngãi và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

    Kkktjbj
    Dung Quất là Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực.

    Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng thể trên, KKT Dung Quất được quy hoạch với tính chất là KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, đô thị và nông, lâm, ngư nghiệp.

    Là khu vực phát triển đô thị; trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia; trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung; là một trong các đầu mối giao thông vận tải, trao đổi hàng hóa và giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên; đồng thời có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của quốc gia.

    Theo kinh tế đô thị 

  • Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng sẽ “tái xuất”

    Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng sẽ trở lại sau ba năm tạm dừng vì dịch bệnh COVID-19.

    Tối 1-3, tin từ Tập đoàn Sun Group cho hay, sẽ cùng với UBND TP Đà Nẵng đưa Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2023 (DIFF 2023) “tái xuất” từ ngày 3-6 đến 8-7-2023.

    D263197a 8b12 41ab A696 Deab20572c0b 4623
    DIFF 2023 sẽ “tái xuất” từ ngày 3-6 đến 8-7-2023.

    DIFF 2023 cũng là sự kiện tâm điểm của chương trình “WOW Đà Nẵng”, nằm trong chiến dịch quảng bá du lịch “WOW Việt Nam” do Sun Group khởi xướng trên toàn quốc.

    Theo đó, DIFF 2023 dự kiến diễn ra tại sân khấu pháo hoa bên sông Hàn, với sự tham gia của tám đội Anh, Ý, Ba Lan, Pháp, Úc, Canada, Phần Lan và Việt Nam.

    êm khai mạc DIFF 2023 sẽ diễn ra tối 3-6, với phần thi đấu mở màn giữa hai đội Việt Nam và Phần Lan. Các đêm tiếp theo lần lượt chứng kiến cuộc tranh tài giữa các đội: Canada- Pháp (10-6); Úc -Ý (17-6); Ba Lan- Anh (24-6). Đêm chung kết sẽ diễn ra tối 8-7.

    Năm nay, DIFF 2023 sẽ có chủ đề “Thế giới không khoảng cách”, tôn vinh sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch thế giới sau dịch bệnh và DIFF 2023 tại Đà Nẵng.

    Với pháo hoa rực rỡ và nhiều sự kiện sôi động khắp các điểm đến trong thành phố trong suốt thời gian diễn ra DIFF 2023, Đà Nẵng sẽ là điểm hội tụ kết nối toàn cầu, thổi bùng lên sức sống và tinh thần đoàn kết của 5 châu lục để vượt qua những khó khăn, thử thách sau đại dịch.

    Mỗi đội pháo sẽ có 20 phút trình diễn các màn pháo hoa theo chủ đề từng đêm do ban tổ chức thống nhất bao gồm: Tình yêu không khoảng cách, Hòa bình cho thế giới, Bình đẳng cho nhân loại, Sáng tạo không giới hạn, Phát triển du lịch bền vững.

    Dịp này, các điểm đến nổi tiếng của Đà Nẵng như Sun World Ba Na Hills, Công viên châu Á- Asia Park… sẽ tổ chức nhiều lễ hội, sự kiện âm nhạc, nghệ thuật đặc biệt hấp dẫn, đem tới cho du khách những cuộc vui không khoảng cách khi đến với thành phố sông Hàn.

    Tại DIFF 2023, Tập đoàn Sun Group tiếp tục là doanh nghiệp đồng hành cùng UBND TP Đà Nẵng trong công tác tổ chức lễ hội cũng như chuỗi sự kiện bên lề.

    “Nỗ lực đồng hành cùng UBND TP Đà Nẵng đưa DIFF 2023 trở lại trong bối cảnh các doanh nghiệp du lịch như Sun Group còn gặp nhiều khó khăn, chúng tôi mong muốn chung tay góp sức, đem đến một “cú hích” đột phá, góp phần thúc đẩy du lịch Đà Nẵng nói riêng và ngành công nghiệp không khói Việt Nam nói chung phục hồi mạnh mẽ”, đại diện Sun Group nói.

    Theo vị này, hi vọng sự tái xuất của DIFF sau 3 năm vắng bóng sẽ là “thỏi nam châm” thu hút du khách bốn phương, đặc biệt là khách quốc tế đến với Đà Nẵng.

    Nguồn PLO

    Nắm bắt cơ hội đầu tư bất động sản tại Đà Nẵng: Regal Pavillon, Regal Victoria

  • Đà Nẵng giải ngân đầu tư công thứ 2 miền Trung

    Ngày 22-2, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng và Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã chủ trì hội nghị chuyên đề đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022, triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2023.

    Mỗi tháng giải ngân gần 500 tỷ đồng

    Tổng số vốn đầu tư công Đà Nẵng giải ngân trong năm 2022 là 6.345 tỷ đồng, bằng 115% kế hoạch Trung ương giao (cao hơn mức bình quân cả nước 93%). Bình quân 1 tháng thành phố giải ngân được 488 tỷ đồng (tháng cao nhất giải ngân được 1.800 tỷ đồng).

    Da Nang Giai Ngan Von Dau Tu Cong
    Lãnh đạo TP.Đà Nẵng chủ trì hội nghị chuyên đề về đầu tư công sáng 22-2

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư xếp Đà Nẵng vào nhóm các địa phương đã phân bổ 100% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao; giải ngân xếp thứ 19/63 địa phương trên cả nước, xếp thứ 2/14 địa phương miền Trung.

    Một số dự án trọng điểm, quy mô đạt tỷ lệ giải ngân lớn như bến cảng Liên Chiểu – phần cơ sở hạ tầng dùng chung (600,324 tỷ đồng, 100%); Xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng và các tuyến cống chuyển nước mưa về sông Hàn cho lưu vực từ đường Hồ Xuân Hương đến giáp tỉnh Quảng Nam (345 tỷ đồng, 100%); Đầu tư xây dựng Cải tạo và bổ sung trang thiết bị Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng (135 tỷ đồng, 100%); Đầu tư xây dựng Nâng cấp Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng (178 tỷ đồng, 100%); Nâng cấp, cải tạo đường ĐT 601 (192 tỷ đồng, 94%); Cải tạo, nâng cấp cơ sở 42 Bạch Đằng để làm Bảo tàng Đà Nẵng (135 tỷ đồng, 96,5%)…

    Da Nang Giai Ngan Von Dau Tu Cong 1
    Dự án công viên phần mềm số 2 (giai đoạn 1)

    Tuy nhiên, một số dự án do các khó khăn, vướng mắc về thủ tục, thanh tra, qui hoạch, mặt bằng…nên giải ngân chưa đảm bảo mục tiêu đề ra. Cụ thể như Tuyến đường vành đai phía Tây từ QL14B đến đường Hồ Chí Minh (172 tỷ đồng, 86,2%); Khu công viên phần mềm số 2 (128 tỷ đồng, 76,7%); Nhà máy nước Hòa Liên (113 tỷ đồng, 85,5%); Tuyến đường Trục I Tây Bắc (109 tỷ đồng, 87,7%); Cải tạo cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý (95 tỷ đồng, 55%); Khu công nghệ cao Đà Nẵng (75 tỷ đồng, 60%)…

    Da Nang Giai Ngan Von Dau Tu Cong 2
    Thi công dự án nhà máy nước Hòa Liên

    Theo UBND TP.Đà Nẵng, trong quá trình điều hành giải ngân đầu tư công, thành phố đã quy định tỷ lệ giải ngân đến từng thời điểm trong năm để các đơn vị căn cứ bám sát thực hiện; thường xuyên rà soát, thực hiện việc điều chỉnh, điều chuyển, cắt giảm kế hoạch vốn năm 2022 đối với các dự án không thể giải ngân hoặc giải ngân chậm sang các dự án đảm bảo điều kiện bố trí vốn, có khả năng và nhu cầu giải ngân kế hoạch vốn đảm bảo quy định

    Ngoài ra, thành phố tiếp tục duy trì 2 Tổ công tác liên ngành để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về quy hoạch, đất đai, đầu tư; thực hiện ủy quyền quyết định chủ trương đầu tư cho các quận, huyện.

    Khởi công 25 công trình lớn

    Tổng nguồn vốn đầu tư công theo kế hoạch năm 2023 Đà Nẵng thực hiện hơn 7,9 ngàn tỷ đồng. Trong đó, 30 công trình, dự án động lực, trọng điểm đã được giao kế hoạch vốn với hơn 2,3 ngàn tỷ đồng. Thành phố phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 (đến 30-6 đạt 30%, 30-9 đạt 50%, 31-1-2024 đạt 100%).

    Năm 2023 Đà Nẵng sẽ khởi công 25 công trình chào mừng các ngày lễ lớn, trong đó có các công trình vốn đầu tư lớn như nâng cấp bênh viện Phụ sản-Nhi, Đường ven biển nối cảng Liên Chiểu, cầu Quảng Đà, cầu Biện, chợ đầu mối Hòa Phước, bảo tàng điêu khắc Chăm cơ sở 2…

    Da Nang Giai Ngan Von Dau Tu Cong 3
    Đà Nẵng triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo giải ngân 100% vốn đầu tư công theo kế hoạch năm 2023

    Cũng trong năm 2023, Đà Nẵng sẽ phấn đấu hoàn thành 38 công trình để chào mừng các ngày lễ lớn, trong đó 6 công trình dịp kỷ niệm giải phóng thành phố, 10 công trình dịp Quốc khánh, 23 công trình dịp tết Nguyên đán 2024.

    Tại hội nghị, các đại biểu tập trung phân tích những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện giải ngân vốn đầu tư năm 2022, đồng thời kiến nghị một số giải pháp, đảm bảo đạt mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023.

    Theo Công an Đà Nẵng 

    Mời xem thêm: Đầu tư cho thuê – lợi ích kép từ việc sở hữu căn hộ hạng sang ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng

  • Quảng Ngãi khởi công mới nhiều công trình lớn trong năm 2023

    Bên cạnh việc tiếp tục tổ chức thi công hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng các công trình chuyển tiếp, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi (Ban Quản lý) – đơn vị được UBND tỉnh Quảng Ngãi giao nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm trên địa bàn sẽ khởi công mới nhiều công trình trong năm 2023.

    1
    Năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi khởi công nhiều công trình lớn.

    Cụ thể, Ban Quản lý sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các thủ tục để khởi công mới các dự án, gồm: Kè chống sạt lở bờ biển thôn Phước Thiện 1 và Phước Thiện 2, xã Bình Hải (Bình Sơn); Hồ chứa nước Hố Sâu, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh); Đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh, giai đoạn IIb (đoạn Km69+145-Km76+230); Đê chắn sóng Bến cảng Bến Đình (đảo Lý Sơn); Đê chắn cát, giảm sóng và nạo vét thông luồng vào khu neo đậu tránh trú bão cảng cá Sa Huỳnh (Thị xã Đức Phổ); Đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi và Dự án Kè chống sạt lở bờ Bắc sông Trà Khúc (Sơn Tịnh). Tổng mức đầu tư của các dự án lên đến hàng nghìn tỷ đồng, tất cả sẽ được khởi công trong năm 2023.

    Ban Quản lý đặt mục tiêu phải hoàn thành tất cả các dự án theo đúng tiến độ được phê duyệt, trong đó phấn đấu hoàn thành toàn bộ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của các dự án lớn, gắn với việc đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao trước ngày 20/12/2023. Quyết liệt về tiến độ; tập trung giải quyết kịp thời các tồn tại, vướng mắc; pháp lý của từng dự án phải chặt chẽ; chất lượng là then chốt được chọn là phương châm hành động của đơn vị.

    Kế hoạch vốn đã giao tính đến ngày 15/2/2023 là gần 3.300 tỷ đồng, bao gồm: Kế hoạch vốn của tỉnh giao là gần 1.300 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương gần 690 tỷ đồng, ngân sách tỉnh Quảng ngãi hơn 128 tỷ đồng, tiền sử dụng đất hơn 385 tỷ đồng) và Tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi là 2.000 tỷ đồng. Đến ngày 30/1, đã giải ngân được gần 148 tỷ đồng, đạt 4,5% kế hoạch vốn đã giao, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh.

    Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 được Ban Quản lý xác định cụ thể là hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng Tiểu dự án phục vụ cao tốc Bắc – Nam trong tháng 6/2023 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Phấn đấu hoàn thành dứt điểm công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán Tiểu dự án trong năm 2023.

    2
    Tập trung giải quyết kịp thời các tồn tại, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án trong năm 2023.

    Cũng như tổ chức thi công hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng 6 dự án và lập thủ tục trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán trong Quý IV/2023. Phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và tập trung triển khai thi công các dự án chuyển tiếp theo đúng tiến độ, gắn với công tác giải ngân kế hoạch vốn năm 2023.

    Cùng với đó là phối hợp với các cơ quan có liên quan để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500, chủ trương đầu tư đối với 4 dự án xây dựng hạ tầng tạo quỹ đất và kè chống sạt lở tôn tạo cảnh quan. Hoàn thành việc thi tuyển kiến trúc dự án Cầu Trà Khúc I, trình phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án phát triển hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu…

    Nhìn lại năm 2022, Ban Quản lý dự án đã cơ bản hoàn thành tất cả nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất và cấp bách được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi giao.

    Tổng kế hoạch vốn được giao trong năm của đơn vị là hơn 2.676 tỷ đồng. Cụ thể, kế hoạch vốn đầu tư công gần 1.620 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hơn 1.000 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh hơn 214 tỷ đồng và vốn từ nguồn thu tiền sử dụng đất hơn 388 tỷ đồng. Kết thúc năm tài khóa, đơn vị đã giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn được giao.

    Ngoài ra, đơn vị còn giải ngân hơn 158 tỷ/160 tỷ đồng kế hoạch vốn của 3 dự án khẩn cấp, đạt 99% kế hoạch vốn giao. Giải ngân toàn bộ hơn 870 tỷ đồng kế hoạch vốn bố trí trong năm 2022 cho Tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thành phần Cao tốc Bắc – Nam đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi. Tập trung tổng hợp trình cấp thẩm quyền cho phép giải ngân kế hoạch vốn Trung ương thưởng vượt thu năm 2021 trong năm 2023.

    3
    Pháp lý của từng dự án phải chặt chẽ là yêu cầu được đặt ra.

    Trong năm qua đơn vị đã tổ chức thực hiện 59 dự án, tập trung giải quyết các tồn tại, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thi công 19 dự án chuyển tiếp. Hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 11 dự án, trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán hoàn thành cho 21 dự án.

    Đến thời điểm hiện tại đơn vị đã bàn giao 48,94/60,3km chiều dài mặt bằng để thi công tuyến chính cao tốc Bắc – Nam, đạt 81,2%. Hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng và phê duyệt phương án bồi thường cho tất cả 23 khu tái định cư, hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu thi công 17/17 điểm cải táng mồ mả phục vụ dự án, trong đó đã bàn giao cho địa phương 3 điểm để tổ chức cải táng các phần mộ.

    Cùng với đó Ban Quản lý đã hoàn thành công tác tổ chức lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho 4 dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo quỹ đất sạch, kè chống sạt lở, làm cơ sở lập chủ trương đầu tư dự án. Lập các thủ tục để tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc Cầu Trà Khúc I, phối hợp với các cơ quan, địa phương để trình, đề xuất đầu tư dự án phát triển hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu. Hoàn thiện thủ tục cần thiết đối với 5 dự án đã được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt.

    Các dự án khởi công trong năm 2022, như: Đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh, giai đoạn IIa, thành phần 1 và giai đoạn IIb; Đường nối từ cầu Thạch Bích đến Tịnh Phong; Cầu Trà Khúc 3… đã tổ chức bàn giao phần lớn mặt bằng trên thực địa và đang tổ chức triển khai thi công theo đúng tiến độ được duyệt, lũy kế giá trị khối lượng hoàn thành đạt cao.

    Nhìn vào thành tích trong năm 2022 của Ban Quản lý, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao sự cố gắng, tinh thần đoàn kết và tính hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao của tập thể cán bộ, viên chức, người lao động đơn vị. Ông Minh cho rằng, sự đổi mới trong phương thức lãnh đạo, công tác quản lý điều hành, giám sát các dự án đầu tư xây dựng mà Ban Quản lý áp dụng đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần vào thành công chung của đơn vị. Những dự án đơn vị thực hiện ngày càng được đánh giá cao về tiến độ, chất lượng và thẩm mỹ.

    “Ban Quản lý đã thực hiện giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn trong năm 2022, thành quả này đã góp phần quyết định vào việc tỉnh Quảng Ngãi đạt được thành tích đứng thứ 5 trong tổng số 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước”. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi biểu dương.

    Phát huy những thành quả đã đạt được, năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu tập thể Ban Quản lý tiếp tục đoàn kết, nỗ lực để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Đảm bảo giải ngân 100% vốn đúng tiến độ, cũng như triển khai thực hiện các dự án theo đúng kế hoạch và đảm bảo yêu cầu đã đề ra.

    4
    Sự đổi mới trong phương thức lãnh đạo, công tác quản lý điều hành, giám sát đã mang lại hiệu quả tích cực.

    Cùng với đó là tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án chuyển tiếp, tập trung triển khai các dự án trọng điểm để tổ chức khánh thành chào mừng Đại hội Đảng khóa tới… Quá trình thực hiện nhiệm vụ phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu, đầu tư và quản lý dự án, không để xảy ra thất thoát, lãng phí…

    Theo báo xây dựng

    Mời xem thêm: 17 dự án bất động sản lớn ở Quảng Ngãi sẽ tổ chức đấu giá trong năm 2023

  • Hai gói tín dụng rất lớn sắp ‘hâm nóng’ thị trường bất động sản?

    Gói tín dụng nhà ở xã hội 110.000 tỷ đồng và gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho toàn thị trường được dự báo là nguồn vốn mồi khôi phục thị trường bất động sản sớm.

    Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” sáng 17/2, Bộ Xây dựng đề xuất gói 110.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; còn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho lĩnh vực bất động sản.

    Bat Dong San Viet Nam
    Thị trường bất động sản sẽ phục hồi nhờ các gói tín dụng mới?

    Tại Hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng công bố rằng đã họp với 4 ngân hàng thương mại nhà nước. Theo đó, các ngân hàng này cũng thống nhất dành một gói tín dụng trị giá 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay cả người xây dựng và người mua nhà thấp hơn từ 1,5-2% (lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ).

    NHNN sẽ giao đơn vị theo dõi, tổ chức, triển khai chương trình này. “Chúng tôi sẽ thông báo cho các ngân hàng khác. Nếu các ngân hàng khác tham gia thì gói này có thể sẽ được nhiều hơn”, bà Nguyễn Thị Hồng nói.

    Trong quá trình triển khai, thống đốc nói thêm, trường hợp các ngân hàng tham gia mà bị thiếu hụt về thanh khoản thì NHNN sẵn sàng tái cấp vốn để triển khai tiếp.

    Về lãi suất, NHNN đang cố gắng điều hành, điều tiết tiền tệ, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để làm sao cố gắng giảm mặt bằng lãi suất.

    Thongdoc 3509
    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng công bố gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho thị trường bất động sản.

    “Về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chúng tôi thấy nhiều ý kiến. Đó là Bộ Xây dựng cần rà soát tất cả các dự án. Xem dự án nào mang tính đầu cơ, dự án nào gắn với sản xuất kinh doanh, gắn với thương mại và dịch vụ; sẽ có ứng xử và giải pháp tháo gỡ riêng. Chúng tôi sẽ chỉ đạo tổ chức tín dụng tiếp tục làm việc với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường này”, Thống đốc NHNN nêu rõ.

    Liên quan đến đề xuất của Bộ Xây dựng về gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, NHNN nhận thấy rằng, việc có một gói tín dụng riêng cho lĩnh vực này là cần thiết, để tăng cung về nhà ở xã hội, giúp giảm mất cân đối với thị trường BĐS. Nhưng nguồn vốn từ đâu cũng phải cân nhắc, tức với nguồn vốn từ tái cấp vốn, là cung ứng tiền ra với thời gian dài hạn, có thể làm giảm tính linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ. Vì vậy, cần tính toán nguồn vốn tổng thể trên cơ sở chính sách tiền tệ cũng đang thực hiện nhiều chỉ đạo của Chính phủ về tái cơ cấu như tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng… và ở các lĩnh vực, các ngành kinh tế khác.

    Trao đổi với PV Tiền Phong sau khi kết thúc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nói rõ, gói 110.000 tỷ đã được Thủ tướng đồng ý đưa vào Nghị quyết sắp tới cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. “Chúng tôi đã phân định rõ 55.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư vay còn 55.000 tỷ đồng cho người dân vay. Gói này được đưa vào nghị quyết giống gói 30.000 tỷ đồng trước cho nhà ở xã hội. Gói tín dụng này cứu được cả thị trường”, ông Sinh nói.

    Chia sẻ về Hội nghị sáng nay, bà Dương Thùy Dung – Giám đốc Cấp cao CBRE – cho biết rất hoan nghênh gói tín dụng cho nhà ở xã hội. Tuy nhiên, bà Dung cho rằng, phải xem gói tín dụng này sẽ được ưu tiên đưa vào đâu, triển khai như thế nào là vấn đề cần được làm ngay.

    “Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng nhất để phát triển nhà ở xã hội là quỹ đất. Tuy nhiên, sau khi triển khai bán giá thế nào? Không thể để giá nhà xã hội bán ngang giá nhà thương mại trung cấp”, bà Dung nói.

    Bà Dung cho rằng, gói tín dụng này phải có lộ trình rõ ràng mới khả thi. Cũng giống như cách đây 10 năm với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng khi mới bắt đầu triển khai cũng chưa được chuẩn. “Mình đã có bài học cách đây 10 năm, bây giờ số tiền hàng trăm tỷ đồng làm sao đến tay được đúng đối tượng”, bà Dung nói.

    Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu – sau hội nghị cho rằng, nếu đồng thời triển khai 2 gói tín dụng này thị trường bất động sản sẽ sớm phục hồi.

    Theo Tiền Phong 

    Mời xem thêm: Ông lớn nhà băng bất ngờ giảm sốc lãi vay 3% cho bất động sản

  • Ông lớn nhà băng bất ngờ giảm sốc lãi vay 3% cho bất động sản

    Tính đến ngày 17-2, Agribank là ngân hàng đầu tiên trong nhóm Big 4 công bố giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, cá nhân vay kinh doanh bất động sản và gặp khó khăn vì nhiều yếu tố khách quan khiến dự án không thể tiếp tục triển khai.

    Ưu tiên giảm lãi suất đối với dự án đã và đang dừng triển khai

    Sáng nay 17-2, bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết, lãnh đạo ngân hàng vừa có văn bản chỉ đạo tất cả các chi nhánh trên toàn hệ thống Agribank chủ động làm việc với các khách hàng tổ chức, cá nhân vay vốn với mục đích kinh doanh bất động sản có dư nợ hiện hữu tính tới thời điểm 31-1-2023. Qua đó để đánh giá doanh thu, dòng tiền cũng như các khó khăn vướng mắc của khách hàng.

    Trong đó, sẽ ưu tiên giảm lãi suất đối với dự án đã và đang dừng triển khai do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, hoặc là những biến động bất lợi của tình hình kinh tế vĩ mô. Mức giảm lãi suất sẽ theo thẩm quyền giám đốc chi nhánh quyết định tuỳ vào tình hình cụ thể của từng dự án.

    Giam Lai Suat Cho Vay 512
    Chính sách điều chỉnh giảm lãi suất được Agribank áp dụng từ ngày 31-1-2023 đến hết ngày 31-12-2024.

    Bà Phượng nhấn mạnh, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của từng doanh nghiệp mà mức giảm lãi suất sẽ khác nhau. Song mức cắt giảm lãi suất cho vay tối đa có thể lên đến 3%/năm so với lãi suất mà khách hàng đang chi trả lãi. Chính sách điều chỉnh giảm lãi suất này được Agribank áp dụng từ ngày 31-1-2023 đến hết ngày 31-12-2024 (tức là kéo dài gần 2 năm).

    Đây được xem là chính sách hỗ trợ lãi suất vô cùng mạnh tay của Agribank dành cho cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân vay kinh doanh bất động sản, qua đó tạo điều kiện để khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

    “Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiếp tục xem xét cấp tín dụng mới đối với dự án bất động sản có đầy đủ pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm tốt, đảm bảo khả năng trả nợ vay, dự án đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân (nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại phù hợp với đại đa số người dân).

    Còn đối với các dự án đầu tư vào phân khúc đang dư thừa nguồn cung, những phân khúc mang tính đầu cơ sẽ phải kiểm soát rủi ro cấp tín dụng. Riêng dự án không hoàn thiện về mặt pháp lý thì không thể tiếp cận vốn tín dụng. Trong khi đó, những dự án có khả năng tháo gỡ về mặt pháp lý, vẫn sẽ được xem xét khả năng hỗ trợ”, bà Phượng cho biết thêm.

    Sẽ tiếp tục giảm thêm lãi suất huy động

    Trước đó, tại hội nghị tín dụng bất động sản, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank, cho biết tổng giám đốc các ngân hàng thương mại đã thống nhất với nhau sẽ triệt để thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, đồng thuận giảm thêm lãi suất huy động để từng bước giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường.

    Anh 3 1325
    Doanh nghiệp và người dân mong chờ ngân hàng giảm mạnh lãi suất cho vay.

    Theo khảo sát, lãi suất huy động cao nhất của nhóm Big 4 chỉ là 7,4%/năm đối với các kỳ hạn dài từ 12 tháng đến 36 hoặc 60 tháng – mức lãi suất thấp nhất thị trường.

    Trong thời gian tới, các ngân hàng lớn nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm thêm lãi suất huy động, qua đó lan toả làn sóng giảm lãi suất sang nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần. Một khi lãi suất huy động hạ nhiệt và quay đầu giảm, lãi suất cho vay cũng sẽ “mềm” hơn, qua đó sẽ hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp và người dân giảm áp lực gánh nặng lãi vay.

    Ước tính, nhóm 4 ngân hàng quốc doanh chiếm khoảng 45% thị phần tín dụng và thị phần huy động vốn toàn hệ thống.

    Theo Plo

  • Xu hướng phân bổ tài sản của giới siêu giàu

    Câu trả lời về bí quyết phân bổ tài sản của giới siêu giàu nằm ở cách “chọn mặt gửi vàng”, phân bổ danh mục đầu tư để giúp gia tăng khối tài sản thụ động và phòng thủ lạm phát 2 trong 1.

    Bất động sản giúp chủ sở hữu gia tăng đáng kể khối tài sản và trở nên giàu có hơn ngay cả khi họ đang ngủ

    Mức tăng trưởng số người siêu giàu tại Việt Nam – 26% mỗi năm

    Báo cáo Thịnh vượng 2022 (Wealth Report 2022) của Knight Frank (Anh) cho thấy tốc độ gia tăng số lượng người siêu giàu (UHNWI – Ultra High Net Worth Individual, sở hữu khối tài sản từ 30 triệu USD trở lên) tại Việt Nam trong năm 2021. Theo đó, Việt Nam có 1,234 người thuộc nhóm dân số siêu giàu cùng 72,135 người là triệu phú USD.

    Theo dự báo, trong giai đoạn 2021-2026, số lượng UHNWI tại Việt Nam sẽ tăng khoảng 26% mỗi năm (tương đương tốc độ của Hong Kong và Đài Loan, xấp xỉ mức tăng trung bình của thế giới 28.4%) nâng số lượng thành viên của cộng đồng tinh hoa này lên 1,551 người. Đồng thời, số triệu phú USD cũng dự kiến tăng lên 114,807 người vào năm 2026. Có thể thấy, trong 4 năm nữa, cứ khoảng 870 người Việt Nam sẽ có 1 triệu phú USD.

    ⅔ giá trị tài sản của giới siêu giàu được đầu tư vào bất động sản

    Theo báo cáo nói trên của Knight Frank, “khẩu vị” đầu tư yêu thích của giới siêu giàu thế giới và Việt Nam chính là lĩnh vực bất động sản. Trung bình gần 2/3 giá trị tổng tài sản của họ nằm ở các bất động sản nhà ở chính (primary residence), căn nhà thứ 2 và các loại hình bất động sản khác.

    Kết quả này tương đồng với nhiều thống kê đã được thực hiện trước đó. Đơn cử thống kê của Viện toàn cầu McKinsey (McKinsey Global Institute) trên 10 quốc gia chiếm khoảng 60% GDP toàn cầu – Úc, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật Bản, Mexico, Thụy Điển, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ, cho thấy bất động sản chiếm đến 2/3 tổng tài sản hoặc giá trị ròng toàn cầu.

    Lý giải về “khẩu vị” đối với kênh đầu tư này, các nhà nghiên cứu của McKinsey đã chỉ ra các động lực gia tăng giá trị của bất động sản, bao gồm lãi suất giảm, nguồn cung quỹ đất hạn chế, các vấn đề về quy hoạch và thị trường nhà ở được quản lý quá mức. Thực tế chứng minh, trên 10 quốc gia được McKinsey khảo sát thống kê, giá nhà trung bình đã tăng 300% từ năm 2000 đến năm 2020. Có thể thấy, bất động sản đã giúp chủ sở hữu gia tăng đáng kể khối tài sản và trở nên giàu có hơn ngay cả khi họ đang ngủ.

    Bất động sản hạng sang là thị hiếu của UHNWI Việt Nam

    Giống như giới siêu giàu khắp thế giới, bất động sản hạng sang là loại tài sản được các UHNWI Việt Nam ưa chuộng. Họ đặc biệt thích có nhiều hơn một nơi ở sang trọng trong danh mục tài sản để phục vụ nhu cầu “đổi gió”, thay đổi nơi làm việc kết hợp nghỉ dưỡng hoặc cho thuê ngắn hạn hay dài hạn. Mặt khác, bất động sản hạng sang cũng là kênh trú ẩn lý tưởng để bảo toàn giá trị khối tài sản của UHNWI trong những thời điểm áp lực lạm phát tăng cao. Điều này đã được phản ánh qua những con số trong Báo cáo Thịnh Vượng 2022 của Knight Frank, theo đó, trung bình một UHNWI châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng sở hữu 3,3 ngôi nhà, tức cao hơn mức trung bình thế giới 2,9.

    Giới siêu giàu đặc biệt thích có nhiều hơn một nơi ở sang trọng trong danh mục tài sản

    Trong các phân khúc bất động sản hạng sang, biệt thự sở hữu không gian xanh, kết nối với sân golf và gần sân bay được xem là lựa chọn yêu thích của UHNWI. Tính khan hiếm, khả năng khai thác lớn và tiềm năng tăng giá vượt trội là những giá trị không thể đong đếm tạo nên sức hút cho những không gian sống đẳng cấp như vậy.

    Theo nhiều chuyên gia trong ngành, hậu đại dịch Covid-19 đang chứng kiến sự gia tăng về nhu cầu của giới siêu giàu đối với các không gian sống xanh để cân bằng tâm-thân-trí. Chính nhu cầu này cũng đã kích hoạt làn sóng “ly tâm” khỏi các đô thị ồn ào để tìm về những không gian xanh và yên bình giữa thiên nhiên. Hẳn nhiên, với lớp cư dân thượng lưu này, những điểm đến được yêu thích nhất luôn phải đáp ứng các tiêu chí không chỉ về môi trường sinh thái hay cảnh quan xanh mát, mà còn cả tính hiện đại về hạ tầng giao thông cũng như sự thuận tiện về khả năng kết nối với trung tâm các đô thị lớn. Bên cạnh đó, hệ tiện ích xứng tầm cũng là yếu tố quan trọng được quan tâm để giúp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và giải trí của giới siêu giàu.

    Nhu cầu lựa chọn bất động sản kết hợp giải trí – nghỉ dưỡng và làm việc của giới siêu giàu luôn ở mức cao

    Thực tế cho thấy, không nhiều dự án có khả năng thỏa mãn đồng thời các tiêu chí lựa chọn khắt khe của giới siêu giàu. Lực cầu cao trong khi nguồn cung hạn chế đã làm tăng tính hấp dẫn cho một số ít dự án khai thác thành công. Trong số những dự án đó, The Melody Village là cái tên được giới siêu giàu Việt ưu tiên chọn lựa, giúp tối ưu hóa danh mục đầu tư của mình.

    Theo robbreport

  • Phú Yên đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng làm đường ven biển

    Đường dài 14,2 km có mức đầu tư kể giải phóng mặt bằng khoảng 3.428 tỷ đồng, nối TP Tuy Hoà với huyện Tuy An, giúp kết nối giao thông liên vùng, phát triển kinh tế.

    Duong Ven Bien Phu Yen
    Một đoạn đường ven biển ở TP Tuy Hoà, đi qua công trình tháp Nghinh Phong. Ảnh: Bùi Toàn

    Nội dung được HĐND Phú Yên thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư tại kỳ họp sáng 16/2. Đường rộng 42 m, tốc độ tối đa 80 km/h, điểm đầu ở cầu An Hải, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, điểm cuối tại Trung tâm an điều dưỡng tàu ngầm hải quân, xã An Phú, TP Tuy Hòa. Thời gian thực hiện giai đoạn 2023-2027.

    Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Lê Tấn Hổ cho biết đoạn đường nối huyện Tuy An – TP Tuy Hòa thuộc tuyến ven biển Phú Yên. Khi hoàn thành, cung đường tạo động lực thu hút đầu tư các dự án ven biển, nhất là dự án du lịch gắn với danh thắng cấp quốc gia đầm Ô Loan, gành Đá Đĩa, quần thể Hòn Yến.

    Tuyen Ven Bien Phu Yen
    Hướng tuyến đường ven biển nối huyện Tuy An tới TP Tuy Hòa. Đồ họa: Khánh Hoàng

    Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Phú Yên dài trên 132 km, hiện đã hoàn thành hơn 95 km. Dự kiến toàn tuyến khi hoàn thành tạo ra quỹ đất 4.000 ha đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tuyến còn liên kết trục giao thông ven biển nối ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

    Theo Vnexpress

    Mời xem thêm: Regal Mai Son Phú Yên – Lâu đài trên đại lộ biển 

  • Bộ Công an, Bộ Tư pháp…sẽ cùng tham gia Hội nghị quy mô lớn bậc nhất về bất động sản

    Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, cùng tham dự có NHNN, 6 Bộ và hàng loạt những doanh nghiệp đứng đầu thị trường bất động sản

    Bat Dong San Viet Nam

    Thời gian diễn ra hội nghị từ 8-12h, ngày 14/2 theo hình thức trực tuyến tại Trụ sở Chính phủ và Trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương. Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ đã có công điện gửi các Bộ, ngành, lãnh đạo địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp tham dự hội nghị.

    Các thành phần tham dự hội nghị gồm: Bộ trưởng các Bộ Xây dựng, KH&ĐT, TN&MT, Tài chính, Công an, Tư pháp; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các Ủy ban Kinh tế, Pháp luật của Quốc hội; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Bất động sản TP.HCM;

    Về phía, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gồm: Tập đoàn Vingroup, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NOVA (Novaland), Công ty CP Hưng Thịnh Land, Công ty CP Đầu tư Bất động sản Toàn Cầu (GP.INVEST), Công ty CP Đầu tư IMG, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – TNHH MTV (Becamex IDC Bình Dương).

    Được biết, từ giữa năm 2022 đến nay sau khi nhiều doanh nghiệp bất động sản dính sai phạm, cùng với đó thị trường “gãy sóng” đi xuống đã khiến các doanh nghiệp bất động sản chìm trong khó khăn. Không ít tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải chấp nhận thực hiện các biện pháp “đau đớn” cắt giảm nhân sự, giảm lương, thu hẹp quy mô, thậm chí vay “nặng lãi” để tồn tại…Đặc biệt, xuất hiện những doanh nghiệp đứng đầu thị trường điêu đứng khi các gói trái phiếu đến hạn không có đủ nguồn tài chính để trả cho khách khiến cho mối quan hệ giữa khách hàng, doanh nghiệp ngày càng căng thẳng.

    Thậm chí xuất hiện tình trạng doanh nghiệp bất động sản càng lớn càng khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đang cùng lúc triển khai vài chục dự án nhưng toàn bộ các hoạt động bỗng khựng lại, tồn tại leo lắt. “Nếu tình hình đến cuối quý 1 không được cải thiện, chúng tôi cũng không biết tương lai sẽ ra sao”, đại diện một doanh nghiệp trong TPHCM chia sẻ.

    Ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản nhận định, nguyên nhân khiến thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, sụt giảm thanh khoản như hiện nay đến từ việc thiếu dòng tiền bao gồm không thể vay ngân hàng, huy động từ trái phiếu, không có doanh thu, không có nguồn cung mới để kích cầu. “Nếu để tình trạng này kéo dài thì nguy cơ doanh nghiệp phá sản cao, nhất là doanh nghiệp, tập đoàn lớn”.

    Trước những khó khăn rất lớn của thị trường, hiện Chính phủ đang nỗ lực gỡ khó khăn cho bất động sản. Chỉ tính riêng từ tháng 11/2022 đến nay, Thủ tướng đã liên tục có những chỉ đạo thành lập tổ công tác, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cũng liên tục có những cuộc họp nhằm gỡ khó cho thị trường bất động sản trong vấn đề tín dụng cũng như vốn từ trái phiếu.

    Photo 1 1676259124294656388175

    Hiện Chính phủ cũng đang lấy ý kiến nhân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Được biết, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua dự án Luật thuế bất động sản tại 02 kỳ họp: cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10/2024 và thông qua tại kỳ họp tháng 5/2025″.