Category: Tin thị trường

  • Bình Định: Năm 2022 vượt kế hoạch với 81 dự án

    Với lợi thế và sự chuẩn bị “đi trước đón đầu” về hạ tầng khu công nghiệp, giao thông, nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, sau dịch Covid-19 tỉnh Bình Định là sự chọn lựa hàng đầu cho các nguồn vốn đầu tư.

    Image00120230102082757
    Đoàn xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Định tại Hàn Quốc.

    Tính đến 31/12/2022, tỉnh Bình Định thu hút mới 81 dự án (80 dự án trong nước, 1 dự án nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 19.644,61 tỷ đồng và thực hiện tăng vốn đầu tư 17 dự án với tổng vốn tăng thêm 19.475,50 tỷ đồng. Đạt 135% so với kế hoạch đề ra đầu năm là thu hút 60 dự án.

    Đối với thu hút đầu tư trong nước: Có 33 dự án được đầu tư trong các cụm công nghiệp (CCN) với tổng vốn đầu tư 2.110,61 tỷ đồng; 21 dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp (KKT, KCN) với tổng vốn đầu tư 3.310,46 tỷ đồng. 26 dự án ngoài KKT, KCN, CCN với tổng vốn đầu tư 14.123,53 tỷ đồng.

    Đối với thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), Bình Định đã thu hút được 1 dự án đầu tư mới với vốn đầu tư 4 triệu USD; 1 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; 5 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn điều chỉnh tăng 16,04 triệu USD. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 87 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 1,11 tỷ USD.

    Mặc dù số lượng dự án FDI cấp mới ít nhưng trong năm tỉnh đã đón và làm việc với rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong số đó nhiều nhà đầu tư đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế hàng đầu như: Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Israel, Australia, Newzeland, Thái Lan, kỳ vọng trong các năm tiếp theo sẽ đón được dòng vốn ngoại từ các nhà đầu tư này.

    Tổng kết trong năm 2022, các dự án đầu tư đã thực hiện giải ngân 53.522,11 tỷ đồng (đạt 89,20% so với kế hoạch đề ra là 60.000 tỷ đồng).

    Có 1.203 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký 10.118,99 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước, tăng 28,39% về số doanh nghiệp đăng ký và giảm 20,4% về vốn đăng ký.

    Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 ước đạt 1.550 triệu USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ, đạt 114,8% kế hoạch năm. Một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ như: Sắn và các sản phẩm từ sắn 64,8 triệu USD, tăng 66,4%; Hàng thủy sản 169,3 triệu USD, tăng 61,7%; Hàng dệt, may 284,6 triệu USD, tăng 47,2%; Gỗ các loại 310,3 triệu USD, tăng 36,6%.

    Một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: Gạo 43,2 triệu USD, giảm 36,6%; Sản phẩm từ chất dẻo 152,3 triệu USD, giảm 29,3%; Sản phẩm gỗ 465,8 triệu USD, giảm 6,9%.

    Kim ngạch nhập khẩu năm 2022 ước đạt 469,6 triệu USD, giảm 1% so với cùng kỳ, đạt 102,2% kế hoạch năm. Một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ như: Hàng thủy sản 110,1 triệu USD, tăng 71,8%; thức ăn gia súc và nguyên liệu 73,3 triệu USD, tăng 22,9%; vải các loại 51,5 triệu USD, tăng 18,7%.

    Một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: Phân bón các loại 11,8 triệu USD, giảm 54,3%; gỗ và sản phẩm từ gỗ 56,5 triệu USD, giảm 2,5%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 84,9 triệu USD, giảm 0,2%.

    Ha Tang Binh Dinh
    Bình Định không ngừng phát triển hạ tầng để thu hút đầu tư.

    Xác định nguồn vốn ngoài ngân sách (vốn đầu tư tư nhân) là rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Là một trong những nhiệm vụ góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Năm 2023, Bình Định tiếp tục tổ chức nhiều hội nghị trực tuyến xúc tiến đầu tư với các nước; tích cực mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế và thiết lập mối quan hệ hợp tác song phương với các tỉnh, thành phố nước ngoài.

    Năm 2023, nhiều dự báo cho thấy dòng mạch sản xuất kinh doanh toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức hơn và điều này sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng. Song với quan điểm nhất quán luôn trân trọng vị thế, vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, tỉnh Bình Định cam kết hỗ trợ tối đa để các nhà đầu tư, doanh nghiệp tìm kiếm được cơ hội đầu tư khác biệt, thành công, bền vững lâu dài tại tỉnh.

    Theo báo xây dựng

    Mời xem thêm tại: Đón sóng du lịch, xu hướng kinh doanh shophouse “nở rộ” tại Quy Nhơn

  • GDP(PPP) Việt Nam vượt bao nhiêu tỷ USD mới xếp trên Malaysia, Philippines?

    Năm 1989, GDP(PPP) của Việt Nam đạt 55,68 tỷ USD, thấp hơn GDP(PPP) của Malaysia (79,38 tỷ USD) và Philippines (117,61 tỷ USD).

    Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giai đoạn 1989-2016, GDP(PPP) của Việt Nam liên tục thấp hơn Malaysia và Philippines. Năm 2016, GDP(PPP) của Malaysia đạt khoảng 783,87 tỷ USD; Philippines đạt khoảng 798,6 tỷ USD, còn Việt Nam đạt khoảng 770,87 tỷ USD.

    Tuy nhiên, đến năm 2017, GDP(PPP) của Việt Nam đã vượt qua Malaysia. Năm 2017, GDP(PPP) của Việt Nam đạt khoảng 851,06 tỷ USD, còn Malaysia đạt khoảng 829,3 tỷ USD. Theo đó, GDP(PPP) của Việt Nam vượt 850 tỷ USD mới xếp trên Malaysia.

    Đến năm 2018, GDP(PPP) của Việt Nam đã vượt thêm Philippines. Năm 2018, GDP(PPP) của Việt Nam đạt khoảng 934,11 tỷ USD, còn của Philippines đạt khoảng 929,96 tỷ USD và Malaysia đạt khoảng 890,23 tỷ USD. Theo đó, GDP(PPP) của Việt Nam vượt 930 tỷ USD mới xếp trên Philippines.

    Gpd
    GDP (PPP) của Việt Nam, Malaysia và Philippines giai đoạn 1986-2021 và dự báo năm 2022 theo IMF. Nguồn: IMF.

    Giai đoạn 2018-2021, GDP(PPP) của Việt Nam luôn xếp trên Malaysia và Philippines. Năm 2021, GDP(PPP) của Việt Nam đạt khoảng 1.134,02 tỷ USD; GDP(PPP) của Malaysia đạt 1.096,51 tỷ USD và GDP(PPP) của Philippines đạt khoảng 1.154,88 tỷ USD.

    Xét trong các nước thuộc khu vực ASEAN-6, GDP(PPP) của Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt trong giai đoạn 1986-2021.

    Năm 1986, GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 55,68 tỷ USD, xếp thứ 6/6 trong khối ASEAN-6. Từ năm 1986-2021, GDP(PPP) đã vượt qua Singapore, Malaysia, Philippines.

    Năm 2021, Indonesia có quy mô GDP(PPP) dẫn đầu các nước trong khối ASEAN-6, đạt 3.566 tỷ USD. Cùng với đó, Thái Lan và Việt Nam xếp ở vị trí thứ 2 và thứ 3 với GDP(PPP) đạt 1480 tỷ USD và 1.134,02 tỷ USD.

    Photo 1 1673320619434159045887
    GDP(PPP) các nước trong khối ASEAN-6 giai đoạn 1986-2021 và dự báo năm 2022 theo IMF. Nguồn: IMF.

    Năm 2022, Indonesia được dự báo có quy mô GDP(PPP) dẫn đầu các nước trong khối ASEAN-6, đạt khoảng 4.023 tỷ USD. Cùng với đó, Thái Lan và Việt Nam xếp ở vị trí thứ 2 và thứ 3 với dự báo GDP(PPP) đạt khoảng 1.479 tỷ USD và 1.300 tỷ USD.

    Philippines, Malaysia, Singapore được IMF dự báo có quy mô GDP(PPP) đạt lần lượt là 1.155 tỷ USD, 1.096 tỷ USD, 701 tỷ USD vào năm 2022.

    Theo Nhịp sống thị trường

  • Toàn cảnh kinh tế – xã hội năm 2022: Bức tranh sáng màu

    Nền kinh tế Việt Nam đạt thắng lợi kép trong năm 2022 khi tăng trưởng GDP ước đạt 8,02%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022 và cao hơn so với mục tiêu đề ra là 6-6,5% trong khi lạm phát chỉ tăng 3,15% so với năm 2021.

    Buc Tranh Kinh Te 2022 1

    Buc Tranh Kinh Te 2022 2 Buc Tranh Kinh Te 2022 3

    Buc Tranh Kinh Te 2022 4

    Buc Tranh Kinh Te 2022 5

    Buc Tranh Kinh Te 2022 6

    Buc Tranh Kinh Te 2022 7

    Buc Tranh Kinh Te 2022 8

    Buc Tranh Kinh Te 2022 9

    Buc Tranh Kinh Te 2022 10

    Buc Tranh Kinh Te 2022 11

    Buc Tranh Kinh Te 2022 12

    Buc Tranh Kinh Te 2022 13

    Buc Tranh Kinh Te 2022 14

    Buc Tranh Kinh Te 2022 15

    Buc Tranh Kinh Te 2022 16

    Buc Tranh Kinh Te 2022 17

    Buc Tranh Kinh Te 2022 18

    Buc Tranh Kinh Te 2022 19

    Buc Tranh Kinh Te 2022 20

    Buc Tranh Kinh Te 2022 21

    Buc Tranh Kinh Te 2022 22

    Nguồn Chinhphu.vn

  • Có nên xuống tiền mua bất động sản để đón sóng nhà đất năm 2023?

    Thị trường bất động sản được dự đoán sẽ hồi phục trong năm 2023, vì vậy, nhiều người cho rằng lúc này là cơ hội để mua được nhà đất giá tốt, chờ đón sóng năm 2023.

    Nói về cơ hội cho người mua nhà thời điểm này, chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cho rằng, đây là lúc dễ mua bất động sản hơn lúc thị trường đang “nóng”.

    Trong bối cảnh thị trường chững lại, nếu tranh thủ, người mua có thể nắm bắt được nhiều lựa chọn, vì doanh nghiệp bất động sản đang hỗ trợ người mua rất nhiều. Nếu có tiền nhàn rỗi thì thời điểm này nên mua một bất động sản mà mình yêu thích, với tầm nhìn trong vòng 2-3 năm“, ông Quang nói.

    Ông Trần Khánh Quang cũng cho rằng, dù thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều khó khăn nhưng nhà đầu tư sẽ khó rời bỏ trong giai đoạn này vì đam mê đầu tư đã “ăn vào máu”, họ đã có thời gian dài gắn bó với bất động sản.

    Bản thân tôi cũng dành 20-30% tiền mặt để mua sản phẩm có giá tốt, vị trí đẹp, mà tôi gọi là bất động sản “dinh dưỡng” để xuống tiền giai đoạn này“, ông Quang chia sẻ.

    221208 Bird View 01
    Nhiều người băn khoăn có nên mua bất động sản thời điểm này? (Ảnh minh họa)

    Các chuyên gia khác cũng cho rằng, đầu tư bất động sản giai đoạn này là cuộc chơi của những nhà đầu tư có sẵn tiền mặt, với tầm nhìn dài hạn, thay vì đầu tư lướt sóng, ngắn hạn. Đây là lúc nhà đầu tư có nhiều lựa chọn và dễ dàng thương lượng về giá. Các sản phẩm được nhóm nhà đầu tư kỳ cựu săn đón là bất động sản có pháp lý rõ ràng, dễ sử dụng và khai thác, tiến độ xây dựng đảm bảo, mức giá hợp lý.

    Ghi nhận cho thấy, cơ hội mua nhà sơ cấp lúc này “rộng cửa” hơn bởi trong lúc thị trường chững lại, người mua không chịu áp lực nhiều về sự “nóng sốt” hay tranh giành nhau suất mua. Với căn hộ trên thị trường sơ cấp, người mua được chủ đầu tư hỗ trợ về chính sách thanh toán, cũng hiếm khi xuất hiện trong bối cảnh thị trường bình thường hay sôi động. Đó được xem là cơ hội cho người mua nhà.

    Có thể thấy, lợi thế của thị trường sơ cấp hiện nay là được chủ đầu tư hỗ trợ “mạnh tay” về chính sách, trong khi điều này không thấy ở thị trường thứ cấp. Do đó, thời gian qua, khi thị trường bất động sản thứ cấp có dấu hiệu chững lại, thậm chí “hụt giá” thì giá sơ cấp vẫn tăng đều nhịp.

    Cũng nhận định thị trường bất động sản được dự đoán sẽ hồi phục trong năm 2023 nhưng TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cảnh báo nhiều áp lực do kinh tế Việt Nam vẫn sẽ chịu các tác động từ yếu tố bên ngoài. Nhưng ông Đính khẳng định, cơ hội để thị trường phục hồi vẫn có. Vị chuyên gia này đưa ra dự báo, khoảng cuối quý II/2023, các giao dịch sẽ xuất hiện nhịp nhàng trở lại, nguồn cung ra thị trường nhiều hơn.

    Chung dự báo lạc quan, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, giai đoạn nửa đầu năm có thể còn khó khăn nhưng thời điểm cuối năm 2023, thị trường sẽ phục hồi. Lý do là những tín hiệu tích cực từ thị trường tài chính, chính sách điều tiết nhịp nhàng của Chính phủ cũng như sự phục hồi về niềm tin của nhà đầu tư.

    Còn ông Phan Việt Hoàng, Phó Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam dự báo, sang năm 2023, khi ngân hàng có room tín dụng mới thì thị trường bất động sản mới có thêm các giao dịch từ những người mua nhà ở thực. Tuy nhiên, lượng giao dịch sẽ không bùng nổ vì sau những cuộc đua huy động vốn thì lãi suất cho vay mua nhà cũng tăng lên đáng kể.

    Ông Hoàng cho rằng, năm 2023 thị trường bất động sản sẽ dần phục hồi, phát triển lành mạnh, minh bạch hơn nhờ những sửa đổi về Luật đất đai và động thái tháo gỡ khó khăn của Chính phủ…góp phần giúp bất động sản thanh khoản trở lại, gỡ khó cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đồng thời hạn chế rủi ro cho nền kinh tế, giúp người lao động thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội dễ dàng hơn trong thời gian tới.

    Theo ông Vũ Cương Quyết, Tổng Giám đốc Đất Xanh Miền Bắc, cẩn trọng là điều mà các nhà đầu tư cần hướng đến. Nhưng với người mua nhà ở thực, có vốn tốt thì thời điểm này là cơ hội để xuống tiền.

    Ông Quyết phân tích, người mua trong tâm lý chờ đợi cái “đáy”, mong thị trường xuống nhưng thực tế không ai biết đáy ở đâu. Chính vì vậy, khi cứ chờ đợi, họ đã bỏ qua cơ hội và thị trường đã đi qua đáy, bắt đầu đi lên.

    Vì thế, ông Quyết cho rằng, với người mua nhà, nếu có tiềm lực nên xuống tiền. Còn đối với nhà đầu tư, cần cẩn trọng xem xét dựa trên nguồn lực tài chính.

    Theo vtc.vn

    Mời xem thêm: Luồng tiền đổ vào bất động sản 2023 sẽ có sự chuyển biến tích cực

  • Bất động sản đô thị cửa ngõ thành phố Quy Nhơn: Đích ngắm mới của giới đầu tư

    Nằm ở cửa ngõ đi vào thành phố biển Quy Nhơn, sở hữu tiềm năng thương mại và kinh doanh dịch vụ, dự án Regal Dragon Quy Nhon trở thành đích ngắm chiến lược của nhiều nhà đầu tư trong năm 2023. 

    Từ lâu, các khu đô thị ở cửa ngõ thành phố đã được xem là “xương sống” của hoạt động giao thương kinh tế, chính trị xã hội của khu vực. Với ý nghĩa quan trọng này, cơ sở hạ tầng giao thông nơi đây không ngừng được đẩy mạnh đầu tư. Xu hướng di dân về các đô thị vệ tinh diễn ra ngày càng cao đã thúc đẩy hoạt động giao lưu, buôn bán trong khu vực, kéo theo sự tăng giá chóng mặt của bất động sản thương mại.

    Tại Hoa Kỳ, theo Burns Home Value Index™ vào tháng 5/2021, giá bất động sản tại cửa ngõ các thành phố như San Francisco, New York, Phoenix, Austin… đã tăng vọt từ 10% lên 38% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, đối với các đô thị cửa ngõ tại Hà Nội và TP.HCM, các chuyên gia nhận định, giá bất động sản có mức tăng trung bình 15-20%/năm. Chính vì vậy, bất động sản các khu vực này luôn là đích ngắm mà các nhà đầu tư thông minh nhắm đến.

    Vị trí đắc địa, mở lối giao thương

    Là đô thị trung tâm của vùng Duyên hải miền Trung và là “cánh cửa biển” cho cả khu vực, Quy Nhơn nổi lên là một thị trường mới giàu tiềm năng thu hút giới đầu tư. Năm 2022, sau thành công của hàng loạt dự án trải dài khắp các tỉnh, thành miền Trung, nhà phát triển bất động sản quốc tế Đất Xanh Miền Trung đã quyết định đặt chân đến Quy Nhơn và lựa chọn đô thị cửa ngõ để kiến tạo dự án nhà phố thương mại quốc tế Regal Dragon Quy Nhon.

    Được biết, Regal Dragon Quy Nhơn tọa lạc tại vòng xoay ngã tư của 3 trục đường lớn Long Vân – Long Mỹ, Hùng Vương và Quốc Lộ 1D. Đây là tuyến đường chính và thuận tiện nhất để cư dân và du khách các khu vực đi và đến trung tâm thành phố Quy Nhơn. Với vị trí này, dự án được thừa hưởng trọn vẹn cơ sở hạ tầng giao thông, công trình đô thị trong khu vực như Chợ Phú Tài, Trung tâm thương mại Go!, Công viên Long Vân, Trường Đại Học Quy Nhơn, Trung tâm hành chính, Ga Diêu Trì, Sân bay Phù Cát…; đồng thời, liền kề các danh lam thắng cảnh, khu du lịch nổi tiếng như Biển Quy Nhơn, Khu du lịch Ghềnh Ráng – Tiên Sa, Núi Vũng Chua, Mộ Hàn Mặc Tử,… Nhờ đó, cư dân của dự án dễ dàng di chuyển đến các công trình tiện ích và khu du lịch nghỉ dưỡng chỉ trong bán kính 5km.

    Ở tâm điểm của thành phố có ngành du lịch tăng trưởng mạnh mẽ, Regal Dragon Quy Nhon được kỳ vọng sẽ khơi thông dòng chảy giao thương thịnh vượng của khu vực. Theo Sở Du lịch tỉnh Bình Định, doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống của Quy Nhơn năm 2022 ước tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2021 và dự kiến còn tăng mạnh khi thành phố này đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách du lịch trong năm 2023.

    Regal Dragon Quy Nhơn nằm ngay cửa ngõ giao thương giữa Quy Nhơn và các khu vực lân cận.
    Regal Dragon Quy Nhơn nằm ngay cửa ngõ giao thương giữa Quy Nhơn và các khu vực lân cận.

    Kế bên dự án là tỉnh lộ ĐT638 – tuyến đường vàng qua khu đô thị Long Vân, tiếp giáp Quốc Lộ 19 nối Quy Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên. Từ đây dễ dàng tiếp cận tuyến Quốc lộ 19C – tuyến đường vừa được Bình Định phê duyệt đề án xây dựng, kết nối các khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ, Becamex Bình Định và khu đô thị mới Long Vân – Long Mỹ với trung tâm thành phố Quy Nhơn. Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ chia sẻ lưu lượng giao thông nút giao dự án, đồng thời kết nối các khu vực lân cận, tạo thành mạng lưới giao thông đầu mối hoàn chỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.

    Trong bối cảnh Quy Nhơn và các vùng phụ cận đang trên đà phát triển vượt bậc, Regal Dragon Quy Nhon với vị trí tâm điểm cửa ngõ giao thương của thành phố, trở thành vùng đất lý tưởng để an cư lạc nghiệp, đầu tư các mô hình kinh doanh, cho thuê.

    Tiên phong mô hình nhà phố thương mại ở đô thị cửa ngõ

    Theo đại diện của Đất Xanh Miền Trung, Regal Dragon Quy Nhon bao gồm 59 sản phẩm, được phát triển theo mô hình nhà ở kết hợp thương mại đa công năng giúp các nhà đầu tư có thể tối lưu lợi nhuận, tối đa sinh lời.

    Với cấu trúc 1 tầng trệt, 3 tầng lầu, diện tích từ 92.5 – 216 m2, nhà phố thương mại Regal Dragon Quy Nhon có không gian rộng thoáng, thuận tiện để ở và cho thuê, kinh doanh. Khách hàng có thể linh hoạt mục đích ở, kết hợp kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ được ưa chuộng tại thành phố Quy Nhơn như Spa, Café, thời trang, nhà thuốc, văn phòng đại diện… Ngoài ra, theo đà gia tăng giá trị bất động sản theo thời gian, các nhà đầu tư có thể chuyển nhượng và hưởng phần lợi nhuận hấp dẫn.

    Tuyến phố thương mại sầm uất Regal Dragon Quy Nhon mang đến giá trị kép, vừa ở, vừa đầu tư sinh lời hiệu quả.
    Tuyến phố thương mại sầm uất Regal Dragon Quy Nhon mang đến giá trị kép, vừa ở, vừa đầu tư sinh lời hiệu quả.

    Anh N. Hoàng – một khách hàng quan tâm dự án Regal Dragon Quy Nhon chia sẻ: “Tôi đang tìm kiếm mặt bằng đẹp để kinh doanh trong năm 2023 sắp tới. Dự án Regal Dragon Quy Nhơn ở cửa ngõ của thành phố nên tôi nghĩ sẽ có nhiều tiềm năng phát triển, thanh khoản sẽ dễ dàng hơn các dự án khác. Tôi đã tìm hiểu và dự định sẽ mua một căn ở đây và tin rằng giá sẽ tăng cao trong tương lai gần”.

    Bên cạnh tiềm năng sinh lời, Regal Dragon Quy Nhon còn thu hút những nhà đầu tư sành sỏi bởi thiết kế tân cổ điển sang trọng và hệ vật liệu xa xỉ nhập khẩu quốc tế, trường tồn qua hàng trăm năm. Từng căn nhà phố thương mại đều có mặt ngoài sử dụng hệ sơn giả đá cao cấp và mái ngói Fuji phẳng màu đến từ Nhật Bản; hệ kính hộp 2 lớp phủ Low-E dày 24mm, nhôm dày 3mm đảm bảo chống tia UV trên 97%, cách âm, cách nhiệt, chống ồn hiệu quả. Ngoài ra, các thiết bị như đèn chiếu sáng, hệ cửa, bếp, hệ nội thất… cũng được Đất Xanh Miền Trung tuyển chọn kỹ lưỡng từ các thương hiệu danh tiếng thế giới, vì khát vọng kiến tạo một dự án nhà ở đẳng cấp, định vị giá trị khác biệt cho các nhà đầu tư tại TP Quy Nhơn.

    Regal Dragon Quy Nhon nổi bật với thiết kế sang trọng, hệ vật liệu tinh tuyển từ những thương hiệu hàng đầu thế giới.
    Regal Dragon Quy Nhon nổi bật với thiết kế sang trọng, hệ vật liệu tinh tuyển từ những thương hiệu hàng đầu thế giới.

    Thuộc dòng nhà ở xa xỉ Regal Home của Đất Xanh Miền Trung lần đầu tiên xuất hiện tại “thủ phủ du lịch” Bình Định, Regal Dragon Quy Nhon với chất lượng dịch vụ đẳng cấp 5 sao, hứa hẹn tạo nên sự khác biệt, đẳng cấp cho mỗi chủ nhân sở hữu. Số lượng hữu hạn nhưng tiềm năng sinh lời vô hạn từ vị trí cửa ngõ giao thương, nhà phố thương mại Regal Dragon Quy Nhon được đánh giá là món hời không thể bỏ qua trong năm 2023.

    Hoàng Lành

  • Chuyên gia dự báo: 6 tháng tới là thời cơ “vàng” để đầu tư bất động sản

    Nhận định về thời điểm xuống tiền đầu tư, chuyên gia cho rằng, 6 tháng tới là thời cơ “vàng” của những cá nhân, doanh nghiệp có sẵn tiền hoặc có thể vay ngân hàng đầu tư mua bất động sản.

    Chia sẻ tại buổi hội thảo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam ông Nguyễn Mạnh Hà – Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam nói: “Trong thời gian qua Nhà nước đã có nhiều giải pháp điều chỉnh hỗ trợ kịp thời, hiệu quả. Các hoạt động sẽ dần ổn định, nguồn cung tương lai từ số lượng lớn các dự án, đặc biệt các dự án phù hợp với nhu cầu thực người dân như nhà ở giá rẻ, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội… được đưa vào thị trường. Chắc chắc thị trường bất động sản sẽ sớm khởi sắc trở lại.

    Real Estate Investing Houses Built Of Cash Money Large
    6 tháng tới là thời cơ “vàng” của những cá nhân, doanh nghiệp có sẵn tiền hoặc có thể vay ngân hàng đầu tư mua bất động sản

    Cùng với đó, các doanh nghiệp bất động sản đã và đang nỗ lực tái cấu trúc, tái cơ cấu tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh về đầu tư sản phẩm hướng đến nhu cầu thực”.

    Bên cạnh đó, giới chuyên gia địa ốc cũng kỳ vọng thị trường năm 2023 sẽ có nhiều điểm tích cực vì các chủ đầu tư lớn đã cơ cấu lại sản phẩm, ưu tiên các sản phẩm có tính thanh khoản cao, cũng như giải quyết nhu cầu của số đông người dân, ví dụ như phát triển nhà ở xã hội.

    Cụ thể, đa số các chuyên gia kỳ vọng, từ quý II năm sau, thị trường sẽ dần phục hồi và phát triển lành mạnh, minh bạch hơn khi những vướng mắc trên được tháo gỡ, môi trường pháp lý được có nhiều bước tiến mới, tăng trưởng kinh tế khả quan…

    Đứng trước kỳ vọng lớn về việc thị trường bất động sản sẽ khởi sắc vào nửa sau của năm 2023, vậy với các nhà đầu tư, thời điểm nào nên xuống tiền?

    Đưa ra quan điểm nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Quê – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn G6 cho rằng, 6 tháng tới là thời cơ vàng của những cá nhân, doanh nghiệp có sẵn tiền hoặc có thể vay ngân hàng đầu tư mua bất động sản.

    Ông Quê đưa ra nhận định trên bởi năm 2023 Chính phủ đã cam kết không tăng lãi suất cho vay, hiện tại đồng loạt các ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất huy động khoảng 8-9%, lãi suất cho vay năm 2023 sẽ rơi vào khoảng 10,5-13,5%, lãi suất huy động sẽ rơi vào khoảng 7-9,5%. Tiếp theo, năm 2023 sẽ là năm đầu tư công và bơm vốn ra thị trường khoảng 700 ngàn tỷ.

    Sang năm 2023 nền kinh tế sẽ được tiếp cận room lớn của ngân hàng, dự báo room của cả năm 2023 tiếp tục 16%. Do đó, năm 2023 bất động sản sẽ được tiếp cận vốn vay ngân hàng và kênh trái phiếu, chứng khoán.

    Bên cạnh đó, hiện tại tâm lý người dân đã tốt hơn. Những tác động của các đại án bất động sản hay sai phạm trong bất động sản đến tâm lý người dân, nhà đầu tư đã giảm dần, trở nên quen thuộc, không còn bị sốc tâm lý. ))ng Quê cho rằng, tiền trong dân còn khá nhiều, sẵn sàng tung ra khi nhìn rõ cơ hội đầu tư.

    Vị này cho rằng, “đáy” của bất động sản đã được xác lập vào quý 4/2022 – hiện tại tuy chưa tăng giá trở lại nhưng đã cắt hiện tượng giảm giá. Từ quý 2/2023, bất động sản sẽ ấm trở lại.

    Mời xem thêm: Luồng tiền đổ vào bất động sản 2023 sẽ có sự chuyển biến tích cực

  • Khánh thành khách sạn Regal Collection House

    Vào ngày 08/01 tới đây, Đất Xanh miền Trung sẽ tổ chức lễ khánh thành khách sạn Regal Collection House tại Khu đô thị Du lịch Quốc tế Regal Legend tại bán đảo Bảo Ninh, TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

    Du Khach Den Regal Legend7
    Regal Collection – mô hình khách sạn chuẩn 5 sao đẳng cấp quốc tế lần đầu tiên có mặt tại Quảng Bình.

    Regal Collection House là dòng sản phẩm boutique hotels – mô hình kinh doanh khách sạn cao 4,5 đến 6,5 tầng thuộc thương hiệu nhà ở xa xỉ Regal Homes của Đất Xanh miền Trung. Nằm trong quần thể du lịch Regal Legend, chuỗi boutique hotel sở hữu mặt tiền bờ biển Bảo Ninh với số lượng 300 căn với thiết kế thông minh, đa dạng.

    Toàn bộ hệ vật liệu và nội thất đều từ những thương hiệu hàng đầu thế giới như: Đá Travertine xuất xứ Italia và Thổ Nhĩ Kỳ, đá Moca Limestone từ Bồ Đào Nha, kính hộp Kibing (Malaysia), ngói Fuji (Nhật Bản), sơn Dryvit (Mỹ), cùng trang thiết bị đến từ những nhà sản xuất danh tiếng như Hafele (Đức), Cmech (Mỹ), Geze (Đức)…

    Được biết, dự án Regal Legend Quảng Bình có quy mô 21 ha, bao gồm 5 toà tháp cao 30-39 tầng bao gồm Trung tâm thương mại, căn hộ ở và khu thấp tầng gồm shophouse, shop villa, nhà liền kề, biệt thự ven hồ và boutique hotel.

    Dự án có mức đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng, triển khai trong thời gian 2021-2025.

    Mời trải nghiệm dựa án: https://vr.regallegend.net.vn/

  • Dòng vốn tiếp tục đổ vào thị trường bất động sản châu Á năm 2023

    Thị trường bất động sản toàn cầu đang suy giảm nhưng một số khu vực ở châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam vẫn có triển vọng phát triển và nhiều điểm sáng.

    Triển vọng tăng trưởng tích cực

    Với triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ, sự đa dạng của các nền kinh tế cũng như sức hút tại một số thành phố, thị trường bất động sản châu Á vẫn cho thấy nhiều điểm tích cực.

    Nhiều chuyên gia cho rằng, ba quốc gia có triển vọng nổi bật nhất trong khu vực hiện nay có thể kể đến Việt Nam, Singapore và Nhật Bản. Các nền kinh tế châu Á mới nổi như Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ được dự báo sẽ dẫn đầu mức tăng trưởng GDP toàn cầu vào năm 2023. Trong khi đó, những nền kinh tế phát triển như Úc và Nhật Bản cũng sẽ bỏ xa Mỹ và châu Âu một khoảng cách khi xét về câu chuyện phát triển kinh tế vào năm tới.

    Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đang trên đà tăng mạnh

    Sự cải thiện môi trường kinh doanh đi kèm những chính sách ưu đãi của Chính phủ đang thúc đẩy sự quan tâm của doanh nghiệp nước ngoài đối với thị trường bất động sản Việt Nam. Trong khi một số nhà đầu tư trong nước gặp khó khăn do tín dụng bị thắt chặt, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào thị trường vẫn tiếp tục tăng trưởng.

    Ví dụ, trong đầu năm nay, CapitaLand của Singapore đã công bố kế hoạch phát triển dự án phức hợp tổng đầu tư 1 tỷ USD với quy mô 8ha, dự kiến cung cấp hơn 1.100 căn hộ và shophouse cao cấp tại TP.HCM.

    Tại thị trường cho thuê thương mại, dữ liệu của Savills trong quý III/2022 cho thấy, giá thuê văn phòng và bán lẻ tại khu vực trung tâm TP. Hà Nội và TP.HCM vẫn ghi nhận xu hướng tăng.

    Nhận định về thị trường văn phòng tại Hà Nội vào năm 2023, bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Cho thuê Thương mại Savills Hà Nội cho biết, dù các doanh nghiệp thắt chặt chi phí văn phòng do ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô, nhưng nguồn cầu văn phòng phân khúc giá 25 – 30 USD (chưa bao gồm phí dịch vụ) sẽ tăng mạnh. Thêm vào đó, một số lượng lớn các tòa nhà hạng A gia nhập thị trường Hà Nội trong năm tới cũng sẽ thúc đẩy hoạt động cho thuê trở nên sôi động hơn.

    Cũng theo bà Minh, Việt Nam được coi là thị trường trọng yếu trong việc mở rộng quy mô cửa hàng trong các năm tới của các nhãn hàng chuyên về thời trang, mỹ phẩm, đồ thể thao đến từ Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia.

    Xuhuongbanle 2
    Thị trường bán lẻ tại Việt Nam phục hồi tích cực.

    Đối với bất động sản công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất đang tích cực đầu tư vào lĩnh vực này và logistics, nhằm đa dạng hóa hoạt động trong chiến lược “Trung Quốc + 1”.

    Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam nhận định: “Việt Nam đang trên đà tăng trưởng vào năm 2022, với vốn đầu tư FDI ngày càng tăng và nội tại nền kinh tế trong nước mạnh mẽ. Chính phủ Việt Nam đã và đang đưa ra một loạt biện pháp nhằm cải thiện tính minh bạch của thị trường bất động sản. Điều này là dấu hiệu tốt, tạo tiền đề cho việc thanh khoản và các hoạt động đầu tư trong tương lai. Đồng thời, cơ sở hạ tầng cũng được quan tâm đầu tư mạnh mẽ, thúc đẩy nhu cầu đầu tư trên nhiều lĩnh vực”.

    Ong Troy Griffiths Pho Giam Doc Dieu Hanh Savills Viet Nam
    Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam

    Bất động sản tại Singapore đã đạt mức 9,1 tỷ USD

    Báo cáo của MSCI Real Assets cho thấy, trong 3 quý đầu năm 2022, tổng giá trị các giao dịch đầu tư bất động sản tại Singapore đã đạt mức 9,1 tỷ USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2022.

    Bất chấp những lo ngại về kinh tế toàn cầu, báo cáo Savills Prospects chỉ ra rằng, giá thuê văn phòng ở khu vực trung tâm tại Singapore vẫn tăng, với tỷ lệ trống giảm. Nhu cầu thuê văn phòng tại đây chủ yếu đến từ các doanh nghiệp công nghệ, một ngành vốn đã chiếm tỷ trọng khách thuê lớn tại quốc gia này.

    Ngoài ra, các hoạt động cho thuê nhà ở tại Singapore đang bùng nổ, với chỉ số giá thuê theo ghi nhận của Savills Prospects cho thấy đã tăng 8,6% theo quý trong quý III/2022, mức tăng hàng quý cao nhất trong 15 năm.

    Ông Alan Cheong, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Singapore nhận định: “Bất chấp các biến động kinh tế toàn cầu, giá thuê bất động sản công nghiệp tại Singapore vẫn sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá trong năm 2023”. Cũng theo ông Alan Cheong, giá thuê kho bãi tại Singapore trong quý III/2022 đã ghi nhận mức tăng 2,8% so với quý trước đó.

    Nhật Bản thu hút đầu tư nhờ lãi suất thấp

    Trong khi các nhà đầu tư bất động sản khắp nơi trên thế giới phải đối mặt với chi phí tài chính gia tăng, Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản vẫn có động thái duy trì lãi suất ở mức thấp. Thêm vào đó, việc suy yếu của đồng Yen đã khiến bất động sản tại Nhật trở nên vừa túi tiền hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

    Ông Tetsuya Kaneko, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Nhật Bản cho biết: “Nhật Bản tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhờ lãi suất ở mức thấp. Lĩnh vực hậu cần và nhà ở cho gia đình đa thế hệ là những phân khúc được quan tâm. Sự phục hồi của phân khúc văn phòng và khách sạn cũng là yếu tố khiến thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư”.

    Nhà ở dành cho gia đình đa thế hệ được coi là một trong những phân khúc có khả năng phục hồi nhanh chóng trong giai đoạn bất ổn; đây cũng là điểm khiến phân khúc này trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Dữ liệu từ MSCI Real Assets cho thấy, trong 5 năm qua, 4/5 nhà đầu tư phân khúc này tại Nhật bản là nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm Blackstone Group, Allianz Real Estate, AXA IM và Nuveen, với tổng giá trị đầu tư ước tính khoảng 800 tỷ Yen (tương đương với 5,75 tỷ USD). Đáng chú ý, trong cuộc đấu giá mua lại cổ phần của Bộ Tài chính Nhật Bản trong tòa nhà văn phòng Otemachi Place tại Tokyo, phần lớn các doanh nghiệp đấu giá đều là các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, một tập đoàn trong nước đã trả giá cao hơn các nhà đầu tư nước ngoài để mua lại tòa nhà này với mức giá 436,4 tỷ Yen (tương đương 3,13 tỷ USD).

    Nhìn chung, châu Á vẫn là địa điểm thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ông Simon Smith, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills châu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Việt Nam, Singapore và Nhật Bản là một trong số những điểm sáng về thị trường bất động sản tại khu vực và cũng đồng thời là nơi có thể tìm kiếm được những câu chuyện tích cực về thị trường. Tuy nhiên, đây cũng không phải là những điểm sáng duy nhất tại thị trường châu Á, chúng ta vẫn có thể tìm được những câu chuyện chuyển biến tích cực tại các quốc gia khác trong khu vực”./.

    Mời xem thêm: Dự báo thị trường năm 2023: Giá bất động sản sẽ tăng trở lại

  • Đà Nẵng tăng trưởng kỷ lục, xếp thứ 3 cả nước

    Với sự trở lại mạnh mẽ của ngành du lịch – dịch vụ sau dịch bệnh, tổng sản phẩm địa bàn Đà Nẵng (GRDP) tăng trưởng mạnh mẽ, xếp thứ 3 cả nước về tốc độ tăng trưởng và thứ 17 về quy mô nền kinh tế.

    Sáng 30/12, Cục Thống kê TP Đà Nẵng tổ chức họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội TP Đà Nẵng năm 2022.

    Theo số liệu của Cục Thống kê TP Đà Nẵng, quỹ đạo phục hồi kinh tế của Đà Nẵng năm 2022 chuyển biến khá tích cực. Trên nền tăng trưởng âm của 6 tháng cuối năm 2021, GRDP 6 tháng cuối năm 2022 lần đầu tiên đạt mức tăng kỷ lục 20,77% so với cùng kỳ năm trước. Đây là động lực chính giúp kinh tế cả năm 2022 phục hồi và phát triển so với thời điểm trước dịch bệnh COVID-19.

    Cong Vien Apec
    Du lịch “rã băng”, GRDP Đà Nẵng tăng trưởng ấn tượng trong năm 2022

    Theo đó, GRDP cả năm 2022 ước tăng 14,05% so với năm 2021; tăng 15,34% so với năm 2020 và tăng 6,34% so với năm 2019. Quy mô nền kinh tế Đà Nẵng năm 2022 ước đạt hơn 125.000 tỷ đồng, mở rộng gần 17.400 tỷ đồng so với năm 2021. Trong đó, khu vực dịch vụ vẫn chiếm đa số trong giá trị tăng thêm (hơn 13,6 nghìn tỷ đồng).

    Về cơ cấu quy mô nền kinh tế, khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn (68,38%), tiếp đó là khu vực công nghiệp và xây dựng (chiếm 20,43%) và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,95%.

    Lĩnh vực du lịch phục hồi tích cực, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành năm 2022 ước đạt gần 21.000 tỷ đồng (tăng 99,3% so với năm 2021).

    Ông Trần Văn Vũ – Cục trưởng Cục Thống kê TP Đà Nẵng – đánh giá: “Khu vực dịch vụ luôn là điểm sáng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng. Lĩnh vực du lịch được phục hồi tích cực, góp phần thu hút du khách trong nước và từng bước khôi phục thị trường khách quốc tế đến với Đà Nẵng”.

    Tuy nhiên, với việc khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong quy mô nền kinh tế, Cục trưởng Cục Thống kê TP Đà Nẵng cho hay, cần có sự tính toán điều chỉnh tỷ trọng các ngành.

    “Hiện, tỷ trọng khu vực dịch vụ cao hơn so với định hướng chung của thành phố. Chúng tôi cũng đã đề xuất chính quyền thành phố cần có sự tính toán, cân đối tỉ trọng ngành dịch vụ so với các ngành khác. Để khi xảy ra dịch bệnh như COVID-19 vừa qua, nền kinh tế sẽ chịu ít ảnh hưởng hơn”, ông Vũ nói.

    Z3999728050489 5d7b86f09bf918636f933f9a559d658b 7416
    Theo ông Trần Văn Vũ – Cục trưởng Cục Thống kê TP Đà Nẵng, địa phương cần có sự điều chỉnh tỷ trọng các khu vực trong cơ cấu nền kinh tế để đảm bảo tăng trưởng bền vững

    Xét trên phạm vi cả nước, năm 2022 GRDP của Đà Nẵng xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tốc độ phát triển; xếp thứ 17/63 về quy mô.

    So với khối 5 thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng dẫn đầu về tốc độ phát triển và xếp thứ 4/5 về quy mô. Trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Đà Nẵng dẫn đầu cả tốc độ phát triển và quy mô.

    Dù tình hình thế giới có nhiều biến động, tuy nhiên, cả năm 2022, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn vẫn duy trì ở trạng thái xuất siêu, là tiền đề, động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển.

    Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hai chiều sơ bộ 11 tháng đầu năm 2022 đạt 3,26 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu đạt 1,91 tỷ USD (tăng 18,1%); nhập khẩu hàng hóa đạt 1,35 tỷ USD (tăng 12,2%).

    “Cán cân thương mại hàng hóa duy trì xuất siêu liên tục trong 11 tháng qua. Tỷ trọng đóng góp giá trị xuất khẩu đối với mức tăng trưởng chung của thành phố năm 2022 ước đạt gần 45%; cao hơn rất nhiều so với mức đóng góp năm 2019 (3,1%) – thời điểm trước đại dịch”, ông Vũ nói.

    Hạn chế của kinh tế Đà Nẵng trong năm qua đó là tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên GRDP chỉ ước đạt 29,5%, thấp nhất từ năm 2010 đến nay. Cùng với đó, giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2022 mới đạt 88,2% kế hoạch, ước khoảng 5.687 tỷ đồng (giảm 14,2% so với năm 2021).

    Trong thu hút vốn đầu tư FDI, năm 2022, Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 50 dự án FDI mới, nhưng tổng vốn đăng ký chỉ đạt 70,24 triệu USD (chỉ bằng 46,8% so với năm 2021).

    Theo Tiền Phong

  • Chờ đợi gì ở thị trường bất động sản Đà Nẵng trong năm 2023?

    Sự phát triển sôi động về nguồn cung các dự án căn hộ tại khu vực trung tâm, cộng với định hướng hình thành các khu vực phát triển đô thị và các dự án khu đô thị mới tại khu vực phía tây và tây bắc thành phố đang mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho thị trường Bất động sản Đà Nẵng trong năm 2023 và những năm tiếp theo sau đó.

    Phân khúc căn hộ sẽ chiếm sóng đầu tư

    Trong khi quỹ đất tại khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng có mức giá đắt đỏ và đang dần khan hiếm thì phân khúc căn hộ chung cư được dự báo sẽ dẫn dắt xu hướng đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố trong năm 2023.

    Trong năm 2022, Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng phát đi nhiều thông báo về các căn hộ chung cư đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai trên địa bàn thành phố.

    Đơn cư như tại các dự án The Filmore của Công ty cổ phần phát triển bất động sản Filmore; The Sang Residence của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng The Sang; Khu căn hộ Asiana;…

    Song song với đó, thành phố Đà Nẵng cũng đã chấp thuận chủ trương đầu tư hàng loạt dự án căn hộ, như dự án Khu phức hợp trung tâm thương mại – căn hộ điểm nhấn Đà Nẵng 1.600 tỉ đồng; Dự án tổ hợp căn hộ bên bờ sông Hàn của Công ty cổ phần Tập đoàn Đông Đô; Tòa nhà căn hộ H&A;…

    Ngày 17/11 vừa qua, UBND thành phố Đà Nẵng đã thống nhất kế hoạch phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025 với 75 dự án, trong đó chiếm phần lớn là các dự án chung cư.

    Những dự án nhà ở thương mại nêu trên sẽ được triển khai trên nhiều địa bàn thuộc thành phố với diện tích đất khoảng 2.554 ha và tổng vốn đầu tư 99.850 tỉ đồng.

    Bên cạnh đó, các dự án nhà ở thương mại này sẽ cung cấp cho thị trường 67.035 căn nhà, với diện tích sàn xây dựng là 8,3 triệu m2.

    Trong đó, đối với phân khúc căn hộ chung cư sẽ cung cấp cho thị trường 55.303 căn hộ với tổng diện tích sàn là 3,9 triệu m2. Riêng phân khúc biệt thự, nhà liền kề, sẽ cung cấp cho thị trường 11.733 căn nhà với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 4,4 triệu m2.

    Trong số 75 dự án nêu trên, chiếm phần lớn là các dự án chung cư được phân bổ chủ yếu tại quận Hải Châu, quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn, quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu.

    Trong đó có nhiều dự án lớn như dự án tổ hợp trung tâm thương mại, khách sạn và căn hộ TNR The LegendSea Đà Nẵng của Công ty TNHH MTV Vipico quy mô 3.950 tỉ đồng; dự án sân gôn Vinacapital Đà Nẵng của Công ty TNHH Sân gôn Vinacapital Đà Nẵng quy mô 3.000 tỉ đồng; dự án khu đô thị Capital Square 3 của Công ty TNHH Bất động sản SIH quy mô 1.885 tỉ đồng.

    Bên cạnh đó còn có dự án khu đô thị mới Thuận Phước – Đà Nẵng của Công ty CP ĐT đô thị Vịnh Thuận Phước quy mô 4.272 tỉ đồng; dự án khu phức hợp Hoàng Văn Thái Plaza của Công ty CP du lịch Việt Nam Vitours quy mô 1.627 tỉ đồng; dự án tháp CT1&CT2 – Đà Nẵng Times Square của Công ty cổ phần Kim Long Nam quy mô 3.469 tỉ đồng; dự án tháp CT3&CT7 – Đà Nẵng Times Square của Công ty cổ phần Kim Long Nam quy mô 1.566 tỉ đồng.

    Tay Bac
    Đà Nẵng sẽ hình thành nhiều dự án khu đô thị mới tại khu vực phía Tây và Tây Bắc

    Phát triển các khu đô thị mới tại phía tây và tây bắc thành phố

    Khu vực quận Liên Chiểu nằm ở phía tây bắc thành phố Đà Nẵng và khu vực huyện Hòa Vang – phía tây thành phố Đà Nẵng đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển mới.

    Ngày 14/12 vừa qua, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu- phần cơ sở hạ tầng dùng chung. Đây là một dự án rất quan trọng, tác động lớn đến sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội của thành phố và trong khu vực.

    Bên cạnh dự án nêu trên, UBND thành phố Đà Nẵng cũng vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường ven biển nối cảng Liên Chiểu với tổng mức đầu tư 1.203 tỉ đồng.

    Dự án có chiều dài gần 3km, mặt cắt ngang tuyến chính 30m, quy mô 6 làn xe, tốc độ thiết kế 60km/h.

    Dự án đường ven biển nối cảng Liên Chiểu nhằm cung cấp khả năng tiếp cận chiến lược cho việc khai thác và xây dựng cảng Liên Chiểu, kết nối nhanh và an toàn với hệ thống giao thông quốc gia và giao thông đô thị trong khu vực, giảm các tác động tiêu cực đến an toàn giao thông và môi trường cảnh quan khu vực xây dựng cảng.

    Đồng thời góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển phân khu cảng Liên Chiểu, khuyến khích và tạo lợi thế trong việc thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế của thành phố.

    Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ phát huy hiệu quả đầu tư các dự án, kết nối Khu công nghiệp Liên Chiểu, Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, Khu Công nghệ thông tin tập trung và các khu công nghiệp khác của thành phố với cảng Liên Chiểu.

    Duong
    UBND thành phố Đà Nẵng vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường ven biển nối cảng Liên Chiểu với tổng mức đầu tư 1.203 tỉ đồng.

    Chưa hết, dự án còn đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai, đặc biệt là luồng hàng từ cảng Liên Chiểu đi các hướng và ngược lại.

    Cũng tại khu vực quận Liên Chiểu, dự kiến năm 2023 sẽ khởi công dự án khu phức hợp du lịch và đô thị Làng Vân của Tập đoàn Vingoup, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội nói chung và thị trường bất động sản tại khu vực nói riêng.

    Chưa dừng lại ở đó, UBND thành phố Đà Nẵng mới đây đã bãi bỏ các quyết định và bản vẽ quy hoạch có liên quan đến dự án Ga đường sắt Đà Nẵng tại quận Liên Chiểu.

    Đây là thông tin nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Bởi lẽ dự án Ga đường sắt Đà Nẵng được quy hoạch treo suốt 18 năm qua đã gây nhiều hệ lụy cho đời sống sinh hoạt của người dân trong khu vực.

    Trong trung hạn và dài hạn, tại khu vực phía tây và tây bắc thành phố Đà Nẵng sẽ hình thành nhiều khu vực phát triển đô thị và các dự án khu đô thị mới.

    Ngày 15/12 vừa qua, HĐND thành phố Đà Nẵng đã thông qua điều chỉnh chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030.

    Nội dung điều chỉnh lần này nhằm rà soát, đánh giá hiện trạng phát triển đô thị và đề xuất bổ sung, hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I cấp quốc gia theo quy định.

    Bên cạnh đó là đề xuất danh mục dự án ưu tiên đầu tư nhằm khắc phục các tiêu chuẩn còn yếu, còn thiếu; đề xuất bổ sung các tiêu chí nhằm định hướng để nâng cấp đô thị thành đô thị loại đặc biệt trong thời gian thích hợp;…

    Đặc biệt, HĐND thành phố Đà Nẵng cũng đã giao UBND thành phố khẩn trương tổ chức lập chương trình phát triển từng đô thị, làm cơ sở nâng cấp Hòa Vang trở thành đô thị loại IV và xác định một số khu vực phát triển đô thị, các khu đô thị mới về phía tây và tây bắc thành phố.

    Theo Cafeland