Category: Tin thị trường

  • Sức nóng của sự kiện “Đồng hành thịnh vượng trong chu kỳ mới”

    Hơn 1500 khách hàng tham dự, 3000 sản phẩm bất động sản chất lượng và hàng loạt giỏ hàng giao dịch thành công… Đó là một trong những thông tin ấn tượng của sự kiện được mong chờ nhất tại Đà Nẵng – “Đồng hành thịnh vượng trong chu kỳ mới” – đã diễn ra thành công rực rỡ vào sáng nay (ngày 23/11), trong không gian khách sạn Royal Lotus (120A Nguyễn Văn Thoại). 

    Sự kiện không chỉ là dịp tri ân khách hàng mà còn là dịp để giới thiệu 10 siêu phẩm bất động sản nổi bật, trong đó có dự án Peninsula Da Nang và Vista Residence Da Nang, hứa hẹn sẽ mang lại giá trị vượt trội trong tương lai.

    Đông đảo khách hàng đã góp mặt tại sự kiện

    Sự lên ngôi của thị trường chung cư tại Đà Nẵng

    Trong khuôn khổ sự kiện, đại diện của batdongsan.com.vn đã chia sẻ những thông tin chuyên sâu về thị trường bất động sản miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng. Theo phân tích, thị trường bất động sản Việt Nam đang trên đà hồi phục sau chu kỳ biến động với sự tăng trưởng mạnh mẽ của loại hình chung cư (chiếm 41% trong quý III/2024). Trong đó, Đà Nẵng đang ghi nhận sự phục hồi GRDP (9 tháng đầu năm tăng 6,5%) và mức độ quan tâm đến chung cư đạt 45%. Các dự án cao cấp tại khu vực miền Trung như Peninsula Da Nang, Regal Legend Đồng Hới và Regal Residence Luxury đang dẫn đầu xu hướng với tiềm năng tăng trưởng vượt bậc.

    Phần chia sẻ đến từ đại diện batdongsan.com.vn

    Đại diện batdongsan.com.vn nhấn mạnh: “Chung cư hạng sang tại Đà Nẵng cho thấy tốc độ tăng trưởng tốt cả về giá và độ quan tâm. Nhà đầu tư từ Hà Nội chiếm phần lớn và có tăng trưởng mạnh về mức độ quan tâm tới chung cư Đà Nẵng. Ngoài ra, người dân Đà Nẵng cũng đã có tâm lý cởi mở hơn về loại hình bất động sản này. Chính vì thế, đây là giai đoạn vàng để đầu tư với sự hỗ trợ của các chính sách minh bạch từ 3 bộ luật mới. Ba bộ luật mới được áp dụng dự kiến sẽ tăng tính minh bạch, thúc đẩy giá bất động sản, siết chặt hoạt động của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.” 

    Peninsula Da Nang và Vista Residence Da Nang: Tâm điểm đầu tư với chính sách ưu đãi “nóng”

    “Đồng hành thịnh vượng trong chu kỳ mới” không chỉ là nơi chia sẻ thông tin thị trường và giới thiệu các dự án “siêu phẩm”, mà còn là cơ hội để các đơn vị thực hiện nghi thức ký kết hợp tác trước sự chứng kiến của đông đảo quý khách hàng. Sự bắt tay với các ngân hàng lớn như Viettin Bank, VP Bank, MB Bank cùng các đại lý bất động sản giàu kinh nghiệm khác chứng là minh chứng cho sự ra đời của các dự án chất lượng và sinh lời bền vững.

    Sự hợp tác mang đến những giá trị thịnh vượng

    Cũng trong sự kiện ngày hôm nay, Ông Trần Xuân Thông – Tổng Giám đốc Công ty CP Đô Thị Thông Minh Việt Nam đã giới thiệu hai siêu phẩm nổi bật Peninsula Da Nang và Vista Residence Da Nang – hai dự án sở hữu vị trí đắc địa, tiện ích đẳng cấp quốc tế cùng tiềm năng sinh lời vượt trội cho nhà đầu tư.

    Ông Thông chia sẻ: “Chúng tôi luôn đặt tiêu chí vị trí và tiềm năng sinh lời bền vững lên hàng đầu cho từng sản phẩm. Với 2 sản phẩm này, cả 2 đều nằm tại trung tâm thành phố Đà Nẵng với những tiêu chuẩn tiện ích thời thượng theo chuẩn quốc tế. Đặc biệt, trong hôm nay, 2 dự án có những chính sách ưu đãi cực kỳ tốt. Vậy nên, những chủ nhân sở hữu các căn hộ tại 2 dự án này trong hôm nay đảm bảo sẽ hài lòng tuyệt đối.”

    Phần chia sẻ về 2 dự án siêu phẩm được mở bán tại sự kiện

    Cụ thể, với Peninsula Da Nang đang có mức giá bán cực kỳ ưu đãi là 53,5 triệu/m2, khách hàng sẽ được chiết khấu lên đến 11%, hỗ trợ vay ngân hàng 70%, tham gia chương trình bốc thăm may mắn để rinh về quà tặng gói nội thất cao cấp trị giá 450 triệu đồng. Đến với Vista Residence Da Nang, khách hàng sẽ được chiết khấu đến 6%, hỗ trợ vay ngân hàng 70% trong 30 năm, cùng mức giá hấp dẫn chỉ từ 59 triệu/m2.

    Bên cạnh những thông tin thú vị về thị trường và dự án, chương trình bốc thăm may mắn cũng để lại nhiều ấn tượng với hàng loạt giải thưởng giá trị dành cho cả khách tham dự và khách giao dịch, tổng giá trị lên đến 200 triệu đồng. Các phần thưởng hấp dẫn bao gồm xe máy SH Mode, bộ trang sức vàng trắng PNJ, tủ lạnh Samsung Inverter, iPhone 16 Pro Max cùng rất nhiều quà tặng hấp dẫn khác.

    Những quà tặng giá trị đã tìm thấy chủ nhân của mình

    Đặc biệt, chị Huyền – một nhà đầu tư đến từ Hà Nội, đã để lại những chia sẻ đầy cảm xúc: “Tôi rất vui khi nhận được lời mời tham gia chương trình này. Tôi sống tại Hà Nội nhưng với sự hỗ trợ tận tâm của Công ty CP Đô Thị Thông Minh Việt Nam, tôi cùng các nhà đầu tư khác tại Hà Nội đã được Công ty chuẩn bị đầy đủ từ vé máy bay đến ở tại các khách sạn lớn như Novotel, Hilton… Ngoài ra, tôi cũng đã có cơ hội được trực tiếp tham quan căn nhà mẫu dự án Peninsula Da Nang và được đội ngũ chuyên viên Kinh doanh tư vấn nhiệt tình. Chính vì thế, tôi đã quyết định chốt ngay một căn hộ này. Đây là dự án đẳng cấp mà tôi tin tưởng chắc chắn sẽ mang lại giá trị lâu dài.”

    “Sắc đỏ” giao dịch thành công đã bao phủ sự kiện

    Sự kiện “Đồng hành thịnh vượng trong chu kỳ mới” không chỉ là một dấu ấn đáng nhớ về quy mô và thành công, mà còn là bằng chứng cho thấy sự hồi sinh mạnh mẽ của thị trường bất động sản tại đây. Khi mà những dự án đẳng cấp như Peninsula và Vista Residence xuất hiện, giấc mơ an cư và đầu tư của hàng nghìn khách hàng đã trở thành hiện thực!

  • 10 tháng đầu năm 2024, Quảng Bình đón hơn 4.5 triệu lượt khách

    Trong 10 tháng đầu năm, tổng lượng khách du lịch trên địa bàn ước đạt hơn 4,54 triệu lượt khách, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.

    Chiều 21.11, tỉnh Quảng Bình tổ chức họp báo định kỳ tháng 11. Ông Hoàng Xuân Tân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chủ trì buổi họp.

    Ông Nguyễn Hoài Nam – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước đến tháng 10 đạt gần 5.560 tỉ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 91% dự toán Trung ương và địa phương. Lũy kế thanh toán vốn đầu tư đến tháng 10 thực hiện gần 3.160 tỉ đồng, đạt 53,3% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 49,3% so với kế hoạch tỉnh triển khai, cao hơn mức bình quân chung cả nước (47,2%).

    Tổng lượng khách du lịch trên tỉnh ước đạt hơn 4,54 triệu lượt khách, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Dự ước năm 2024, tỉnh sẽ đón 5,2 triệu lượt khách, tăng 15,3% so với năm 2023, đạt 104% kế hoạch năm.

    UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ chức chương trình Chào đón năm mới 2025 để đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến về điểm du lịch tỉnh, các sản phẩm dịch vụ du lịch mới, thích ứng thời tiết.

    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Hoàng Xuân Tân cho biết, trong thời gian cuối năm, tỉnh sẽ tập trung các hoạt động chào đón năm mới.

    Tại chương trình đếm ngược chào đón năm mới 2025, địa phương sẽ tổ chức tại thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, từ 20h ngày 31.12.2024 đến 2h ngày 1.1.2025.

    Năm nay, dự kiến tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức chương trình bắn pháo hoa ở hai địa điểm là thị trấn Phong Nha và khu đô thị Bảo Ninh 1 (Regal Legend) vào thời điểm giao thừa.

  • Quảng Bình sắp có thêm khu công nghiệp 450ha

    Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Cam Liên sẽ được thực hiện tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, với tổng vốn đầu tư 1.840 tỷ đồng…

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1388/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên, tỉnh Quảng Bình.

    Cụ thể, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên tại các xã Cam Thủy, Thanh Thủy và Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đồng thời, chấp thuận nhà đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình.

    Về nguồn vốn đầu tư dự án, Phó Thủ tướng yêu cầu Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Bình hướng dẫn nhà đầu tư xác định tổng vốn đầu tư của dự án phù hợp với quy mô diện tích của dự án 450 ha và phương án xử lý tài sản công trong phạm vi dự án.

    Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về những nội dung được giao thẩm định chủ trương đầu tư và thực hiện quản lý nhà nước về khu công nghiệp theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình thực hiện, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

    Tổ chức lập và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng cho toàn bộ diện tích khu công nghiệp Cam Liên theo quy định của pháp luật về xây dựng để đảm bảo kết nối đồng bộ về hạ tầng, cảnh quan môi trường; đảm bảo phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và theo đúng địa điểm, quy mô diện tích sử dụng đất của dự án đã được phê duyệt.

    Trước đó, Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình, thành viên của Công ty cổ phần Bất động sản Capella đề xuất được thực hiện Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Cam Liên, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình với tổng vốn đầu tư 1.840 tỷ đồng.

    Quảng Bình hiện có 7 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và 6 cụm công nghiệp được thành lập. Nhiều dự án có tỷ lệ lấp đầy cao trên 80% như Bắc Đồng Hới, Tây Bắc Đồng Hới, Cảng biển Hòn La.

    Theo quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Quảng Bình sẽ phát triển 10 khu công nghiệp với diện tích hơn 2.900 ha và dành thêm khoảng 931 ha đất dự phòng phát triển dự án.

  • Trung tâm tài chính Đà Nẵng rộng trên 70ha, sẽ đặt gần biển

    Bộ Chính trị vừa đồng ý chủ trương xây dựng Trung tâm Tài chính khu vực tại Đà Nẵng. Đây là cơ hội để Đà Nẵng phát triển bứt phá.

  • TP Đà Nẵng được phép thành lập trung tâm tài chính khu vực

    Bộ Chính trị vừa đồng ý chủ trương đối với Đề án xây dựng Trung tâm tài chính (TTTC) khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Cụ thể, sẽ thành lập TTTC khu vực tại TP Đà Nẵng và TTTC quốc tế toàn diện tại TPHCM; đồng thời lựa chọn phát triển các TTTC có ranh giới địa lý và đối tượng điều chỉnh được xác định theo tiêu chí rõ ràng, theo mô hình “kết hợp” với các chính sách đặc thù, vượt trội theo lộ trình.

    Các TTTC này sẽ được áp dụng cơ chế quản lý đặc thù, vượt trội hơn so với quy định hiện hành, mang tính cạnh tranh, nhưng phải kèm theo các cơ chế giám sát, quản lý rủi ro phù hợp; vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không nóng vội nhưng cũng không cầu toàn, để mất thời cơ; dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Thành lập các cơ quan để quản lý TTTC, gồm: cơ quan quản lý, điều hành; cơ quan giám sát; cơ quan giải quyết tranh chấp. Việc thành lập các cơ quan này triển khai thực hiện theo đúng quy định và thông lệ quốc tế.

    Về áp dụng các chính sách xây dựng TTTC và lộ trình triển khai, Bộ Chính trị đồng ý chủ trương, từ nay đến năm 2030, ban hành và tổ chức thực hiện ngay tám nhóm chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam và cần áp dụng ngay. Đồng thời, thí điểm sáu nhóm chính sách thông dụng tại các TTTC lớn trên thế giới, nhưng cần có lộ trình áp dụng để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Từ năm 2030 đến năm 2035, tổ chức thực hiện đầy đủ theo lộ trình các nhóm chính sách thông dụng tại các TTTC lớn trên thế giới, phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Lộ trình khung này mang tính chất tương đối, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhanh nhất có thể. Nếu thời cơ thuận lợi, điều kiện đã chín muồi, thì có thể làm ngay các bước tiếp theo, không chờ theo thứ tự.

    Trục đường Nguyễn Văn Linh được mệnh danh là “Phố Wall” (phố tài chính) ở TP Đà Nẵng.

    Bộ Chính trị giao Ban cán sự Đảng Chính phủ xem xét quyết định thành lập Ban chỉ đạo TTTC để triển khai thực hiện; nghiên cứu đánh giá tác động của các chính sách đột phá, mang tính cạnh tranh để kiến tạo mô hình phát triển TTTC. Đồng thời phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật về TTTC quy định các nội dung mang tính nguyên tắc, khung chính sách và giao Chính phủ hướng dẫn nội dung chi tiết, xử lý các vấn đề cụ thể. Ban cán sự Đảng Chính phủ, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM và Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu ban hành các văn bản cụ thể, đầu tư nguồn lực tương xứng để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án; phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ và phân công trách nhiệm rõ ràng, rành mạch giữa Trung ương và địa phương, trên cơ sở phân cấp phân quyền, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của TPHCM và Đà Nẵng trong triển khai thực hiện Đề án.

    Bộ Chính trị yêu cầu các cơ quan phải xác định quyết tâm chính trị cao trong tổ chức thực hiện đề án quan trọng này. Đây không phải chỉ là việc riêng của TPHCM và Đà Nẵng mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cùng tham gia thực hiện. Các nội dung của Đề án cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ, nhất quán, trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ để bứt phá. Các cơ quan từ Trung ương đến địa phương phải phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, triển khai đúng tiến độ, lộ trình các công việc đề ra.

  • Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI

    Thành phố Đà Nẵng thu hút hơn 210 triệu USD vốn FDI, trong đó cấp mới 60 dự án; đưa tổng số dự án FDI tại Thành phố lên 1.012 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 4,55 tỷ USD.

    Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng cho biết, tính đến cuối tháng 10/2024, Thành phố đã thu hút được 210,055 triệu USD vốn FDI. Trong đó, cấp mới 60 dự án với vốn đăng ký là 203,684 triệu USD.

    Những dự án mới này đưa tổng số dự án FDI trên địa bàn TP.Đà Nẵng lên con số 1.012 dự án, tổng vốn đầu tư gần 4,55 tỷ USD. Ngoài ra, hiện có 40.984 doanh nghiệp và chi nhánh, văn phòng đại diện đang hoạt động tại Đà Nẵng với tổng số vốn đăng ký đạt 255.4623 tỷ đồng.

    Thành phố Đà Nẵng cũng thu hút được 34.694,60 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước. Trong đó, cấp mới Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 26.945 tỷ đồng; cấp điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng vốn tăng thêm là 7.749 tỷ đồng.

    Lũy kế đến này, TP.Đà Nẵng có 380 dự án đầu tư trong nước ngoài khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu công nghệ thông tin với tổng vốn đầu tư là 224.044 tỷ đồng.

    Đồng thời, có 399 dự án trong nước nằm khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu công nghệ thông tin với vốn đầu tư 34.780 tỷ đồng.

    Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, Thành phố đã triển khai đồng bộ, quyết liệt Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

    Trong đó, Đà Nẵng chú trọng triển khai thực hiện Quy hoạch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh trình tự thủ tục, triển khai các dự án động lực, trọng điểm, quy mô lớn; triển khai thủ tục tháo gỡ các dự án để khơi thông nguồn lực theo Đề án “Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án.

    Thành phố Đà Nẵng cũng đã tích cực triển khai các hoạt động của Tổ công tác liên ngành về Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, thực hiện rà soát và tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang xúc tiến và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn thành phố.

    Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng đồng thời nhiều nhóm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp do Trung ương ban hành và chính sách hỗ trợ riêng của thành. Đến nay, trên địa bàn Thành phố có 15 chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

    Thành phố Đà Nẵng đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư; ưu tiên thu hút công nghiệp công nghệ cao, trọng tâm là công nghệ thiết kế vi mạch bán dẫn, công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ dữ liệu lớn, công nghệ số…, đón đầu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang dịch chuyển sang Việt Nam…

  • Siêu dự án ‘chưa từng có’ lần đầu xuất hiện tại TP đáng sống nhất Việt Nam, kỳ vọng tạo ra 127.000 việc làm vào năm 2050

    Khu Thương mại tự do tại Đà Nẵng với quy mô 1.700ha, được kỳ vọng là bước “nhảy vọt” của nền kinh tế, đồng thời mở ra cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động.

    “Siêu” dự án lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam

    Đà Nẵng hiện đang tích cực lấy ý kiến từ các chuyên gia và doanh nghiệp để hoàn thiện phương án phát triển Khu Thương mại tự do (DFTZ), mô hình đầu tiên của Việt Nam được phép thí điểm. Dự án này dự kiến sẽ được gửi lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào cuối năm nay.

    Đà Nẵng đang lấy ý kiến để hoàn thiện phương án phát triển Khu Thương mại tự do (DFTZ). Ảnh: ACV

    Căn cứ theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, khóa XV, Đà Nẵng đã được giao nhiệm vụ thí điểm mô hình Khu Thương mại tự do, mở ra cơ hội phát triển chưa từng có cho thành phố. Đây là bước đi quan trọng đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam thử nghiệm mô hình này tại một địa phương, đánh dấu một mốc son trong chiến lược phát triển kinh tế.

    Ngay sau khi Quốc hội thông qua, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đã khẳng định rằng đây sẽ là một “cú hích” mạnh mẽ, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế thành phố cũng như khu vực miền Trung. Theo ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, việc thành lập Khu Thương mại tự do sẽ tạo nền tảng pháp lý vững chắc, giúp thành phố khai thác tối đa tiềm năng hiện có, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

    Dự án Khu Thương mại tự do DFTZ sẽ là một “cú hích” mạnh mẽ, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế thành phố cũng như khu vực miền Trung. Ảnh: Internet

    Một trong những điểm đáng chú ý của dự án là khả năng tạo ra 127.000 việc làm cho người dân địa phương và các khu vực lân cận. Việc phát triển khu thương mại tự do không chỉ thúc đẩy nền kinh tế mà còn gia tăng cơ hội việc làm trong các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

    Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Đà Nẵng sẽ hoàn thành đề án và hồ sơ thành lập Khu Thương mại tự do vào tháng 12/2024. Hồ sơ này sẽ được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu thương mại vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025. Để đảm bảo quản lý hiệu quả khu thương mại này, Đà Nẵng cũng đã đề xuất giao nhiệm vụ quản lý cho Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp.

    “Cú hích” để TP đáng sống nhất Việt Nam phát triển nền kinh tế

    Tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, PGS.TS. Bùi Quang Bình, đại diện Tổ tư vấn xây dựng đề án, đã chia sẻ về tầm nhìn của dự án khu thương mại tự do. Mục tiêu của dự án không chỉ là thúc đẩy phát triển kinh tế cho TP Đà Nẵng mà còn mở rộng ảnh hưởng đến cả khu vực miền Trung.

    Với tổng diện tích hơn 1.700ha, khu thương mại tự do Đà Nẵng sẽ được chia thành 9 khu chức năng chính, bao gồm khu sản xuất, khu logistics và khu thương mại – dịch vụ. Cụ thể, khu sản xuất sẽ bao gồm khu vực phía Bắc sông Cu Đê (400ha) và khu công nghệ cao Đà Nẵng (559ha). Khu thương mại – dịch vụ sẽ tọa lạc tại chân núi Bà Nà (90ha),hai bên đường Bà Nà – Suối Mơ (154ha và 53ha). Khu logistics bao gồm các vị trí Nam: Khu công nghiệp Hòa Nhơn (200ha), phía Tây Nam sân bay Đà Nẵng (80ha), khu vực sau cảng Liên Chiểu (100ha) và đường tránh Nam Hải Vân (100ha).

    Đặc biệt, TP Đà Nẵng sẽ xem xét bổ sung thêm một khu thương mại tự do lấn biển dọc bờ biển Nguyễn Tất Thành, với diện tích lên đến 420ha.
    Mục tiêu của dự án khu thương mại tự do không chỉ là thúc đẩy phát triển kinh tế cho TP Đà Nẵng mà còn mở rộng ảnh hưởng đến cả khu vực miền Trung. Ảnh: TPI

    Dự án khu thương mại tự do Đà Nẵng dự kiến sẽ đóng góp từ 1-2% GRDP TP Đà Nẵng vào năm 2030 và thu hút khoảng 21.000 lao động. Đến năm 2040, đóng góp này sẽ tăng lên 9,5% GRDP, với khoảng 90.000 lao động. Đến năm 2050, khu thương mại tự do Đà Nẵng kỳ vọng sẽ chiếm 17,9% GRDP và tạo việc làm cho hơn 127.000 lao động.

    Với mô hình “khu trong khu”, các tổ hợp đa chức năng trong khu thương mại tự do sẽ được tích hợp các lĩnh vực như logistics cảng biển, sân bay, thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế xuất và các hoạt động phụ trợ. Mô hình này không chỉ giúp các phân khu trong khu thương mại tự do kết nối linh hoạt mà còn tối ưu hóa hiệu quả công việc và nâng cao năng suất.

    Bản đồ quy hoạch Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt. Ảnh: UBND thành phố Đà Nẵng

    Dự án sẽ tập trung phát triển bốn ngành ưu tiên: Logistics, sản xuất, thương mại và dịch vụ, cùng với đổi mới sáng tạo. Khu thương mại tự do Đà Nẵng dự kiến sẽ trở thành một trung tâm vận tải đa phương thức, dịch vụ phụ trợ và kho bãi chất lượng cao.

    Đặc biệt, khu sản xuất sẽ tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, sản xuất máy bay, phụ trợ hàng không, cơ khí tiên tiến, dược phẩm, công nghệ sinh học và lắp ráp, thử nghiệm, đóng gói chip bán dẫn,…

    Ngoài ra, khu thương mại tự do cũng sẽ tích hợp các dịch vụ du lịch cao cấp như bán lẻ miễn thuế, du lịch y tế, casino, khách sạn, ăn uống và du lịch MICE, không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn mở ra cơ hội giao lưu, kết nối kinh doanh quốc tế. Đồng thời, dự án cũng sẽ thúc đẩy nghiên cứu và sáng tạo trong các lĩnh vực ưu tiên như trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn, góp phần phát triển nền kinh tế số và các ngành công nghệ mới.

  • Quảng Bình nỗ lực thúc đẩy các dự án trọng điểm

    Quảng Bình đẩy nhanh các dự án trọng điểm như cao tốc Bùng – Vạn Ninh, đường ven biển Nhật Lệ 3, nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực phát triển kinh tế.

    Trong 10 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân đầu tư công trên cả nước chỉ đạt 52,29%. Đây là một con số khiến nhiều bộ, ngành, địa phương phải nỗ lực cao độ để hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong những tháng cuối năm. Tại Quảng Bình, nhiều giải pháp đồng bộ đã được triển khai nhằm thúc đẩy tiến độ các dự án giao thông trọng điểm.

    Cau Nhat Le 3 1673173699669389425372

    Một trong những dự án tiêu biểu là dự án thành phần đoạn Bùng – Vạn Ninh, thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Tuyến đường này đi qua 3 huyện của Quảng Bình, có chiều dài gần 50 km và tổng mức đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã giải ngân được 70% kế hoạch vốn và dự kiến sẽ vượt tiến độ khoảng 6 tháng so với kế hoạch ban đầu.

    Ông Nguyễn Linh Lợi, Phó Giám đốc Ban Điều hành dự án Bùng – Vạn Ninh, cho biết: “Địa phương đã quyết liệt thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, kịp thời bàn giao mặt bằng sạch để chúng tôi triển khai các phương án thi công. Điều này giúp đảm bảo tiến độ đề ra và phấn đấu thông xe kỹ thuật toàn tuyến vào cuối năm nay.”

    Bên cạnh đó, dự án đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 cũng là một công trình quan trọng của tỉnh. Với tổng chiều dài 86 km và mức đầu tư 3.500 tỷ đồng (trong đó ngân sách trung ương chiếm 2.700 tỷ đồng), dự án này đã được bố trí hơn 1.700 tỷ đồng cho giai đoạn trung hạn 2021-2025 và dự kiến giải ngân toàn bộ trong năm nay.

    Theo ông Nguyễn Xuân Đạt, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình: “Chúng tôi đã trình Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ xin bổ sung gần 1.000 tỷ đồng còn lại để đẩy nhanh tiến độ. Điều này không chỉ giúp dự án về đích sớm mà còn tạo tiền đề cho các dự án đầu tư công khác của địa phương.”

    Dự án này, khi hoàn thành, sẽ kết nối với Quốc lộ 1 và hệ thống đường ven biển quốc gia, mở ra không gian phát triển mới và tạo động lực lớn cho Quảng Bình cũng như toàn khu vực miền Trung.

    Ông Trần Quang Minh, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, nhấn mạnh: “Cần linh hoạt điều chuyển vốn, theo tinh thần của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, để các dự án tiến độ tốt có thêm vốn để giải ngân sớm đưa vào khai thác phục vụ phát triển kinh tế xã hội…

    Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nghịch lý giữa “dự án chờ vốn” và “vốn chờ dự án”. Trong khi có những công trình thi công nhanh lại thiếu kinh phí giải ngân, thì nhiều dự án khác lại ì ạch gây lãng phí ngân sách.

    Mới đây, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh, đầu tư công là một trong những động lực tăng trưởng. Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với mục tiêu đạt ít nhất 95% kế hoạch của năm nay.

    Mời xem thêm: Thị trường Bất động sản chu kỳ mới, hành vi mua hàng nào sẽ thay đổi?

  • Nhu cầu tìm mua bất động sản đang tăng mạnh

    Trong tháng 10/2024, nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Riêng với đất nền, lượt tìm kiếm tăng 14% so với tháng trước và tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Ông Bạch Dương, Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn (thành viên Tập đoàn PropertyGuru) cho biết, nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam đang tăng mạnh.

    Cụ thể, trong tháng 10/2024, nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, nguồn cung cũng tăng 13%. Con số này thể hiện thị trường bất động sản đã phục hồi và thị hiếu của người mua dần thay đổi.

    Ông Dương cho rằng, người mua không chỉ quan tâm đến giá cả, vị trí mà còn chú trọng danh tiếng, tiềm lực tài chính và khả năng triển khai dự án của các chủ đầu tư.

    Theo đó, những dự án mẫu mực của các chủ đầu tư không chỉ là minh chứng cho sự phát triển của ngành bất động sản Việt Nam mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ với phát triển bền vững. Trong bối cảnh thị trường ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và giá trị, các dự án đã thực sự tạo nên dấu ấn riêng biệt.

    Ngoài ra, Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho hay, đối tượng tiềm năng tìm mua bất động sản trong thời gian tới là các gia đình trẻ, đặc biệt là những cặp đôi vợ chồng son. Nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.

    “Trong khi người độc thân ưu tiên không gian làm việc khi lựa chọn bất động sản thì những người đã lập gia đình quan tâm nhất đến tiện ích về trường học và trung tâm, cửa hàng mua sắm. Xu hướng tìm mua bất động sản thứ cấp đang tăng lên so do nguồn cung sơ cấp thấp trong khi giá mở bán các dự án sơ cấp neo cao”, ông Dương nói.

    Tương tự, dữ liệu nghiên cứu thị trường từ chuyên trang Batdongsan.com.vn cũng chỉ ra, nhu cầu mua đất nền trên cả nước ghi nhận đà hồi phục mạnh. Cụ thể, tháng 10/2024, lượt tìm kiếm đất nền tăng 14% so với tháng trước và tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Ăn theo nhu cầu mua tăng, lượng tin rao bán đất nền cũng tăng 12% theo tháng và 19% so với cùng kỳ.

    Batdongsan.com.vn cho rằng, tháng 10 là lần đầu tiên sau thời gian dài thị trường đất nền TPHCM diễn biến sôi động hơn Hà Nội. Lượt tìm mua đất nền ở TPHCM tăng 16%, tin rao bán tăng 22% so với tháng trước, trong khi con số này tại Hà Nội lần lượt là 14% và 23%.

    Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với phân khúc đất nền ở các tỉnh lân cận như Bà Rịa – Vũng Tàu có lượt tìm mua tăng 20%, Long An tăng 14%, Đồng Nai tăng 5% và Bình Dương tăng 9%…

    Báo cáo mới đây về phân khúc đất nền của DKRA Group cũng cho thấy, giao dịch loại hình này đã tăng 2,8 lần so với cùng kỳ 2023, tập trung ở nhóm sản phẩm thổ cư tách thửa, đất nền dự án hoàn thiện hạ tầng, pháp lý, giá dưới 50 triệu đồng/m2 tại TPHCM và dưới 22 triệu đồng/m2 với các tỉnh phụ cận.

    Mời xem thêm: Quảng Bình nỗ lực thúc đẩy các dự án trọng điểm

  • Dòng vốn chảy mạnh vào bất động sản

    Thời gian qua, để phát triển các dự án bất động sản, chủ đầu tư có nhiều sự lựa chọn để huy động vốn như tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vốn đầu tư nước ngoài…

    Tín dụng bất động sản tăng

    Đến cuối tháng 9/2024, tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực bất động sản đạt 9,15% so với đầu năm, cao hơn tăng trưởng tín dụng chung. Trong những năm qua, tín dụng bất động sản đã tăng trưởng mạnh mẽ. Điển hình, tín dụng bất động sản năm 2022 tăng 23,9%, và năm 2023 tăng 11,8% dù lĩnh vực này gặp khó khăn.

    Các ngân hàng thương mại vẫn là nguồn vốn chủ đạo cho thị trường bất động sản. Nhiều ngân hàng ghi nhận tỷ trọng tín dụng bất động sản tăng cao trong tổng dư nợ. Chẳng hạn, dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản của VIB đến hết quý 3/2024 tăng 275% so với đầu năm; Techcombank tăng 18,6%; VPBank tăng 43,5%; tại MB, dư nợ tín dụng bất động sản đạt hơn 55 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,8% tổng dư nợ tín dụng.

    Sự phụ thuộc vào dòng vốn ngân hàng càng thêm lớn khi các kênh huy động vốn khác như trái phiếu doanh nghiệp, vốn FDI hay vốn từ nhà đầu tư cá nhân gặp khó. Các chuyên gia đánh giá kênh trái phiếu doanh nghiệp đang gặp hiện tượng “tắc nghẽn”, vốn FDI vào bất động sản còn hạn chế do vướng mắc pháp lý, và huy động vốn từ nhà đầu tư cá nhân cũng gặp khó khăn trong bối cảnh kinh tế chung chưa phục hồi hoàn toàn.

    Như nhận định của TS Lê Xuân Nghĩa – thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, nguồn vốn tín dụng vẫn là kênh chủ đạo để các doanh nghiệp nhìn vào trong hoạt động kinh doanh. Sự tăng trưởng nhanh chóng của tín dụng bất động sản đặt ra câu hỏi về tính bền vững và an toàn của hệ thống ngân hàng. Việc nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn trong khi cho vay bất động sản là trung và dài hạn tạo ra rủi ro kỳ hạn. Nếu không có biện pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ, khi thị trường bất động sản gặp khó khăn, rủi ro sẽ lan sang hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng đến nền kinh tế.

    Bên cạnh đó, GSTS Phạm Hồng Chương cho rằng tín dụng bất động sản cũng đang tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn cho các nhà băng. Các khoản vay bất động sản chủ yếu là trung và dài hạn, trong khi nguồn vốn huy động của nhà băng chủ yếu là ngắn hạn. Điều này đã tạo ra sự mất cân đối trong cấu trúc tài chính của các ngân hàng, tăng nguy cơ cho hệ thống tài chính.

    Đề xuất thêm các kênh vốn khác

    Để giảm bớt sự lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng, các chuyên gia đề xuất cần phát triển các kênh huy động vốn khác. Việc thúc đẩy sự phát triển của các quỹ đầu tư bất động sản sẽ giúp đa dạng hóa nguồn vốn, giảm áp lực cho ngân hàng.

    Bên cạnh đó, việc hoàn thiện khung pháp lý, đặc biệt là với ba luật mới gồm Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024, được kỳ vọng sẽ khơi thông dòng vốn, tạo điều kiện cho các kênh huy động vốn khác phát triển.

    Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính và Bất động sản Toàn cầu cho rằng: “Những quy định tại các bộ luật mới có hiệu lực vừa qua gồm Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến tín dụng bất động sản, đặc biệt là chất lượng tín dụng trong thời gian tới”.

    Theo TS Lê Xuân Nghĩa, thị trường bất động sản cần nguồn vốn trung và dài hạn, phải trông chờ vào trái phiếu, vốn từ các nhà đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài chứ không phải vốn ngân hàng. “Do đó, phải giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn vốn tín dụng để phân tán được rủi ro cho ngân hàng”, ông đề xuất.

    Các chuyên gia cho rằng cần khuyến khích sự phát triển của các nhà đầu tư có tổ chức trên thị trường thông qua việc thúc đẩy sự phát triển của các quỹ đầu tư bất động sản để đa dạng hóa các kênh huy động vốn cho thị trường, nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng và thị trường trái phiếu doanh nghiệp.