Category: Tin thị trường

  • BƯỚC CHỮNG LẠI CẦN THIẾT CỦA THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐÀ NẴNG 2019 VÀ NHỮNG TRIỂN VỌNG TỪ PHÍA NAM

    Năm 2017, thành phố Đà Nẵng được chọn là nơi tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC, thị trường bất động sản Đà Nẵng thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp lớn, mở ra cơ hội đầu tư mới và kéo theo sự gia tăng giá trị bất động sản nơi đây.

    Năm 2018, sau giai đoạn phát triển bùng nổ với dòng tiền từ giới đầu tư ồ ạt đổ vào các dự án nghỉ dưỡng, đất nền tại Đà Nẵng, giữa quý I, thị trường bất động sản chững lại và bắt đầu hạ nhiệt từ quý II. Việc các “cò đất” hợp tác đẩy giá lên cao và tăng ảo đến mức không còn phù hợp với cung cầu đã khiến cho thị trường bung giá. Những người có nhu cầu ở thực không thể mua, giới đầu tư không dám xuống tiền. Sau khi thu được khoản lời lớn, “cò đất” tháo chạy, nhiều người phải bán tháo chịu lỗ để trả nợ ngân hàng.

    Bất động sản Đà Nẵng: vỡ bong bóng hay là đóng băng?

    Đến tháng 3/2019, giữa thị trường bất động sản đầy ảm đạm và các nguy cơ bất ổn xã hội, Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị các ban ngành điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng kinh doanh, hoạt động môi giới bịa đặt thông tin, có dấu hiệu lừa đảo, mua bán, chuyển nhượng đất đai không đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, tháng 8/2019, Đà Nẵng chủ trương “dìm” giá bất động sản để ổn định thị trường và lấy lại niềm tin của nhà đầu tư sau những vụ mua bán không minh bạch thời gian qua.

    Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Nguyễn Văn Đính – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, vấn đề cốt lõi của thị trường bất động sản Đà Nẵng không phải là giá, mà là việc quản lý. Từ góc độ thị trường, chúng ta cần tôn trọng cung và cầu. Chính quyền có thể đưa ra những chính sách thuế hoặc chính sách hỗ trợ khác để kích thích thị trường và để thị trường phát triển theo quy luật tự nhiên thay vì “dìm” giá bất động sản.

    Theo đó, quy luật tự nhiên đi cùng diễn biến thực tế đã minh chứng rằng thị trường bất động sản Đà Nẵng dù đang chững lại nhưng cũng không thể vỡ bong bóng hay đóng băng lâu dài; bởi vì thành phố đầy tiềm năng này luôn nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư và cư dân. Do đó, có thể nói rằng, đây chính là điểm dừng cần thiết để Đà Nẵng điều chỉnh lại thị trường với các chính sách mới, sẵn sàng cho quá trình phát triển bền vững trong thời gian tới.

    Từ quý II năm 2019, thị trường bất động sản Đà Nẵng đã có những dấu hiệu tích cực và được dự đoán sẽ tăng trưởng trở lại vào 6 tháng cuối năm 2019 khi thông tin pháp lý của các dự án được ổn định. Trong đó, thị trường phía Nam Đà Nẵng cùng khu vực giáp ranh – Bắc Quảng Nam – được xem là một “miền đất hứa”, đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và người mua nhà ở.

    Nhiều tín hiệu tốt đẹp đang được nhen nhóm từ phía Nam

    Đầu năm 2019, Nghị quyết số 43 về Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị ban hành, với mục tiêu: “Xây dựng Đà Nẵng trở thành một thành phố thông minh, sinh thái, đáng sống không chỉ hàng đầu của cả nước mà còn là hàng đầu của khu vực Đông Nam Á; và đến năm 2045 trở thành một trong những thành phố hàng đầu của châu Á nói chung”. Đây được coi là một bệ đỡ về chính sách để bất động sản Đà Nẵng tiếp tục hút vốn đầu tư.

    Nội lực mạnh mẽ giúp Đà Nẵng trở thành chiếc nam châm hút vốn đầu tư

    Tháng 5/2017, Thường vụ Quốc hội thông qua dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò thuộc địa phận Hội An và thị xã Điện Bàn nhằm thoát lũ khẩn cấp, chống xâm nhập mặn các vùng lân cận. Theo đó, UBND thành phố Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam đã thống nhất thông luồng toàn tuyến sông Cổ Cò trước tháng 9/2020. Khi sông Cổ Cò được “hồi sinh”, khu vực phía Đông Nam thành phố sẽ trở thành trung tâm phát triển mới với tiềm năng du lịch rộng mở.

    Đặc biệt, ngày 27/10/2019 mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư công bố đơn vị trúng thầu xây dựng đường và cầu mới qua sông Cổ Cò, thuộc dự án Cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng với tổng giá trị đầu tư lên đến hơn 180 tỷ đồng. Dự án này được triển khai tại vị trí điểm cuối đường Võ Chí Công và điểm đầu đường Võ Quý Huân, vượt qua sông Cổ Cò thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Cầu Cổ Cò mới được kỳ vọng sẽ trở thành điểm kết nối quan trọng trên “con đường tơ lụa” giữa Đà Nẵng và Hội An, góp phần mang lại diện mạo mới cho khu đô thị phía Nam.

    Sông Cổ Cò “hồi sinh” sẽ đưa bất động sản Đà Nẵng bứt phá

    Việc đẩy mạnh phát triển về phía Nam, kết nối đô thị với Quảng Nam giúp Đà Nẵng có được mối liên kết vùng, nâng cao tầm vóc, có khả năng thu nạp thêm từ 2 đến 3 triệu cư dân vào năm 2030. Với tầm nhìn đó, các chủ đầu tư uy tín đã xây dựng tại phía Nam những dự án đô thị quy mô với số vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD.

    Trong đó, nổi bật là khu đô thị sinh thái, thương mại và dịch vụ Danang Pearl tọa lạc ngay bên dòng sông Cổ Cò, trung tâm của vùng Đông Nam Đà Nẵng. Danang Pearl được ví như một “phố ngọc” tuyệt đẹp với vị thế hoàn hảo tứ bề, dễ dàng kết nối tới các trung tâm trọng điểm về kinh tế, giáo dục, giao thông, du lịch. Thiết kế của Danang Pearl vừa phản chiếu không gian xanh mát tự nhiên, vừa toát lên tinh thần hiện đại của một kinh đô phồn thịnh.

    Thiên đường sống xanh Danang Pearl, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

    Theo dòng xu hướng cùng các dự án nghỉ dưỡng sắp hoàn thiện, thị trường bất động sản phía Nam Đà Nẵng được dự đoán sẽ đón nhận thêm hàng loạt sản phẩm biệt thự ven sông. Theo số liệu thống kê tính đến giữa năm 2019, tổng nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng của Đà Nẵng đến từ 17 dự án, trong đó, quận Ngũ Hành Sơn chiếm đến 92% thị phần (14 dự án). Tuy nhiên, do quỹ đất ven biển hạn chế và định hướng điều chỉnh quy hoạch chung với một trong hai hướng mũi nhọn là Đông Nam – khu vực bãi tắm Sơn Thủy, khu vực danh thắng Ngũ Hành Sơn – và sông Cổ Cò, trong tương lai, biệt thự ven sông sẽ lên ngôi trong phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng.

    Đà Nẵng kiểm soát chặt chẽ các dự án bất động sản ven biển, mở cửa cho các dự án về phía Nam

    Phân khúc khách sạn cũng đang tiếp tục phát triển do được hưởng lợi trực tiếp từ tình hình hoạt động tốt của ngành du lịch. Khách quốc tế đến Đà Nẵng nửa đầu năm 2019 tăng cao, đạt 1,8 triệu lượt, tăng 26% theo năm. Nguồn cung thị trường khách sạn tính đến 6 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 15.400 phòng. Trong khi đó, khu vực sát biển không còn nhiều diện tích, vì thế, tuyến đường ven biển Võ Nguyên Giáp và Trường Sa sẽ có cơ hội phát triển các khách sạn 3 – 4 sao.

    Ngoài ra, phân khúc đất nền cũng đang dần nóng trở lại với giá dao động trong khoảng 35-41 triệu đồng/m2. Giới đầu tư hướng đến các sản phẩm đất nền với hy vọng mang lại lợi nhuận cao và ổn định sau thời gian điều chỉnh thị trường.

    Bất động sản nghỉ dưỡng chưa bao giờ giảm sức nóng

    Những diễn biến khả quan trên có thể đưa đến kết luận rằng thị trường bất động sản phía Nam Đà Nẵng là một thị trường đầy tiềm năng, đắt đỏ và cạnh tranh cho các chủ dự án, nhà đầu tư cũng như người mua nhà ở. Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý lựa chọn các chủ đầu tư uy tín, với các dự án có chính sách pháp lý minh bạch để tránh rơi vào tàn dư của cơn sốt giá ảo thời gian qua.

  • ĐÀ NẴNG: 20 NĂM XÂY GIẤC MƠ “ĐÔ THỊ TRUNG TÂM CẤP QUỐC GIA”

    Năm 2002, sau hơn 5 năm đưa Đà Nẵng từ một thành phố trực thuộc tỉnh trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Chính phủ ban hành Quyết định số 465/QĐ-TTg phê duyệt đồ án quy hoạch chung đến năm 2020, trong đó xác định: Đà Nẵng là một đô thị trung tâm cấp quốc gia và trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đến nay, sau gần 20 năm nhìn lại cuộc cách mạng của thời kỳ đổi mới, Đà Nẵng đã làm gì để có thể hiện thực hóa giấc mơ đầy tham vọng này?

     

    Thành phố Đà Nẵng trước năm 2000

    Định hình bản thể đô thị từ địa lý

    Bên cạnh vị trí chiến lược với vai trò trọng yếu kết nối hai miền, phía trước là biển Đông, phía sau là Tây Nguyên và các nước vùng Đông Dương, Đà Nẵng còn sở hữu một địa thế đặc biệt – nơi vừa có núi cao, sông sâu, xen kẽ với vùng đồng bằng ven biển. Phía Bắc là vùng núi có “thiên hạ đệ nhất hùng quan” – đèo Hải Vân, kết nối với cố đô Huế. Phía Tây là tiên cảnh Bà Nà. Phía Đông sơn thủy hữu tình có bán đảo Sơn Trà, biển Mỹ Khê. Xuôi về phương Nam có sông Cổ Cò, danh thắng Ngũ Hành Sơn, trên “con đường tơ lụa” kết nối với đô thị cổ Hội An.

    Quyết định số 465/QĐ-TTg được ban hành vào năm 2002, định hướng Đà Nẵng trở thành đô thị trung tâm cấp quốc gia, chính là nền tảng vững chắc để thành phố từng bước xây dựng diện mạo đô thị, phát triển mạnh mẽ và đầy cá tính trong suốt hành trình 20 năm qua.

    Xây dựng nền tảng từ cơ sở hạ tầng giao thông

    Ngày 29/3/2000, cầu Sông Hàn được khánh thành, là kết quả từ ý tưởng và sự đóng góp của chính con người Đà Nẵng, đánh một dấu son tuyệt đẹp cho bước chuyển mình của thành phố trong thời đại mới. Đến năm 2019, từ hai cây cầu cũ kỹ qua thời chiến tranh là cầu Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý, Đà Nẵng đã có được 6 cây cầu đẹp bắc qua dòng sông Hàn, gợi lên hình ảnh của một đô thị lấp lánh phồn hoa đầy mê hoặc.

    Thành phố bên sông Hàn rực rỡ ngày hôm nay

    Bên cạnh đó, nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc – Nam của Việt Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng chú trọng nâng cấp và mở rộng các tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường ven biển, đường tuần tra biên giới, đường Đông Trường Sơn… Năm 2005 khánh thành hầm Hải Vân, mở đường đi Huế. Năm 2018 đưa vào sử dụng tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, rút ngắn thời gian lưu thông tới các tỉnh phía Nam. Năm 2020 hoàn thành dự án khơi thông sông Cổ Cò kết nối Đà Nẵng với phố cổ Hội An.

    Trong giao thương quốc tế, tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây dài 1.400km được thông tuyến vào năm 2006 với điểm cuối tại cảng Tiên Sa đã kết nối Việt Nam với Lào, Thái Lan và Myanmar, biến Đà Nẵng trở thành cửa ngõ thương mại của toàn khu vực mở ra biển Đông. Trên đường biển, Đà Nẵng chỉ cách cảng Hải Phòng 310 hải lý, cảng Sài Gòn 520 hải lý, cảng Macao, Manila, Malaysia, Singapore… đều không quá 1000 hải lý, rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, với thời gian chỉ khoảng 2 ngày đêm. Về đường hàng không, sân bay quốc tế Đà Nẵng đến nay vẫn là cảng hàng không quan trọng nhất đối với cả miền Trung và Tây Nguyên. Năm 2017, sau 6 năm đón khách nội địa, Đà Nẵng tiếp tục khánh thành nhà ga hành khách quốc tế. Tính đến tháng 8/2019, sân bay Đà Nẵng đã mở 11 đường bay nội địa và 41 đường bay quốc tế.

    Sự khởi sắc của bộ mặt đô thị

    Những năm qua, quy hoạch đô thị Đà Nẵng vẫn luôn là mô hình lý tưởng được nhiều địa phương muốn học tập và làm theo. Sự thành công của công cuộc xây dựng đô thị Đà Nẵng vừa nhận được sự đồng thuận từ nhân dân, vừa góp phần to lớn làm thay đổi hình ảnh và vị thế của thành phố không chỉ trong nước mà còn đối với bạn bè quốc tế.

    Trong khi nhiều thành phố khác xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo sau sự hình thành của đô thị, thì Đà Nẵng lại chọn đi con đường ngược lại. Xác định tầm quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế bền vững, Đà Nẵng dành phần lớn ngân sách để đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, làm nền tảng vững chắc để dọn đường cho sự phát triển của đô thị về sau.

    Tiến trình hình thành và phát triển đô thị của Đà Nẵng khởi nguồn từ khu vực trung tâm – bờ Tây sông Hàn. Ngày nay, quận Hải Châu đã phát triển bứt phá, đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả t
    hành phố. Nhiều năm qua, khu vực đắt giá này vẫn là lựa chọn an cư và đầu tư hàng đầu của người dân trên khắp cả nước bởi tập trung đầy đủ các tiện ích từ hành chính, y tế, giáo dục, thương mại đến vui chơi giải trí. Nhiều công trình đô thị khang trang đã được xây dựng như Cung văn hóa thiếu nhi, công viên Asia Park, khu thương mại Indochina Riverside hay các khu căn hộ khách sạn hạng sang như Novotel, Hilton… góp phần mang lại một diện mạo văn minh, đa dạng, tương xứng với tầm vóc của vùng trung tâm thành phố.

    Tại khu vực phía Đông, vùng đất bị ngăn cách và lãng quên một thời nay đã vươn mình trở thành một “đô thị du lịch” đầy sức sống. Do sở hữu vị trí đắc địa, một mặt tiếp giáp sông Hàn, một mặt xuôi theo đường bờ biển, sở hữu tuyệt tác bán đảo Sơn Trà, bãi biển Mỹ Khê, khu Đông bây giờ bừng sáng với hàng loạt khu đô thị, khách sạn và dịch vụ du lịch đẳng cấp quốc tế như bến du thuyền Marina Complex, biểu tượng Cá Chép Hóa Rồng, khu nghỉ dưỡng 5 sao InterContinental, Fusion Suites Danang Beach, Furama Villas…

    Bến du thuyền Marina Complex sau khi hoàn thiện sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn của vùng phía Đông

    Về phía Tây Bắc thành phố, đây là khu vực được ưu tiên quy hoạch không gian theo Quyết định 465/QĐ-TTg của chính phủ, mở rộng đô thị trên cơ sở xây dựng các đô thị vệ tinh, phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng để từng bước hình thành chùm đô thị Đà Nẵng. Đến năm 2019 nhìn lại, tuy dân cư vẫn còn thưa thớt nhưng Tây Bắc đã trở thành một miền đất hứa dành cho công nghiệp, bởi sự xuất hiện của các khu công nghiệp Liên Chiểu, Hòa Khánh, khu công nghệ cao Đà Nẵng… Đồng thời, với quỹ đất lớn, nguồn vốn đầu tư cũng đang dần dịch chuyển về Tây Bắc thông qua các dự án: Lakeside Palace, Dragon Smart City, Ecocharm, Golden Hill… từng bước xây dựng diện mạo của một “chùm đô thị” sinh động tại vùng ven Đà Nẵng trong tương lai.

    Riêng vùng Đông Nam thành phố được xác định mở rộng vào năm 2020, cụ thể, mở rộng thêm xã Hòa Xuân, phát triển thành khu du lịch, dịch vụ, trung tâm đào đạo, làng sinh thái và tiểu thủ công nghiệp. Ngày nay, vùng Đông Nam đang trên đà khởi động mạnh mẽ, nhờ bệ đỡ từ chính sách và các khu đô thị lớn sẵn có như Cocobay, FPT City, Danang Pearl và kiệt tác kỳ quan One World Regency đang được xây dựng bên dòng sông Cổ Cò. Một làn sóng di dân và đầu tư bất động sản đã và đang dịch chuyển về đây ngay từ mùa cuối năm 2019.

    Khu đô thị One World Regency sắp thành hình, sẽ thay áo mới cho diện mạo vùng Đông Nam thành phố

    Nhờ địa thế tự nhiên và sự xác định đúng nền tảng từ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông mà đến nay, trải qua 20 năm, Đà Nẵng từ một thành phố nghèo đã vươn lên trở thành một đô thị trung tâm quốc gia, trung tâm kinh tế – xã hội của cả miền Trung, Tây Nguyên với tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, công cuộc tái thiết và mở rộng đô thị của Đà Nẵng vẫn còn tồn đọng các điểm hạn chế. Nghị Quyết 43-NQ/TW năm 2019 của Bộ Chính trị nêu rõ: Đà Nẵng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình, tốc độ tăng trưởng những năm gần đây có xu hướng giảm sút, và sự liên kết, hợp tác với các địa phương cũng như cả nước cần đạt hiệu quả tốt hơn…

    Có thể nói rằng, thành phố Đà Nẵng với năng lực phát triển mạnh mẽ được minh chứng qua hành trình 20 năm đã đưa đến sự kỳ vọng ngày một cao hơn. Đứng trước bài toán giải quyết các vấn đề ở thời điểm hiện tại và cơ hội phát triển kinh tế ở thập kỷ mới, Đà Nẵng đang ấp ủ điều gì để khai thác tối đa tiềm lực của thành phố? Đón đọc kỳ 2: Đà Nẵng – 10 năm viết tiếp giấc mơ “Đô thị quốc tế”.

  • KHAN HIẾM NGUỒN CUNG ĐẨY GIÁ BĐS TRUNG TÂM QUẢNG NGÃI LÊN CAO

    Thiết lập giá trị mới theo quy luật thị trường

    Thị trường BĐS Quảng Ngãi ở khu vực trung tâm thành phố hiện đang ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong vòng 2-3 năm trở lại đây, thậm chí một số khu vực tăng trưởng mạnh chỉ sau vài tháng ra mắt.

    Cụ thể, đối với phân khúc đất nền, Khu đô thị Ngọc Bảo Viên trên đường Phan Đình Phùng vừa xác định mức giá mới trên thị trường. Giai đoạn III của dự án được chào bán từ đầu năm 2019, với hơn 200 sản phẩm đất nền nhà phố liền kề, giá bán lúc đầu là 20 triệu đồng/m2, tới nay, theo các đơn vị môi giới sản phẩm, giá đã lên tới 40 – 45 triệu đồng/m2.

    Cách đó không xa, Khu dân cư Bàu Cả Phát Đạt ghi nhận mức chào bán đạt 35 – 45 triệu đồng/m2. Dự án nằm trên mặt tiền đường Quang Trung với tổng diện tích 7,7 ha, cung ứng ra thị trường 335 nền đất. Cuối năm 2018, chủ đầu tư bán các sản phẩm này với mức giá chỉ từ 20 – 25 triệu đồng/m2.

    Không chỉ phân khúc đất nền, mà nhà phố, biệt thự cũng có mức tăng trưởng ấn tượng. Đáng chú ý là dự án Uhome Việt Nhật tọa lạc tại phía Bắc Lê Lợi. Các căn nhà tại đây được thiết kế 3 tầng, thời điểm ra mắt năm 2017, căn nhỏ nhất có diện tích sàn 200m2 tương ứng với mức giá 1,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, các căn nhà tại Uhome được rao bán với mức giá là 4,5 tỷ đồng/căn với diện tích tương đồng, tăng hơn gấp 2 lần.

    Mới đây, kênh thông tin Batdongsan.com.vn cũng vừa công bố mức giá BĐS tại Quảng Ngãi. Theo đó, mức giá tại khu trung tâm thành phố xếp đầu bảng.

    Ở nhóm nhà mặt tiền đơn lẻ các tuyến đường lớn như Quang Trung, Hùng Vương, Phạm Văn Đồng có giá bình quân là 100 – 120 triệu đồng/m2; các tuyến đường như Phan Đình Phùng, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo có mức giá bình quân 70 – 90 triệu đồng/m2; các tuyến đường Trường Chinh, Hai Bà Trưng đạt 50 – 70 triệu đồng/m2.

    Trong khi đó, ở nhóm nhà phố riêng lẻ vị trí hẻm, đường Quang Trung ghi nhận giá bình quân 60 triệu/m2, đường Hùng Vương bình quân 55 triệu đồng/m2, đường Lê Lợi chào bán 48 triệu đồng/m2, đường Phan Đình Phùng là 40 triệu đồng/m2.

    Ở nhóm nhà ở liền kề và shophouse, đường Lê Thánh Tôn có giá chào bán bình quân trên thị trường đạt 68 triệu đồng/m2, trong khi đường Lê Lợi đạt 62 triệu đồng/m2, đường Lý Thường Kiệt giữ mốc 55 triệu/m2, đường Trần Hưng Đạo ghi nhận bình quân giá bán nhà phố đạt 47 triệu đồng/m2.

    Mức giá BĐS tại Quảng Ngãi tháng 12/2019 (Nguồn: kênh thông tin Batdongsan.com.vn)

    Đơn vị khảo sát cho biết, đây chỉ là mức giá bình quân trên các trang đăng tin tại một số khu vực. Trên thực tế, trong giai đoạn khan hiếm nguồn cung, giá trần BĐS ở trung tâm Quảng Ngãi còn biến thiên ở ngưỡng rất cao.

    Mức giá này tăng rất mạnh so với giai đoạn 2017 – 2018, khi giá đất nền tại trung tâm Quảng Ngãi mới từ 15 – 25 triệu đồng/m2, còn nhà phố từ 30 – 40 triệu đồng/m2.

    Tiếp tục có mức giá mới?

    Đầu năm 2019, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng đã chỉ đạo các Sở ngành rà soát các dự án KĐT, KDC trên địa bàn, đặc biệt là các dự án đã cấp quyết định chủ trương đầu tư, thẩm định năng lực của chủ đầu tư, đồng thời yêu cầu dự án phải đầu tư hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng trước khi trình cấp thẩm quyền xem xét cho phép bán và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Điều này dẫn đến nguồn cung BĐS, nhà ở trên địa bàn trở nên khan hiếm, đặc biệt ở khu vực trung tâm thành phố.

    Ghi nhận, từ đầu Qúy III/2019 đến nay, trên địa bàn Quảng Ngãi có 3 dự án được giới thiệu ra thị trường, trong đó chỉ có 1 dự án tại trung tâm thành phố là dự án Phú Mỹ do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị làm chủ đầu tư.

    Thực tế cho thấy, các dự án BĐS ở trung tâm luôn có mức giá rất cao so với mặt bằng chung. Cộng thêm, nếu dự án của chủ đầu tư uy tín, triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng thì giá càng được đẩy lên. Tuy giá cao nhưng sức tiêu thụ tốt. Chẳng hạn, dự án vincom shophouse trên đường Lê Thánh Tôn của Tập đoàn Vingroup, dù cao hơn giá thị trường mà vẫn không đủ hàng để bán.

    Vincom Shophouse Quảng Ngãi với số lượng hạn chế 37 căn không đủ đáp ứng nhu cầu rất lớn của thị trường

    Có thể thấy rằng, bên cạnh yếu tố khan hiếm về nguồn cung thì còn có nhiều lý do khách quan khác khiến BĐS trung tâm trở thành “đích ngắm” của nhà đầu tư. Đó là mua nhà trung tâm sẽ được trải nghiệm dịch vụ chất lượng nhất, tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển; Khu trung tâm luôn được chú trọng ở mức cao nhất về an ninh; Mua nhà trung tâm cũng là cách đầu tư đa năng nhất: kinh doanh hoặc tiến hành cho thuê với công suất lớn; Và đặc biệt là BĐS trung tâm có tỷ lệ tăng giá hàng năm rất tốt do nhu cầu về nhà ở tại đây ngày càng lớn.

    Dự báo về mức giá thời gian tới của thị trường, các chuyên gia cho rằng, sẽ tiếp tục có mức giá mới, bởi thị trường này vẫn khan hiếm nguồn hàng, trong khi đó, nhu cầu mua nhà ở đây luôn cao. Đặc biệt, KKT Dung Quất, KCN Vsip và KCN Hòa Phát đang ngày một thu hút đông đảo các chuyên gia, kỹ sư nước ngoài đến sinh sống, làm việc kéo theo nhu cầu lớn về nhà ở tại khu vực trung tâm.

    Chưa kể, ngân hàng Nhà nước mới đây đã hạ trần lãi suất huy động xuống 5%/năm, lãi suất cho vay cũng hạ 0,5%, đồng thời, chi phí vật liệu xây dựng, nhân công dự kiến cũng tăng trong thời gian tới… cộng tất cả lại sẽ lập ra một mặt bằng giá mới cho thị trường khu vực trung tâm Quảng Ngãi.

  • CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH “ĐÔ THỊ DÒNG CHẢY” ĐÀ NẴNG – HỘI AN

    Giữa thế kỷ 20 tại Hàn Quốc, dòng sông Cheonggyecheon xinh đẹp chảy qua thủ đô Seoul từng bị ô nhiễm và san lấp nặng nề do quá trình sinh hoạt và công nghiệp hóa. Sau gần 50 năm con sông chết lặng dưới lớp bê tông, Hàn Quốc quyết định tái sinh thủy lộ Cheonggyecheon, để đến năm 2005, con sông trở lại đầy sức sống.

    Không chỉ Hàn Quốc mà nhiều quốc gia trên thế giới đã từng cứu rỗi các con sông, vực dậy nguồn sinh khí cho sự phát triển của các đô thị phồn vinh. Ngày nay, tại Việt Nam, một dự án đầy tham vọng khác cũng đang được thực hiện: khơi thông dòng sông Cổ Cò – con đường huyết mạch nối thành phố trẻ Đà Nẵng và đô thị cổ Hội An. Dòng sông này hội tụ đầy đủ các yếu tố để có thể cùng sông Hàn biến thủ phủ miền Trung trở thành một “đô thị dòng chảy” mới của thế giới.

    Sông Cheonggyecheon – nguồn sinh khí tươi trẻ giữa thủ đô Seoul ngày nay

    Dòng chảy và địa hình: Con sông đi qua nhiều di sản

    Sông Cổ Cò chảy dài theo bờ biển theo hướng bắc – nam, nối sông Hàn của Đà Nẵng với sông Thu Bồn, Quảng Nam. Con sông sở hữu một hành trình tuyệt đẹp, uốn lượn ôm ấp từng thớ đất của miền duyên hải rồi đổ ra biển Đông. Nhiều danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa, khu du lịch sinh thái từ lâu đã được hình thành dọc hai bên bờ, khiến cho Cổ Cò trở thành một dòng sông sơn thủy hữu tình, địa thế hiếm có.

    Từ núi Ngũ Hành Sơn xuôi về phố cổ, sông Cổ Cò chảy qua khu di tích cách mạng căn cứ K20, khu du lịch sinh thái rừng Hà Gia, đến làng rau Trà Quế, len lỏi qua khu di tích cách mạng Rừng Dừa Bảy Mẫu trứ danh phố Hội, xuôi dòng ra cửa biển đáp bến tàu Cửa Đại…

    Sông Cổ Cò đã sống cùng người Quảng Nam – Đà Nẵng qua hàng thế kỉ, trở thành một dòng sông văn hóa với đầy đủ vẻ đẹp nguyên sơ và tài nguyên trù phú. Tuy nhiên, dòng chảy con sông đã bị đứt quãng từ thế kỷ 19 do phù sa bồi lấp và các dự án phân lô đất nền, xây dựng khu du lịch, đô thị về sau. Dự án khớp nối sông Cổ Cò vừa qua được UBND thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam quyết định hoàn thành trước tháng 9/2020, với tổng chi phí đồng bộ, chỉnh trang dòng sông lên đến 1.500 tỷ đồng, sẽ đưa sông Cổ Cò sống dậy đúng với sắc vóc của mình ngày trước. 

    Sức hút từ tuyến đường du lịch “5 sao”

    Theo số liệu của Sở du lịch thành phố, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng trong năm 2018 đạt hơn 7,6 triệu lượt, tăng gấp 6 lần so với số liệu năm 2008 với 1,26 triệu lượt. Trong khi đó, lượng khách du lịch đến Hội An cũng đã tăng gấp 5 lần: từ 1,1 triệu lượt năm 2008 đến gần 5 triệu lượt năm 2018.

    Đến nay, sau 10 năm nhìn lại cuộc trường chinh về du lịch, thành phố Đà Nẵng và Hội An đều đã trở thành những đô thị cá tính và đầy sức hút. Trước cơ hội và thách thức khi thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giao thông, làm nền tảng cho ngành du lịch bứt phá.

    Đặc biệt, dựa vào địa thế tự nhiên của biển và “tuyến dòng chảy” sông Hàn – sông Cổ Cò, tuyến đường bộ đã được thiết lập. Dọc theo các cung đường “tỷ đô”: Võ Nguyên Giáp, Trường Sa, Trần Đại Nghĩa… nhiều khu đô thị như FPT, Cocobay, Danang Pearl, khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc đã được hình thành, tạo ra một mối liên kết vùng vững chắc giữa hai thành phố.

    Tuyến đường Võ Nguyên Giáp – Trường Sa đắt giá bậc nhất thành phố

    Tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng

    Trong bối cảnh ngành du lịch đô thị cổ Hội An đang cần giảm sức ép, và thành phố Đà Nẵng chủ trương kiểm soát các dự án ven biển để mở cửa đô thị về phía Nam, “đô thị dòng chảy” bên sông Cổ Cò được xem là vùng đất tương lai của bất động sản nghỉ dưỡng.

    Hiện nay, dọc theo tuyến sông Cổ Cò, nhiều khu nghỉ dưỡng, sân golf hạng sang như The Ocean Villas, BRG, Montgomerie Link… đã lần lượt mọc lên, tạo ra một diện mạo sống động cho miền đất hứa. Bên cạnh đó, trong năm 2020, khi dự án khớp nối sông Cổ Cò đi vào hoàn thiện, một kỳ quan độc đáo khác sẽ xuất hiện: One World Regency. Khu đô thị đẳng cấp này được kỳ vọng sẽ mang tinh hoa văn hóa thế giới hội tụ bên dòng sông Cổ Cò.

    Trong kế hoạch xây dựng đô thị về phía Nam thành phố Đà Nẵng, sông Cổ Cò khơi thông cũng sẽ mở ra cơ hội lớn cho các chủ đầu tư để xây dựng các khu biệt thự nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái… nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch đường sông. Do đó, một “đô thị dòng chảy” đúng nghĩa hoàn toàn có thể được thiết lập bên dòng sông Cổ Cò.

    Khu đô thị One World Regency sẽ khoác thêm tấm áo mới cho “đô thị dòng chảy” ven sông Cổ Cò

    Năm 2018, Đà Nẵng xây dựng đề án thu hút vốn đầu tư và đạt được kết quả ấn tượng: 117 dự án FDI, tổng vốn gần 154 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với số liệu năm 2017. Năm 2019 tiếp tục được UBND thành phố chọn là “Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư”; trong đó, du lịch là 1 trong 5 lĩnh vực mũi nhọn.

    Dự án khơi thông dòng sông Cổ Cò, xây dựng hình thái của một “đô thị dòng chảy” kết nối Đà Nẵng – Hội An vì thế có một chỗ đứng vô cùng quan trọng: vừa dựa vào chính sách, vừa là đòn bẩy chiến lược để ngành du lịch hai thành phố tiếp tục hút vốn đầu tư.

     

  • SỰ KHAN HIẾM BIỆT THỰ NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP TẠI THỊ TRƯỜNG PHÍA NAM ĐÀ NẴNG

    Năm 2019, bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng tiếp tục hưởng lợi từ lượng khách du lịch đến thành phố liên tục tăng cao: ước đạt 7.173.539 lượt trong 10 tháng, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2018, theo số liệu của Tổng Cục du lịch. Tính đến tháng 8/2019, tổng nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng của toàn thành phố đến từ 17 dự án; trong đó, quận phía Nam – Ngũ Hành Sơn – dẫn đầu thị phần với 92% từ 14 dự án.

    Bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng đã lướt nhanh qua khoảng lặng của thị trường năm 2018 và tiếp cận với những tín hiệu tích cực từ phía Nam. Cụ thể, trong bối cảnh quỹ đất nội đô dần thu hẹp, UBND thành phố định hướng mở cửa thị trường về phía Nam với dự án khơi thông sông Cổ Cò – “con đường tơ lụa” giữa Đà Nẵng và Hội An, đồng thời xây dựng đường và cầu mới bắc qua sông. Dòng sông huyết mạch hồi sinh sẽ kích thích nhu cầu du lịch bằng đường sông đến các địa điểm hấp dẫn nhất miền Trung. Nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái ven sông sẽ sớm hình thành dọc tuyến sông, trở thành xu hướng du lịch mới của năm 2020.

    Một đô thị phồn vinh sắp được hình thành dọc theo sông Cổ Cò

    Những diễn biến tích cực ở thị trường phía Nam đã củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư về khả năng sinh lời đối với phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng. Theo đó, một làn sóng dịch chuyển của bất động sản nghỉ dưỡng về khu vực này đã khởi động ngay từ mùa cuối năm 2019.

    Tuy nhiên, theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trong quý I/2019, Đà Nẵng chỉ có khoảng 119 sản phẩm bất động sản ra mắt thị trường. Trong đó, biệt thự nghỉ dưỡng chỉ dừng lại ở con số 45 căn. Đặc biệt, dự án đáp ứng nguồn cung số lượng lớn từ 150 đến 200 căn villas, cung cấp đầy đủ nhu cầu sống, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí với mức giá từ 10 tỷ đồng, dường như không có. Nguồn cầu ổn định nhưng nguồn cung lại vô cùng khan hiếm dẫn đến tỷ lệ hấp thu lũy kế hiện tại rất cao. Tại sao vậy?

    Sự nghi ngại về tính pháp lý

    Cho đến nay, hệ thống luật liên quan đến loại hình bất động sản thương mại vẫn chưa hoàn thiện, báo cáo của CBRE mô tả một bức tranh kém tươi màu của thị trường bất động sản Đà Nẵng trong quý I/2019.

    Về mặt pháp lý, Luật đất đai chỉ quy định chung về chế độ, thời hạn sử dụng đất đối với công trình thương mại, dịch vụ, mà chưa có quy định cụ thể đối với biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn và căn hộ văn phòng. Các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng này thuộc đối tượng sử dụng đất có thời hạn vì không phải là sản phẩm nhà ở.

    Trước thực tế về các vướng mắc liên quan đến chế độ sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận sở hữu, số phận của loại hình bất động sản này vẫn còn rất bấp bênh. Nhà đầu tư trở nên nghi ngại về tính ổn định của biệt thự nghỉ dưỡng; còn các chủ đầu tư thì phải cân nhắc trước khi xuống tiền đầu tư vào những dự án bạc tỷ. Tình trạng giao dịch cầm chừng tại thị trường phía Nam Đà Nẵng có thể sẽ tiếp diễn cho tới khi các chính sách pháp lý được điều chỉnh rõ ràng hơn.

    Sự kiểm soát về mật độ xây dựng

    Khu biệt thự nghỉ dưỡng là dòng sản phẩm quan trọng của ngành du lịch, mang đến hiệu quả kinh tế, xã hội, góp phần bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, để kiểm soát các làn sóng đầu tư vào khu du lịch một cách ồ ạt có thể đưa đến hệ quả tiêu cực cho môi trường, Bộ Xây dựng quy định mật độ xây dựng tối đa cho loại hình này chỉ từ 5 đến 25%. Hệ số sử dụng đất phụ thuộc vào quy định kiến trúc cảnh quan cho phép đối với công trình xây dựng trong nội khu, với mục đích bảo vệ cảnh quan, tạo lập môi trường sinh thái thuận lợi cho người sử dụng.

    Các quy định về mật độ xây dựng chi phối các tính toán về diện ích, quy mô và thiết kế của các khu biệt thự nghỉ dưỡng. Khi số lượng dự án ra mắt quá ít ỏi thì việc tìm kiếm các căn biệt thự nghỉ dưỡng, đặc biệt ở phân khúc cao cấp có giá từ 10 tỷ đồng, càng trở nên khó khăn hơn.

    Mật độ xây dựng công trình không vượt quá 25% để đảm bảo môi trường sinh thái cho cư dân

    Sự phụ thuộc vào vị trí địa lý

    Do đặc thù của loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, không gian
    cây xanh, và cảnh quan thiên nhiên phải chiếm khoảng 40-60% tổng diện tích dự án. Theo đó, các dự án biệt thự nghỉ dưỡng phải liền kề núi, sông hoặc biển là lý tưởng nhất. Hơn nữa, các dự án này cần hội đủ các điều kiện từ tài nguyên, khí hậu, địa hình, cảnh quan đến văn hóa, lịch sử… để tạo ra một môi trường du lịch nghỉ dưỡng thực thụ, đáp ứng các nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu không gian văn hóa địa phương của du khách. Trong khi quỹ đất ven biển không còn nhiều, diện tích dành cho bất động sản nghỉ dưỡng cũng dần trở nên thu hẹp.

    Suất đầu tư cao – Sân chơi không dành cho số đông

    Theo báo cáo của tổ chức tư vấn bất động sản danh tiếng – Knight Frank, trong năm 2018, Việt Nam có đến 12.327 triệu phú USD, tăng 23% so với cách đây 5 năm, tốc độ tăng trưởng đứng thứ 4 thế giới. Bên cạnh đó, số lượng người siêu giàu – sở hữu giá trị tài sản ròng từ 30 triệu USD trở lên – cũng được thống kê với con số 142 người, được dự đoán sẽ tăng lên 186 người vào năm 2023, tăng nhanh thứ 5 trên thế giới.

    Như vậy, xu hướng cuộc sống thịnh vượng tại Việt Nam đang phát triển một cách nhanh chóng. Giới siêu giàu hẳn phải tính đến bài toán kinh tế ở tầm nhìn xa, xét từ năng lực tài chính cả ngắn hạn và dài hạn thay vì đầu tư dàn trải, chớp nhoáng.

    Nếu như cách đây 5 năm, xu hướng đầu tư vào dòng sản phẩm condotel đang nóng sốt hầm hập, nhiều người ồ ạt mua condotel với giá dao động trong khoảng 2 tỷ đồng/căn; thì đến nay, các chủ sở hữu chỉ có thể thu lại với giá khoảng 2,5 tỷ đồng/căn. Trong khi đó, cũng vào thời điểm 2014, 2015, nhà đầu tư đổ vốn vào biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp (4-5 phòng, có sân vườn, hồ bơi) với khoảng 16 tỷ đồng thì đến nay, giá trị của căn biệt thự này có thể khởi động từ 20 tỷ đồng, chưa tính giá trị tích lũy cho thuê qua các năm.

    Rõ ràng, giá trị về đất và loại hình bất động sản nghỉ dưỡng đang tăng trưởng vượt trội theo thời gian. Khi đẳng cấp chủ sở hữu ngày càng được chú trọng, xu hướng đầu tư tập trung ngày càng phổ biến, thì các nhà đầu tư cũng phải chấp nhận một sự thật rằng việc tìm được một căn biệt thự nghỉ dưỡng “hàng hiệu” có giá cả phù hợp, vị trí tốt, tiện nghi cao cấp và tiềm năng sinh lời bền vững không còn dễ dàng như thời điểm cách đây 5,10 năm nữa.

    Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp luôn là mục tiêu săn lùng của giới siêu giàu

    Thực tế cho thấy sự dè chừng của nhà đầu tư đối với biệt thự nghỉ dưỡng phân khúc cao cấp là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng tại thị trường phía Nam Đà Nẵng trước tiềm năng sinh lời lớn là không thể bàn cãi. Giữa bối cảnh khan hiếm nguồn cung và có sự điều chỉnh theo quy luật thị trường, nhà đầu tư hoàn toàn có thể đi tắt đón đầu tại các dự án cuối năm 2019, và kỳ vọng vào một phân khúc đầy cạnh tranh sẽ được thiết lập trong 2020 với các dự án đột phá cả về thiết kế lẫn chính sách đầu tư.

  • ĐÀ NẴNG: 10 NĂM VIẾT TIẾP GIẤC MƠ “ĐÔ THỊ QUỐC TẾ”

    Đi cùng quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, thành phố Đà Nẵng đã gìn giữ bản sắc văn hóa, thiết lập cá tính thương hiệu như thế nào, để qua 10 năm, từ một đô thị quốc gia có thể xứng tầm đô thị quốc tế?

    Năm 1951, Nhật Bản khởi động cuộc trường kỳ về văn hóa, nhằm thay đổi cái nhìn của bạn bè quốc tế đối với đất nước và con người Nhật sau chiến tranh. Thông qua các chiến dịch quảng bá văn hóa đa dạng như trà đạo, biểu tượng núi Phú Sỹ, hoa anh đào, võ sĩ samurai, hay truyền tải các thông điệp giáo dục ý nghĩa bằng âm nhạc, điện ảnh, văn chương… ngày nay, Nhật Bản đã xây dựng thành công hình ảnh về một đất nước tươi đẹp, văn minh, thiện chí với nền kinh tế hùng mạnh. Sự chuyển mình kỳ diệu của Nhật Bản minh chứng sức mạnh của văn hóa trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia.

    Đến đầu thế kỷ 21 tại Việt Nam, một giấc mơ “thay da đổi thịt” đầy tham vọng khác cũng đã được nuôi dưỡng và lớn lên cùng con người Đà Nẵng. Xác định văn hóa là trái tim trong hành trình phát triển vượt thời gian, Đà Nẵng dành 20 năm xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng, 10 năm đồng hành xác lập bản sắc văn hóa. Nghị Quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 2019 đặt mục tiêu đến năm 2030 cho Đà Nẵng trở thành một đô thị “mang tầm quốc tế, có bản sắc riêng”. Để có thể sánh vai cùng các đô thị hấp dẫn bậc nhất thế giới như Tokyo (Nhật Bản), Copenhagen (Đan Mạch) hay Melbourne (Australia)… 10 năm qua, Đà Nẵng đã làm được những gì?

    Hoa anh đào – biểu tượng văn hóa nổi tiếng ở xứ sở Phù Tang

    Gìn giữ văn hóa truyền thống

    Theo suốt chiều dài lịch sử, khi phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc luôn diễn ra vô cùng mạnh mẽ thì Đà Nẵng chính là một lát cắt văn hóa truyền thống điển hình. Vùng đất này hội tụ nhiều loại hình văn hóa từ văn hóa núi rừng, văn hóa ruộng đồng đến văn hóa biển. Với đặc tính vươn ra biển lớn, Đà Nẵng cũng tiếp nhận một cách gạn lọc tinh hoa văn hoá từ Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Hoa, Pháp vào thành phố, khiến cho tổng thể nền văn hóa trở nên đa dạng trong chính tinh thần bản thể của mình.

    Về kiến trúc và nghệ thuật, Đà Nẵng là vùng đất lành đối với di sản, chứng nhân của nhiều câu chuyện văn hóa – lịch sử. Hiện nay, thành phố có 20 di tích cấp quốc gia, 51 di tích cấp thành phố và 4 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trong đó, nhiều công trình đã được thành phố đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Năm 2019, mỗi ngày danh thắng Ngũ Hành Sơn đón khoảng 1.500 – 2.000 du khách hành hương trở về nơi cửa Phật. Bảo tàng điêu khắc Chăm – nơi lưu giữ dấu ấn văn hóa Champa phồn thịnh cùng vẻ đẹp cổ điển của kiến trúc Pháp – mỗi ngày cũng đón một lượng khách lớn từ 600 đến 1000 khách. Đặc biệt, di tích Chăm Phong Lệ với nhiều hiện vật nghìn năm tuổi vừa được khai quật vào năm 2018 được kỳ vọng sẽ tiếp nối tiềm năng du lịch văn hóa Chăm.

    Bảo tàng điêu khắc Chăm lưu giữ dấu ấn văn hóa Champa phồn thịnh

    Đối với di sản văn hóa phi vật thể, bên cạnh tính đa dạng từ diễn xướng bài chòi, tuồng, đến lễ cầu ngư, lễ hội Quán thế âm Bồ tát, lễ hội Mục đồng… các hình thức văn hóa truyền thống này còn là tiếng nói giàu cảm xúc từ đời sống tinh thần người Đà Nẵng. Trong đó, nghệ thuật tuồng là một ví dụ điển hình với sức sống mãnh liệt, vươn xa vào Nam ra Bắc, đến tận cung đình Huế. Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh được xây dựng vào năm 1967 đến nay vẫn duy trì biểu diễn hàng tuần để phục vụ cư dân và du khách.

    Nghệ thuật Tuồng đã đưa du khách đến gần hơn với văn hóa truyền thống của người Đà Nẵng

    Trải qua thử thách khốc liệt của thời gian, làng nghề truyền thống cũng được người Đà Nẵng gìn giữ và phát triển đến hôm nay như một loại hình di sản. Họ lưu truyền các làng nghề từ đời nọ đến đời kia, không chỉ vì cơm áo cho bao thế hệ mà còn vì tình yêu quê hương đất nước đã lặng lẽ ngấm vào trong mạch sống. Đà Nẵng có nhiều làng nghề, nhưng nổi tiếng hơn cả là làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng chiếu Cẩm Nê và làng nghề nước mắm Nam Ô.

    Đi cùng sự phát triển bền bỉ đó, ẩm thực của người Đà Nẵng qua mỗi bước đổi thay của thời đại mà khẳng định sức ảnh hưởng của mình lên đời sống văn hóa. Trong đó, gỏi cá Nam Ô gắn liền với làng biển Nam Ô, bánh khô mè hay bánh tráng Túy Loan là những món ăn được lưu
    giữ cho đến ngày nay, mang hương vị đậm đà mà tinh tế, đặc trưng rừng biển Đà Nẵng mà không nơi nào có được.

    Làng nghề chiếu Cẩm Nê 600 năm bình dị sống cùng người Đà Nẵng

    Các giá trị văn hóa truyền thống được người Đà Nẵng lưu giữ và phát triển hàng thế kỷ qua đã tạo nên sức mạnh văn hóa nội tại, từ đó định hình cá tính khác biệt cho ngành du lịch. Nhiều tour du lịch kết hợp khám phá văn hóa đã được thiết lập, quảng bá hình ảnh về một Đà Nẵng có chiều sâu, góp phần lý giải nền tảng tinh thần cho những đổi thay tuyệt vời của đô thị ngày hôm nay.

    Sáng tạo văn hóa hiện đại

    Năm 2008, UBND thành phố lần đầu tiên tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, làm một “phát súng” đầy kiêu hãnh cho hành trình xây dựng thương hiệu thành phố sự kiện – lễ hội, đồng thời khơi gợi hình ảnh mạnh mẽ của Đà Nẵng trên con đường phát triển và hội nhập. Trải qua 10 năm, cuộc thi này liên tục được tổ chức, quy tụ hàng ngàn du khách từ khắp các quốc gia trên thế giới đổ về, lắng nghe người Đà Nẵng kể câu chuyện tình yêu của mình đối với thành phố bên sông Hàn.

    Năm 2012, tháng 5 Đà Nẵng tiếp tục triển khai Cuộc thi dù bay quốc tế, tháng 6 có sự kiện Điểm hẹn mùa hè thường niên, quy tụ những hoạt động giao lưu, vui chơi giải trí biển sôi động tại Công viên Biển Đông. Đến năm 2015 – 2016, Đà Nẵng đăng cai và tổ chức thành công Cuộc thi đua thuyền buồm quốc tế Clipper Race, Đại hội thể thao bãi biển châu Á. Các lễ hội đậm màu văn hóa biển này đã khoác lên một tấm áo mới rực rỡ cho thành phố, ghi dấu ấn tốt đẹp trong lòng du khách thập phương.

    Lễ hội pháo hoa quốc tế mang hình ảnh tươi đẹp của Đà Nẵng ra thế giới

    Bên cạnh đó, thành phố chú trọng chăm sóc đời sống tinh thần cho người dân thông qua các hoạt động văn hóa đời sống. Năm 2006 xây mới Nhà hát Trưng Vương, cho đến nay duy trì tổ chức các loại hình nghệ thuật sân khấu. Năm 2013 khởi công xây dựng Công viên châu Á – Asia Park. Năm 2014 thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. Năm 2015 đưa Thư viện Khoa học tổng hợp đi vào hoạt động sau 5 năm thực hiện với tổng vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng. Và năm 2019 hoàn thành dự án phục dựng rạp chiếu phim quốc doanh Lê Độ.

    Trong xây dựng văn hóa con người và đô thị, thành phố chủ trương xây dựng con người Đà Nẵng phát triển toàn diện với nếp sống văn minh, hội nhập, nhân văn. Quyết định số 2558/QĐ-UBND của thành phố được ban hành năm 2017 về quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa đã đưa đến hàng loạt chương trình như “Năm văn hóa văn minh đô thị”, “Thành phố 4 an”, “Chỉ cần nở một nụ cười”, hay các hoạt động thiện nguyện: quán cơm 2000 đồng, tủ bánh mỳ miễn phí, bảo vệ môi trường bán đảo Sơn Trà… Qua đó, Đà Nẵng mỗi ngày lại chuyển tải cho cộng đồng những câu chuyện đẹp về cuộc sống.

    Mô hình “cá bống ăn rác” tại Lễ hội Môi trường biển Đà Nẵng 2019

    Nhìn ra thế giới, khi thành phố Bangkok chinh phục thành công danh hiệu Điểm đến toàn cầu – “Global Destination”, Paris vang vọng “Kinh đô ánh sáng”, hay Brussels đầy mê hoặc trong hình tượng “Trái tim châu Âu”… thì Đà Nẵng ngày hôm nay, qua hành trình 10 năm, cũng có thể tự hào với danh xưng “Fantastic City – Thành phố đáng sống”. Không phải ngẫu nhiên mà cái tên đầy cảm hứng này được cư dân trong nước lẫn quốc tế truyền tai nhau khi nói về Đà Nẵng. Đó là kết quả của một hành trình dài thành phố nỗ lực gìn giữ, xây dựng các giá trị văn hóa, đồng thời phát huy và nhân rộng bản chất thân thiện vốn có của người dân xứ Quảng Đà.

    Theo dữ liệu từ Tổng cục Du lịch, tổng lượt khách đến Đà Nẵng trong 10 tháng năm 2019 ước đạt 7,2 triệu lượt, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 2,8 triệu lượt, tăng 20,9%, khách nội địa ước đạt 4,4 triệu lượt, tăng 16,8%. Tổng nguồn thu du lịch ước đạt 25,3 nghìn tỷ đồng, tăng 20,7%. Tờ The New York Times bình chọn Đà Nẵng lọt top 15 điểm đáng đến nhất thế giới năm 2019. Những dữ liệu này đã minh chứng sức sống và tiềm năng mạnh mẽ của Đà Nẵng trên con đường chinh phục thương hiệu “Đô thị quốc tế”.

  • QUẢNG NGÃI: XU HƯỚNG DỜI VỀ ĐÔ THỊ VỆ TINH

    Với chủ trương phát triển đô thị vệ tinh gắn với đô thị trung tâm TP. Quảng Ngãi, xu hướng dịch chuyển ra các vùng phương cận để khai thác quỹ đất rộng, xây dựng không gian sống chất lượng cho cư dân dự báo đang và sẽ tiếp tục diễn ra.

    Dời về đô thị vệ tinh – xu hướng tất yếu

    Quy hoạch chung Tp Quảng Ngãi đến năm 2030 là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Ngãi; là một trong những trung tâm kinh tế khu vực miền Trung về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và đặc biệt là hậu phương quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển KTT Dung Quất.

    Theo quy hoạch này, Tp Quảng Ngãi sẽ có diện tích 14.230,3ha, gồm khu vực thành phố hiện hữu và khu vực mở rộng về phía Nam và phía Đông, bao gồm 08 xã, 01 thị trấn thuộc huyện Sơn Tịnh và 01 xã, 02 thị trấn thuộc huyện Tư Nghĩa. Các khu vực mở rộng được xem là các đô thị vệ tinh giúp gia tăng năng suất lao động cũng như tạo động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cộng hưởng giá trị cho thành phố trung tâm.

    Đến nay, Quảng Ngãi đã đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm gồm Cầu Thạch Bích, Cầu Cửa Đại, Đập dâng sông Trà Khúc, tuyến đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh, Hoàng Sa – Trường Sa và phát triển hệ thống giao thông kết nối hướng tâm. Các tuyến đường này vừa làm nhiệm vụ kết nối các đô thị vệ tinh xung quanh Tp Quảng Ngãi, đồng thời kích thích chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế các đô thị phía Nam và phía Đông của tỉnh, từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn sang công nghiệp – dịch vụ, đặc biệt là hạ tầng.

    Theo Báo cáo của Sở Xây dựng Quảng Ngãi, hiện địa phương có hơn 100 dự án xây dựng khu đô thị, khu dân cư do các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trong và ngoài tỉnh thực hiện, trong đó, phần lớn tập trung tại khu vực phía Nam và Đông thành phố.

    Sunfloria City – Một trong những dự án nổi bật tại phía Nam Quảng Ngãi với hệ thống hạ tầng và tiện ích đồng bộ

    Trong bối cảnh quỹ đất ở trung tâm thành phố ngày càng hạn hẹp, nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn vùng phương cận còn thưa dân như một hướng đi hoàn toàn mới. Hướng đi này của các chủ đầu tư cũng thuận theo chiến lược phát triển các thành phố vệ tinh của Quảng Ngãi, nhằm giảm áp lực cho khu vực trung tâm về hạ tầng, môi trường và giao thông.

    Các chuyên gia nhận định, đầu tư tại đô thị vệ tinh sẽ tiếp tục là “từ khóa” chính của các nhà phát triển dự án và nhà đầu tư trong thời gian tới. Và đây là quá trình không chỉ diễn ra ngày một, ngày hai, mà là triển vọng dài hơi cho các thị trường địa ốc phương cận thành phố.

    Tư Nghĩa – Tâm điểm thị trường mới nổi

    Huyện Tư Nghĩa nằm ở cửa ngõ phía Nam TP. Quảng Ngãi và có đến hai thị trấn (La Hà và Sông Vệ) với tốc độ phát triển khá nhanh. Với diện tích quy hoạch 205,4967 km², quỹ đất của Tư Nghĩa được đánh giá rất dồi dào, hơn nữa giá đất còn ở mức thấp, nhiều dư địa tăng giá như kỳ vọng của các nhà đầu tư hay người mua ở thực.

    Đặc biệt, Cụm công nghiệp La Hà và Trường Đại học Tài Chính Kế Toán đến nay thu hút hàng ngàn người về học tập, làm việc. Điều này tạo ra nhu cầu lớn về chỗ ở, là cơ sở để BĐS Tư Nghĩa chuyển mình mạnh mẽ.

    Quyết định số 599 ngày 07/8/2019 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tư Nghĩa, định hướng phát triển khu vực này trở thành vùng kinh tế hiện đại. Trong đó, thị trấn La Hà là đô thị động lực, có mối liên kết chặt chẽ với thành phố trung tâm, đồng thời có vị trí đặc biệt quan trọng trong chuỗi các đô thị Dung Quất – Tp Quảng Ngãi – Tư Nghĩa – Mộ Đức – Đức Phổ. Theo đó, La Hà sẽ trở thành một đô thị mới năng động về kinh tế, có sức cạnh tranh cao, tập trung các dịch vụ công nghiệp, thương mại, du lịch.

    Quy hoạch thị trấn La Hà sẽ trở thành trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa của huyện Tư Nghĩa

    Bên cạnh đó, Tư Nghĩa cũng đang dồn sức để nâng cấp La Hà phát triển trở thành đô thị vệ tinh vùng phía Nam TP Quảng Ngãi trong tương lai. Đến nay, các trục đường lớn mở ra đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho đô thị La Hà, như đường trục chính phía Đông thị trấn La Hà, tuyến La Hà – Nghĩa Thuận, La Hà – Thu Xà…

    Đáng chú ý, UBND huyện đã bố trí vốn xã hội hóa đối nối trục 32m nối Tp Quảng Ngãi – La Hà – Sông Vệ tạo ra trục chính kết nối đô thị. Khi tuyến đường này hình thành sẽ là cơ sở để Tp Quảng Ngãi mở rộng khu đô thị về phía Nam, đồng thời Tư Nghĩa cũng sẽ thuận lợi trong việc phát triển các khu dân cư dọc tuyến, tạo điều kiện cho kinh tế – xã hội huyện phát triển.

    Được biết, giai đoạn 2020 – 2021 dòng vốn hàng tỷ đô sẽ được rót vào Tư Nghĩa để thực hiện nâng cấp và chỉnh trang đô thị, phát triển kinh tế – xã hội như: Dự án Khu đô thị kết hợp công nghiệp quy mô 500 ha tại Nghĩa Thương; Dự án khu phức hợp của VinGroup quy mô 300 ha; Dự án khu phức hợp thương mại, công nghệ, đô thị của Đất Xanh Miền Trung quy mô 200 ha; Dự án Bệnh viện Quốc tế quy mô 80 ha; Công trình khu dân cư, công viên, hồ điều hòa và Quảng trường Huyện khoảng 12,9 ha; TTTM BigC, Coopmart…

    Trong đó, Công trình khu dân cư, công viên, hồ điều hòa và Quảng trường Huyện Tư Nghĩa có tổng vốn đầu tư lên đến 147,5 tỷ đồng hứa hẹn sẽ tạo nên sức bật cho thị Trấn La Hà trong thời gian tới.

    KDC An Điền Phát đang là dự án hưởng lợi nhất từ chủ trương đầu tư trục liên tỉnh 32m và công trình Công viên, Quảng trường huyện Tư Nghĩa

    Những dự án này sẽ tạo nên diện mạo mới của huyện Tư Nghĩa, là đòn bẫy làm tăng giá BĐS khu vực, đồng thời là cơ sở để Tư Nghĩa hiện thực hóa kế hoạch trở thành đô thị vệ tinh kiểu mới, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ tiện ích, hướng tới mục tiêu đưa Quảng Ngãi trở thành đô thị loại I của cả nước.

    Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, xu hướng giãn dân và xây dựng đô thị vệ tinh là chủ trương lâu dài, vì vậy trong nhiều năm tới, Tư Nghĩa với những lợi thế vượt trội sẽ tiếp tục là tâm điểm đầu tư và là điểm đến chủ yếu của cư dân thành phố, giới chuyên gia nước ngoài và công chức, viên chức… về sinh sống, làm việc tại đây.

  • ĐI TÌM KHÔNG GIAN SỐNG LÝ TƯỞNG CHO GIỚI TINH HOA QUẢNG NGÃI

    Cuộc sống tại các khu đô thị (KĐT) mới với hệ thống hạ tầng và tiện ích hoàn chỉnh đang là xu hướng lựa chọn của nhiều người dân, đặc biệt là giới tinh hoa, thành đạt tại các thành phố lớn.

    Định hình lối sống hiện đại

    Ở các thành phố lớn trên thế giới, việc sở hữu một căn nhà tại các KĐT với tiện ích vượt trội là đặc quyền của giới thượng lưu, biết cách tận hưởng cuộc sống và rất khắt khe trong việc lựa chọn không gian sống. Bất động sản (BĐS) đối với họ không đơn giản là nơi để tận hưởng những khoảng trời riêng cùng gia đình, người thân mà còn là sản phẩm thể hiện vị thế của bản thân trong xã hội.

    Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, không gian sống xanh, sinh thái tích hợp với hệ thống tiện ích đầy đủ là tiêu chí hàng đầu của giới tài chính khá giả khi lựa chọn nơi an cư cho mình. Thay vì mua nhà riêng lẻ mặt phố, chấp nhận tiếng ồn, khói bụi và không gian sống bị bó hẹp, xu hướng lựa chọn cuộc sống tại các KĐT mới với hạ tầng hoàn chỉnh ở trung tâm thành phố được giới tinh hoa ưu tiên.

    Thực tế ngày nay khi cuộc sống trở nên bận rộn thì các KĐT mới và hoàn chỉnh sẽ là lựa chọn lý tưởng, bởi tiêu chuẩn của một KĐT là phải cung cấp các tiện ích như: Khu mua sắm giải trí, trường học, khu thể dục thể thao, công viên, … đáp ứng đầy đủ nhu cầu hàng ngày của cư dân. Không chỉ được sử dụng những tiện ích vượt trội, cư dân còn được trải nghiệm một cuộc sống chất lượng với những khu vườn, đường chạy bộ và sân chơi phù hợp theo các lứa tuổi. Ngoài ra, nếu dự án có vị trí đẹp tại trung tâm thành phố sẽ mang đến cho các chủ nhân cơ hội đầu tư kinh doanh cho thuê hấp dẫn với nguồn cung sẵn có tương đối lớn.

    Mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh hiệu quả tại KĐT Sala (Tp Hồ Chí Minh)

    Xu hướng này được thể hiện rõ ở những thành phố lớn, văn minh, hiện đại như Hà Nội, Tp. Hồ chí Minh, Đà Nẵng, khi giới thành đạt đa số lựa chọn cuộc sống tại những KĐT khép kín, đầy đủ tiện ích. Và nối tiếp xu hướng đó là những thành phố trẻ năng động, bắt kịp lối sống hiện đại như Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,…

    Maris City – Khu đô thị hoàn chỉnh cho cư dân thành phố Quảng Ngãi

    Tại Quảng Ngãi, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và du lịch đã kéo theo sự gia tăng dân số cùng chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện hơn. Hàng loạt các dự án KĐT được quy hoạch phát triển trong thời gian gần đây nhanh chóng nhận được sự chú ý của người dân, đặc biệt là các công chức, doanh nhân và chuyên gia nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh.

    Là một trong số các dự án KĐT mới ra mắt tại Quảng Ngãi, Maris City nằm ở khu vực trung tâm thành phố, trên trục đường Quang Trung giao với Trường Chinh. Với tâm huyết của chủ đầu tư Công ty CP Đầu tư Xây dựng Dịch vụ Đông Phương – doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực BĐS, Maris City được kỳ vọng sẽ là KĐT tạo nên dấu ấn khác biệt tại vùng đất núi Ấn sông Trà.

    Maris City tiếp giáp với các trục đường trọng điểm của thành phố

     “Maris” trong tiếng Latin mang ý nghĩa là ánh sáng, bởi vậy, khi đến với Maris City ấn tượng lớn nhất dành cho bạn chính là thứ ánh sáng muôn màu của tổng thể quy hoạch KĐT. Đó là ánh sáng rực rỡ của những khu shophouse thương mại năng động, sầm uất; là ánh sáng ấm áp của ngọn đèn đang tỏa ra từ bên trong những tổ ấm; là ánh sáng của tri thức đang lan tỏa trong cộng đồng dân cư hiện đại; là ánh sáng của nguồn năng lượng sống dồi dào đang lan tỏa khắp KĐT.

    Trong “thành phố ánh sáng”, mọi khu vực chức năng đều được quy hoạch hết sức hài hòa: Dọc trục đường chính của dự án được quy hoạch để phát triển hệ thống shophouse thương mại, khu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao… ph
    ục vụ cho một cuộc sống rực rỡ, năng động, tiện ích. Tất cả các căn nhà được thiết kế tiếp giáp công viên mang đến không gian sinh thái, trong lành, nơi tái tạo năng lượng sau ngày làm việc mệt nhoài. Cùng với đó, hệ thống đường nội khu được quy hoạch tối thiểu 7 mét giúp giao thông thuận tiện và tạo không gian thoáng đãng cho cộng đồng dân cư.

    Maris City được quy hoạch theo hướng “thành phố an cư đa tiện ích”

    Có thể thấy, Maris City mở ra một phong cách sống mới, cân bằng nhịp sống hiện đại của phố thị sôi động và những khoảnh khắc bình yên riêng tư của cuộc sống – điều mà thoạt nghe tưởng như vô lý nhưng thực tế lại tạo nên nét hài hòa, độc đáo cho KĐT này.

    Theo đó, Maris City sẽ được phát triển trong 3 giai đoạn với hơn 400 sản phẩm đất nền liền kề và chuỗi shophouse thương mại cao cấp. Trong giai đoạn đầu ra mắt vào tháng 1/2020 sắp tới, đơn vị phân phối chính thức Công ty CP Viet Nam Smart City sẽ tung ra các sản phẩm đất nền nhà phố liền kề và biệt thự với mức giá bán hợp lý, hỗ trợ thanh toán trong 12 tháng cùng chính sách ưu đãi vay vốn ngân hàng lên đến 50% giá trị sản phẩm. Đây sẽ là lựa chọn tối ưu cho nhiều gia đình đang muốn tìm kiếm một nơi an cư lý tưởng hoặc một môi trường kinh doanh tiềm năng tại thành phố Quảng Ngãi.

  • ĐẮK LẮK SẼ CÓ QUẢNG TRƯỜNG QUY MÔ 10.000 NGƯỜI

    Thông tin Quảng trường trung tâm Buôn Hồ (Đắk Lắk) với quy mô khoảng 10.000 người chuẩn bị khởi công nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân. Đây hứa hẹn là điểm nhấn của đô thị Buôn Hồ trong thời gian tới.

    Dự án Quảng trường trung tâm thị xã Buôn Hồ được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tỉnh (Hình minh họa)

    Quảng trường: xu hướng của các đô thị hiện đại

    Những quảng trường rộng lớn với kiến trúc độc đáo, tinh tế ngày càng được thấy nhiều ở các thành phố hiện đại. Đây là yếu tố không thể thiếu trong quần thể đô thị, mang đến những trải nghiệm cuộc sống mới mẻ cho con người.

    Ở nước ta trong những năm gần đây, nhiều đô thị được hình thành và đều dành quỹ không gian nhất định cho quảng trường, nó được xem như là biểu tượng, là hồn và không thể thiếu của đô thị hiện đại. Một số quảng trường nổi tiếng như Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội, kết nối với khu phố cổ lúc nào cũng nhộn nhịp; Quảng trường 2/9 của Đà Nẵng, nơi diễn ra countdown chào năm mới hằng năm hay Quảng trường – Phố đi bộ Nguyễn Huệ, nơi thường xuyên tổ chức các lễ hội trong nước và quốc tế thu hút hàng triệu người.

    Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ còn là không gian công cộng vui chơi, tham quan cho người dân thành phố và du khách

    Hơn cả vật chất, đó là giá trị cảm xúc – một trong những vai trò quan trọng của quảng trường đó chính là đem đến cho người dân cảm giác thoải mái và sự tương tác với cộng động được kích thích và phát triển một cách tích cực. Nếu coi một thành phố là một thực thể sống, thì những công viên cây xanh hay vườn hoa được nhìn nhận như là những lá phổi của cơ thể ấy, còn quảng trường có thể coi là trái tim, củng cố và duy trì sức sống cho cơ thể đô thị.

    Trên cơ sở giá trị đó, Quảng trường Buôn Hồ tại Đắk Lắk sắp triển khai đang thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân mong muốn tìm kiếm một không gian cộng đồng lành mạnh, thân thiện và văn minh đích thực để hòa nhịp cùng xu hướng của các đô thị hiện đại trên cả nước.

    Hoàn thành bức tranh đô thị Buôn Hồ

    Quảng trường Buôn Hồ là “mảnh ghép” góp phần hoàn thiện cụm Trung tâm Hành chính mới của thị xã Buôn Hồ. Theo đó, dự án có tổng vốn đầu tư 20 tỷ đồng, được thực hiện trong năm 2019 – 2021 với các hạng mục gồm sân khấu, sân chào cờ, sân đường nội bộ, sân quảng trường, hệ thống cây xanh, bồn hoa cây cảnh, nhà vệ sinh công cộng, đường dạo, đường giao thông và các công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật.

    Tọa lạc tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk, Quảng trường được xây dựng trên tổng diện tích 3,2 ha với sức chứa khoảng 10.000 người, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu của thị xã Buôn Hồ trong những sự kiện quan trọng của địa phương. Đồng thời, đây cũng là nơi sinh hoạt thể dục thể thao, giao lưu văn hóa của nhân dân trong khu vực.

    Theo UBND Thị xã Buôn Hồ, sau khi xây dựng hoàn thiện, Quảng trường này không chỉ tạo điểm nhấn cảnh quan cho đô thị mà còn là biểu tượng cho mức độ văn minh và sự phát triển của địa phương. Người dân ở đây sẽ được sở hữu một không gian công cộng hiện đại, văn minh, có thể tiếp cận với mọi người một cách dễ dàng, đồng thời, được tận hưởng những chương trình, lễ hội hấp dẫn mang đến những trải nghiệm sống mới mẻ, thú vị.

    Cùng với Quảng trường, việc hình thành khu đô thị kiểu mẫu Buôn Hồ Central Park kề bên, với các công trình như shophouse, trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim, sân thể dục thể thao, công viên cây xanh, công viên sinh thái ven hồ… sẽ là động lực mạnh mẽ góp phần hoàn thiện bức tranh đô thị hiện đại của Buôn Hồ trong thời gian tới.

    Buôn Hồ Central Park sở hữu công viên sinh thái lớn nhất Buôn Hồ, Đắk Lắk

    Có thể thấy, chính quyền thị xã Buôn Hồ đã có một chiến lược quy hoạch rõ ràng và dài hạn, đặc biệt là giải pháp mở rộng không gian đô thị với Quảng trường trung tâm và kiến tạo cộng đồng dân cư văn minh tại những khu đô thị hiện đại.

    Đây chính là cơ sở để Buôn Hồ trở thành một đô thị bền vững, tạo đòn bẫy đô thị hóa, nâng cao chất lượng sống của người dân, làm bàn đạp để trở thành trung tâm hạt nhân vùng kinh tế phía Bắc của tỉnh, hướng đến mục tiêu trở thành đô thị loại III vào năm 2025.

  • BẤT ĐỘNG SẢN TRUNG TÂM CHỊU TÁC ĐỘNG RA SAO TRƯỚC LÀN SÓNG ĐÔ THỊ VỆ TINH

    Dù thị trường có biến chuyển thất thường ra sao, khu vực nào đang được ưa chuộng hay phân khúc nào đang lên ngôi, bất động sản trung tâm vẫn luôn giữ vị thế độc tôn với giá trị ổn định theo thời gian.

    Báo cáo thường niên “Global Living 2019” của tập đoàn bất động sản CBRE vào tháng 11/2019 đã công bố top 10 thành phố có giá nhà đắt nhất thế giới. Trong đó, Hong Kong, Singapore tiếp tục giữ 2 vị trí đầu bảng với mức tài sản dân cư trung bình lần lượt là 1.235 triệu USD (2.091 USD/m2) và 874.372 USD (1.063 USD/m2). Danh sách các thị trường bất động sản đắt đỏ này cũng ghi nhận nhiều trung tâm kinh tế tài chính lớn khác như Thượng Hải, Vancouver, Los Angeles, New York, London…

    Khảo sát của CBRE cho thấy các trung tâm kinh tế tài chính sôi động
    đồng thời là những nơi có giá nhà đất cao nhất thế giới

    Theo nhận định của các chuyên gia CBRE, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng với vị trí trung tâm chiến lược chính là những yếu tố chi phối giá trị bất động sản tại các thành phố. Sự định vị giá trị bất động sản này mặc nhiên cũng là xu hướng chung trên toàn cầu. Theo đó, dù làn sóng đô thị vệ tinh đang trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều nơi trên thế giới, bất động sản tại các khu vực trung tâm vẫn luôn là đích ngắm mà mọi cư dân và nhà đầu tư đều muốn “chen chân” để có được.

    Sự khẳng định giá trị độc tôn

    Nói về “vị trí” trong ưu thế của bất động sản trung tâm hẳn là có phần thừa thải. Bởi khu vực này sở hữu nhiều ưu điểm bất biến như một lẽ dĩ nhiên, khiến cho giới thượng lưu không ngừng săn tìm dù nó có giá cao gấp nhiều lần bất động sản tại các khu vực ven đô và liên tục đối mặt với các vấn đề về môi trường hay quá tải dân số.

    Trung tâm thành phố là khu vực được đầu tư công mạnh mẽ từ cơ sở hạ tầng, giao thông đến hệ thống các cơ quan hành chính, thương mại, giáo dục, văn hóa… tạo thành một mạng lưới chức năng đa dạng mà mọi tuyến đường trọng điểm đều đổ về đây. Qúa trình đô thị hóa cũng kích thích các làn sóng di dân và giao thương từ nhiều địa phương, đồng thời sản sinh nhiều loại hình dịch vụ, vừa đáp ứng nhu cầu ngày một cao hơn của cư dân, vừa định hình sức hút khó cưỡng của cuộc sống thị thành.

    Cơ sở hạ tầng giao thông là nền móng vững chắc trong sự phát triển của đô thị trung tâm

    Đặc biệt, như một quy luật tất yếu, đô thị trung tâm trở thành lựa chọn lý tưởng đối với khách du lịch ở cả trong và ngoài nước, ngay cả khi điểm đến của họ nằm ở vùng ven đô. Họ có nhiều sự lựa chọn về dịch vụ, thuận lợi trong di chuyển, và đặc biệt được trải nghiệm không gian điển hình, nơi biểu lộ rõ ràng nhất sức mạnh kinh tế cũng như cá tính văn hóa của mỗi vùng đất. Mặt khác, nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới cũng ưu tiên đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại các đô thị trung tâm sầm uất. Vị trí trung tâm đô thị củng cố giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp, đồng thời cung cấp nhiều tiện ích đẳng cấp mà vùng ven đô khó lòng đáp ứng đủ.

    Những dẫn chứng trên đây có thể giúp đưa đến một kết luận quan trọng rằng, giá trị của bất động sản được neo vào “vị trí”, và vì vậy, bất động sản tại đô thị trung tâm hẳn phải chiếm được thế độc tôn. Như một tiến trình phát triển theo hiệu ứng domino, bất động sản có vị trí đắc địa tức là có giá trị, thậm chí gia tăng và bền vững theo thời gian.

    Thước đo nào cho giá cả bất động sản trung tâm?

    Thực tế cho thấy, giá cả bất động sản tại các vùng trung tâm khác nhau, hay trên các tuyến đường khác nhau của một đô thị trung tâm hoàn toàn không đồng nhất. Đơn cử, tại thành phố Đà Nẵng, đều là các quận nội thành nhưng giá đất tại quận Hải Châu – nơi tọa lạc của trung tâm hành chính thành phố, sân bay quốc tế Đà Nẵng, các trung tâm thương mại và văn phòng quốc tế – thường cao hơn giá đất tại quận Thanh Khê. Hay xét riêng tại quận Hải Châu, những tuyến đường sầm uất hướng về trung tâm như con đường kinh doanh 2/9, phố đi bộ Bạch Đằng, phố thương mại Nguyễn Văn Linh… đắt đỏ hơn hẳn các con đường Hoàng Diệu, Yên Bái, Trưng Nữ Vương… dù chúng đều nằm trong cùng một khu vực.

    Đường Bạch Đằng chạy dọc theo sông Hàn
    – một trong những tuyến đường đẹp và đắt giá nhất thành phố Đà Nẵng

    Giá cả bất động sản thực chất được xác định phụ thuộc vào tiềm năng thương mại ở mỗi thời điểm. Bởi thị trường luôn không ngừng chuyển động, không phải tại thời điểm nào giá cả bất động sản trung tâm cũng gia tăng. Tuy nhiên, trong tầm nhìn dài hạn, bất động sản trung tâm ít có tình trạng tăng giá đột biến như các vùng ven, đồng thời tránh được xu thế trượt giá của đồng tiền và có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Phân khúc thị trường này không chỉ là đích ngắm của những người thành đạt với mong muốn khẳng định vị thế, mà còn tỏ rõ khoảng cách giữa ngoại ô và vùng lõi trung tâm lớn đến mức nào.

    Khôn ngoan sở hữu bất động sản trung tâm

    CardGrant Cardone, doanh nhân và là tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất Thời báo New York trả lời kênh CNBC trong một bài phỏng vấn về đầu tư bất động sản rằng: “Việc đặt tiền của bạn vào tài sản thực luôn là một ý tưởng tốt. Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả bất động sản đều là một ý tưởng tốt. Tôi chỉ mua một số loại bất động sản nhất định, thường là những bất động sản đặt ở khu đông dân cư hoặc các địa điểm cao cấp, nơi cung cấp dòng tiền ổn định, có tiềm năng lớn trong tương lai”. Tại thị trường Việt Nam, đâu là “ý tưởng tốt” cho một cuộc đầu tư bất động sản “có tiềm năng lớn trong tương lai”?

    Nếu như bất động sản trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng trở nên khan hiếm, và nhà đầu tư vẫn tiếp tục lạc quan vào thị trường này trước sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và sự đổ bộ của giới nhà giàu nước ngoài, giá đất đã có thể chạm mốc 750 triệu đồng/m2 (đường Nguyễn Huệ), 420 triệu đồng/m2 (đường Nguyễn Đình Chiểu), 140 triệu đồng/m(đường Nguyễn Thị Minh Khai)…

    Cùng đợt khảo sát trên các kênh batdongsan.com, homedy.com, tương tự TPHCM, giá đất trung tâm thủ đô Hà Nội cũng được treo ở ngưỡng rất cao. Thậm chí, giá tại nhiều tuyến đường còn được ví von đắt như Tokyo, Paris. Cụ thể, đất nền trên phố Triệu Việt Vương được rao bán với giá 700 triệu đồng/m2, phố Phan Đình Phùng 600 triệu đồng/m2, Đường Láng 260 triệu đồng/m2, hoặc chí ít là 85 triệu đồng/m2 trên vài con hẻm của quận Ba Đình.

    Trong khi đó, bất động sản trung tâm tại thành phố biển Đà Nẵng với tốc độ tăng trưởng vượt trội trong nhiều năm qua lại chỉ mới dao động trong khoảng 300 triệu đồng/m2 cho một lô đất trên trục đường 2/9, 150 triệu đồng/m2 (đường Nguyễn Văn Linh), 130 triệu đồng/m2 (Bạch Đằng – Như Nguyệt), hay Thăng Long với chỉ 60 triệu đồng/m2… Đi qua giai đoạn khó khăn của thị trường năm 2019, bất động sản thành phố Đà Nẵng đang từng bước phục hồi và được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại kể từ năm 2020.

    Đà Nẵng cũng vừa vượt qua nhiều thành phố nổi tiếng trên thế giới
    để dẫn đầu danh sách các điểm đến toàn cầu năm 2020 theo công bố của Google

    Sở hữu bất động sản tại các khu vực trung tâm rõ ràng không hề đơn giản như việc mua đất ở các vùng ven. Tuy nhiên, cuộc đi săn đầy căm go này vẫn rất thú vị trong con mắt của giới siêu giàu. Bởi vì suy cho cùng, bất động sản trung tâm không chỉ là một món đầu tư bền vững giúp sinh lời ổn định mà còn là minh chứng cho năng lực tài chính và đẳng cấp xã hội của các chủ nhân. Tuy nhiên, đứng trước thực tế về nguồn cung bất động sản trung tâm ngày càng khan hiếm, đắt đỏ, cùng với các vấn đề thời sự về dân số, môi trường, nhà đầu tư cần cân nhắc kĩ lưỡng, toàn vẹn đôi đường cho một suất đầu tư khôn ngoan.