Category: Tin thị trường

  • “SĂN” ĐẤT NỀN TỈNH – BÀI TOÁN KINH TẾ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ 2020

    Thị trường bất động sản (BĐS) năm 2020 được các chuyên gia dự báo vẫn sẽ tiếp tục là kênh đầu tư tiềm năng, nhất là phân khúc đất nền.

    Bất động sản vẫn tiềm năng

    Một kết quả khảo sát mới đây khiến nhiều người bất ngờ trong bối cảnh thị trường BĐS đang thiếu niềm tin vào một số phân khúc sau loạt diễn biến tiêu cực năm 2019, kênh BĐS vẫn được quan tâm. Cụ thể, lượt quan tâm của các lĩnh vực đầu tư tài chính theo thứ tự: BĐS (67,5%), vàng (15,6%), gửi tiết kiệm (7,8%), chứng khoán (6,5%), trái phiếu doanh nghiệp (2,6%).

    Lý giải nguyên nhân BĐS vẫn giữ nguyên sức hút đối với nhà đầu tư, Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn phân tích: “Tỷ suất lợi nhuận của BĐS so với các loại hình đầu tư khác vẫn cao hơn dù thị trường có dấu hiệu chững lại và có thể sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2020. Đơn cử, tốc độ tăng giá nhà tại TP. Hồ Chí Minh là 12%/năm, trong khi lãi suất gửi ngân hàng là 8% và tốc độ tăng của chỉ số VN Index là 9%”.

    Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thị trường BĐS sẽ có những diễn biến tích cực bởi cơ chế chính sách vốn bị coi là điểm nghẽn của nền kinh tế sẽ phần nào được tháo gỡ trong năm 2020 nên có những biến chuyển, thay đổi theo hướng rõ ràng và cởi mở hơn. Điều này sẽ tác động đến dòng vốn, xu hướng đầu tư và sự phát triển của một số loại hình BĐS. Cùng với sự chuyển dịch tích cực của dòng vốn FDI vào Việt Nam, BĐS sẽ được hưởng lợi, có tín hiệu khởi sắc trong phát triển.

    BĐS sẽ hưởng lợi từ sự chuyển dịch của dòng vốn FDI vào Việt Nam

    Đồng quan điểm, Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng năm 2020 thị trường BĐS vẫn rất tiềm năng bởi bên cạnh một số yếu tố tích cực như tăng trưởng kinh tế xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô thì nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam còn rất lớn. Song song với đó, việc trở thành quốc gia đông thứ 15 thế giới, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đồng thời là quốc gia có sự gia tăng nhu cầu về nhà ở tại các khu đô thị hàng đầu trong khu vực.

    Ngoài ra, với việc Việt Nam chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng trong thập niên qua (tổng đầu tư hạ tầng đến nay đã chiếm bình quân hơn 10% GDP, vượt qua cả khối các nền kinh tế Đông Á) cũng là động lực để thị trường BĐS ngày một phát triển.

    Đất nền tiếp tục là kênh đầu tư “vua”

    Dù BĐS được đánh giá là kênh đầu tư tài chính hấp dẫn trong năm 2020, song cần nhìn nhận, không phải phân khúc nào cũng là “miếng bánh ngọt” cho nhà đầu tư. Phân khúc căn hộ đã không còn là xu hướng khi giá neo cao do nguồn cung hạn chế, BĐS nghỉ dưỡng đã trầm lắng hơn sau sự cố Cocobay và ảnh hưởng từ dịch CoVid-19. Theo Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam tại buổi họp báo công bố thị trường BĐS 2019 và dự báo 2020 mới đây, nhìn tổng thể trên thị trường, phân khúc đất nền vẫn là dòng sản phẩm chủ đạo được các nhà đầu tư quan tâm nhất.

    Báo cáo thị trường BĐS năm 2019 của Savills cho thấy, trong khi giao dịch căn hộ, biệt thự, nhà liền kề giảm mạnh so với hồi đầu năm thì các sản phẩm đất nền tại các dự án đầy đủ pháp lý và được đầu tư bài bản được bán rất tốt, tính thanh khoản luôn ở mức cao, đặc biệt là các dự án tại thị trường tỉnh.

    Điển hình như đầu năm 2019, khi Công ty CP Đô Thị Thông Minh Việt Nam (tiền thân là Công ty CP Viet Nam Smart City) giới thiệu ra thị trường sản phẩm đất nền tại dự án Buôn Hồ Central Park ở Buôn Hồ, Đắk Lắk, sóng đầu tư đã dịch chuyển về đây khiến sản phẩm này nhanh chóng hết hàng. Chưa đầy 1 năm, tháng 11/2019, Đơn vị phân phối độc quyền Đô Thị Thông Minh Việt Nam tiếp tục “chào hàng” phân khu đất nền khác cũng thuộc dự án này, tạo nên cơn “sốt” cục bộ tại Đắk Lắk thời điểm cuối năm 2019.

    Cư dân đã bắt đầu kinh doanh tại Buôn Hồ Central Park

    Các nhà đầu tư đều đồng quan điểm cho rằng, vị trí đắc địa và quy hoạch đồng bộ, không gian sinh thái phù hợp cho cả mục đích an cư và kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng là những yếu tố chiến lược của Buôn Hồ Central Park – Khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại vùng đất đại ngàn. Với định vị kiến tạo nên một cộng đồng bền vững, Buôn Hồ Central Park hình thành nên chuỗi tiện ích nội khu phong phú như công viên cây xanh, hồ điều hòa, sân thể dục thể thao ngoài trời, trung tâm vui chơi trẻ em & rạp chiếu phim, Chuỗi nhà hàng, cà phê, nước giải khát, billiard,… Ngoài ra, dự án còn kề bên quảng trường rộng 3200m2 lớn nhất Đắk Lắk – nơi sẽ diễn ra những lễ hội, sự kiện âm nhạc, giải trí thu hút hàng ngàn người trong tương lai gần.

    Tọa lạc ngay trung tâm Thị xã Buôn Hồ nên Buôn Hồ Central Park có thể dễ dàng tiếp cận với những tiện ích chất lượng cao như bệnh viện, trung tâm thương mại, bến xe, các cơ quan hành chính,… Đáng chú ý, khi Buôn Hồ Central Park hoàn thiện vào cuối năm 2019 cũng là lúc nhiều công trình trọng điểm tại Trung tâm Hành chính mới Buôn Hồ đi vào hoạt động như Thị Ủy, Chi Cục thuế, Văn phòng đăng ký đất đai, Văn phòng Bảo hiểm, Trường Mầm non Hoa Hồng,… kéo theo nhu cầu về nơi ở tại Khu đô thị liền kề Buôn Hồ Central Park không ngừng tăng. Kinh doanh nhà hàng ẩm thực, café, shop thời trang, spa hay mini hotel, homestay,… tất cả đều có thể triển khai dễ dàng tại đây bởi lượng khách tương đối lớn.

    Thực tế, dù đang được đánh giá là kênh đầu tư chủ đạo trong năm 2020, nhưng số lượng sản phẩm đất nền tại các dự án chất lượng không nhiều. Chẳng hạn, dự án Buôn Hồ Central Park cũng chỉ có gần 200 sản phẩm, trong khi nhu cầu đầu tư và an cư là rất lớn. Sự thiếu hụt nguồn cung các sản phẩm đất nền trong những khu đô thị có quy hoạch bài bản, giao thông thuận tiện và tiềm năng kinh doanh lớn khiến phân khúc này được dự đoán vẫn chưa thể hạ nhiệt trong thời gian tới.

  • BÀI TOÁN ĐẦU TƯ SINH LỜI BỀN VỮNG VÀO BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG NĂM 2020

    Trong khi lựa chọn thị trường bất động sản Hà Nội hay TPHCM được xem là nước cờ đảm bảo cho quỹ tài chính, thì tầm nhìn dài hạn về thị trường Đà Nẵng có đủ hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư?

    Năm 2019, Đà Nẵng thu hút được 8.830 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước và 691 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, theo số liệu của Cục Thống Kê Đà Nẵng tính đến ngày 15/12/2019. “Năm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư” 2019 của thành phố đã đạt được kết quả ấn tượng.

    Đặc biệt, ước tính năm 2019, ngành du lịch – 1 trong 5 ngành kinh tế mũi nhọn thu hút đầu tư của thành phố – ghi nhận 7.081 nghìn lượt khách lưu trú, tăng 22,2% so với năm 2018, doanh thu đạt 7.355,4 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2018. Báo cáo “Trending Destinations” của Google cũng cho biết, Đà Nẵng đã vượt qua nhiều thành phố du lịch nổi tiếng trên thế giới như Tokyo, Seoul, Dubai, Bangkok… để trở thành Top 1 điểm đến toàn cầu năm 2020.

    Những thông tin tích cực nêu trên rất có thể là cơ sở để nhiều người lạc quan rằng, sự phát triển của ngành du lịch Đà Nẵng chính là bảo chứng cho khả năng sinh lời vượt trội của các suất đầu tư vào phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, khi đặt tiềm năng của Đà Nẵng trong phép đối sánh với 2 thành phố sôi động bậc nhất cả nước là Hà Nội và TPHCM, thì lựa chọn đầu tư vào thị trường này có khiến cho nhà đầu tư băn khoăn?

    Năm 2016, Đà Nẵng cũng từng lọt Top 20 thành phố tốt nhất thế giới để đầu tư
    bất động sản theo bình chọn của tạp chí Live and Invest Overseas

    Biên độ gia tăng giá trị tốt nhất

    Một báo cáo về hành vi của nhà đầu tư đối với thị trường Đà Nẵng trong năm 2019 của trang thông tin batdongsan.com.vn cho biết, mức độ tìm kiếm bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng của nhà đầu tư Hà Nội và TPHCM chiếm tỷ lệ vượt trội, lần lượt là 64,5% và 75%. Sự quan tâm của nhà đầu tư từ hai thành phố lớn nhất cả nước là một xu thế được định hình trong nhiều năm qua tại thị trường Đà Nẵng. Thay vì đầu tư vào các dự án ở chính địa phương mình, nhiều nhà đầu tư Hà Nội, TPHCM hẳn có tầm nhìn về biên độ gia tăng giá trị của bất động sản Đà Nẵng.

    Đơn cử, nếu như nhà đầu tư bỏ ra 4,9 tỷ đồng để mua một căn hộ 118m2 có view bể bơi tại khu đô thị Vinhomes Times City, Hà Nội, vào năm 2016 thì đến nay chỉ có thể bán ra với giá từ là 3,7-4,7 tỷ đồng, biên độ gia tăng giá trị âm 4-24%. Tương tự, tại khu đô thị Saigon Pearl, TPHCM, giá một căn hộ 138m2, toà Ruby 1, rơi vào khoảng 6,2 tỷ đồng vào năm 2017 đã giảm xuống còn khoảng 5,4-5,8 tỷ đồng khi nhượng lại vào năm 2020, biên độ gia tăng giá trị âm 10-13%. Trong khi đó, nếu vào thời điểm 2015, nhà đầu tư đổ vốn chỉ 1,6-1,8 tỷ đồng cho một căn hộ 90m2 tiêu chuẩn 4 sao tại khu đô thị FPT City, Đà Nẵng, thì đến nay nó đã có giá lên đến 4,2 tỷ đồng, biên độ gia tăng giá trị đạt 133-163%.

    Bất động sản Đà Nẵng mang lại lợi nhuận ấn tượng cho nhà đầu tư qua các năm

    Giá bất động sản tại Hà Nội và TPHCM luôn ở mức cao do nhu cầu ở thực của cư dân lớn hơn nguồn cung của thị trường. Bên cạnh đó, sự siết chặt về pháp lý, các chính sách giải tỏa đền bù, giãn dân ra khỏi khu vực trung tâm cũng góp phần đẩy giá bất động sản toàn thành phố lên cao. Tuy nhiên, với mức giá này, biên độ gia tăng giá trị qua các năm tại thị trường Hà Nội, TPHCM lại thường rất thấp do sự xuống cấp của các căn hộ.

    Điều này buộc các nhà đầu tư phải cân nhắc các lợi ích ngắn hạn và dài hạn, hướng đến thị trường mới. Trong tầm nhìn dài hạn, việc đầu tư vào bất động sản Đà Nẵng có thể mang lại một khoảng lợi nhuận khổng lồ. Xét trên mặt bằng giá, bất động sản Đà Nẵng có giá thấp nhất trong ba thành phố lớn và thấp hơn cả Nha Trang. Theo đó, biên độ gia tăng giá trị của bất động sản Đà Nẵng thường ở mức cao nhất, đặt trong sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch thành phố. Khi giá cả nhiều năm qua vẫn còn thấp, dưới chính sách thông thoáng từ chính quyền Đà Nẵng, nhà đầu tư đã nắm bắt thời cơ mà cắm chốt sở hữu trên nhiều tọa độ bất động sản.

    Hiệu năng cho thuê cao nhất

    Bethenny Frankel – doanh nhân, tác giả và là một triệu phú bất động sản nổi tiếng tại Mỹ – trả lời kênh CNBC trong một bài phỏng vấn rằng: “Đầu tư vào bất động sản là một ý tưởng tuyệt vời nếu bạn coi đó là một kế hoạch lâu dài, thay vì chỉ là kế hoạch ngắn hạn. Bạn tốt nhất nên đặt cược vào việc đầu tư bất động sản nhà ở, bởi chúng giúp tạo ra thu nhập cho thuê quanh năm. Đảm bảo bạn thông hiểu tất cả các chi phí pháp lý liên quan và chuẩn bị sẵn sàng cho các chi phí bất ngờ“.

    Bất động sản nhà ở có thể tạo ra thu nhập quanh năm, và vì vậy, biên độ gia tăng giá trị khi mua vào – bán ra chỉ là một khía cạnh trong sự quan tâm của các nhà đầu tư. Trong tầm nhìn dài hạn, hiệu năng cho thuê là bài toán khiến nhà đầu tư phải cân nhắc nhiều hơn trước khi xuống tiền cho một dự án mà họ sẽ “đặt cược” một lần cho thu nhập nhiều năm.

    Theo các báo cáo về thị trường bất động sản năm 2019, công suất cho thuê phòng được ghi nhận mới nhất tại Đà Nẵng đạt 60%, Hà Nội 80% và TPHCM 75,6%. Những con số này có thể khiến bạn lầm tưởng, tuy nhiên, hãy làm một phép thử:

    Với gói đầu tư 30 tỷ đồng, nhà đầu tư có thể mua được một căn biệt thự có diện tích khoảng 150m2 tại khu đô thị Yên Hòa, Hà Nội, thu về mỗi năm khoảng 540 triệu đồng với giá cho thuê 70 triệu đồng/tháng, trừ 20% chi phí vận hành và OTA. Tương tự với cùng gói đầu tư, các chi phí và giá cho thuê hàng tháng, chủ sở hữu căn biệt thự có cùng diện tích tại khu đô thị Saigon Pearl, TPHCM sẽ có được lợi nhuận khoảng 510 triệu đồng/năm. Trong khi đó, nếu nhà đầu tư đem số vốn 30 tỷ đồng đổ vào thị trường bất động sản Đà Nẵng thì lợi nhuận có thể tăng ấn tượng theo cấp số nhân: mua được 3 căn biệt thự tại khu đô thị One World Regency và thu về hơn 1,2 tỷ đồng/năm.

    Dòng bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp tại Đà Nẵng mang lại cho nhà đầu tư lợi nhuận theo cấp số nhân

    Bên cạnh đó, hiện nay, giá cho thuê bất động sản tại Đà Nẵng đã tăng cao theo tốc độ phát triển của ngành du lịch, vượt qua mặt bằng giá tại Hà Nội và TPHCM. Theo khảo sát trên kênh vietnambooking.com, đối với phân khúc phòng khách sạn 5 sao dành cho 2 người ở, giá cho thuê tại Hà Nội dao động từ 2,9-8,7 triệu đồng/đêm, tại TPHCM 1,9-4,8 triệu đồng/đêm và Đà Nẵng là 3,3-12,7 triệu đồng/đêm. Do đó, bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng vẫn được xem như “con gà đẻ trứng vàng” đối với các nhà đầu tư bền bỉ.

    Khu đô thị sinh thái One World Regency – dự án đang được nhà đầu tư săn đón nhiều nhất tại Đà Nẵng

    Vượt lên trên mặt bằng chung

    Triển vọng từ thị trường bất động sản Đà Nẵng là điều mà giới đầu tư có thể dễ dàng nhìn thấy. Thậm chí, xét về định vị trong tâm trí khách hàng, Đà Nẵng không hề “lép vế” so với Hà Nội hay TPHCM. Tuy nhiên, thị trường này vẫn còn chứa đựng điểm nghẽn có thể làm hạn chế sự phát triển của ngành du lịch và đầu tư bất động sản.

    Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tổng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2019 (tính đến ngày 20/12/2019) đạt 38,02 tỷ USD, đầu tư chủ yếu vào các ngành chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản. Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với 8,3 tỷ USD, TPHCM đứng thứ 2 với 7,0 tỷ USD. Trong khi đó, vốn FDI vào Đà Nẵng chỉ mới đạt 691 triệu USD. Bài toán dành cho Đà Nẵng là, tại sao thị trường này có biên độ gia tăng giá trị tốt hơn, hiệu năng cho thuê cao hơn nhưng lượng đầu tư đổ về lại thấp hơn Hà Nội và TPHCM? Và bằng cách nào Đà Nẵng có thể vượt lên trên mặt bằng chung cả nước?

    Thực tế cho thấy, Hà Nội và TPHCM với vai trò là đầu tàu kinh tế hai miền của Việt Nam, đóng góp lần lượt 19,37% và 22,27% GDP quốc gia (số liệu năm 2019), là nơi đặt trụ sở văn phòng, khu công nghiệp hay nhà máy của hàng loạt công ty, tập đoàn lớn ở cả trong và ngoài nước. Theo đó, cũng không khó để hình dung rằng 2 thành phố này đang chứng kiến sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, giới triệu phú nước ngoài và một lượng lớn người lao động chất lượng đổ về sinh sống và làm việc. Nhu cầu và dòng vốn bất động sản luôn luôn ổn định, gia tăng, khiến cho Hà Nội và TPHCM trở thành các điểm đến đầu tư sinh lời đảm bảo.

    Đem sự phát triển của Hà Nội và TPHCM soi chiếu vào Đà Nẵng, thành phố không thể chỉ dựa vào lợi thế du lịch mà cần thiết phải có một cú hích về phát triển kinh tế nội tại. Các chính sách thúc đẩy công nghiệp, triển khai các dự án, tạo việc làm, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư đã và đang được UBND thành phố chú trọng thực hiện chính là nền tảng để nền kinh tế thành phố bước sang trang mới. Sự phát triển về kinh tế này sẽ giúp Đà Nẵng thu hút nhiều hơn những người thành đạt đổ về sinh sống, làm việc, kết hợp nghỉ dưỡng, từ đó tạo ra dòng vốn mạnh mẽ cho du lịch, bất động sản cùng các ngành kinh tế khác.

    Năm 2020 được Đà Nẵng lựa chọn là “Năm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư”

    Đà Nẵng đã có sẵn tiềm năng cùng với con đường phát triển đầy khác biệt và bền vững. Các chính sách mới để phát triển kinh tế vì vậy có thể giúp nhà đầu tư tiếp tục lạc quan rằng, biên độ gia tăng giá trị hay hiệu năng cho thuê hiệu quả tại thị trường Đà Nẵng sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Trong khi đầu tư vào thị trường Hà Nội hay TPHCM được xem là nước cờ đảm bảo cho quỹ tài chính, thì về dài hạn, bất động sản Đà Nẵng hẳn là lựa chọn tối ưu của những nhà đầu tư có tầm nhìn.

  • QUẢNG NGÃI CÓ THỂ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VỀ HƯỚNG BIỂN?

    Công cuộc tái thiết tỉnh Quảng Ngãi qua hành trình 30 năm mang đậm dấu ấn của công nghiệp. Ngày nay, bước vào giai đoạn phát triển mới, địa phương này đã và đang chuẩn bị điều gì để kết nối giá trị và kiến tạo một đô thị tương lai?

    Ngày 12/2/2020 vừa qua, Nghị viện châu Âu chính thức phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) giữa Việt Nam và EU, trong đó chú trọng các điều khoản về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư… Theo các chuyên gia kinh tế, thỏa thuận này sẽ mang lại cho nước ta cơ hội tiếp cận với thị trường 500 triệu dân, đồng thời đón đầu làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ châu Âu.

    Riêng đối với tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam, đây có thể được coi là một cuộc gặp gỡ “thiên thời”, bởi địa phương này đang bước vào giai đoạn phát triển quan trọng để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp đến năm 2030. Nhiều năm qua, Quảng Ngãi đã từng bước xây dựng tiềm lực, chuẩn bị cho sự phát triển bền vững trong thập kỷ mới.

    Mở đường bằng hạ tầng giao thông

    Nằm ngay tại vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và là mắc xích quan trọng trong các tuyến giao thông từ thành phố Đà Nẵng đi các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên, Quảng Ngãi còn sở hữu địa thế thiên nhiên vô cùng đa dạng: từ sườn Đông của dãy Trường Sơn qua đồi núi thấp xen kẽ đồng bằng, men theo dòng Trà Khúc cùng nhiều nhánh sông nhỏ, núi chạy sát bờ biển đến đảo Lý Sơn. Bởi có đủ đầy tiềm năng và sự định vị về vai trò, Quảng Ngãi nếu không vươn vai trở thành một “lực sĩ” cường thịnh về kinh tế hẳn là quá uổng phí.

    Kể từ năm 2017-2018, để cải thiện diện mạo địa phương và thúc đẩy kinh tế – xã hội, đồng thời xác định cho giao thông đi trước mở đường, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã bắt tay vào xóa “điểm nghẽn” về hạ tầng giao thông. Từ đó mà mở rộng quốc lộ 1, quốc lộ 24B, thông xe cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, hoàn thiện tuyến ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh giai đoạn 1, xây cầu Thạch Bích…

    Cầu Cửa Đại đã hợp long, mở đường ra biển

    Trên đà mở đường cho công cuộc đổi thay, năm 2019, tỉnh Quảng Ngãi đồng lòng xây dựng các công trình mang tầm nhìn dài hạn, bố trí không gian cho “giấc mơ lớn” mở rộng đô thị về phía biển. Theo đó, dự án cầu Cửa Đại nối hai bờ Trà Khúc, dài 1870m với tổng vốn đầu tư 2250 tỷ đồng, đã được tâm huyết xây dựng và chính thức hợp long vào tháng 1/2020 vừa qua. Khi cây cầu kết nối hoàn chỉnh với đập dâng sông Trà Khúc cùng tuyến đường Dung Quất – Sa Huỳnh giai đoạn 2 đang được đầu tư xây dựng, cả một vùng sông nước sẽ được sống dậy, đẩy lùi thiên tai, thắp sáng Đảo Ngọc và mở ra cơ hội hình thành các khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng ven biển đắt giá, đưa Nam Quảng Ngãi trở mình, cất cánh.

    Tăng tốc thu hút đầu tư

    Trong khát vọng vươn vai của tỉnh nhà, các tuyến đường giao thông huyết mạch đóng vai trò kết nối Quảng Ngãi với cả nước, Quảng Ngãi với quốc tế cũng đã đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa vùng đất tiềm năng này với nhà đầu tư. Ngày nay, khu kinh tế Dung Quất, khu công nghiệp Tịnh Phong, khu công nghiệp VSIP đã không còn là những cái tên đơn lẻ bởi chúng đang ngày một trở thành những điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

    Theo thống kê, năm 2019, Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư cho 46 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 51.000 tỷ đồng, tương đương 2.193 triệu USD, đạt 1.462% kế hoạch năm.

    Trong đó, Quảng Ngãi tập trung thu hút các dự án đầu tư có chất lượng về công nghiệp, logistics, hạ tầng đô thị, du lịch – dịch vụ, các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… như Khu liên hợp sản xuất Gang Thép Hòa Phát Dung Quất, nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất cùng sự đổ bộ của các tập đoàn kinh tế lớn như Vingroup, Đất Xanh Group, FLC Group… Nghị quyết số 20/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Ngãi về kế hoạch phát triển xã hội năm 2020 cũng đặt mục tiêu tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế các ngành dịch vụ gắn với Cảng nước sâu Dung Quất.

    Nhà máy lọc dầu Dung Quất

    Chỉ tính riêng năm ngoái, giá trị sản lượng công nghiệp, dịch vụ tại KTT Dung Quất và các KCN ước tính đạt 143.
    000 tỉ đồng, tăng 10,8% so với năm 2018; thu ngân sách nhà nước đạt 13.500 tỉ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 740 triệu USD, tăng 89% so với năm 2018; giải quyết việc làm cho 46.200 lao động. Trải qua 15 năm đồng hành cùng sự phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ngãi, mỗi KCN với hàng loạt nhà máy, công trường đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, kích thích tăng trưởng kinh tế và thay đổi cái nhìn của nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế về vùng đất khô cằn năm xưa.

    Thay “áo mới” cho đô thị

    Khi ý tưởng táo bạo về một “thành phố hướng biển” được tỉnh Quảng Ngãi gọi tên, đi cùng các quyết sách mạnh mẽ về cơ cấu công nghiệp trong giai đoạn phát triển mới, thì cũng là lúc người ta nhìn thấy một làn sóng di dân, lao động, định cư từ khắp nơi đổ về đây, khiến cho nhu cầu về nhà ở lẫn không gian sống, không gian văn hóa được nâng lên.

    Theo đó, năm 2017, UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt đồ án quy hoạch Khu văn hóa tâm linh Thiên Mã, đến nay xúc tiến các hạng mục cải tạo và xây mới chùa Minh Đức, xây khu tượng Phật, Thiền đường, Bảo tháp, Long Hoa Viên… Năm 2019 tiếp tục công bố xây dựng Khu du lịch biển Mỹ Khê và Công viên lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi. Được biết, các dự án điểm nhấn cho không gian đô thị ven biển này sẽ đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng và văn hóa tín ngưỡng cho cư dân của vùng núi Ấn sông Trà.

    Các hạng mục của công trình tín ngưỡng lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi
    đang dần hình thành ngay trên đỉnh núi Thiên Mã

    Như một quy luật tất yếu, nhiều khu dân cư, khu đô thị chất lượng cũng lần lượt ra đời, khoác lên một tấm áo mới đầy sống động cho diện mạo đô thị Quảng Ngãi. Trong đó, nhiều dự án được tâm huyết xây dựng bởi các tên tuổi chủ đầu tư uy tín như Maris City của Công ty CP đầu tư xây dựng dịch vụ Đông Phương, Phú Điền Residences của Công ty TNHH Phú Điền hay mới nhất là Mỹ Khê Angkora Park của Công ty CP phát triển đô thị Angkora…

    Được biết, các dự án này đều đã đi vào giai đoạn hoàn thiện hạ tầng, có cơ chế pháp lý minh bạch và thiết kế kiến trúc hiện đại, tựa vào lòng núi non, sông biển. Chúng một mặt góp phần nâng cao chất lượng sống cho cư dân, một mặt thể hiện tầm nhìn của tỉnh nhà, của chủ đầu tư trong khát khao kiến tạo một Quảng Ngãi tươi đẹp không kém cạnh các địa phương láng giềng như Đà Nẵng, Phú Yên.

    Dự án Maris City mang đến không gian sống tiện nghi, trong lành cho cư dân Quảng Ngãi

    Có một thời, người ta nhìn vào núi thẳm, sông bồi, cát trắng của Quảng Ngãi mà không dám nghĩ đến chuyện đổi thay. Thế mà, ngày hôm nay đi trên các tuyến quốc lộ, cao tốc, đáp xuống sân bay Chu Lai, vượt cầu Cửa Đại… thấy hiển hiện những mái ngói công trình ngày đêm thắp lửa, người Quảng Ngãi hẳn phải rất tự hào về chặng đường 30 năm tái lập tỉnh đầy ngoan cường đã qua. Tuy nhiên, Quảng Ngãi vẫn còn ở đó nhiều tiềm năng chưa được đánh thức, cư dân nhiều nơi vẫn còn lam lũ, và nhiều dự án đang chờ đợi để được vươn vai xứng tầm. Các chính sách và hành động mạnh mẽ của Quảng Ngãi vì thế, chính là tín hiệu đầy lạc quan để người ta tiếp tục đeo đuổi giấc mơ về một tầm vóc mới của tỉnh nhà sẽ sớm được thiết lập trong tương lai.

  • [INFOGRAPHIC] 6 CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠO ĐỘNG LỰC MỚI PHÁT TRIỂN QUẢNG NGÃI

    Với tổng vốn 38.000 tỷ đồng, 6 dự án hàng không và đường bộ sẽ gấp rút hoàn thành trong giai đoạn 2020 – 2025, hứa hẹn mở ra cơ hội lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư vào Quảng Ngãi.

  • [INFOGRAPHIC] ĐẾN 2025, BỘ MẶT QUẢNG NGÃI SẼ NHƯ THẾ NÀO?

    Hàng loạt dự án Công nghiệp – Du lịch – Đô thị sẽ được triển khai và hoàn thiện trong giai đoạn 2020 – 2025, hứa hẹn mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm đến Quảng Ngãi.

  • DỰ ÁN NÀO TẠI QUẢNG NGÃI ĐÃ HOÀN THIỆN PHÁP LÝ ĐÁNG ĐỂ ĐẦU TƯ?

    Cùng với tiềm năng của ngành công nghiệp và dịch vụ tỉnh Quảng Ngãi, giá trị bất động sản thương mại tại địa phương này đang ngày một gia tăng. Tuy nhiên, trong bối cảnh quỹ đất nội đô không còn nhiều, và nền kinh tế đang ở vào giai đoạn thử thách, nhà đầu tư buộc lòng phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi xuống tiền cho một dự án.

    Năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) của Quảng Ngãi ước đạt 55.102 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2018. Trong đó, khu vực công nghiệp – xây dựng ước đạt 29.162,9 tỷ đồng, tăng 7,3%, khu vực dịch vụ ước đạt 16.948,8 tỷ đồng, tăng 7,3%. Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng ấn tượng, ước đạt 56.016,4 tỷ đồng, tăng 9,76%  so với năm 2018.

    Nhìn vào bức tranh tổng thể của Quảng Ngãi trong làn sóng phát triển công nghiệp – dịch vụ, không khó để người ta hình dung rằng địa phương này nay mai thôi sẽ sớm trở thành một đô thị sinh động không kém cạnh Đà Nẵng, Nha Trang. Có lẽ vì thế mà từ năm 2017 đến nay, nhiều nhà đầu tư đã lặng lẽ đổ vốn vào bất động sản thương mại tại Quảng Ngãi, một mặt để kinh doanh, một mặt hưởng lợi từ tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản theo thời gian.

    Đô thị trung tâm Quảng Ngãi ngày hôm nay

    Lạc quan nhìn vào bất động sản thương mại

    Đơn cử, nếu nhà đầu tư mua một căn shophouse khoảng 100m2 tại dự án khu đô thị An Phú Sinh với giá chỉ từ 1,5 tỷ đồng vào năm 2017, thì đến nay đã có thể nhượng lại với giá 2,5 tỷ đồng. Biên độ gia tăng giá trị này cũng diễn ra tại khu đô thị Thiên Mỹ Lộc VSIP, một căn shophouse 100m2 có giá 3,5 tỷ đồng vào năm 2018, đến nay đã giúp chủ nhân thu về 4,8 tỷ đồng cùng lợi nhuận kinh doanh, cho thuê qua các năm.

    Bên cạnh đó, trong bối cảnh quỹ đất nội đô dành cho thương mại tại trung tâm thành phố Quảng Ngãi không còn nhiều và trải qua năm 2019 thanh lọc thị trường, dòng sản phẩm shophouse tại dự án Phú Điền Residences lại được nhà đầu tư vào Quảng Ngãi quan tâm hơn bao giờ hết. Được biết, 100% sản phẩm đất nền của Phú Điền Residences qua 2 đợt phân phối đều được giao dịch thành công. Đến cuối tháng 12/2019, đơn vị phân phối độc quyền – Công ty CP Viet Nam Smart City – tổ chức lễ công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho gần 300 khách hàng của dự án này.

    Phú Điền Residences – một trong các dự án được săn đón nhiều nhất tại Quảng Ngãi trong năm 2019-2020

    “Chọn mặt gửi vàng”

    Tuy nhiên, sẽ không có gì để bàn cãi nếu như thời điểm này, nền kinh tế Việt Nam nằm ngoài vòng ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trong khi nhiều doanh nghiệp và nhiều dự án bất động sản rơi vào thế điêu đứng, đỏ mắt tìm giao dịch, thì sự thật là đất nền shophouse tại Phú Điền Residences vẫn được nhà đầu tư tìm đến.

    Lý giải về mức độ tín nhiệm của nhà đầu tư đối với dự án này, trao đổi với báo Quảng Ngãi, ông Nguyễn Hữu Phin – Phó Giám đốc kinh doanh Công ty CP Viet Nam Smart City – cho biết:

    “Bối cảnh kinh tế đầu năm 2020 khiến cho thị trường bất động sản trở nên rất nhạy cảm trong mắt nhà đầu tư. Nhiều người thấy đây là rủi ro, nhiều người khác thấy đây chính là cơ hội. Và họ có xu hướng tìm kiếm các bất động sản mang tính bền vững. Dự án Phú Điền Residences hội tụ đầy đủ các yếu tố mà nhà đầu tư hiện nay quan tâm, đó là uy tín của chủ đầu tư, giá cả hợp lý, vị trí thuận lợi. Đặc biệt, dự án này đã hoàn thiện hạ tầng và sẵn sàng sang sổ cho khách hàng – điều mà không phải dự án nào tại Quảng Ngãi cũng có được”.

    Theo đó, Phú Điền Residences nằm ngay trên mặt tiền trục đường huyết mạch Nguyễn Công Phương, cách cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi 500m về phía Nam và cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi chưa đầy 1km về phía Bắc, được đầu tư xây dựng bởi Công ty TNHH Phú Điền – một tên tuổi chủ đầu tư uy tín hàng đầu tại địa phương. Tính đến cuối năm 2019, cùng với việc công chứng quyền sử dụng đất cho khách hàng, dự án này cũng đã đi vào hoàn thiện hạ tầng và tiến hành xây dựng các hạng mục về tiện ích.

    Đến nay, hạ tầng dự án Phú Điền Residences đã được hoàn thiện

    Đặc biệt, trong tháng 3/2020, Công ty CP Viet Nam Smart City sẽ chính thức cho ra mắt phân khu shophouse của dự án Phú Điền Residences sau thành công của các đợt giao dịch vừa rồi. Đây là dòng sản phẩm đang được nhiều nhà đầu tư tại Quảng Ngãi chờ đợi không chỉ bởi sở hữu các yếu tố tiên quyết để đầu tư nêu trên, mà còn được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại. Dòng shophouse này hứa hẹn sẽ mang lại một diện mạo sống động, khác biệt và tiềm năng kinh doanh, sinh lời bền vững cho cư dân của khu đô thị mới trong tương lai.

    Thiết kế shophouse tại dự án Phú Điền Residences

    Tuy nhiên, đơn vị này tiết lộ, chỉ có 10 sản phẩm shophouse của dự án Phú Điền Residences sẽ được phân phối trong đợt này. Bởi đây là dòng sản phẩm đặc biệt được tung ra vào đúng thời điểm mà nhà đầu tư phải “chọn mặt gửi vàng”, Viet Nam Smart City dành tặng 3 khách hàng giao dịch đầu tiên quyền quay số trúng thưởng, nhận tiền mặt 10-30 triệu đồng ngay tại điểm giao dịch. Theo đó, cơ hội sở hữu dòng bất động sản thương mại hiếm hoi này thực sự không dành cho số đông.

     

  • [INFOGRAPHIC] 5 YẾU TỐ CẠNH TRANH CỦA ĐẤT NỀN VEN BIỂN

    BĐS ven biển luôn là kênh sinh lời hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Song, so với căn hộ và các dòng sản phẩm mới như officetel, hometel hay condotel thì đất nền vẫn giữ ưu thế vượt trội hơn hẳn bởi nhiều yếu tố.

  • XU HƯỚNG ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN NÀO ĐANG HÌNH THÀNH TRONG MÙA DỊCH COVID-19?

    Dịch Covid-19 bùng phát giữa lúc thị trường bất động sản còn đang nỗ lực gượng dậy sau thời kỳ khó khăn của năm 2019. Đây là thời điểm quá rủi ro để đầu tư bất động sản, hay là thời điểm vàng để đón đầu cơ hội mới?

    Trong suốt lịch sử phát triển nền kinh tế của Việt Nam và thế giới, bất động sản là một lĩnh vực đặc thù mà tiến trình vận hành của nó có tính chu kỳ. Ian Formigle – Giám đốc Đầu tư của Crowd Street – trong một bài phân tích của mình đã chỉ rõ, thị trường bất động sản nhìn chung sẽ trải qua liên tiếp 4 giai đoạn: Phục hồi, Phát triển, Cung vượt cầu, và Suy thoái.

    4 giai đoạn trong chu kỳ phát triển bất động sản

    Nếu như những nhà đầu tư “ăn xổi”, “lướt sóng” ưa chọn giai đoạn phát triển, sốt giá để mua nhanh bán nhanh, thì các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn lại chọn thời điểm mà thị trường đang phục hồi trở lại sau bước suy thoái. Nắm bắt được chu kỳ phát triển của thị trường rất quan trọng, điều này quyết định mức độ thành công hay thất bại cho suất đầu tư của bạn.

    Năm 2020, giữa lúc thị trường bất động sản còn chưa kịp gượng dậy sau thời điểm suy thoái của năm 2019, dịch Covid-19 bùng phát phát khiến cả thị trường hầu như đóng băng. Nhiều người coi đây là rủi ro lớn, nhiều người lại thấy đây chính là cơ hội.

    Nắm bắt thời cơ

    Theo số liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam ghi nhận đến ngày 18/03/2020, ước tính có 300 trên tổng số 1000 sàn giao dịch bất động sản trên cả nước đã đóng cửa, 500 sàn hoạt động cầm chừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vì vậy, chỉ còn khoảng 200 doanh nghiệp bất động sản vẫn đang đứng vững hoặc duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả giữa thời điểm khó khăn của nền kinh tế.

    Dịch Covid-19 có thể nói là đã phủ một màu sắc ảm đạm lên toàn bộ thị trường bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên, những nhà đầu tư nhìn xa trông rộng vẫn nhìn thấy trong đó nhiều cơ hội đầu tư khôn khéo. Bởi trong nguy có cơ, đây cũng được xem là một phép thử giúp thanh lọc thị trường mà chỉ có những doanh nghiệp thực sự có tiềm lực về tài chính, quỹ đất và đột phá về chất lượng mới có thể ở lại.

    Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á – Thái Bình Dương cũng nhận định: “Những khó khăn hay biến động thị trường trong ngắn hạn chính là những thử thách giúp sàng lọc, tìm kiếm nhà đầu tư thật sự có năng lực quản trị tài chính cho thị trường bất động sản Việt Nam, vốn là một thị trường được đánh giá có nhiều tiềm năng và thu hút được sự quan tâm ở cả trong và ngoài nước”.

    Theo đó, dịch Covid-19 đi qua sẽ để lại một thị trường “sạch” với những tên tuổi doanh nghiệp bất động sản uy tín và những nhà đầu tư có nhu cầu dài hạn. Khi nhiều nhà đầu tư khác ưu tiên giữ tiền để phòng ngừa rủi ro, sức cầu giảm mạnh, thì những nhà đầu tư có nhu cầu thực lại bắt được thời cơ mua bất động sản với giá cả hợp lý, nhận được nhiều chính sách tốt từ các chủ đầu tư, nhà phân phối, đồng thời tránh bị ảnh hưởng bởi giới đầu cơ lướt sóng.

    Về lâu về dài, khi Việt Nam thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19, ngành du lịch cùng với bất động sản nghỉ dưỡng đều sẽ được hưởng lợi rất lớn từ vị thế của một điểm đến văn minh, thân thiện, an toàn. Chưa kể, theo một khảo sát của CBRE, các nhà đầu tư vẫn duy trì sự quan tâm đối với bất động sản, do đó, giả thuyết về sức cầu của thị trường sẽ bật lên mạnh mẽ sau thời gian dài bị dồn nén là hoàn toàn có khả năng.

    Ngoài ra, sự dịch chuyển nguồn vốn đầu tư theo chiến lược “Trung Quốc + 1” của nhiều quốc gia trên thế giới để đa dạng hóa cơ sở sản xuất, giảm thiểu rủi ro khi tập trung đầu tư vào thị trường Trung Quốc, cũng sẽ mang lại cơ hội lớn cho phân khúc bất động sản công nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế của Việt Nam.

    Khi dịch Covid-19 được kiểm soát thành công, ngành du lịch Việt Nam sẽ khởi sắc trở lại
    với vị thế của một điểm đến thân thiện

    Nhu cầu mới hình thành

    Trước tác động của dịch Covid-19 lên toàn bộ thị trường bất động sản, các chuyên gia kinh tế đều đang trông đợi một số xu hướng mới. Trong đó, báo cáo mới nhất của CBRE mô tả rằng: “Tài sản cung cấp dòng thu nhập ổn định sẽ là trọng tâm, trong khi mối quan tâm đến các tài sản thiết yếu sẽ được tăng cường cùng với sự tăng trưởng vững chắc của ngành thương mại điện tử”.

    Thay vì chạy theo giá trị hữu hình mang tính thời điểm của sản phẩm bất động sản, nhà đầu tư sẽ cân nhắc nhiều hơn các giá trị bền vững như môi trường sống xanh, lành mạnh, an toàn, không gian làm việc linh hoạt, tính năng chăm sóc sức khỏe của ngôi nhà hay tầm quan trọng của việc quản lý, vận hành dự án.

    Các chủ đầu tư muốn kích cầu bất động sản trong thời điểm hiện tại, ngoài việc hướng đến đối tượng mua nhà để ở lâu dài với các chính sách ưu đãi, thì cũng sẽ phải thay đổi cách thức mà họ cung cấp sản phẩm bất động sản đến tay khách hàng. Trong phân khúc bán lẻ, mô hình bán hàng đa kênh được thúc đẩy, các ứng dụng bán hàng mới được ra mắt để đưa thị trường phục hồi nhanh chóng và chuẩn bị cho các kịch bản suy thoái khác có thể xảy ra.

    Đặc biệt, trong khi nguồn cung bất động sản thời gian qua không còn nhiều, hàng loạt doanh nghiệp mỏi mắt ngóng chờ một động thái gỡ rối thủ tục hành chính cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại, thì dịch Covid-19 đã khiến cho quá trình tháo gỡ này tiếp tục bị đình trệ. Do đó, thủ tục pháp lý của dự án trở thành ưu tiên hàng đầu của nhà đầu tư khi quyết định xuống tiền trong thời điểm nhạy cảm như hiện nay.

    Trong bối cảnh đó, tại thị trường miền Trung, khi nhiều dự án bị “tê liệt” hoàn toàn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thì trên thực tế, một số dự án đã có đầy đủ pháp lý, hoàn thiện hạ tầng và tích hợp các tính năng hiện đại, bền vững vẫn diễn ra giao dịch như Venus Gardenia (Quảng Bình), One World Regency, Marina Complex (Đà Nẵng), Phú Điền Residences, Mỹ Khê Angkora Park (Quảng Ngãi)…

    Các dự án hướng đến giá trị bền vững sẽ được tìm kiếm nhiều hơn trong giai đoạn tới

    Dịch bệnh chỉ là ngắn hạn, nhưng các mục tiêu phát triển là bài toán cần phải được cân nhắc trong lộ trình dài hạn. Không chỉ chủ đầu tư mà cả nhà đầu tư cũng cần nhìn xa trông rộng, khôn ngoan lựa chọn chiến lược phù hợp để đảm bảo giá trị gia tăng bền vững. Giữa lúc thị trường bất động sản đang đi ngang, thách thức luôn đi kèm với cơ hội.

     

  • DỰ ĐOÁN THỊ TRƯỜNG HẬU COVID-19: CHỌN AN TOÀN HAY CHỌN CƠ HỘI?

    Những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tiếp tục tác động đến mặt bằng giá bất động sản, trong khi nhiều nhà đầu tư chọn thế “phòng ngự”, thì nhiều người khác lại có xu hướng thu gom nhà đất giá rẻ, đón đầu cơ hội sinh lời khi mùa dịch trôi qua.

    Năm 2008-2011, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra đã khiến cho thị trường bất động sản rơi vào suy thoái. Giá nhà đất thậm chí đã giảm đến 50%, và nhiều nhà đầu tư ưa mạo hiểm thời đó đều đã thu được lợi nhuận lớn vào năm 2014 khi thị trường tăng trưởng trở lại.

    Đến năm 2019, lặp lại chu kỳ, giá bất động sản bắt đầu hạ nhiệt sau sự “vỡ trận” của cơn sốt đất. Tuy nhiên, bước sang năm 2020, thị trường bất động sản mới thực sự đối mặt với khủng hoảng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tính chất nhạy cảm của thị trường sau quý I/2020 phơi bày rủi ro lớn cho các thành phần kinh tế, nhưng cũng mang lại cơ hội cho rất nhiều người để tận dụng thời cơ “bắt đáy”.

    Giá bất động sản đã giảm đến mức nào?

    Trong các báo cáo của CBRE, đơn vị này nhận định thị trường bất động sản Việt Nam đã phải hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 chỉ sau một vài tháng dịch bùng phát. Gần như toàn bộ các loại hình bất động sản từ thương mại, nghỉ dưỡng, công nghiệp đến nhà ở đều đối mặt với những thách thức lớn, doanh thu sụt giảm.

    Theo đó, dòng tiền của cả người dân và doanh nghiệp đều bị tắc nghẽn. Nhiều nhà đầu tư thứ cấp có năng lực tài chính kém đã chấp nhận bán gấp, bán tháo tài sản để tránh bị lỗ sâu và thu về quỹ “phòng ngự”. Trong khi đó, báo cáo thị trường quý I/2020 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho biết, nhiều chủ đầu tư hạn hẹp về tài chính đã có dấu hiệu tìm kiếm nhà đầu tư để chào mời, chuyển nhượng dự án theo hình thức M&A, bán cổ phần hoặc bán từng phần dự án, khiến giá bất động sản được phen “lao dốc”.

    Các chuyên gia kinh tế cho biết, giá đất tại thị trường Đà Nẵng trong mùa dịch Covid-19
    đã giảm trung bình 20-30% so với thời điểm đầu năm 2019

    Đơn cử, tại thị trường Đà Nẵng, một lô đất nền tại khu Nam Hòa Xuân vào đầu năm 2019 có giá 4 tỷ đồng đến nay chỉ còn được giao dịch với giá khoảng 2,9 tỷ đồng. Làn sóng sụt giảm giá đất thậm chí còn diễn ra với biên độ mạnh hơn, đến 40-50%, như tại khu đô thị FPT City, từ khoảng 3,6 tỷ đồng/lô nay chỉ còn khoảng 2 tỷ đồng/lô. Trong khi đó, tại các khu đô thị Phước Lý, Golden Hills, nhà đầu tư thay vì phải bỏ ra 3,6 tỷ đồng để mua một lô đất nền thời sốt giá đầu năm 2019 thì ở thời điểm này chỉ cần chi nhẹ 1,7 tỷ đồng là có thể sở hữu được.

    Như vậy, giá bất động sản chịu tác động kép của chu kỳ thị trường và dịch Covid-19 đã giảm đến 2 lần. Các chuyên gia kinh tế đều nhận định, giá bất động sản đến tháng 4/2020 đã chạm đáy và sẽ chỉ tăng chứ không có khả năng giảm thêm được nữa. Vì vậy, bất cứ nhà đầu tư nào có đủ tài chính để mua bất động sản thời điểm này cũng sẽ có được nhiều lợi thế và tiềm năng gia tăng giá trị vượt trội trong tương lai, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, thị trường phục hồi và phát triển trở lại.

    2 xu hướng săn đất nền thời giá chạm đáy

    Tỷ phú Warren Buffett – người giàu có thứ 3 thế giới chỉ sau Jeff Bezos và Bill Gates – là một nhà đầu tư nổi tiếng có khả năng thu lợi ngay cả khi nền kinh tế khủng hoảng. Năm 2008, ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới Lehnman Brothers đệ đơn xin bảo hộ phá sản, khởi đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất toàn cầu. Khi chỉ số Dow Jones giảm đến 778 điểm, mức giảm xấp xỉ 7%, 1.200 tỷ USD vốn hoá bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán Mỹ chỉ trong một ngày, người ta tìm cách bán tống bán tháo tài sản của mình, thì Warren Buffett lại thu mua chúng với mức giá rớt gần như thẳng đứng.

    Thực tế đã chứng minh cho tầm nhìn của Buffett: 10 năm sau sự sụp đổ của Lehman Brothers, chỉ số cổ phiếu của 500 doanh nghiệp sở hữu giá trị vốn hóa lớn nhất trên sàn NYSE hoặc NASDAQ (S&P 500) đã tăng đến 130%. Ông cho rằng, khủng hoảng là người bạn thân thiết của nhà đầu tư, nó cho phép chúng ta sở hữu một phần tương lai của thị trường với mức giá rẻ mạt.

    Triết lý đầu tư kinh điển của Warren Buffett mang lại cho ông những món lợi nhuận khổng lồ
    trong suốt sự nghiệp của mình

    Ngày nay, khi nền kinh tế tiếp tục rơi vào khủng hoảng và thị trường bất động sản đã tỏ rõ mức độ tổn thất, giá nhà đất giảm đến mức không thể thấp hơn, nhiều người ráo riết bán ra thì cũng có nhiều người lặng lẽ mua vào. Do đó, trên thị trường hiện nay, cũng tồn tại một loại hình giao dịch, đó là những nhà đầu tư thứ cấp chuyên đi thu gom lại sản phẩm nhà đất thời xuống giá.

    Tại các thị trường lớn, thu hút đông đảo nhà đầu tư như Đà Nẵng, Hà Nội, TPHCM, thực tế về hàng trăm doanh nghiệp đóng cửa và hàng ngàn nhà đầu tư “ăn xổi” mau chóng thoái lui khỏi thị trường, giá đất giảm với biên độ mạnh nhất, cũng đồng nghĩa với khả năng mà thị trường có thể đưa giá bất động sản trở lại đỉnh với biên độ cao nhất, thu về lợi nhuận tốt nhất. Do đó, các nhà đầu tư trung thành với thị trường lớn thường là những người có quỹ tài chính dồi dào, tập trung vào tầm nhìn dài hạn, có kinh nghiệm đầu tư những lúc thị trường đi xuống và đặc biệt ưa mạo hiểm, dám đứng trên “đỉnh sóng” để chấp nhận rủi ro lớn, đón đầu cơ hội lớn.

    Theo ghi nhận của phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam tại thị trường Đà Nẵng, một chuyên viên môi giới cho biết các sản phẩm đất nền của dự án khu đô thị One World Regency tại phía Nam thành phố vẫn tiếp tục được giao dịch trung bình 10-20 sản phẩm mỗi tuần ngay trong mùa dịch Covid-19.

    Trong khi đó, tại các thị trường tỉnh tiềm năng của miền Trung, đặc biệt là Quảng Ngãi – một địa phương đang bước vào giai đoạn phát triển kinh tế quan trọng, cũng có những nhà đầu tư đi gom đất nền giá rẻ, nhưng họ lại thích đứng trên những đỉnh sóng an toàn hơn. Bởi vì, thị trường tỉnh thường ít chịu tác động của khủng hoảng, ít xảy ra tình trạng bong bóng nhà đất, tính bền vững cao, phù hợp cho những nhà đầu tư thận trọng, đòi hỏi sự an toàn – một xu hướng đầu tư đã được định hình, theo CBRE – giữa thời điểm nhạy cảm của nền kinh tế như hiện nay.

    Đầu năm 2020, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký hàng loạt quyết định
    xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn mới

    Khảo sát các chuyên viên môi giới bất động sản tại thị trường Quảng Ngãi cũng cho thấy, các dự án sở hữu vị trí chiến lược, đã hoàn thiện hạ tầng và pháp lý như khu đô thị Nam ĐH Phạm Văn Đồng, khu dân cư An Điền Phát, Phú Điền Residences… đều đạt giao dịch ổn định khoảng 5-10 sản phẩm mỗi tuần.

    Một môi giới phân tích, nếu đầu tư vào Quảng Ngãi ở thời điểm này, nhà đầu tư vừa có thể mua được đất với mức giá rẻ giữa thời bất động sản chạm đáy, vừa có thể bắt nhịp với biên độ phát triển kinh tế lớn của tỉnh, mà tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản của nó nằm cả ở tương lai. Ngày nay, khi tác động của dịch Covid khiến cho tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, các dự án hội tụ đầy đủ các yếu tố pháp lý, hạ tầng và vị trí đắc địa chính là lựa chọn tốt nhất để đầu tư. Tuy nhiên, dù với mức giá hấp dẫn, nhà đầu tư cũng nên tránh đổ tiền vào những dự án chứa rủi ro pháp lý có thể đưa đến nhiều hệ lụy về sau.

    Khu đô thị Nam ĐH Phạm Văn Đồng – một trong các dự án tại trung tâm TP Quảng Ngãi
    đã hoàn thiện pháp lý, hạ tầng và có chính sách giá bán tốt nhất hiện nay

    Nhận định về các xu hướng săn bất động sản thời kỳ chạm đáy, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho biết: “Dòng tiền của nhà đầu tư có thể phân bổ nhiều nơi, nhiều kênh khác nhau. Nhưng, với những nhà đầu tư có kinh nghiệm ở lĩnh vực bất động sản lâu năm thì chắc chắn họ sẽ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Mặc dù cách phân bổ dòng tiền của họ sẽ theo xu hướng chắc chắn, an toàn hơn nhưng bỏ tiền vào bất động sản cũng chính là cách họ gia tăng giá trị tài sản một cách nhanh nhất”.

    Trước những tác động nặng nề của dịch Covid-19 đối với thị trường bất động sản, giá đất giảm “kịch sàn”, nhiều doanh nghiệp đã đóng cửa và nhiều nhà đầu tư đã rút lui khỏi thị trường, ngành bất động sản thực tế vẫn tiếp tục “sống”, bởi thời thế khó khăn chính là cuộc chơi của những nhà đầu tư khác biệt.

  • TÌM KIẾM CƠ HỘI ĐẦU TƯ HẬU COVID-19 TẠI QUẢNG NGÃI

    Việc mở rộng địa giới hành chính về phía Đông là phù hợp với xu thế phát triển đô thị hướng về phía biển, nâng tầm vóc mới cho Tp. Quảng Ngãi.

    Không gian phát triển xứng tầm

    Theo Nghị quyết 123/NQ-CP của Chính phủ về việc mở rộng Tp. Quảng Ngãi, sáp nhập địa giới hành chính của huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa vào Tp. Quảng Ngãi, mở rộng diện tích thành phố gấp khoảng 4 lần so với trước đó. Qua đây, đưa Tp. Quảng Ngãi trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh lớn nhất cả nước về diện tích tự nhiên và số đơn vị hành chính, đồng thời phát triển đô thị hướng biển, nâng tầm vóc mới cho thành phố.

    Biển Quảng Ngãi có tiềm năng phát triển lớn (Ảnh: Duy Sinh)

    Trong bối cảnh Tp. Quảng Ngãi không còn nhiều dư địa cho không gian phát triển, việc sáp nhập này là một bước ngoặt vô cùng quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới không chỉ của Tp. Quảng Ngãi mà còn là nguồn lực phát triển mới của “quê mía xứ đường” trong tương lai.

    Quyết định mở rộng địa giới hành chính về phía biển sẽ tạo cho Tp. Quảng Ngãi một không gian đủ lớn để phát triển không chỉ 20 – 30 năm, mà trong tương lai xa, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với các ưu thế tiềm năng phát triển, đáp ứng yêu cầu về đất đai, dân số và cơ sở hạ tầng.

    Tạo trục hành lang ven biển

    Theo Quy hoạch chung Tp. Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050, Quảng Ngãi sẽ phát triển theo mô hình đa cực, trong đó lấy sông Trà Khúc làm nền tảng chủ đạo, hướng phát triển đô thị – du lịch – dịch vụ theo hành lang ven biển.

    Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố là kiểm soát phát triển các khu chức năng để tạo không gian cảnh quan xung quanh biển Mỹ Khê; từng bước chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp sang du lịch, dịch vụ, gắn với hệ sinh thái tự nhiên, hướng tới quy hoạch thành phố biển năng động, hiện đại.

    Hiện tại, song song với việc triển khai xây dựng các dự án du lịch, khu văn hoá, vui chơi giải trí, các dự án hạ tầng giao thông động lực có vai trò kết nối thành phố về phía biển cũng đã và đang được gấp rút triển khai.

    Cầu Cửa Đại – công trình “đóng khung hoàn hảo” cho bức tranh phát triển đô thị của thành phố về phía biển

    Điển hình như cầu Cửa Đại có tổng vốn đầu tư 2.250 tỷ đồng, với chiều dài toàn tuyến là 3.700m. Điểm đầu từ bờ nam là xã Nghĩa Phú sang bờ bắc là xã Tịnh Kỳ của Tp. Quảng Ngãi. Đến nay, dự án đã hoàn thiện trên 90% khối lượng, dự kiến đưa vào sử dụng vào tháng 9 tới. Hay tuyến đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh giai đoạn IIa với tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng. Chiều dài tuyến gần 30km, đi qua địa phận xã Tịnh Hoà; Nam cầu Cửa đại – Đức chánh; Đức Chánh – Cảng Mỹ Á và KĐT Đức Phổ, dự kiến khởi công vào tháng 7/2020.

    Sau khi hoàn thiện, các tuyến đường này sẽ trở thành cửa ngõ thông suốt, góp phần hoàn chỉnh hạ tầng giao thông, đồng thời “mở đường” cho các nhà đầu tư đến “đánh thức” vùng biển đầy tiềm năng này. Từ đó, tạo động lực xây dựng một Quảng Ngãi mới xứng đáng là đô thị hạt nhân của thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.

    Kỳ vọng tâm điểm phát triển mới

    Theo các chuyên gia địa ốc, các khu đô thị, khu dân cư trước đó được quy hoạch hoặc xây dựng ven biển Mỹ Khê sẽ nhanh chóng trở thành tâm điểm của nhà đầu tư ngay trong năm 2020. Thực tế, khu này vốn đã rất được chú ý trong năm 2019, trong xu hướng dịch chuyển làn sóng đầu tư ra khu vực ven biển với hàng loạt dự án đô thị, nghỉ dưỡng quy mô như: Khu du lịch cao cấp biển Mỹ Khê, Khu nghỉ dưỡng Ánh Vân, Khu du lịch sinh thái Bãi Dừa, Khu dịch vụ Khánh Long – Mỹ Khê, khu văn hoá tâm linh Thiên Mã hay công viên trung tâm thành phố,…

    Với định hướng phát triển đô thị về phía biển của Tp. Quảng Ngãi, sức hút từ các dự án được quy hoạch ven biển được dự đoán sẽ càng tăng mạnh, đặc biệt là các dự án gần cầu Cửa đại – công trình được xem là biểu tượng du lịch mới của thành phố.

    Dự án Mỹ Khê Angkora Park nằm trên tuyến đường biển Hoàng Sa, đồng thời là điểm đầu của cầu Cửa Đại đang là tâm điểm của nhà đầu tư

    Theo khảo sát của các đơn vị môi giới bất động sản, giá đất tại khu vực ven biển Mỹ Khê giữ nhịp tăng trưởng tích cực trong suốt năm vừa qua. Trên các tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa, DT.621, giá đất nền liền kề đã tăng gấp hơn 2 lần so với thời điểm đầu năm 2019, dao động từ 30 – 50 triệu/m2, thậm chí đạt ngưỡng 80 triệu/m2 nếu có vị trí “view” biển. Riêng các dự án kết nối thuận tiện với cầu Cửa Đại có mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn, nhất là khi công trình đã sắp “về đích” càng khiến cho bất động sản tại đây trở nên đáng giá.

    Cùng với đòn bẫy kinh tế từ du lịch, dịch vụ, và đặc biệt là công nghiệp trong thời gian qua, quyết định mở rộng địa giới thành phố về hướng biển đã góp phần mang đến cho bất động sản Tp. Quảng Ngãi nguồn lực vượt trội để bước vào thời kỳ phát triển mới. Trong đó, sự xuất hiện của những nhà đầu tư uy tín cùng các dự án chất lượng sẽ là yếu tố “bảo chứng” cho sức hấp dẫn của thị trường bất động sản “núi Ấn sông Trà” trong thời gian tới.