Category: Tin thị trường

  • Fed giảm lãi suất và cơ hội cho thị trường bất động sản Việt Nam

    Việc Fed quyết định giảm lãi suất đã tạo ra những làn sóng tích cực lan tỏa đến nhiều nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.

    Đặc biệt, thị trường bất động sản trong nước được dự báo sẽ đón nhận nhiều cơ hội và thách thức mới từ động thái này.

    Cơ hội về vay vốn bất động sản

    Theo các chuyên gia, với mức độ liên quan giữa nền kinh tế Việt Nam và Mỹ, việc Fed giảm lãi suất sẽ tạo điều kiện cho NHNN Việt Nam cơ hội giảm bớt lãi suất khi áp lực tỷ giá không cao như trước.

    Nếu như vậy, chi phí vay vốn của các doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà sẽ giảm bớt. Với lãi suất vay thấp hơn, nhu cầu mua nhà và đầu tư vào bất động sản sẽ tăng lên đáng kể.

    Việc Fed giảm lãi suất được cho sẽ tạo điều kiện vay vốn cho bất động sản Việt Nam.

    Trên thực tế, lãi suất cao trong 2 năm qua đã là lý do khiến tăng trưởng tín dụng chậm lại. Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2024 có thời điểm chỉ số này giảm tới 2% trong 3 tháng đầu năm. Từ tháng 4 trở đi mới có tín hiệu tích cực, nhưng vẫn khó đạt mục tiêu tín dụng là 15%.

    Phân khúc nhà ở và công nghiệp hưởng lợi

    Các chuyên gia cho rằng, triển vọng giảm lãi suất sẽ có lợi cho các phân phúc bất động sản, nhất là phân phúc nhà ở, nhà ở xã hội dành cho người lao động có thu nhập trung bình và thấp.

    Trước hết, lãi suất hấp dẫn hơn sẽ giúp người mua nhà có khả năng tiếp cận những gói vay ưu đãi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có cơ hội giảm bớt chi phí vay vốn để thúc đẩy các dự án kiểu này.

    Bên cạnh việc kích thích nhu cầu mua nhà của người dân trong nước, việc giảm lãi suất cũng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài và đem lại cơ hội mới cho bất động sản công nghiệp. Fed giảm lãi suất có thể kích thích dòng vốn chảy sang các thị trường có nhiều tiềm năng sinh lời hơn, như Đông Nam Á và Việt Nam.

    Theo số liệu từ Tổng cục thống kê tính đến hết 31/8 vừa qua, vốn đăng ký cấp mới có 2.247 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt gần 12 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 27% về số vốn đăng ký. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,4 tỷ USD, tăng gấp 5 lần cùng kỳ và chiếm 20% tổng nguồn vốn mới.

    Nếu tính cả vốn đăng ký mới và điều chỉnh, FDI đăng ký vào bất động sản đạt 2,55 tỷ USD, cao gấp 3,7 lần cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản cũng lên tới 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần so với 8 tháng của năm ngoái và chiếm 9% tổng vốn FDI thực hiện.

    Trước khi Fed giảm lãi suất, bất động sản công nghiệp của Việt Nam đã trở nên sôi động và là điểm sáng trên toàn thị trường khi ngày càng nhiều doanh nghiệp chọn Việt Nam là cứ điểm sản xuất mới trong quá trình đa dạng hoá chuỗi cung ứng của mình.

    Từ năm 2023 tới nay, hàng loạt công ty bất động sản công nghiệp tích cực thâu tóm quỹ đất để phát triển thêm dự án. Không những vậy, nhiều ông lớn trong các lĩnh vực nhà ở thương mại cũng lấn sân sang thị trường này, cho thấy mức độ hấp dẫn và triển vọng lợi nhuận của phân khúc này.

    Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Trương An Dương – Giám đốc khối bất động sản nhà ở Frasers Property Vietnam cho biết, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, qua đó giúp thị trường bất động sản khu công nghiệp sôi động hơn.

    Ngoài lợi thế về môi trường chính trị ổn định của Việt Nam, chiến lược tái cơ cấu chuỗi cung ứng (China + 1) khiến Việt Nam trở thành điểm đến công nghiệp thu hút đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài để xây nhà xưởng. Cùng với đó, lực lượng tay nghề cao cũng là một thế mạnh khiến các nhà đầu tư chú ý. Với lợi thế nhân công rẻ và dồi dào, ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất có quy mô quốc tế bày tỏ mong muốn đặt nhà máy tại Việt Nam.

    “Tôi cho đây là tiềm năng để ngành bất động sản khu công nghiệp toả sáng. Đặc biệt là khi ba bộ Luật chính thức có hiệu lực sẽ giúp tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến pháp lý, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển minh bạch, lành mạnh và bền vững”, ông Dương chia sẻ.

  • Đánh thức tiềm năng du lịch mùa đông của Đà Nẵng

    Những tháng cuối năm được xem là mùa của khách du lịch quốc tế, do đó ngành du lịch, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố không ngừng nỗ lực đổi mới để “kéo” khách đến Đà Nẵng.

    Khách quốc tế vượt chỉ tiêu đề ra

    Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Cao Trí Dũng, mục tiêu của ngành du lịch thành phố trong năm 2024 là đón được khoảng 8,42 triệu lượt khách, riêng khách quốc tế là 2,5 triệu lượt.

    Tính đến hết tháng 8-2024, tổng lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt khoảng 7,8 triệu lượt, tăng 33,4% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, khách quốc tế ước khoảng 2,8 triệu lượt (tăng 30%) so với cùng kỳ, khách nội địa ước đạt 5 triệu lượt, tăng 35,5% so với cùng kỳ. Hiện, Đà Nẵng đã vượt xa các chỉ tiêu đề ra.

    Đây chính là điểm sáng của du lịch thành phố  vì du lịch của Đà Nẵng có sự phân chia mùa cao điểm và thấp điểm rõ rệt; từ tháng 9 trở đi có thể xem là mùa thấp điểm. Trong thời gian này, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn rất chủ động trong việc tạo sức hút, thu hút khách bằng cách xây dựng sản phẩm, tham gia các hoạt động xúc tiến, tổ chức các sự kiện, bảo hành, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, sàng lọc nhân sự, đào tạo…

    Để đạt được mục tiêu đề ra, ngay từ sớm, ngành du lịch thành phố và các doanh nghiệp đã có các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể. Các doanh nghiệp còn chủ động trong việc dự báo thị trường và phục vụ các nguồn khách. Trong tháng 9, Đà Nẵng vẫn có đông khách từ các thị trường Đông Bắc Á như khách Hàn Quốc có kỳ nghỉ Trung thu, Nhật Bản có tuần lễ vàng, khách Trung Quốc có kỳ nghỉ lễ Quốc khánh.

    Các thị trường khách xa hơn như Âu, Úc, Mỹ thường bắt đầu cao điểm từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Đặc thù của các thị trường khách này có độ nhạy cao, thường thích đi trải nghiệm khám phá theo tài nguyên, văn hóa địa phương, làng quê… Hiện nay tín hiệu khách từ các thị trường Âu, Úc đến Đà Nẵng rất tốt.

    Thông tin từ Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng, trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng lượt khách Úc lưu trú tại Đà Nẵng đạt 71.445 lượt, chiếm gần 2,4% tổng lượt khách quốc tế đến Đà Nẵng. Ông Cao Trí Dũng cho biết thêm, Đà Nẵng đang tập trung khai thác rất sâu thị trường này, thông qua các chuyến xúc tiến, quảng bá hợp tác liên tục được triển khai. Dự báo những tháng cuối năm thị trường khách Úc đến Đà Nẵng sẽ tăng mạnh.

    Chiến lược phù hợp

    Đại diện các doanh nghiệp lữ hành đánh giá, Đà Nẵng có hệ sinh thái du lịch đa dạng, tài nguyên phong phú. Do đó, tùy vào thời điểm ngành du lịch thành phố, hiệp hội, các doanh nghiệp sẽ có các chiến lược thu hút khách khác nhau cho phù hợp, hướng đến sự bền vững về cơ cấu nguồn khách, làm mới, xây dựng các sản phẩm theo chiều sâu thích hợp với thị hiếu của từng thị trường khách…

    Ông Nguyễn Như Nam, Giám đốc Điều hành Quỹ xúc tiến du lịch thành phố chia sẻ, để thu hút khách đến Đà Nẵng những tháng cuối năm, Quỹ xúc tiến du lịch thành phố tổ chức các chuyến xúc tiến, kết nối tới các doanh nghiệp quốc tế tại thị trường Malaysia.

    Từ nay đến cuối năm thành phố dự kiến sẽ có một số đường bay mới từ Malaysia, Ấn Độ được đưa vào khai thác. Điều này sẽ góp phần bổ sung thêm nguồn khách đến Đà Nẵng trong mùa thấp điểm, đây cũng là điểm sáng của ngành du lịch thành phố trong những tháng cuối năm. Cùng với việc thu hút các thị trường khách, việc xây dựng sản phẩm cũng được các doanh nghiệp chuẩn bị hết sức nhộn nhịp để làm mới, tăng sức hấp dẫn cho khách.

    Theo ông Hồ Thanh Tú, Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Phiêu lưu Việt (Vietadventure), ngoài việc thu hút khách, những tháng cuối năm, các doanh nghiệp lữ hành tập trung khai thác các thị trường khách MICE (khách du lịch kết hợp sự kiện, hội thảo, hội nghị, khen thưởng).

    Với các chính sách ưu đãi dành cho dòng khách này cùng cơ sở hạ tầng cũng là một lợi thế của Đà Nẵng đón các đoàn khách MICE lớn. Có một số hoạt động để thu hút khách, nổi bật trong đó là “Ngày hội Du lịch Đà Nẵng” dự kiến diễn ra từ ngày 17 đến 20-10.

    Trước đây, sự kiện này do Hội Lữ hành Đà Nẵng tổ chức nhưng từ năm nay sự kiện này được nâng tầm, do Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng tổ chức với sự đồng hành tham gia của 4 chi hội gồm: Chi hội Lữ hành, Chi hội Khách sạn, Hội Vận chuyển và Chi hội Hướng dẫn viên.

    Sự kiện dự kiến có sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 120 doanh nghiệp lữ hành trong cả nước và khoảng 400 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch. Đây sẽ là dịp để quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng, giới thiệu các sản phẩm du lịch mới của doanh nghiệp cũng như kết nối, thu hút khách từ các thị trường quốc tế đến Đà Nẵng trong những tháng cuối năm cũng như triển khai một số chương trình sản phẩm dành cho mùa khách nội địa 2025.

    Ông Hồ Thanh Tú chia sẻ: “Với sự nỗ lực kết nối, xây dựng, làm mới các sản phẩm du lịch đến từ các doanh nghiệp, khu điểm du lịch theo hướng bền vững, chúng tôi tin rằng Đà Nẵng vẫn là điểm đến được các thị trường khách quốc tế lựa chọn trong những tháng cuối năm”.

    Mời xem thêm tại: Đà Nẵng hội tụ nhiều lợi thế để xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

  • Trương ương đồng ý chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao 350 km/h Bắc – Nam

    Dự án đường sắt tốc độ cao 350 km/h Bắc – Nam dự kiến trình Quốc hội xem xét, quyết định thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 8, khai mạc tháng 10 tới.

    Thông báo phát đi từ Văn phòng Trung ương Đảng cho hay thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18 đến ngày 20-9.

    rung ương đã cho ý kiến về chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

    Một trong những nội dung đáng chú ý, Trung ương đã cho ý kiến về chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Theo đó, Trung ương nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm đầu tư Dự án để hiện thực hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị và triển khai các quy hoạch; tăng cường kết nối vùng, miền, các cực tăng trưởng, tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển kinh tế mới.

    Dự án cũng nhằm bảo đảm nhu cầu vận tải trên hành lang Bắc – Nam, là hành lang vận tải lớn nhất cả nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội gắn với quốc phòng, an ninh.

    “Ban Chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao (350 km/h) trên trục Bắc – Nam” – thông báo nêu.

    Theo đó, Trung ương giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Đảng Đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định thông qua chủ trương, một số cơ chế, chính sách đặc thù để huy động nguồn lực, thủ tục đầu tư Dự án.

  • Đà Nẵng hội tụ nhiều lợi thế để xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

    Đà Nẵng, thành phố năng động ven biển, đang vươn lên với mục tiêu đầy tham vọng trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế (TTTCQT) vào năm 2030. Đây không chỉ là kế hoạch phát triển dài hạn mà còn là cơ hội để Đà Nẵng khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh tế toàn cầu, góp phần vào sự phát triển chung của Việt Nam.

    Vị trí chiến lược của Đà Nẵng

    Với vị trí địa lý lý tưởng, nằm tại trung tâm trục Bắc – Nam của Việt Nam, Đà Nẵng là điểm trung chuyển quan trọng kết nối cả nước. Thành phố này còn nằm ở vị trí cuối của Hành lang Kinh tế Đông Tây, nối liền Myanmar, Thái Lan, Lào, và Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, giao thương quốc tế. Sở hữu bờ biển dài cùng hệ thống giao thông đa dạng (đường bộ, đường sắt, đường biển, và đường không), Đà Nẵng được đánh giá là một trong những thành phố có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất trong khu vực Đông Nam Á.

    Đà Nẵng nằm tại vị trí cuối của hành lang kinh tế Đông Tây
    Đà Nẵng nằm tại vị trí cuối của hành lang kinh tế Đông Tây

    Với vai trò cửa ngõ biển phía Đông và sự phát triển của cảng Tiên Sa cùng dự án cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng sẽ không chỉ đóng vai trò đầu tàu trong lĩnh vực logistics mà còn trong dịch vụ cảng biển quốc tế. Những bước phát triển này không chỉ phục vụ khu vực Đông Dương mà còn đáp ứng nhu cầu của cả ASEAN và các đối tác quốc tế.

    Cơ sở hạ tầng – Nền tảng phát triển

    Để đạt được mục tiêu trở thành TTTCQT, Đà Nẵng đang tập trung đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng. Sân bay Quốc tế Đà Nẵng đã và đang được mở rộng với kế hoạch xây dựng nhà ga T3, nhằm tăng công suất phục vụ khách quốc tế lên đến 20 triệu lượt mỗi năm. Bên cạnh đó, các khu đô thị mới, dịch vụ thương mại và giải trí cao cấp cũng đang được hình thành, nhằm tạo ra sự đổi mới trong diện mạo đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân.

    Định hướng trung tâm đô thị Đà Nẵng
    Định hướng trung tâm đô thị Đà Nẵng

    Việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng gắn liền với kế hoạch quy hoạch tổng thể đến năm 2030, với trọng tâm là xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính và trung tâm kinh tế biển của ASEAN. Những chiến lược phát triển đô thị thông minh, dịch vụ cao cấp, và công nghệ hiện đại đang đóng vai trò quan trọng trong hành trình này.

    Tài chính kết hợp du lịch – Đòn bẩy phát triển

    Sự kết hợp giữa tài chính và du lịch đang được xem là đòn bẩy chiến lược giúp Đà Nẵng thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Thành phố sở hữu những lợi thế du lịch nổi bật như các bãi biển đẹp, hệ thống nghỉ dưỡng cao cấp và danh tiếng “Bãi biển quyến rũ nhất hành tinh”. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để Đà Nẵng phát triển mô hình du lịch kết hợp tài chính, đặc biệt là du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị và sự kiện).

    Hệ thống khách sạn, nghỉ dưỡng và trung tâm hội nghị cao cấp đang được mở rộng, giúp Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn cho giới doanh nhân và những sự kiện quốc tế lớn. Các nhà đầu tư từ Mỹ và Singapore đã bắt đầu chú ý đến tiềm năng phát triển du lịch kết hợp tài chính tại thành phố này. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản cao cấp, nhằm đáp ứng cơn khát về lưu trú hạng sang cho giới chuyên gia, nhà kinh doanh hàng đầu. Nổi bật như các dự án căn hộ bờ Đông – Tây sông Hàn và các dự án bám sát ven biển đang tạo ra một làn sóng đầu tư mới, hứa hẹn nâng tầm trải nghiệm sống tại Đà Nẵng.

    Các dự án căn hộ hạng sang đôi bờ sông Hàn đáp ứng cơn khát lưu trú cho giới chuyên gia, kinh doanh

    Fintech – Tương lai của Đà Nẵng

    Bên cạnh tài chính truyền thống, lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) đang là xu hướng toàn cầu mà Đà Nẵng không thể bỏ qua. Với định hướng phát triển đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 43/NQ-TW của Bộ Chính trị, Đà Nẵng đang tập trung phát triển Fintech để bắt kịp xu thế toàn cầu.

    Thành phố có số lượng doanh nghiệp công nghệ thông tin chỉ đứng sau TP.HCM, với cơ sở hạ tầng công nghệ ngày càng hiện đại. Đặc biệt, mục tiêu phủ sóng 5G toàn thành phố vào năm 2030 sẽ là nền tảng thu hút các tập đoàn công nghệ và các doanh nghiệp Fintech lớn. Điều này không chỉ giúp Đà Nẵng đi tắt đón đầu mà còn tạo cơ hội để thành phố cạnh tranh với các TTTCQT sẵn có trong khu vực.

    Tầm nhìn 2045 – Đà Nẵng trở thành Thành phố quốc tế

    Hướng tới năm 2045, Đà Nẵng kỳ vọng không chỉ trở thành trung tâm tài chính mà còn là thành phố quốc tế – một nơi giao thoa văn hóa, tài chính và kinh tế, mang lại chất lượng sống đẳng cấp cho cư dân và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư toàn cầu. Thành phố này cũng hướng tới mục tiêu trở thành điểm đến phong cách sống toàn cầu, thu hút các doanh nhân, nhà đầu tư và du khách từ khắp nơi trên thế giới.

    Mô hình siêu dự án trung tâm tài chính tại Đà Nẵng do Tập đoàn IPPC đề xuất. Nguồn: IPPC

    Việc xây dựng Đà Nẵng trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế không chỉ là mục tiêu chiến lược của thành phố mà còn là bước đi chiến lược của Việt Nam trong việc khẳng định vị thế trên bản đồ tài chính toàn cầu. Những nỗ lực không ngừng của thành phố trong việc phát triển hạ tầng, công nghệ, và nguồn nhân lực sẽ là nền tảng vững chắc cho sự thành công trong tương lai. Với những bước đi vững chắc, Đà Nẵng đang dần khẳng định mình là một đầu tàu kinh tế không chỉ của Việt Nam mà còn của cả khu vực ASEAN.

    Mời xem thêm: Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ có 2 thành phố trực thuộc Trung ương giáp ranh nhau

  • Ba tầng hầm đỗ xe thông minh tại Peninsula Da Nang có gì đặc biệt?

    Peninsula Da Nang vốn được biết đến với những thiết kế hiện đại, thông minh bậc nhất,  tọa lạc tại vị trí sở hữu 4 mặt tiền đường Lê Văn Duyệt, Hồ Hán Thương, Bùi Dương Lịch và Nại Hưng 1, trực diện công viên bờ sông Hàn, đối diện trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng. Trong đó không thể bỏ qua 3 hầm đỗ xe thông minh tại đây. Hãy cùng Viet Nam Smart City khám phá cụ thể hơn những điểm đặc biệt của 3 hầm để xe của Peninsula Da Nang qua bài viết bên dưới đây!

    Ba hầm đỗ xe được áp dụng công nghệ thông minh bậc nhất  

    Trở về nhà sau những giờ căng thẳng làm việc, cư dân lại phải đau đầu đối mặt với với “trận chiến” tìm điểm đỗ xe gần nhà, đảm bảo an toàn cho xe của mình. Tuy nhiên, chỗ đậu ô tô tại các dự án chung cư luôn là một bài toán khó. Nhiều cư dân rơi vào tình trạng thiếu chỗ để xe, phải để xe ở xa nhà ở, ngoài lòng đường hay tại bãi đỗ ngoài trời có chi phí cao.

    Nắm bắt được vấn đề và mong muốn của cư dân, chủ đầu tư dự án  đã thiết lập 03 hầm để xe kỹ thuật thông minh, hiện đại duy nhất tại Peninsula Da Nang. Hầm để xe nơi đây có những điểm đặc biệt như:

    • Diện tích lớn, đảm bảo đủ sức chứa: Hệ thống hai tầng hầm đậu xe xuyên nội khu được xây dựng với quy mô rộng 19.000m2, xóa tan mọi nỗi lo về khu vực đỗ xe của cư dân với mức chi phí hợp lý.
    • Tiết kiệm tối đa thời gian và công sức đi lại: Hầm để xe được đặt ngay tại dưới chân tòa Peninsula Da Nang, cư dân chỉ cần bấm nút thang máy là có thể dễ dàng xuống lấy xe, đặc biệt yên tâm vào những ngày thời tiết không thuận lợi.
    • Hệ thống quản lý thông minh, an ninh đa lớp: Hầm để ô tô được trang bị thêm hệ thống quản lý tự động và đèn báo giúp cư dân tìm được vị trí còn trống gần nhất. Kết hợp với đó là hệ thống an ninh đa lớp cùng đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp, phục vụ suốt ngày đêm, nhằm đảm bảo an toàn cho xe của bạn.

    Với 03 hầm để xe thông minh, cuộc sống của cư dân tại Peninsula Da Nang được nâng tầm, chăm chút hơn, giúp cư dân tiết kiệm thời gian, an tâm thảnh thơi tận hưởng những khoảnh khắc bên gia đình.

    Một số hình ảnh phối cảnh hầm đỗ xe thông minh với hơn 700 điểm đỗ tại Peninsula Da Nang:

    Mời xem thêm: Peninsula Da Nang: Định nghĩa về chung cư cao cấp có đang được hiểu đúng?

  • Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ có 2 thành phố trực thuộc Trung ương giáp ranh nhau

    Ngoài ra, Văn phòng Chính phủ mới đây có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình về xác định địa giới hành chính giữa 2 địa phương này.

    Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 13 thành phố trực thuộc Trung ương.

    Cụ thể, Quy hoạch chỉ rõ, Việt Nam có 5 đô thị trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại đặc biệt), Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).

    8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).

    Như vậy, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế sẽ là 2 thành phố trực thuộc Trung ương liền kề nhau đầu tiên của Việt Nam.

    Mới đây, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình về xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng.

    Trên cơ sở đề xuất của Bộ Nội vụ, ý kiến của các đại biểu, Hội đồng thẩm định thống nhất với đề xuất của Bộ Nội vụ xác định địa giới đơn vị hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng theo hướng: Tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý khu vực Bắc núi Hải Vân, TP Đà Nẵng quản lý hòn Sơn Chà và khu vực Nam núi Hải Vân.

    Ngày 16/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, khóa IX Quốc hội đã quyết định thành lập thành phố Đà Nẵng là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1997.

    Với sự phát triển không ngừng, Đà Nẵng đã và đang đóng vai trò là hạt nhân quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Đà Nẵng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, thương mại, quân sự và quốc phòng, là một trung tâm du lịch của cả nước, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đầu mối giao thông quan trọng.

    Theo Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, mục tiêu đến năm 2030 xây dựng TP. Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế – xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistic, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ…

    Kinh tế đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,5-10%/năm và phấn đấu đạt 12%/năm. GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt khoảng 8.000-8.500 USD, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 90%.

    Theo Quy hoạch, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, địa phương này sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sớm nhất trong 8 tỉnh. Sau khi thành lập, TP. Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (2 quận, 3 thị xã và 4 huyện), 133 đơn vị hành chính cấp xã (78 xã, 48 phường và 7 thị trấn); giảm 8 đơn vị hành chính cấp xã.

    Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu trở thành đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn cả nước về khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước…

    Ngày 10/9, Văn phòng UBND tỉnh Thừa  Thiên – Huế cho biết tại Hội nghị thẩm định Đề án thành lập TP. Huế trực thuộc trung ương, với 17/17 phiếu đồng ý đã thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền thành lập TP Huế trực thuộc trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên – Huế.

    Hội nghị được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 9/9, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Đề án thành lập TP Huế trực thuộc trung ương.

    Hội nghị thống nhất tên gọi “TP Huế” phù hợp với lịch sử, truyền thống văn hóa của địa phương và được đại đa số cử tri đồng thuận, đạt tỉ lệ 98,67%.

  • Tổng thu từ du lịch của Đà Nẵng dịp lễ 2.9 ước đạt 1.200 tỷ đồng

    Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 đã chứng kiến sự bùng nổ ấn tượng về lượng khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng. Tổng thu từ du lịch trong dịp lễ này đạt hơn 1.200 tỷ đồng, tăng 33,8% so với năm 2023.

    Công suất phòng khách sạn đạt 95%

    Những ngày qua, các điểm du lịch nổi tiếng tại thành phố Đà Nẵng luôn đông đúc du khách. Bãi biển Mỹ Khê, một trong những bãi biển đẹp nhất của thành phố, đã chứng kiến lượng khách rất lớn.

    Tại Ngũ Hành Sơn, lượng khách kéo dài từ chân lên đến các đỉnh núi đã tạo nên một cảnh tượng ấn tượng. Du khách thích thú khi chiêm ngưỡng các ngôi chùa cổ kính và các tác phẩm điêu khắc tinh xảo.

    Trong khi đó, không thể không nhắc đến cầu Vàng nổi tiếng tại Bà Nà Hills. Cây cầu này tiếp tục thu hút đông đảo du khách với thiết kế độc đáo và vẻ đẹp ấn tượng. Cảnh tượng du khách xếp hàng dài để chụp những bức ảnh lưu niệm tại đây đã trở nên quen thuộc trong các kỳ nghỉ lễ.

    Các khu chợ đêm và trung tâm mua sắm cũng đã trở nên bận rộn hơn bình thường.

    Sự đông đúc và tấp nập của lượng khách không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng mà còn thể hiện sự chuẩn bị chu đáo của ngành du lịch địa phương. Các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và phương tiện vận chuyển đều hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu của du khách.

    Bà Lê Thị Bích Hương, Giám đốc Truyền thông & Marketing của khu du lịch Công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài, cho biết, khu du lịch đã đón gần 30.000 lượt khách trong 4 ngày nghỉ lễ.

    Đặc biệt, dịch vụ lưu trú tại khách sạn Ebisu Onsen Resort tại đây gần như kín phòng, với công suất đạt khoảng 98-100%. Hạng mục lều trại mới cũng thu hút sự quan tâm lớn và đã kín lều suốt kỳ nghỉ lễ. Khu du lịch còn tổ chức các sự kiện như show diễn Kỳ quan chim muông và Show golden monkey để mang đến cho du khách những trải nghiệm mới.

    Tương tự, ông Phùng Đình Mãi, Trưởng phòng Truyền thông tổ hợp nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí Da Nang Mikazuki Japanese Resorts & Spa, cho biết Công viên nước đã đón hơn 12 nghìn lượt khách trong 4 ngày nghỉ lễ.

    Tại khách sạn ở đây, công suất phòng đạt trung bình 92%, với đỉnh điểm là ngày 1 và 2/9 đạt hơn 95%. Khu nghỉ dưỡng đã tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn như múa lửa, ảo thuật, show ca nhạc, bốc thăm trúng thưởng và pháo hoa chào mừng để tạo thêm sự hấp dẫn cho du khách.

    Đón hơn 300.000 lượt khách trong 4 ngày

    Trong khi đó, đại diện Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho hay, tổng lượng khách tham quan và du lịch trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày (từ 31/8 đến 3/9) đạt gần 308.000 lượt, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách nội địa chiếm khoảng 217.000 lượt (tăng 23,8%), trong khi khách quốc tế đạt khoảng 91.000 lượt (tăng 15,3%). Tổng thu từ du lịch trong dịp lễ này đạt hơn 1.200 tỷ đồng, tăng 33,8% so với năm 2023.

    Tổng số chuyến bay đến thành phố Đà Nẵng trong dịp lễ ước đạt 479 chuyến, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, với 202 chuyến bay quốc tế (tăng 10%) và 277 chuyến bay nội địa (tăng 7%).

    Đặc biệt, lượng khách đến thành phố Đà Nẵng bằng đường sắt đạt khoảng 10.678 lượt, tăng mạnh 42,43% so với năm trước, cho thấy sự gia tăng của phương tiện tự túc từ các địa phương lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

    Tổng khách lưu trú tại các cơ sở du lịch trong dịp lễ đạt khoảng 89.290 lượt, tăng 18,2% so với năm trước. Công suất phòng bình quân đạt khoảng 50-55%, với khách lưu trú tập trung chủ yếu tại các cơ sở ven biển và khách sạn 4-5 sao ở trung tâm thành phố. Công suất của các cơ sở lưu trú 4-5 sao đạt khoảng 55-65%, trong khi các cơ sở từ 3 sao trở xuống đạt 35-45%.

    Lượng khách du lịch đường sông trong 4 ngày nghỉ lễ đạt khoảng 11.980 lượt, tăng 17% so với năm trước.

    Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay đã thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ và sức hút lớn của Đà Nẵng trong ngành du lịch. Thành phố biển này tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn, mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ và trọn vẹn.

  • Thành phố Đồng Hới trên hành trình trở thành điểm đến thu hút mọi du khách

    Từng là một thị xã nhỏ với xuất phát điểm thấp, trải qua 20 năm, Đồng Hới đã có sự chuyển mình đáng kinh ngạc. Không chỉ phát triển về hạ tầng đô thị, nơi đây còn thu hút các nhà đầu tư lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đưa Đồng Hới trở thành một điểm đến toàn cầu đầy tiềm năng.

    Đồng Hới – từ đô thị địa phương đến thành phố hiện đại

    Một trong những yếu tố quan trọng giúp Đồng Hới vươn tầm quốc tế chính là sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng. Chính quyền địa phương đã đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều công trình giao thông quan trọng như sân bay Đồng Hới, cảng biển, các tuyến đường cao tốc kết nối với các tỉnh lân cận… nhờ vậy dễ dàng tiếp cận với các khu vực và các quốc gia lân cận.

    Đồng Hới được biết đến là thành phố với bề dày văn hóa và di sản lịch sử như Quảng Bình Quan, chùa Đại Giác và các làng nghề truyền thống. Đây còn là cửa ngõ đến Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, một trong những di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận.Việc phát triển các chương trình khám phá hang động kỳ vĩ như Sơn Đoòng, Phong Nha – Kẻ Bàng đã thu hút hàng triệu du khách quốc tế mỗi năm, góp phần nâng tầm thương hiệu du lịch của Đồng Hới trên bản đồ thế giới.

    Các chương trình nghệ thuật quy mô lớn, diễn ra thường xuyên đưa Đồng Hới trở thành điểm đến hàng đầu của những hoạt động văn hóa – giải trí đặc sắc.

    ùng với đó, Đồng Hới còn chú trọng phát triển các khu đô thị mới như khu đô thị Regal Legend, khu đô thị phường Phú Hải…với những tiện ích hiện đại, đạt chuẩn quốc tế. Các khu đô thị này không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương mà còn thu hút một lượng lớn khách du lịch và nhà đầu tư từ khắp nơi đổ về.

    Đặc biệt, việc thu hút các nhà đầu tư lớn từ những năm 2020 đã tạo cú hích mạnh, mở ra cơ hội để Đồng Hới học hỏi và áp dụng những mô hình BĐS tiên tiến cùng chiến lược phát triển điểm đến từ các quốc gia hàng đầu.

    Điều này không chỉ giúp Đồng Hới đúc kết được những bài học quý giá mà còn xây dựng một chiến lược phát triển bền vững và dài hạn. Nhờ đó, Đồng Hới đã xác định rõ các mũi nhọn phát triển như kinh tế đêm sôi động, tăng cường trải nghiệm hệ thống hang động, phát triển các chương trình biểu diễn độc đáo, quy mô lớn…

    Regal Legend – mảnh ghép nâng tầm vị thế Đồng Hới trên trường quốc tế

    Thành phố đã chứng kiến sự bùng nổ của các khu nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn 5 sao, cùng các biệt thự và căn hộ cho thuê đạt chuẩn quốc tế. Song song với đó, sự đầu tư mạnh mẽ vào kinh tế đêm, quy hoạch đồng bộ các tiện ích bãi biển và các khu phố đi bộ đặc sắc đã tạo nên diện mạo mới cho Đồng Hới.

    Những dự án này không chỉ giải quyết hiệu quả vấn đề thiếu hụt phòng nghỉ chất lượng cao và điểm vui chơi giải trí về đêm, mà còn mang đến cho du khách một trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp, giúp giải tỏa mọi căng thẳng và tận hưởng kỳ nghỉ tuyệt vời.

    Với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch cao cấp, Đồng Hới đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch quốc tế có mức chi tiêu cao. Điều này không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế mà còn nâng tầm vị thế của Đồng Hới trên trường quốc tế.

    Các chương trình nghệ thuật đặc sắc trong chuỗi các nhịp đập giải trí mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm nghệ thuật đỉnh cao đến từ các nền văn hóa trên khắp thế giới.

    Tại Đồng Hới, Regal Group tiên phong mang đến với siêu đô thị biển Regal Legend từ năm 2022. Chỉ sau 2,5 năm, Regal Legend đã trải qua sự thay đổi ngoạn mục, biến nơi đây từ một vùng đất hoang sơ thành một biểu tượng đẳng cấp với những sản phẩm nhà ở đạt chuẩn quốc tế, cùng hệ thống tiện ích xa hoa.

    Không dừng lại ở đó, Regal Legend còn là tâm điểm của hàng loạt lễ hội bốn mùa sôi động, từ lễ hội chào năm mới, chuỗi các nhịp đập giải trí, lễ hội âm nhạc, ẩm thực, pháo hoa nghệ thuật đến lễ hội té nước, lễ hội mô tô…mang đến những trải nghiệm sống động và đa sắc màu cho cư dân và du khách.

    Lễ hội té nước tiên phong xuất hiện tại Đồng Hới thu hút hơn 100.000 người dân và du khách tham gia.

    Thời gian tới, chủ đầu tư tiếp tục khai trương hàng loạt tiện ích đẳng cấp phục vụ miễn phí cho cư dân và ưu đãi hấp dẫn cho người dân địa phương như trung tâm thương mại Regal Mall, khu thể thao – câu lạc bộ trẻ em Regal Kids & Gym, chuỗi lưu trú Icity – Marriott Bonvoy, chuỗi nhà hàng, thương hiệu pizza, các quán bar xuyên đêm, siêu thị 24/7…

    Mời xem thêm: Loạt dự án mới ở Quảng Bình được chấp thuận chủ trương đầu tư

  • Loạt dự án mới ở Quảng Bình được chấp thuận chủ trương đầu tư

    Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình đã chấp thuận chủ trương đầu tư nhiều dự án bất động sản mới.

    heo đó, UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Sân golf Vĩnh Hưng tại xã Trung Trạch và xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch.

    Dự án Sân golf Vĩnh Hưng do Công ty TNHH sân golf Vĩnh Hưng làm chủ đầu đầu tư. Dự án có diện tích 177,7 ha, với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.

    Mục tiêu dự án nhằm đầu tư xây dựng sân golf 36 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế và các hạng mục phụ trợ đáp ứng nhu cầu tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí của người dân, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

    Tương tự, UBND tỉnh Quảng Bình đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị phía Tây Bắc đường 27m, phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới. Dự án này có diện tích sử dụng đất khoảng 80.058 m2, với tổng vốn đầu tư 405 tỷ đồng.

    Chưa hết, UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã chấp thuận chủ trương đầu tư loạt dự án khác như: Khu đô thị phương Bắc có diện tích sử dụng đất khoảng 177.000 m2, với tổng vốn đầu tư 560 tỷ đồng; Khu đô thị phía Tây đường Lý Nam Đế có diện tích hơn 95.000 m2, tổng vốn đầu tư 780 tỷ đồng; Khu dân cư nông thôn mới Hải Ninh (huyện Quảng Ninh) có diện tích hơn 119.000 m2, tổng vốn đầu tư 860 tỷ đồng;…

    Mời xem thêm: Quảng Bình là “miền đất hứa” của bất động sản nghỉ dưỡng hạng sang

  • Quảng Bình bắn pháo hoa dịp lễ Quốc khánh 2.9 tại khu đô thị Regal Legend

    Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 để phục vụ nhân dân và khách du lịch, Quảng Bình sẽ có chương trình bắn pháo hoa tại khu đô thị Bảo Ninh 1 (Regal Legend) ở thành phố Đồng Hới.

    Theo đại diện Sở Du lịch Quảng Bình, địa phương đã chuẩn bị các chương trình, hoạt động, sẵn sàng đón người dân, du khách đến với địa phương trong mùa du lịch dịp lễ Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 2/9.

    Theo đó, trong dịp lễ Quốc Khánh 2/9 năm nay, theo Sở Du lịch Quảng Bình các địa phương sẽ tổ chức các lễ hội bơi đua thuyền truyền thống; hoạt động nghệ thuật văn hoá, văn nghệ; các hoạt động thể thao; hội chợ thương mại.

    Ngoài các điểm đến văn hóa, danh lam thắng cảnh, sự kiện âm nhạc kèm trình diễn pháo hoa Regal Legend cũng là hoạt động đáng cân nhắc.

    Pháo hoa sẽ trình diễn lúc 21h ngày 2/9 tạo sự kiện âm nhạc do Regal Group tổ chức.

    Chương trình có sự góp mặt của ca sĩ Anh Tú, DJ Huy DX và nhiều ca sĩ khách mời khác, hứa hẹn mang đến nên bữa tiệc âm nhạc sôi động. Trình diễn pháo hoa sẽ diễn ra lúc 21h ngày 2/9, thắp sáng trên bầu trời Bảo Ninh.

    Theo Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình, hiện tại, các khách sạn trên địa bàn TP Đồng Hới phần lớn đã đạt hết công suất buồng phòng, do xu hướng của du khách bây giờ sẽ chủ động đặt sớm, đặt theo đoàn.

    Trước các mùa cao điểm nghỉ lễ, tết, Sở Du lịch tỉnh cùng các quận, huyện đều có văn bản chỉ đạo nhắc nhở doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, an ninh trật tự; đồng thời cũng thành lập các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị, đón khách phục vụ, bảo đảm an toàn sức khoẻ, an toàn trong du lịch tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra cho người dân, du khách.

    Mời xem thêm: Regal Legend điểm đến không thể bỏ qua khi đến Quảng Bình dịp 2.9