Category: Tin thị trường

  • Quảng Bình bắn pháo hoa dịp lễ Quốc khánh 2.9 tại khu đô thị Regal Legend

    Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 để phục vụ nhân dân và khách du lịch, Quảng Bình sẽ có chương trình bắn pháo hoa tại khu đô thị Bảo Ninh 1 (Regal Legend) ở thành phố Đồng Hới.

    Theo đại diện Sở Du lịch Quảng Bình, địa phương đã chuẩn bị các chương trình, hoạt động, sẵn sàng đón người dân, du khách đến với địa phương trong mùa du lịch dịp lễ Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 2/9.

    Theo đó, trong dịp lễ Quốc Khánh 2/9 năm nay, theo Sở Du lịch Quảng Bình các địa phương sẽ tổ chức các lễ hội bơi đua thuyền truyền thống; hoạt động nghệ thuật văn hoá, văn nghệ; các hoạt động thể thao; hội chợ thương mại.

    Ngoài các điểm đến văn hóa, danh lam thắng cảnh, sự kiện âm nhạc kèm trình diễn pháo hoa Regal Legend cũng là hoạt động đáng cân nhắc.

    Pháo hoa sẽ trình diễn lúc 21h ngày 2/9 tạo sự kiện âm nhạc do Regal Group tổ chức.

    Chương trình có sự góp mặt của ca sĩ Anh Tú, DJ Huy DX và nhiều ca sĩ khách mời khác, hứa hẹn mang đến nên bữa tiệc âm nhạc sôi động. Trình diễn pháo hoa sẽ diễn ra lúc 21h ngày 2/9, thắp sáng trên bầu trời Bảo Ninh.

    Theo Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình, hiện tại, các khách sạn trên địa bàn TP Đồng Hới phần lớn đã đạt hết công suất buồng phòng, do xu hướng của du khách bây giờ sẽ chủ động đặt sớm, đặt theo đoàn.

    Trước các mùa cao điểm nghỉ lễ, tết, Sở Du lịch tỉnh cùng các quận, huyện đều có văn bản chỉ đạo nhắc nhở doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, an ninh trật tự; đồng thời cũng thành lập các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị, đón khách phục vụ, bảo đảm an toàn sức khoẻ, an toàn trong du lịch tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra cho người dân, du khách.

    Mời xem thêm: Regal Legend điểm đến không thể bỏ qua khi đến Quảng Bình dịp 2.9

  • Du lịch Đà Nẵng nâng tầm điểm đến bằng sản phẩm đột phá

    Là thành phố biển hàng đầu, nhưng nếu chỉ dựa vào dải bờ biển xinh đẹp, du lịch Đà Nẵng khó có 15 năm tăng trưởng ngoạn mục và vị thế như ngày hôm nay.

    Giới chuyên gia dự báo, đầu tư chiều sâu vào sản phẩm du lịch vẫn là yếu tố quan trọng để Đà Nẵng cạnh tranh với các điểm đến khác.

    Lột xác từ chủ trương đúng đắn

    7 tháng 2024, du lịch Đà Nẵng đón tin vui khi số khách quốc tế ước đạt 2,5 triệu lượt, tăng 34,7% và về đích sớm mục tiêu cả năm 2024. Dự báo 2024, khách ngoại có thể đạt con số tương đương thời điểm trước dịch (3,5 triệu lượt).

    Quay ngược thời gian về thập niên 2000, Đà Nẵng lúc đó còn là vùng trũng về du lịch và gần như chưa có tên trên bản đồ du lịch khu vực miền Trung. Cả TP chỉ có khoảng trên dưới 70 khách sạn và 20 công ty lữ hành/chi nhánh. Nhưng rồi bằng chủ trương đúng đắn cùng sự quyết liệt đổi mới trong tư duy làm du lịch, Đà Nẵng đã có hành trình lột xác ngoạn mục.

    Năm 2009, khi du lịch bắt đầu có sự chuyển mình, Đà Nẵng đón hơn 1,3 triệu lượt khách. Đến năm 2019, TP sông Hàn đón gần 8,7 triệu lượt khách; tổng thu du lịch đạt xấp xỉ 31 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 30 lần so với 2009.

    Những cột mốc thay đổi quan trọng phải kể đến năm 2009 – cáp treo đầu tiên của Bà Nà Hills khánh thành; 2012, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort – biểu tượng nghỉ dưỡng sang trọng của Việt Nam ra đời hay năm 2018 – khi cây Cầu Vàng đưa tên tuổi thành phố sông Hàn vang danh khắp thế giới.

    Cũng suốt khoảng thời gian chuyển mình đó, cuộc thi pháo hoa quốc tế, sau này nâng tầm thành Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng đã tạo cho du lịch Đà Nẵng sức hấp dẫn khác biệt.

    Theo bà Trương Thị Hồng Hạnh – Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, động lực để thành phố quyết tâm phát triển du lịch bền vững chính là sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Chính trị, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; trong đó có Nghị quyết số 33-NQ/TW (NQ33); Nghị quyết số 43-NQ/TW. Đây là những văn kiện có tính định hướng quan trọng, lâu dài, mở ra nhiều cơ hội và tiềm năng lớn để Đà Nẵng phát triển.

    Cụ thể, ngay từ Nghị Quyết 33 năm 2003, Đà Nẵng được xác định cần sớm xây dựng TP trở thành một trong những trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Có cơ chế thực hiện thí điểm kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước xây dựng một số khu du lịch cao cấp tiêu chuẩn quốc tế.

    Năm 2022, “Đề án định hướng phát triển du lịch TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đề ra 12 định hướng phát triển lớn như: định hướng không gian phát triển du lịch; phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch; phát triển sản phẩm du lịch;… thể hiện rõ trọng tâm phát triển sản phẩm du lịch, nâng tầm chất lượng và sự đa dạng để thu hút khách du lịch chi tiêu cao, khách quốc tế.

    Theo ông Nguyễn Văn Tài – Chủ tịch HĐQT Cty Du lịch Necotour (Đà Nẵng), bất kỳ thị trường du lịch nào cũng đều dung nạp tất cả phân khúc khách hàng. Tuy nhiên, du lịch Đà Nẵng đang ở đẳng cấp thế giới bởi sự đầu tư và dẫn dắt thị trường từ các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, tạo nên những sản phẩm du lịch cao cấp, đưa thương hiệu du lịch Đà Nẵng và Việt Nam ra quốc tế.

    Tạo điều kiện cho những sản phẩm đột phá

    Thực tế, Đà Nẵng đến nay vẫn được đánh giá là hình mẫu bứt phá du lịch. Ngành du lịch TP đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân,…

    Dẫu vậy, trong bối cảnh mới với sự thay đổi về nhu cầu, thị hiếu và xu hướng du lịch toàn cầu trong thời gian tới… sẽ là những thách thức không nhỏ nếu Đà Nẵng không có đột phá, thậm chí dẫn tới nguy cơ tụt hậu.

    Nói tới sự đột phá, không thể không nhắc tới Singapore. Sự sáng tạo không giới hạn đã giúp Quốc đảo 6 triệu dân thu hút tới 13,6 triệu lượt du khách quốc tế trong năm 2023. Thành tựu đáng kinh ngạc này muốn được lý giải, cũng cần quay ngược quá khứ để nhìn về cột mốc đặc biệt.

    Chẳng hạn, dưới thời ông Lý Hiển Long, Singapore đã mở cửa hai khu nghỉ dưỡng casino tích hợp vào năm 2010 nhằm mục đích thúc đẩy du lịch. Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, hai khu nghỉ dưỡng này đã tác động đáng kể đến phát triển kinh tế, khi đóng góp “1 – 2%” vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm.

    Hiện tại, giai đoạn 2 của cụm dự án sắp sửa triển khai với tổng giá trị đầu tư hơn 10 tỷ đô la Singapore (tương đương 7,4 tỷ USD). Phần casino của hai khu nghỉ dưỡng cũng sẽ được mở rộng.

    Trong khi đó, Marina Bay Sands nổi tiếng với khu vườn trên mái hình con tàu bắc qua 3 tòa nhà chọc trời, dự kiến sẽ xây dựng thêm một tòa tháp khách sạn thứ tư.

    Rõ ràng, bất chấp kết quả phục hồi ấn tượng của ngành du lịch từ sau giai đoạn dịch bệnh, Singapore đang lên kế hoạch đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng, sản phẩm mới.

    Nhìn về Đà Nẵng, không thể phủ nhận, thành phố đã có những “đại bàng” làm tổ và chung sức đồng hành suốt thời gian dài, đóng góp lớn trong việc tạo ra giá trị cạnh tranh của ngành du lịch.

    Với bệ phóng từ chính sách đặc thù vừa được thông qua, theo các chuyên gia để vượt lên trong cuộc cạnh tranh điểm đến toàn cầu, Đà Nẵng cần có cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư, giữ chân các nhà đầu tư lớn có tầm, từ đó tiếp tục đa dạng hóa trải nghiệm, kiến tạo những công trình, sản phẩm du lịch đẳng cấp cao, độc đáo, riêng có để định vị thương hiệu…

    “Gần đây, Đà Nẵng được bổ sung nhiều sản phẩm mới như các show diễn nghệ thuật, phố đi bộ, chợ đêm… Đà Nẵng còn có tiềm năng to lớn để phát triển những tổ hợp kinh tế đêm, gắn với vui chơi giải trí, ẩm thực, mua sắm… mà nếu không có cơ chế phù hợp thì rất khó thành công” – PGS TS Phạm Trung Lương – nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch khẳng định.

    Mời xem thêm: Khách quốc tế đến Đà Nẵng 7 tháng bằng mục tiêu cả năm

  • Quảng Bình 6 tháng đầu năm 2024 đón 2.4 triệu du khách

    6 tháng đầu năm 2024, tổng lượt khách du lịch đến Quảng Bình ước đạt hơn 2,4 triệu lượt khách, tăng 23,68%, trong đó, khách nội địa ước đạt 2.350.024 lượt khách, tăng 23,07%…

    Theo thông tin từ Sở Du lịch Quảng Bình, tổng lượt khách du lịch đến tỉnh này trong tháng 6 ước đạt khoảng 611.000 lượt khách, tăng 7,08% so với cùng kỳ. Trong đó, khách nội địa ước đạt 593.820 lượt khách, tăng 5,91%; khách quốc tế ước đạt 9.874 lượt khách, tăng 74% so với cùng kỳ.

    6 tháng đầu năm 2024, tổng lượt khách du lịch đến Quảng Bình ước đạt hơn 2,4 triệu lượt khách, tăng 23,68%, trong đó, khách nội địa ước đạt 2.350.024 lượt khách, tăng 23,07%, khách quốc tế dự ước đạt 88.525 lượt khách, tăng 42,57% so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn hơn 2.804 tỷ đồng.

    Tổng khách lưu trú ước đạt 975.517 lượt, tăng 14,23%; doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 324,305 tỷ đồng, tăng 16,88%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt gần 2.212 tỷ đồng, tăng 10,38% so với cùng kỳ.

    Toàn tỉnh Quảng Bình hiện có gần 40 sản phẩm, khu, điểm tham quan du lịch đã được phê duyệt đề án hoặc cho phép khai thác thử nghiệm; có khoảng 15.500 lao động trong lĩnh vực du lịch, gồm 4.700 lao động trực tiếp và khoảng 10.800 lao động gián tiếp.

    Thương hiệu điểm đến du lịch Quảng Bình tiếp tục nhận được sự đánh giá cao của các tạp chí du lịch uy tín quốc tế cùng sự hài lòng, yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước. Hầu hết các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch trên địa bàn từng bước ổn định, phục hồi hoạt động, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhân lực để đón, phục vụ du khách, đặc biệt đảm bảo điều kiện cả khi cao điểm du lịch.

    Mời xem thêm: Giải pháp nào cho du lịch nghỉ dưỡng tại Quảng Bình

  • Khách quốc tế đến Đà Nẵng 7 tháng bằng mục tiêu cả năm

    Đà Nẵng đón 2,5 triệu lượt khách quốc tế trong 7 tháng, bằng mục tiêu đặt ra cho cả năm, cho thấy hoạt động du lịch đang phát triển mạnh.

    Theo Cục Thống kê TP Đà Nẵng, các số liệu du lịch của thành phố trong 7 tháng năm 2024 đều tăng trưởng. Khách quốc tế đến Đà Nẵng đạt 2,5 triệu lượt, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2023, đạt mục tiêu đề ra cho cả năm. Khách quốc tế ngủ đêm ước đạt 2,3 triệu lượt, tăng 27,4% so với cùng kỳ.

    Sau 7 tháng, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 10 triệu lượt, đạt khoảng 58% mục tiêu đặt ra cả năm. Một số địa phương mạnh về khách quốc tế như Hà Nội đạt 3,6 triệu lượt khách quốc tế sau 7 tháng, mục tiêu đặt ra của cả năm là 5 triệu lượt. TP HCM tính đến hết tháng 6 đón được hơn 2,6 triệu lượt khách quốc tế và đạt gần 45% kế hoạch cả năm.

    Khánh Hòa đón gần 2,8 triệu lượt khách quốc tế trong 7 tháng, đạt 93% mục tiêu cả năm. Với Phú Quốc, ước đón được hơn 562.000 khách quốc tế, đạt gần 85% kế hoạch cả năm.

    Thống kê cũng chỉ ra hoạt động lữ hành và các dịch vụ hỗ trợ du lịch cho khách quốc tế đang trên đà tăng trưởng. Lượng khách quốc tế theo tour đến Đà Nẵng tháng 7 đạt hơn 50.000 lượt, tăng 16,5% so với tháng trước và 87% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính cả 7 tháng, lượng khách quốc tế du lịch Đà Nẵng theo tour đã tăng 45,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Đà Nẵng cũng ghi nhận tăng trưởng với khách nội địa, ước đạt 4,2 triệu lượt trong 7 tháng năm 2024, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo khảo sát hồi tháng 5 của Booking, ứng dụng đặt phòng có đối tác trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, Đà Nẵng là điểm đến được khách Việt tìm kiếm và đặt phòng nhiều nhất trong thời gian từ 15/6 đến 15/8.

    Trong 7 tháng, lượng khách nội địa nghỉ trong ngày ước đạt hơn 1,5 triệu lượt còn khách quốc tế ước đạt 146.000 lượt, qua đó khiến tổng lượt nghỉ trong ngày 7 tháng năm 2024 cao gấp 52,7% so với cùng kỳ. Theo Cục Thống kê TP Đà Nẵng, khách nghỉ trong ngày tăng vì lượng khách đoàn tăng. Trong quá trình tham quan, du lịch ở các khu vui chơi, giải trí, nhóm khách đoàn thường đăng ký nghỉ vài giờ ở các cơ sở lưu trú.

    Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong 7 tháng ở Đà Nẵng ước đạt 15.700 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Cũng theo Cục Thống kê, hoạt động du lịch phát triển mạnh nhờ các sự kiện liên tục được tổ chức, thu hút khách trong và ngoài nước, đặc biệt kể đến Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng diễn ra từ 8/6 đến 13/7 – tạo nên một mùa hè du lịch bùng nổ ở Đà Nẵng.

    Ngoài ra, việc tăng cường quảng bá du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, khen thưởng) tới các công ty lữ hành cũng góp phần làm hoạt động du lịch trở nên sôi động.

    Mời xem thêm: Đà Nẵng: Sức hút đầu tư từ chủ trương phát triển đột phá

  • Quảng Bình là “miền đất hứa” của bất động sản nghỉ dưỡng hạng sang

    Những năm trở lại đây, các chỉ tiêu phát triển du lịch của Quảng Bình đều tăng cao và vượt mức kế hoạch đề ra. Trong khi đó, việc thiếu hụt các cơ sở lưu trú cao cấp đã biến Quảng Bình trở thành “miền đất hứa” của bất động sản nghỉ dưỡng hạng sang…

    Du lịch Quảng Bình có những bứt phá ấn tượng

    Được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú, Quảng Bình được đánh giá là điểm đến du lịch hấp dẫn của Việt Nam. 6 tháng đầu năm 2024, các chỉ tiêu phát triển du lịch của Quảng Bình đều tăng cao và vượt mức kế hoạch đề ra.

    Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, 6 tháng đầu năm 2024, tổng lượt khách du lịch đến Quảng Bình ước đạt hơn 2,4 triệu lượt khách, tăng 23,68%, trong đó khách quốc tế tăng 42,57% so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 2.804,332 tỷ đồng.

    Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5/2024, tổng lượt khách du lịch đến Quảng Bình gần tương đương với Đà Nẵng, dự ước đạt 318.000 lượt khách, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch trong dịp nghỉ lễ ước đạt 365,7 tỷ đồng.

    Du lịch Quảng Bình bứt phá đầy ấn tượng là vậy, nhưng nguồn cung lưu trú tại Quảng Bình, đặc biệt là lưu trú hạng sang đang thiếu hụt trầm trọng, không đáp ứng được kỳ vọng và nhu cầu cấp thiết của khách du lịch.
    Thống kê từ Sở Du lịch, toàn tỉnh Quảng Bình hiện có 532 cơ sở lưu trú gồm: 3 khách sạn 5 sao, 7 khách sạn 4 sao, 9 khách sạn 3 sao, 15 khách sạn 2 sao và 8 khách sạn 1 sao; 493 nhà nghỉ, homestay, farmstay và các cơ sở lưu trú khác với 6.093 phòng.

    Khảo sát cho thấy, trong mùa cao điểm du lịch, trên các trang đặt phòng trực tuyến, tỷ lệ lấp đầy khách sạn 3 sao trở lên vào các ngày trong tuần đạt 60-65%, khu du lịch cao cấp đều không còn phòng vào các ngày lễ dù giá đã tăng từ 30-35% so với ngày thường.

    Tình trạng thiếu hụt nguồn cung lưu trú cao cấp đang đặt ra bài toán khó cho tỉnh Quảng Bình khi mà ngành du lịch đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng mặt khác, đứng trước “thiên thời địa lợi” cho một cú xoay chuyển lớn, đây cũng là vận hội cho các chủ đầu tư có tầm nhìn.

    Regal Residence Luxury – “Động lực” tăng trưởng mới cho du lịch Quảng Bình

    Regal Residence Luxury nổi bật nhờ vị trí độc tôn hiếm có ngay mặt biển Bảo Ninh (Quảng Bình) cùng với chiều cao vượt trội 145m, nơi mang đến “bức họa vĩ đại” của thiên nhiên bên khung cửa sổ với tầm view panorama không giới hạn giữa biển Bảo Ninh và sông Nhật Lệ hùng vĩ tráng lệ. Mỗi căn hộ mặt biển nơi đây đều mang trong mình tầm view đắt giá, sáng mở cửa đón bình minh, thưởng thức không khí trong lành và nghe tiếng sóng vỗ mỗi sớm mai.

    Ngay tại tòa tháp là hệ thống tiện ích đẳng cấp quốc tế đáp ứng mọi nhu cầu của quý cư dân và du khách được kể đến như phố đêm bên hồ Regal Lake Walk, phố đi bộ bên biển Regal Beach Walk, khu tương tác nghệ thuật ánh sáng, hồ bơi 4 mùa Regal Pool, siêu thị Regal Deli,….

    Tòa tháp không chỉ là biểu tượng của tương lai, mà còn là nơi tôn vinh các kỳ quan thiên nhiên thế giới với nguồn cảm hứng bất tận từ vương quốc hang động. Tại đây hồ treo siêu thực một lần nữa làm siêu lòng những vị khách trong và ngoài nước để tạo nên bữa “yến tiệc” thịnh soạn của nghệ thuật, qua giai điệu hài hòa của âm thanh ánh sáng và thời gian.

    Tiền năng sinh lời và giá trị bền vững của Regal Residence Luxury

    Nhờ vào các nền tảng vững chắc và tài nguyên thiên nhiên quý báu như sông, biển, núi, rừng, cùng với sự đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và siêu đô thị biển Regal Legend, cộng với động lực từ các cơ chế chính sách và quy hoạch. Quảng Bình và đặc biệt là Regal Legend đang hội tụ những yếu tố nội và ngoại lực mạnh mẽ, sẵn sàng để bật “lò xo” trong tương lai gần, củng cố vị thế của mình như trung tâm thành phố mới lý tưởng.

    Căn hộ view biển Regal Residence Luxury

    Với mục tiêu từ năm 2024-2025 đạt 1 triệu du khách/năm, khả năng khai thác cho thuê tại tòa tháp càng vững chắc khi kết hợp với đơn vị vận hành cho thuê theo tiêu chuẩn quốc tế toàn cầu Marriott International, mỗi căn hộ hàng hiệu tại đây đều có thể mang lại lợi nhuận từ 30-50tr/tháng. Ngoài ra, có thể thông qua Booking, Agoda, Airbnb… để tạo ra dòng tiền bền vững.

    Cùng với đó là cơ hội đầu tư và tiềm năng tăng giá cao. Với những lợi thế vượt trội về vị trí, tiện ích, Regal Residence Luxury đang trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của những nhà đầu tư thông minh, nơi có khả năng khai thác dòng tiền mạnh, cùng với tiềm năng tăng giá cao trong tương lai nhưng chỉ với vốn đầu tư vô cùng hợp lý thanh toán dài hạn trong 4 năm.

    Chi tiết mời xem thêm: Giải pháp nào cho du lịch nghỉ dưỡng tại Quảng Bình

  • Đà Nẵng: Sức hút đầu tư từ chủ trương phát triển đột phá

    Những chủ trương kinh tế, mô hình thí điểm và cơ chế đặc thù trong bối cảnh áp dụng Luật mới đang mở đường cho chu kỳ phát triển bùng nổ của thị trường bất động sản Đà Nẵng…

    Bên cạnh “bản sắc kép” hiếm có – khi vừa là đầu tàu kinh tế, vừa là thủ phủ nghỉ dưỡng hàng đầu – sự thông thoáng trong tư duy thu hút đầu tư từ lãnh đạo địa phương, chính nội lực của thành phố đáng sống là lý do tiên quyết, giúp đô thị này được trao cơ hội. Có thể nói, cơ chế ưu tiên cũng tương ứng với những kỳ vọng, trách nhiệm và sứ mệnh dẫn dắt thị trường bất động sản – đặc biệt là nghỉ dưỡng – trong thời gian tới.

    Tương lai của thị trường nghỉ dưỡng Đà Nẵng sau luật mới

    Mới đây, bên cạnh Nghị quyết thí điểm có cơ chế đặc thù về quản lý tài chính, đầu tư; quy hoạch, đô thị, tài nguyên, môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào thành phố, Đà Nẵng cũng là nơi đầu tiên của Việt Nam thí điểm thành lập Khu thương mại tự do (FTZ), với các ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai… Lạc quan nhưng cẩn trọng, bởi thị trường này đã từng là chiếc nôi của condotel – một sản phẩm đột phá với những cảm xúc “lên đỉnh – xuống đáy” có thể nói là khó quên nhất đối nhiều nhà đầu tư. Song, những chính sách thay đổi luật đất đai của thành phố đã giúp cho dòng sản phẩm này có nhiều tín hiệu khởi sắc trở lại.

    Trong toạ đàm “Đà Nẵng – Khai phóng tiềm năng, nâng tầm quốc tế” do VCRE, Nobu Danang và CBRE tổ chức ngày 03/8/2024 vừa qua tại Hà Nội, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, thị trường bất động sản tại Đà Nẵng chịu tác động lớn từ sự thay đổi chính sách. Mặt tích cực lớn nhất chính là cải thiện pháp lý, cấp giấy chứng nhận thông qua các hướng dẫn chi tiết, rõ ràng.

    “Đặc biệt, loại hình Condotel, Officetel đã được định nghĩa “phần diện tích sàn xây dựng” sẽ có thể được xét cấp chứng nhận sở hữu tuỳ theo thời hạn của dự án. Việc đô thị loại 1,2 và 3 không được phân lô bán nền hay quy định thanh toán giao dịch bằng tiền mặt cũng góp phần lớn giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia mua bán, đưa bất động sản trở lại gía trị thực tế. Dù dự kiến giá có thể tăng, nhưng việc công khai cũng sẽ giúp những nhà đầu tư tiếp cận đầy đủ thông tin, quy trình chính xác, minh bạch” ông Lực chia sẻ.

    Theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn, Savills Hà Nội, việc 3 bộ Luật quan trọng liên quan đến đất đai, kinh doanh chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024 đang khơi thông điểm nghẽn. Hiện tại, điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 mang lại ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi gián tiếp công nhận loại hình bất động sản du lịch – có công năng hỗn hợp gồm du lịch, lưu trú – đã đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện kinh doanh. Điều này cung cấp cơ sở để hệ thống pháp luật có thể ban hành thêm các thông tư, nghị định cụ thể hướng dẫn chi tiết về việc quản lý và kinh doanh. Từ đó, hứa hẹn đem lại tiềm năng cho thị trường kinh doanh Condotel sôi động trở lại tại Đà Nẵng, cũng như kích cầu du lịch tại các khu vực phát triển dự án đầu tư xây dựng Condotel trên cả nước.

    Giá bất động sản Đà Nẵng đang ở mức hợp lý

    Trong bối cảnh Đà Nẵng đang lấy lại vị thế cạnh tranh, kể cả với những thị trường lớn nhất là Hà Nội hay TP.HCM , các doanh nghiệp có tiềm lực chắc chắn sẽ theo đuổi bất động sản nghỉ dưỡng theo hướng chất lượng hơn, khác biệt hơn khi tiến vào chu kỳ mới.

    Đại diện từ VCRE, đơn vị đang hợp tác cùng thương hiệu Nobu Hospitality đến từ Mỹ cho dự án bất động sản thương hiệu ngay mặt tiền biển Mỹ Khê, chia sẻ nền kinh tế đang tăng trưởng và vị trí then chốt khiến Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

    Đại diện này cũng cho rằng, việc hợp tác với những thương hiệu vận hành quốc tế uy tín, khác biệt không chỉ mang đến trải nghiệm độc đáo cho các dự án nghỉ dưỡng. Đó còn là cách khơi dậy niềm tin của khách hàng đa quốc gia, không chỉ Việt Nam, vào những khoản đầu tư hay tài sản của họ tại Đà Nẵng. Vì đơn giản, thương hiệu và sự thành công toàn cầu chính là bảo chứng tốt nhất.

    Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, chia sẻ định hướng phát triển mà thành phố hướng đến chính là chất lượng cao ở tất cả các loại hình sản phẩm/dịch vụ phục vụ du lịch, ưu tiên phân khúc cao cấp, siêu sang, với kế hoạch quảng bá quốc tế, bài bản dành cho mỗi thị trường khách đặc thù.

    Theo TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), mặt bằng giá bất động sản Đà Nẵng đang ở mức hợp lý nhất cả nước, trong khi tỷ lệ tăng giá và lợi suất cho thuê cao nhờ tiềm năng tăng trưởng du lịch và công nghiệp dồi dào. Quỹ đất trung tâm của Đà Nẵng hiện đang cạn nguồn cung cũng sẽ tạo ra dư địa tăng giá “khủng” cho nhà đầu tư, nếu chọn “xuống tiền” cho các dự án uy tín, vị trí đắc địa thời điểm này.

    Mời xem thêm: Lợi thế hạ tầng chiến lược đưa Đà Nẵng phát triển thần tốc

  • Tiêu chuẩn về phân loại chung cư có hiệu lực từ 1.8.2024

    Nhà chung cư sẽ được phân thành 3 hạng gồm hạng 1, hạng 2 và hạng 3 và cần phải đáp ứng 13 tiêu chí được quy định tại Nghị định 95/2024/NĐ-CP.

    Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, trong đó có quy định 13 tiêu chí phân hạng nhà chung cư có hiệu lực từ ngày 1-8-2024.

    Theo đó, nhà chung cư sẽ được phân thành 3 hạng gồm hạng 1, hạng 2 và hạng 3.

    Dưới đây là 13 tiêu chí phân hạng nhà chung cư gồm 8 tiêu chí bắt buộc và 5 tiêu chí bổ sung.

    TT

    Tiêu chí

    Phân hạng chung cư

    Hạng 1

    Hạng 2

    Hạng 3

    I. TIÊU CHÍ BẮT BUỘC    

    1

    Vị trí, địa điểm nhà chung cư – Tuyến đường đấu nối trực tiếp với nhà chung cư.

    – Khoảng cách đến trung tâm thương mại hoặc chợ.

    – Khoảng cách đến cơ sở giáo dục.

    – Khoảng cách đến điểm dừng của phương tiện giao thông công cộng.

    – Khoảng cách đến cơ sở y tế.

    – Khoảng cách đến công viên hoặc khu vui chơi giải trí.

    – Tuyến đường đấu nối trực tiếp với nhà chung cư.

    – Khoảng cách đến trung tâm thương mại hoặc chợ.

    – Khoảng cách đến cơ sở giáo dục.

    – Khoảng cách đến điểm dừng của phương tiện giao thông công cộng.

    – Tuyến đường đấu nối trực tiếp với nhà chung cư.

    – Khoảng cách đến trung tâm thương mại hoặc chợ.

    2

    Tiện ích trong khuôn viên nhà chung cư – Không gian sinh hoạt cộng đồng.

    – Khu vui chơi trẻ em.

    – Trung tâm thương mại hoặc siêu thị.

    – Bể bơi.

    – Khu dịch vụ giáo dục hoặc y tế hoặc thể thao.

    – Không gian sinh hoạt cộng đồng.

    – Khu vui chơi trẻ em.

    – Trung tâm thương mại hoặc siêu thị.

    – Không gian sinh hoạt cộng đồng.

    3

     Chỗ để xe – Số lượng tối thiểu chỗ để xe ô tô được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn cho mỗi 2 căn hộ chung cư.

    – Bố trí địa điểm sạc điện cho xe động cơ điện.

    – Vị trí đỗ xe ô tô trong tầng hầm.

    – Số lượng tối thiểu chỗ để xe ô tô được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn cho mỗi 04 căn hộ chung cư. – Số lượng chỗ để xe cho 100 m2 diện tích sử dụng căn hộ chung cư.

    4

    Hành lang, sảnh – Sảnh chính khu căn hộ được bố trí độc lập.

    – Hệ thống điều hòa, hệ thống thông gió cưỡng bức.

    – Phòng vệ sinh nam, nữ riêng.

    – Phòng vệ sinh cho người khuyết tật đi bằng xe lăn.

    – Khu vực hút thuốc riêng.

    – Sảnh chính khu căn hộ được bố trí độc lập.

    – Phòng vệ sinh.

    – Sảnh chính khu căn hộ được bố trí độc lập.

    5

    Thang máy – Số lượng căn hộ mỗi thang máy phục vụ.

    – Thang máy chở hàng riêng.

    – Tải trọng và kích thước thang máy.

    – Số lượng căn hộ mỗi thang máy phục vụ. – Tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn và thiết kế được phê duyệt.

    6

    Cấp điện – Máy phát điện dự phòng đảm bảo cho việc phục vụ phòng cháy chữa cháy và thoát nạn.

    – Máy phát điện dự phòng đảm bảo công suất tối thiểu cho hệ thống thang máy.

    – Công suất phát điện dự phòng đảm bảo cho hệ thống bơm nước sử dụng chung và hệ thống chiếu sáng khu vực hành lang, sảnh.

    – Công suất phát điện dự phòng đảm bảo cung cấp cho hệ thống thông gió chung toàn tòa nhà.

    – Công suất phát điện dự phòng đảm bảo cung cấp cho hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa không khí cho các căn hộ.

    – Máy phát điện dự phòng đảm bảo cho việc phục vụ phòng cháy chữa cháy và thoát nạn.

    – Máy phát điện dự phòng đảm bảo công suất tối thiểu cho hệ thống thang máy.

    – Công suất phát điện dự phòng đảm bảo cho hệ thống bơm nước sử dụng chung và hệ thống chiếu sáng khu vực hành lang, sảnh.

    – Máy phát điện dự phòng đảm bảo cho phục vụ phòng cháy chữa cháy và thoát nạn.

    7

    Căn hộ – Tỉ lệ số lượng căn hộ có diện tích sử dụng dưới 45 m2 so với tổng số căn hộ.

    – Phòng ngủ trong căn hộ có tiếp xúc bên ngoài.

    – Chủ đầu tư lắp đặt hệ thống hút mùi bếp trong căn hộ.

    – Chủ đầu tư lắp đặt hệ thống hút mùi vệ sinh trong căn hộ.

    – Chủ đầu tư lắp đặt hoàn thiện hệ thống điều hòa trong căn hộ.

    – Chủ đầu tư lắp đặt hệ thống bếp trong căn hộ.

    – Tỉ lệ số lượng căn hộ có diện tích sử dụng dưới 45 m2 so với tổng số căn hộ.

    – Phòng ngủ trong căn hộ có tiếp xúc bên ngoài.

    – Chủ đầu tư lắp đặt hệ thống hút mùi bếp trong căn hộ.

    – Chủ đầu tư lắp đặt hệ thống hút mùi vệ sinh trong căn hộ.

    – Tỉ lệ số lượng căn hộ có diện tích sử dụng dưới 45 m2 so với tổng số căn hộ

    8

    Tiêu chí tối thiểu – Tuân thủ QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.

    – Tuân thủ QCVN 04:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư.

    – Tuân thủ QCXDVN 05:2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe.

    – Tuân thủ QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

    – Tuân thủ QCVN 09:2017/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả.

    – Tuân thủ QCVN 12:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng.

    – Tuân thủ QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

    – Tuân thủ các quy chuẩn khác có liên quan đến nhà ở chung cư.

    9

    Tiêu chí 09: Dịch vụ quản lý vận hành – Quản lý vận hành tòa nhà.

    – Dịch vụ vệ sinh khu vực chung.

    – Dịch vụ an ninh khu vực chung.

    – Lễ tân tại sảnh tòa nhà.

    – Mức phí dịch vụ dự kiến trong hợp đồng mua bán.

    – Bố trí hộp thư của cư dân.

    – Quản lý vận hành tòa nhà.

    – Dịch vụ vệ sinh khu vực chung.

    – Dịch vụ an ninh khu vực chung.

    – Lễ tân tại sảnh tòa nhà

    – Quản lý vận hành tòa nhà.

    – Dịch vụ vệ sinh khu vực chung.

    10

    Tiêu chí 10: Môi trường – Lưu lượng, áp lực, chất lượng cấp nước.

    – Khu vực đổ rác; phòng gom, chứa rác tập trung.

    – Khoang đệm phòng thu rác tập trung.

    – Vệ sinh định kỳ, xử lý mùi khu vực đổ rác; phòng gom chứa rác

    – Vòi nước vệ sinh khu vực trong khoang đệm

    – Thùng chứa và quy định để phân loại rác.

    – Lưu lượng, áp lực, chất lượng cấp nước.

    – Khu vực đổ rác; phòng gom, chứa rác tập trung.

    – Khoang đệm phòng thu rác tập trung.

    – Vệ sinh định kỳ, xử lý mùi khu vực đổ rác; phòng gom chứa rác

    – Lưu lượng, áp lực, chất lượng cấp nước.

    – Khu vực đổ rác; phòng gom, chứa rác tập trung.

    11

    Tiêu chí 11: An ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ – Trang bị các hệ thống biển báo, thiết bị phòng cháy chữa cháy.

    – Camera giám sát an ninh khu vực để xe, sảnh, hành lang, cầu thang

    – Diễn tập phòng cháy chữa cháy.

    – Vận hành thử hệ thống phòng cháy chữa cháy

    – Kiểm soát an ninh ra vào.

    – Trang bị các hệ thống biển báo, thiết bị phòng cháy chữa cháy.

    – Camera giám sát an ninh khu vực để xe, sảnh, hành lang, cầu thang.

    – Diễn tập phòng cháy chữa cháy.

    – Trang bị các hệ thống biển báo, thiết bị phòng cháy chữa cháy.

    12

    Tiêu chí 12: Công trình xanh, sử dụng năng lượng hiệu quả – Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.

    – Sử dụng thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

    – Thoát nước, xử lý chất thải

    * Hoặc được chứng nhận của tổ chức cấp chứng nhận công trình xanh trong nước hoặc quốc tế.

    – Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.

    – Sử dụng thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

    – Thoát nước, xử lý chất thải

    – Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.

    13

    Tiêu chí 13: Số hóa và nhà ở thông minh – Khả năng kết nối của hạ tầng internet có sẵn.

    – Hệ thống giám sát, điều hành thông minh, tập trung.

    – Hệ thống thiết bị thông minh trong căn hộ.

    – Hệ thống phòng cháy chữa cháy thông minh.

    – Hệ thống thang máy thông minh.

    – Hệ thống âm thanh thông minh.

    – Hệ thống giám sát an ninh thông minh.

    – Hệ thống giám sát an ninh thông minh.

    – Hệ thống ánh sáng thông minh.

    – Hệ thống điện nước thông minh.

    – Khả năng kết nối của hạ tầng internet có sẵn.

    – Hệ thống giám sát, điều hành thông minh, tập trung.

    – Hệ thống thiết bị thông minh trong căn hộ.

    – Hệ thống phòng cháy chữa cháy thông minh.

    – Hệ thống thang máy thông minh.

    – Hệ thống âm thanh thông minh.

    – Hệ thống giám sát an ninh thông minh.

    – Khả năng kết nối của hạ tầng internet có sẵn

    Mời xem thêm: Quy định mua nhà thay đổi như thế nào từ ngày 1.8.2024

  • Lợi thế hạ tầng chiến lược đưa Đà Nẵng phát triển thần tốc

    Lợi thế hạ tầng đã đưa Đà Nẵng phát triển thần tốc và sẽ tiếp tục là động lực chính để thành phố biển này vươn tầm quốc tế.

    Sức bật từ hạ tầng

    Những ngày này, trên công trường xây dựng cảng Liên Chiểu – dự án trọng điểm của TP. Đà Nẵng, tấp nập hơn bao giờ hết. Kỹ sư và công nhân chia nhau thi công 3 ca liên tục, với quyết tâm hoàn thành dự án vào tháng 11/2025. Theo Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng, Dự án cảng Liên Chiểu – phần hạ tầng dùng chung, đã đạt hơn 55% tiến độ.

    Phối cảnh cảng Liên Chiểu – dự án trọng điểm của Đà Nẵng đang được xây dựng

    Sự khẩn trương của Đà Nẵng trong việc xây dựng cảng Liên Chiểu là điều cần thiết, khi dự báo đây sẽ là dự án tạo động lực tăng trưởng cho Thành phố trong tương lai.

    Nhiều năm qua, Đà Nẵng đã đầu tư nguồn lực lớn để phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế – xã hội, nhờ đó, Thành phố có một giai đoạn phát triển thần tốc. Với hạ tầng giao thông, Đà Nẵng sở hữu đầy đủ 4 loại hình là đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy, tạo lợi thế đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm giao thương, du lịch, logistics của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

    Đà Nẵng có hệ thống cảng biển nước sâu thuận lợi, đó là cảng Tiên Sa, cảng Thọ Quang và đang tiếp tục đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu. Lợi thế này đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm vận tải hàng hải lớn của Việt Nam; là đầu mối logistics quan trọng, mắt xích chiến lược trên Hành lang kinh tế Đông – Tây. Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng cũng là sân bay lớn thứ 3 cả nước, hàng ngày đón hàng trăm chuyến bay từ khắp nơi trên thế giới. Song song với đó, nhiều tuyến đường bộ huyết mạch như cao tốc Quảng Ngãi – Đà Nẵng, Đà Nẵng – La Sơn; các tuyến đường quốc lộ 1A, 14B, 14G đi qua Đà Nẵng được đầu tư, nâng cấp đã kết nối thuận tiện Đà Nẵng với khu vực.

    Ngoài đồng bộ hạ tầng giao thông, cảng biển, TP. Đà Nẵng cũng tập trung đầu tư hạ tầng công nghiệp. Bên cạnh 6 khu công nghiệp hiện hữu và 1 khu công nghệ cao, Đà Nẵng đang triển khai đầu tư thêm 3 khu công nghiệp mới, tổng diện tích hơn 800 ha, gồm Hòa Nhơn, Hòa Ninh, Hòa Cầm – giai đoạn II. Vốn đầu tư dự kiến cho 3 khu công nghiệp mới là hơn 13.000 tỷ đồng.

    Đầu tư hoàn thiện hạ tầng có ý nghĩa sống còn, vậy nên Thành phố đang dốc sức để xây dựng những công trình, dự án lớn. Ngoài Dự án cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng còn triển khai dự án đường ven biển chuyên dụng nối cảng Liên Chiểu với Khu công nghệ cao rộng 6 làn xe, tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đường cao tốc đoạn Hòa Liên – Túy Loan khớp nối cao tốc qua 5 tỉnh miền Trung, tổng vốn hơn 2.112 tỷ đồng; Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14B, tổng mức đầu tư hơn 788 tỷ đồng… cũng đang được triển khai đầu tư.

    Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, việc hoàn thiện hạ tầng giao thông có ý nghĩa quan trọng, tạo sức bật cho Đà Nẵng. Vì thế, để tiếp tục tăng trưởng trong chặng đường mới, thì Thành phố phải nhanh chóng mở rộng không gian phát triển.

    “TP. Đà Nẵng cần sớm nâng cấp sân bay với công suất 25 triệu lượt khách/năm như quy hoạch, để có nhiều hơn những chuyến bay kết nối với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, phải đầu tư hoàn thành cảng Liên Chiểu, nâng cấp cảng Tiên Sa, nâng cấp các tuyến quốc lộ, bố trí đủ vốn thực hiện dự án Quốc lộ 14B và 14G kết nối Đà Nẵng với Bắc Tây Nguyên, Lào, Myanmar… Thành lập Hội đồng Hợp tác phát triển Trung Trung Bộ và Tây Nguyên, với chức năng chủ yếu là xác định và phối hợp thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư phát triển của vùng”, ông Cung đề xuất.

    Đón nhà đầu tư chiến lược

    Mới đây, Giám đốc điều hành Công ty Cảng và Đặc khu kinh tế Adani (Ấn Độ), ông Karan Adani chia sẻ, Công ty đã nhận được phê duyệt sơ bộ từ Chính phủ Việt Nam để phát triển cảng biển mới tại TP. Đà Nẵng. Theo đó, dự án sẽ có bến container và bến đa năng để xử lý nhiều loại hàng hóa khác nhau. Theo ông Karan, cảng dự kiến được xây dựng ở Đà Nẵng sẽ là cảng quốc tế thứ 4 của Tập đoàn Adani. Dự án đang ở giai đoạn lập kế hoạch ban đầu, tổng mức đầu tư chưa được quyết định.

    Tập đoàn Adani thuộc sở hữu của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, người giàu thứ hai ở châu Á, chọn đầu tư cảng biển tại Đà Nẵng đã cho thấy sức hút của địa phương này, đặc biệt là với dự án cảng biển nước sâu Liên Chiểu.

    Theo phương án mà TP. Đà Nẵng trình Chính phủ phê duyệt, tổng vốn kêu gọi đầu tư sơ bộ vào cảng Liên Chiểu (phần kêu gọi đầu tư) khoảng 48.304 tỷ đồng, bao gồm đầu tư 8 bến container (tổng chiều dài neo đậu 2.750 m cho tàu từ 50.000 đến 200.000 DWT), 6 bến hàng tổng hợp (tổng chiều dài neo đậu 1.550 m cho tàu từ 50.000 đến 100.000 DWT), bến cho tàu pha sông biển, hậu phương cảng, tổng diện tích 450 ha, lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 50 triệu tấn/năm. Hiện nay, ngoài Tập đoàn Adani, một số nhà đầu tư lớn khác cũng quan tâm đến Dự án cảng Liên Chiểu như liên danh BRG – Sumitomo…

    Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng được rót mạnh vào Đà Nẵng, nhất là lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Theo Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, đến nay, Thành phố đã thu hút được 523 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp; trong đó có 399 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 34.458 tỷ đồng; 124 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD.

    Trong đó, Khu công nghệ cao Đà Nẵng thu hút được 30 dự án đầu tư, tổng vốn gần 1,1 tỷ USD. Đầu năm 2024, Tập đoàn Foxlink nâng tổng mức đầu tư dự án nhà máy linh kiện điện tử tại Khu công nghệ cao lên 400 triệu USD. Tập đoàn Foxlink còn giới thiệu một số doanh nghiệp vi mạch bán dẫn Đài Loan, Nhật Bản đến đầu tư tại Khu công nghệ cao. Các nhà đầu tư này sẽ cần thêm 50 ha diện tích Khu công nghệ cao. Khi các dự án sản xuất tăng, hệ thống cao tốc kết nối đồng bộ qua các khu kinh tế lớn trong khu vực sẽ tạo nguồn hàng hóa phục vụ cảng Liên Chiểu.

    Khu thương mại tự do gắn với cảng Liên Chiểu; các khu công nghiệp và các tuyến cao tốc đang được xây dựng sẽ mở ra nhiều triển vọng thu hút các nhà đầu tư chiến lược cho Đà Nẵng.

    Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, mở ra cơ hội lớn  để thu hút nhà đầu tư chiến lược. Trong đó, các ngành nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên gồm công nghệ chip bán dẫn, vi mạch; đầu tư xây dựng, kinh doanh Khu thương mại tự do; đầu tư xây dựng, kinh doanh phân khu sản xuất – logistics gắn với cảng biển Liên Chiểu.

    Đặc biệt, Đà Nẵng thu hút nhà đầu tư chiến lược xây dựng và kinh doanh cảng biển Liên Chiểu theo quy hoạch với vốn đầu tư từ 50.000 tỷ đồng trở lên. Chính sách đặc thù này được thực hiện sẽ giúp Đà Nẵng tạo dựng các trụ cột kinh tế mới, với cảng biển gắn với logistics, Khu thương mại tự do, hình thành một vùng động lực thu hút đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng hiện đại…

    TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu hút vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 7 tỷ USD.  Với những dự án giao thông trọng điểm, Đà Nẵng đã và đang kéo thêm nhiều nhà đầu tư chiến lược đến với Thành phố, mở ra một “cao tốc” tăng trưởng mới cho chặng đường tương lai, để vươn tầm quốc tế.

    Mời xem thêm: Đà Nẵng thu hơn 16.000 tỷ đồng từ du lịch trong 6 tháng đầu năm 2024

  • Đà Nẵng thu hơn 16.000 tỷ đồng từ du lịch trong 6 tháng đầu năm 2024

    Sáu tháng đầu năm 2024, ngành du lịch Đà Nẵng đón hơn 5,14 triệu lượt khách, doanh thu từ lĩnh vực dịch vụ hơn 16.000 tỉ đồng.

    Sáng 29-7, HĐND TP Đà Nẵng khai mạc kỳ họp thứ 19, khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

    Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Ngô Xuân Thắng cho hay sáu tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, TP tiếp tục đạt được nhiều kết quả trên các mặt công tác.

    Kinh tế Đà Nẵng quý II tăng trưởng 8,35%, tính chung sáu tháng tăng trưởng 5%. Hoạt động dịch vụ, du lịch tiếp tục là điểm sáng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế chung của TP.

    Nhiều công trình, dự án trọng điểm tại Đà Nẵng được khởi công, khánh thành, đưa vào sử dụng. Các chương trình an sinh xã hội tiếp tục được duy trì thực hiện tốt với những chính sách đặc thù, riêng có của TP. Đời sống Nhân dân được đảm bảo, an ninh quốc phòng được giữ vững.

    Theo ông Thắng, kỳ họp sẽ thảo luận, bàn bạc cho ý kiến với 152 tài liệu, dự kiến thông qua 32 nghị quyết với nhiều chủ trương quan trọng, có tác động lớn và trực tiếp đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của người dân TP.

    Kỳ họp sẽ xem xét, cho ý kiến một số chính sách an sinh xã hội mang tính đặc thù của Đà Nẵng như: Hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập năm học 2024-2025; Chính sách hỗ trợ chi phí mua điện thoại thông minh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo…

    Đặc biệt, kỳ họp lần này sẽ xem xét, cho ý kiến về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 136/2024 của Quốc hội khóa XV về tổ chức mô hình chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.

    Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho hay, quy mô nền kinh tế TP sáu tháng theo giá hiện hành ước đạt hơn 72.303 tỉ đồng, mở rộng hơn 7.050 tỉ đồng so với cùng kỳ 2023, dẫn đầu các tỉnh, TP khu vực duyên hải Nam Trung bộ.

    Khu vực thương mại, dịch vụ, du lịch Đà Nẵng tiếp tục là điểm sáng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế chung của TP. Đặc biệt, thu hút khách quốc tế đã đạt mức tăng ấn tượng và vượt xa so với cùng kỳ 2019 (thời điểm chưa xảy ra dịch bệnh COVID-19).

    Khách cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng phục vụ sáu tháng đầu năm 2024 ước đạt hơn 5,14 triệu lượt, tăng 25,6% so với cùng kỳ 2023 (sáu tháng đầu năm 2019 ước đạt 3,35 triệu lượt). Trong đó, khách quốc tế ước đạt hơn 2 triệu lượt.

    Trong mức tăng 5% toàn nền kinh tế trong sáu tháng qua, khu vực dịch vụ tăng 5,99%, đóng góp chính cho tăng trưởng GRDP chung với 4,17 điểm phần trăm.

    Doanh thu lưu trú, ăn uống, lữ hành sáu tháng ước đạt hơn 16.000 tỉ đồng, tăng hơn 28,4% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, doanh thu lưu trú, lữ hành ước đạt hơn 8.300 tỉ đồng, tăng hơn 45%. Ngành du lịch Đà Nẵng bội thu ngay từ sáu tháng đầu năm.

    Theo PLO

    Mời xem thêm: Đà Nẵng đầu tư thực hiện nhiều dự án giao thông lớn trong thời gian tới

  • Đà Nẵng đầu tư thực hiện nhiều dự án giao thông lớn trong thời gian tới

    UBND thành phố Đà Nẵng vừa có báo cáo gửi HĐND thành phố Đà Nẵng về tình hình thực hiện các dự án lớn như: di dời ra đường sắt và tái thiết đô thị; công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình vượt sông Hàn; đầu tư xây dựng hầm qua sân bay…

    Cụ thể, theo Báo cáo số 223/BC-UBND ngày 28/6/2024, dự án Di dời ga đường sắt Đà Nẵng và các công trình liên qua ra khỏi trung tâm thành phố là một trong những dự án quan trọng về phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội và an ninh – quốc phòng của thành phố Đà Nẵng.

    Tuy nhiên, hiện nay nguồn lực đầu tư dành cho ngành đường sắt còn khó khăn, cùng với việc Chính phủ ưu tiên tập trung đầu tư mạng lưới tuyến đường bộ cao tốc nên dẫn đến kéo dài thời gian di dời ga đường sắt Đà Nẵng đến vị trí mới theo quy hoạch (chỉ xem xét nghiên cứu đầu tư sau năm 2030).

    Trong khi chờ Trung ương triển khai theo quy hoạch, UBND thành phố Đà Nẵng đã lựa chọn đơn vị tư vấn, nghiên cứu, lập hồ sơ phương án di dời ra đường sắt, báo cáo Thường trực Thành ủy Đà Nẵng. Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng đã thông qua phương án: toàn bộ phần hàng hóa, công trình phụ trợ và các cơ quan ngành đường sắt của ga Đà Nẵng sẽ dời ra ga Kim Liên, phần hành khách ga Đà Nẵng sẽ dời ra khu vực hồ Trung Nghĩa.

    Hiện thành phố Đà Nẵng đang lấy ý kiến Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan, đơn vị liên quan, dự kiến tháng 10/2024 sẽ hoàn thành quy hoạch chi tiết 1/500 và đến tháng 10/2025 sẽ hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi…

    UBND thành phố Đà Nẵng cũng kiến nghị HĐND thành phố cho phép tách dự án Di dời ga đường sắt Đà Nẵng thành 2 dự án: dự án Di dời ga hàng hóa, công trình phụ trợ, các cơ quan ngành đường sắt, ga hành khách và dự án Đầu tư xây dựng ga mới theo quy hoạch; trong đó, dự án Đầu tư xây dựng ga mới theo quy hoạch sẽ được thực hiện sau và do Bộ Giao thông vận tải chủ trì thực hiện.

    Cũng theo Báo cáo, công trình qua sông Hàn kết nối từ khu vực đường Đống Đa – Trần Phú (quận Hải Châu) sang đường Vân Đồn – Trần Hưng Đạo (quận Sơn Trà), hay còn gọi là hầm qua sông Hàn nằm trong Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt.

    Hiện Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng phối hợp các đơn vị tổ chức thẩm định và phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư; dự kiến hoàn thành trình cấp có thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trong tháng 12/2024. UBND thành phố Đà Nẵng cũng đề nghị HĐND thành phố thống nhất chủ trương bố trí vốn để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án công trình vượt sông Hàn trong Kế hoạch vốn công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch vốn năm 2024 làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

    Đối với công trình Hầm qua sân bay Đà Nẵng cũng được UBDN thành phố Đà Nẵng đề xuất bố trí vốn năm 2024 đế thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư làm cơ sở triển khai thực hiện. Sau 3 tháng kể từ ngày được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư, Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng sẽ lựa chọn Tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (dự kiến tháng 9/2024); dự kiến hoàn thành trình Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trong quý I/2025 và hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi trong quý III/2025.

    Ngoài ra, dự án Cao tốc Hòa Liên – Túy Loan có tổng chiều dài 11,5 km, tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng; trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là hơn 951 tỷ đồng. Bộ Giao thông Vận tải đã tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành tiểu dự án riêng do UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện. Chủ đầu tư Tiểu dự án Giải phóng mặt bằng là Ban quản lý các dự án phát triển hạ tầng Khu công nghiệp và công nghệ cao Đà Nẵng.

    Đến nay, tại Tiểu dự án Giải phóng mặt bằng đã kiểm đếm 1.207/1,216 hồ sơ, kiểm đếm 2,758 mồ mả; đã chi trả và bàn giao mặt bằng 832 hồ sơ, bàn giao 2.450 mồ mả. Thành phố Đà Nẵng cũng đã bàn giao cho dự án trên tuyến chính là 8,32 km/11,5 km (đạt 72,3%) và 2 tuyến đường gom là 13 km/20 km (đạt 65%).

    Đối với việc bố trí tái định cư, UBND thành phố Đà Nẵng cho biết dự kiến bàn giao đất thực tế để bố trí tái định cư đợt 1 trong tháng 5/2025, bàn giao từng đợt theo tiến độ bố trí đất tái định cư và hoàn thành toàn bộ trong năm 2025.

    Mời xem thêm: Đà Nẵng lên kế hoạch xây dựng hầm chui qua sông Hàn