Tag: bất động sản 2023

  • Lãi vay về mức kỳ vọng, thị trường bất động sản sắp sôi động?

    Mức lãi vay đang dần giảm về mức kỳ vọng của người mua nhà, dưới 8%/năm. Khi gửi tiết kiệm không còn là lựa chọn được ưu tiên, bối cảnh kinh tế vẫn còn khó khăn, những kênh trú ẩn dòng vốn an toàn như Bất động sản, đặc biệt là các dự án phục vụ nhu cầu ở thực chuẩn bị vào giai đoạn bàn giao đang được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.

    Nhiều ngân hàng hạ lãi suất cho vay mua nhà về mức dưới 8%/năm

    Tháng 9.2023, lãi vay mua nhà phổ biến ở mức dưới 10%/năm. Ở nhóm Big 4, BIDV có lãi suất ưu đãi thấp nhất với 7,8%/năm và Vietcombank có ưu đãi cao nhất với 9,5%/năm. VietinBank và Agribank có lãi suất ưu đãi lần lượt là 8,2% và 8%/năm.

    Cùng thời điểm này, mặt bằng lãi suất của các ngân hàng thương mại chủ yếu trong khoảng 8 – 9%/năm: TPBank (8%/năm), HDBank (8,2%/năm), VIB (8,5%/năm), Eximbank (8,5%/năm). Các ngân hàng có mức lãi vay trên 9%/năm là SeABank (9,29%/năm), UOB (9,49%/năm), Sacombank (9,5%/năm)…

    Theo quan sát của Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Mount Real Estate, mức lãi suất vay mua nhà tại thời điểm này đã xuống thấp kỷ lục và có sự cách biệt rõ ràng so với tháng 12/2022. Biên độ giảm lãi suất dao động mạnh từ 3% – 5,2%. Trong biểu đồ dưới đây, ở kỳ hạn 12 tháng, 3 ngân hàng đang có lãi suất vay mua nhà thấp nhất hiện tại là Vietcombank, Techcombank và BIDV với mức 7,5%/năm.

    Như vậy, sau 4 lần giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, lãi vay mua nhà đã hạ nhiệt đáng kể và dự báo sẽ tiếp tục giảm về cuối năm. “Các ngân hàng cam kết giảm lãi suất cho vay khoảng 0,2 – 2,5% trong 6 tháng cuối năm 2023, tùy đối tượng khách hàng và lĩnh vực. Với tác động của độ trễ chính sách và cam kết giảm lãi suất, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới”, Ngân hàng Nhà nước khẳng định.

    Ông Phạm Anh Khôi, thành viên Tổ công tác Nghiên cứu thị trường Hội Bất động sản Việt Nam (VARS) từng nhận định:“Khi nào mức lãi suất cho vay về quanh mức 8 – 9% thì khi đó thị trường bất động sản mới phản ứng tích cực. Vì đây là ngưỡng mà các nhà đầu tư có khả năng chịu đựng được khi đi vay”. Ông Khôi cho biết, biểu đồ lãi suất là yếu tố quyết định tới việc dòng tiền có quay lại thị trường bất động sản hay không. Nếu con số này vẫn leo cao, sẽ gây bất lợi cho thị trường. Mức lãi vay mua nhà dưới 8% là hợp lý để người mua nhà có thể xoay xở tài chính.

    Giao dịch chung cư sôi động

    Lãi suất giảm, gửi tiết kiệm không còn là lựa chọn được ưu tiên, nhà đầu tư cân nhắc kênh khác có khả năng sinh lời cao hơn nhưng vẫn đảm bảo yếu tố an toàn trong thời điểm này. Với kênh bất động sản, những sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực vẫn luôn là điểm sáng của thị trường từ đầu năm tới nay và chiếm ưu thế về số lượng giao dịch.

    Thống kê từ Bộ Xây dựng cho biết, 6 tháng qua, thị trường có khoảng 187.000 giao dịch thành công, đạt 36,13% so với 6 tháng cuối năm 2022. Lượng giao dịch giảm chủ yếu ở phân khúc đất nền. Ngược lại, căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ vẫn là phân khúc được ghi nhận là điểm sáng của thị trường, đạt 68.725 giao dịch trong quý 1 và 2.2023.

    Đối với riêng thị trường tại Hà Nội, theo số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Mount Real Estate, trong 7 tháng đầu năm 2023, đã có 1.290 căn hộ chung cư được giao dịch tại khu vực Vinhomes Ocean Park, trong đó giao dịch chuyển nhượng chiếm hơn 50% . Tại Vinhomes Smart City, giao dịch chung cư sôi động hơn với tổng 2.300 căn.

    Ông Trần Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Mount Real Estate nhận định, nửa cuối năm 2023, khu vực phía Tây sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường, trong khi phía Đông có tốc độ hồi phục nguồn cung mạnh mẽ hơn. Lượng tiêu thụ tại khu Đông có dấu hiệu cải thiện khác biệt từ quý 2 vừa qua khi số lượng giao dịch chung cư ở khu vực này trong gấp 2 lần so với quý 1.

    Rõ ràng, lãi suất hạ nhiệt khiến dòng tiền chảy vào bất động sản, trong đó loại hình chung cư phục vụ nhu cầu ở thực sẽ đón tín hiệu tích cực trước tiên. Những động thái từ phía chủ đầu tư điều chỉnh chính sách bán hàng đã tháo gỡ tâm lý của người mua nhà, kích cầu giao dịch nhiều hơn.

    Ông Trần Quang Trung – Giám đốc Phát triển kinh doanh của OneHousing lý giải, nhiều chủ đầu tư đã cắt giảm lợi nhuận và xây dựng giải pháp tài chính thông qua các chính sách bán hàng cũng như tiến độ thanh toán, ưu đãi cho từng chân dung khách hàng. Điều đó đồng nghĩa, chủ đầu tư chấp nhận giảm biên độ lợi nhuận xuống và đây là cơ hội cho người mua nhà và nhà đầu tư có khả năng tài chính thực.

  • Quy định mới về sổ đỏ cần biết có hiệu lực từ 20.05.2023

    Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành quy định mới về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và sửa đổi cũng như bổ sung quy định về hồ sơ địa chính…

    Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.

    Sửa quy định về số vào sổ cấp sổ đỏ

    Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BTNMT, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận (sổ đỏ) được ghi bằng chữ và số (là số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận) theo quy định như sau:

    Đối với Giấy chứng nhận do Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp thì ghi chữ “CH”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận, gồm 5 chữ số và được ghi tiếp theo số thứ tự Giấy chứng nhận đã cấp theo Thông tư 17/2009/TTBTNMT.

    Đối với Giấy chứng nhận do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp thì ghi chữ “CT”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận gồm 5 chữ số được lập theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và được ghi tiếp theo số thứ tự Giấy chứng nhận đã cấp theo Thông tư 17/2009/TTBTNMT.

    Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thì ghi chữ “CT”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận gồm 5 chữ số được lập theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và được ghi tiếp theo hệ thống số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận.

    Đối với Giấy chứng nhận do Văn phòng đăng ký đất đai cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thì ghi chữ “VP”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận gồm 5 chữ số được lập theo từng đơn vị hành chính cấp xã và được ghi tiếp theo hệ thống số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp.

    Đối với Giấy chứng nhận do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thì ghi chữ “CN”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận gồm 5 chữ số được lập theo từng đơn vị hành chính cấp xã và được ghi tiếp theo hệ thống số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp.

    Sửa đổi quy định xác nhận thay đổi vào sổ đỏ đã cấp khi đăng ký biến động đất đai

    Khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BTNMT đã sửa đổi quy định xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (được bổ sung bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) như sau:

    Việc cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, e, g, h, l, m và r khoản 1 và các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP).

    Đối với trường hợp quy định tại điểm n khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thực hiện thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sau đó chuyển hồ sơ cho cơ quan quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) để thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận.

    Sửa đổi quy định về cơ quan xác nhận thay đổi vào sổ đỏ đã cấp khi đăng ký biến động đất đai

    Khoản 3 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BTNMT đã sửa đổi quy định về cơ quan xác nhận thay đổi vào sổ đỏ đã cấp khi đăng ký biến động đất đai tại Điều 19 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (đã được sửa đổi bởi Thông tư 02/2015/TT-BTNMT).

    Cụ thể, cơ quan thực hiện việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định như sau:

    Trường hợp thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này do cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thực hiện.

    Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập theo quy định của pháp luật đất đai 2003 tiếp tục thực hiện việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao.

    Trường hợp đính chính nội dung sai sót vào Giấy chứngnhận đã cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 105 Luật Đất đai và Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thực hiện.

    Trường hợp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) thực hiện.

    Cơ quan trên ghi ngày tháng năm; ký tên, đóng dấu và ghi họ tên và chức vụ người ký vào cột “Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền”.

    Hướng dẫn mới về cấp sổ đỏ với đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất

    Điều 2 Thông tư 02/2023/TT-BTNMT đã bổ sung quy định về cấp sổ đỏ với đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất tại Điều 9a Thông tư 24/2014/TTBTNMT về hồ sơ địa chính.

    Theo đó, việc cấp Giấy chứng nhận được áp dụng cho toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng (bao gồm diện tích thửa đất gốc và diện tích đất tăng thêm).

    Thông tư nêu rõ quy định về hồ sơ thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ nộp trong trường hợp diện tích đất tăng thêm chưa được cấp Giấy chứng nhận.

  • Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản 2023

    Diễn biến thị trường bất động sản năm 2023 được dự báo sẽ “dễ thở” hơn, khi đang nhận được nhiều tín hiệu tích cực.

    Lakeview Regal Premium
    Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản 2023

    Đón nhận nhiều tin vui

    Thị trường bất động sản trong năm 2022 đối mặt nghịch lý lớn là lực cầu của thị trường rất mạnh, nhưng giao dịch ít. Sự suy thoái của thị trường bất động sản đã gây ra những hệ lụy lớn với gần 40 ngành nghề liên đới, như sắt thép xây dựng, cát đá, máy móc, logistics, hàng hoá tiêu dùng phục vụ nhà ở…

    Thị trường ảm đạm xuất phát từ nhiều điểm nghẽn.

    Điểm nghẽn thứ nhất là vấn đề pháp lý, với sự chồng chéo của các luật và việc thắt chặt vấn đề pháp lý dự án, khiến khoảng 70% doanh nghiệp hiện nay bị vướng vào các vấn đề về pháp lý, dẫn đến nguồn cung sụt giảm mạnh, nhiều dự án đình trệ.

    Điểm nghẽn thứ hai là thiếu hụt dòng tiền cho doanh nghiệp phát triển. Thực trạng nguồn vốn tín dụng bị kiểm soát, các kênh tạo vốn cho doanh nghiệp như trái phiếu cũng đang trục trặc, khiến doanh nghiệp đói vốn, còn người dân có nhu cầu mua nhà ở không tiếp cận được các gói tài chính.

    Điểm nghẽn thứ ba là sự mất cân đối và bất hợp lý của cơ cấu sản phẩm khi nguồn hàng cao cấp áp đảo trên thị trường, trong khi nguồn nhà giá rẻ, nhà ở xã hội gần như biến mất.

    Điểm nghẽn thứ tư là thị trường chưa minh bạch, bị làm giá, đẩy giá ảo do hệ thống thông tin trên thị trường chưa đa dạng, thích hợp.

    Điểm nghẽn thứ năm là niềm tin của các nhà đầu tư, khách hàng mua nhà ở đang bị sụt giảm nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thanh khoản thị trường yếu.

    Theo các chuyên gia trong ngành, trong những điểm nghẽn trên, nguồn vốn là vấn đề khó khăn, thách thức nhất của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, nút thắt này sẽ từng bước được gỡ trong năm 2023, bởi mới đây, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác nhằm rà soát thực trạng khó khăn của doanh nghiệp, địa phương có các dự án đang bị vướng mắc (theo Quyết định 1435/QĐ-TTg).

    Bên cạnh đó, Chính phủ có Công điện 1164/CĐ-TTg đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện theo Quyết định 1435/QĐ-TTg, trong đó đề cập việc các doanh nghiệp bất động sản cần phải tự nghiên cứu, xem xét hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Chưa dừng lại ở đó, nhiều công điện được gửi đến các bộ, ngành để yêu cầu xem xét các vấn đề đang tạo điểm nghẽn cho thị trường, cho doanh nghiệp như tín dụng, phát hành trái phiếu…

    Hay mới đây (đầu tháng 12/2022), Ngân hàng Nhà nước quyết định nới room tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng thêm 1,5-2%, thay vì giữ mức tăng trưởng không quá 14% cho cả năm 2022 như kế hoạch trước đó.

    TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia cho rằng, việc tăng thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng, về cơ bản, vẫn nằm trong tổng lượng trần tín dụng 14% theo mục tiêu của năm nay, chứ không làm tăng thêm lượng tiền. Lý do khiến Ngân hàng Nhà nước đưa ra quyết định nới room vào thời điểm này xuất phát từ các yếu tố vĩ mô như lạm phát, tỷ giá… đã tích cực hơn.

    Theo ông Lực, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện, tức là người dân bắt đầu quay lại hệ thống ngân hàng để gửi tiền nhiều hơn so với giai đoạn trước. Thêm vào đó, nhu cầu vốn của thị trường, bao gồm cả người dân (tiêu dùng) và doanh nghiệp (nhà sản xuất) vào dịp cuối năm rất lớn, nên việc cấp thêm tín dụng sẽ đáp ứng được nhu cầu này, giúp duy trì cũng như thúc đẩy sản xuất – kinh doanh trong mùa cao điểm.

    Bên cạnh đó, 16 ngân hàng (Vietcombank, Agribank, HDBank, SHB, VIB, ABBANK, Shinhan Việt Nam…) đã cam kết giảm lãi vay. Động thái này giúp thị trường bất động sản khởi sắc trở lại và phát triển ổn định hơn.

    Thị trường sẽ khởi sắc

    Thông tin nới room tín dụng và việc Chính phủ vào cuộc giải cứu thị trường bất động sản khiến các thành viên thị trường phấn khởi và kỳ vọng vào giai đoạn khởi sắc sắp tới của thị trường.

    Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa nhận định, việc Ngân hàng Nhà nước quyết định nới room tín dụng thêm 1,5 – 2% sẽ mang lại tâm lý tích cực cho thị trường bất động sản. Khá nhiều dự án bất động sản đang triển khai dở vì thiếu vốn. Người mua nhà gặp khó do không tiếp cận được tín dụng để mua nhà. Việc dòng vốn được khơi thông sẽ khiến các chủ đầu tư dự án tiếp tục triển khai được dự án và người mua nhà có cơ hội hiện thực hóa ước mơ an cư.

    Đồng quan điểm, TS. Trần Kim Chung, Chủ tịch CT Group cũng đưa ra những chỉ dấu tích cực về nguồn vốn của thị trường bất động sản. Theo đó, tín dụng năm 2023 sẽ dồi dào hơn năm 2022, nhờ quyết định nới thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại để tạo đà cho doanh nghiệp vận hành năm 2023.

    Bên cạnh đó, nguồn tiền từ thị trường chứng khoán đang có xu hướng tăng trở lại. Trong trường hợp chứng khoán tăng lên mức 1.300 – 1.400 điểm thì sẽ có một lượng tiền lớn đưa vào nền kinh tế và bất động sản.

    Ngoài ra, thị trường trái phiếu đang dần phục hồi. Đây tiếp tục là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế và thị trường bất động sản. Với những chỉ dấu tích cực này, TS. Trần Kim Chung bày tỏ sự lạc quan về một bức tranh sáng của thị trường trong năm 2023.

    Nhận định về thị trường bất động sản năm 2023, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, thị trường sẽ có nhiều tín hiệu tích cực dựa trên những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2023. Kinh tế sẽ phục hồi nhanh, các động lực tăng trưởng phục hồi mạnh hơn, trong đó phải kể đến sự phục hồi của du lịch nội địa, lạm phát cơ bản được kiểm soát, tỷ giá lãi suất tăng, nhưng trong tiên lượng và tầm kiểm soát.

    Đồng thời, đầu tư công, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn sẽ được đẩy mạnh, cộng với việc cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện thể chế. Ngoài ra, còn có những tín hiệu tích cực của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn về pháp lý. “Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đang rà soát hàng ngàn dự án gặp khó khăn về pháp lý. Với việc đáo hạn trái phiếu, Chính phủ cũng đang vào cuộc để tháo gỡ khó khăn”, TS. Cấn Văn Lực phân tích.

    Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cũng dự báo, thị trường sẽ xuất hiện tín hiệu đảo chiều và cân bằng hơn vào khoảng cuối năm 2023. Thị trường được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt hơn vào năm 2024.

    Về xu hướng năm 2023, thị trường sẽ tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm bất động sản có giá trị thực, tạo ra dòng tiền – những sản phẩm giúp người mua bất động sản giảm bớt những yếu tố biến động bất lợi ở hiện tại. Những sản phẩm đầu cơ sẽ có giá xuống đầu tiên và lên đầu tiên khi thị trường phục hồi.

    Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường còn dùng dằng như hiện nay, theo ông Quốc Anh, các sản phẩm như chung cư, nhà phố có thể đem lại lãi vốn, dòng tiền bền vững hơn cho người mua.

    “Theo kết quả khảo sát đối với những người làm môi giới trên thị trường, có trên 50% số người cho rằng, thị trường sẽ phục hồi từ quý II/2023. Đây là điểm tích cực, cho thấy niềm tin của những người tham gia thị trường”, ông Quốc Anh nói.

    Cũng theo ông Quốc Anh, để thích ứng với thực tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp bất động sản cần phải có những điều chỉnh phù hợp, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh và bình tĩnh chờ tín hiệu điều chỉnh từ lãi suất, tăng trưởng tín dụng và những nỗ lực tháo gỡ khó khăn pháp lý mà Chính phủ đang thực hiện.

    Theo báo đầu tư

  • Bất động sản 2023: Cơ hội mở ra cho người có nhu cầu mua ở thực

    Năm 2023, các chuyên gia đánh giá nguồn cầu ở thực sẽ là động lực giúp thị trường bất động sản sớm khơi thông thanh khoản.

    Nguồn cầu ở thực tăng mạnh

    Báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã chỉ ra, trong khoảng 2 năm qua, có hàng ngàn dự án được các doanh nghiệp triển khai, đầu tư trên cả nước phải dừng lại để xem xét sự phù hợp về pháp lý với tổng giá trị ước đạt khoảng 30 tỷ USD. Điều này là một trong những nguyên nhân làm giảm nguồn cung và làm nghiêm trọng hơn tình hình trầm lắng của thị trường.

    Thu Ha Noi 2 6 2
    Ảnh minh họa. Nguồn: internet

    Bên cạnh đó, nhiều năm qua, thị trường bất động sản liên tục tăng giá tại nhiều khu vực, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Cơ cấu sản phẩm bất động sản đang có sự lệch pha, khi chiếm đa phần trong giỏ hàng là các sản phẩm trung và cao cấp.

    Trong khi đó, thị trường hiện nay đang thiếu vắng các sản phẩm nhà ở phù hợp với “túi tiền” của số đông người dân. Theo báo cáo của VARS, tính chung cả năm 2022, nguồn cung toàn thị trường đạt khoảng 48.500 sản phẩm, tương đương 90% tổng lượng sản phẩm chào bán mới năm 2021 – thời điểm thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và chỉ bằng 28% so với năm 2018 (180.000 sản phẩm). Trong đó, phân khúc đất nền chiếm 44%, căn hộ cao cấp chiếm 37%, căn hộ trung cấp chiếm 15% và căn hộ bình dân chiếm tỷ trọng thấp nhất với 4%. Tỷ lệ tiêu thụ chung của toàn thị trường đạt khoảng 39%, tương đương 19.000 giao dịch, bằng 69% so với lượng tiêu thụ của năm 2021 và bằng 17% lượng giao dịch của năm 2018.

    Vậy nên năm 2023, các chuyên gia dự báo nguồn cầu ở thực sẽ tăng mạnh, do đó những sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu này cũng dễ dàng thanh khoản hơn. Cuối năm 2022, theo một số đơn vị nghiên cứu thị trường, lượng giao dịch thành công cũng có xu hướng tập trung ở phân khúc nhà có thể ở ngay với mức giá vừa phải.

    Nhà ở hướng tới nhu cầu thực sẽ dẫn dắt thị trường 2023

    Hiện nay, tâm lý người dân vẫn ưa chuộng tích lũy bất động sản. Thời gian qua, trong lúc thị trường gặp nhiều biến động thì cũng đã xuất hiện không ít nhà đầu tư tìm cơ hội bắt đáy và gom bất động sản các tỉnh vùng ven để chờ thời cơ. Bên cạnh đó, dù còn đối mặt với không ít khó khăn nhưng nền kinh tế nước ta năm 2023 được dự báo vẫn sẽ có những dấu hiệu khởi sắc, đây cũng là động lực giúp thị trường bất động sản được cho là sẽ ghi nhận những tín hiệu tích cực hơn trong lực cầu và vấn đề thanh khoản.

    Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và có dư địa lớn nên có khả năng sẽ sinh lời cao, đồng thời cũng có khả năng gia tăng thêm lợi nhuận nếu biết khai thác kinh doanh hiệu quả. Hơn nữa, tâm lý của người dân cũng có xu hướng đổ tiền vào bất động sản như một kênh tích trữ an toàn khi đối diện với tình hình lạm phát tăng cao.

    “Trong khoảng quý I năm nay, một số dự án án phù hợp với nhu cầu thị trường sẽ được kích hoạt trở lại. Sang quý II, quý III, thị trường sẽ ghi nhận những giao dịch thực”, ông Nguyễn Văn Đính dự báo.

    Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, phân khúc nhà ở hướng tới người mua sử dụng thực sẽ dẫn dắt thị trường 2023. Đó là nhà đất thổ cư giá hợp lý và các căn hộ giá bình dân hoặc tầm trung. Trong đó, nhà ở xã hội với mức giá 1 – 2 tỷ đồng/căn đang đặc biệt được mong chờ.

    Theo ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, năm 2023 cần ưu tiên nới thêm chuẩn cho vay với những người dân có nhu cầu ở thật, mua để ở chứ không phải đầu tư. Ngoài ra, những doanh nghiệp làm nhà ở giá thấp, nhà ở xã hội, nhà cho công nhân cũng cần được xem xét cho vay, vì nhu cầu đối với loại hình nhà ở này rất lớn.

    “Nên dồn vốn cho sản xuất, kinh doanh và người có nhu cầu ở thật. Đồng thời, nên xem xét cho vay đối với những dự án đang xây dựng dở dang, sắp bàn giao cho khách hàng mà giá bán hợp lý”, ông Quang nói./.

    Theo Ngọc Lan/Reatimes.vn

    Có thể bạn quan tâm: Toàn cảnh kinh tế – xã hội năm 2022: Bức tranh sáng màu

  • Toàn cảnh kinh tế – xã hội năm 2022: Bức tranh sáng màu

    Nền kinh tế Việt Nam đạt thắng lợi kép trong năm 2022 khi tăng trưởng GDP ước đạt 8,02%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022 và cao hơn so với mục tiêu đề ra là 6-6,5% trong khi lạm phát chỉ tăng 3,15% so với năm 2021.

    Buc Tranh Kinh Te 2022 1

    Buc Tranh Kinh Te 2022 2 Buc Tranh Kinh Te 2022 3

    Buc Tranh Kinh Te 2022 4

    Buc Tranh Kinh Te 2022 5

    Buc Tranh Kinh Te 2022 6

    Buc Tranh Kinh Te 2022 7

    Buc Tranh Kinh Te 2022 8

    Buc Tranh Kinh Te 2022 9

    Buc Tranh Kinh Te 2022 10

    Buc Tranh Kinh Te 2022 11

    Buc Tranh Kinh Te 2022 12

    Buc Tranh Kinh Te 2022 13

    Buc Tranh Kinh Te 2022 14

    Buc Tranh Kinh Te 2022 15

    Buc Tranh Kinh Te 2022 16

    Buc Tranh Kinh Te 2022 17

    Buc Tranh Kinh Te 2022 18

    Buc Tranh Kinh Te 2022 19

    Buc Tranh Kinh Te 2022 20

    Buc Tranh Kinh Te 2022 21

    Buc Tranh Kinh Te 2022 22

    Nguồn Chinhphu.vn

  • Đất nền sẽ chiếm sóng đầu tư tại Quảng Ngãi trong năm 2023

    Nhiều tín hiệu từ thực tiễn cho thấy Đất nền sẽ là phân khúc ưa thích của các nhà đầu tư Bất động sản tại thị trường Quảng Ngãi trong năm 2023.

    Nguồn cung gia tăng

    Những năm gần đây, thị trường bất động sản Quảng Ngãi phát triển sôi động với sự gia tăng về nguồn cung cũng như số lượng giao dịch. Trong đó, đất nền luôn dẫn đầu về số lượng giao dịch cũng như nguồn cung trên thị trường.

    Bat Dong San Quang Ngai 2023
    Đất nền sẽ chiếm sóng đầu tư tại Quảng Ngãi trong năm 2023

    Ở thời điểm cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 43 dự án, cung cấp cho thị trường 372 căn nhà, với tổng diện tích sàn 126.520 m2.

    Riêng về đất nền, 43 dự án có sản phẩm hoàn thành, cung cấp ra thị trường 12.531 lô đất nền đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, với tổng diện tích đất ở khoảng 1,7 triệu m2.

    Trong đó, 43 dự án này đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân 10.150 lô đất nền, với tổng diện tích đất ở khoảng 1,3 triệu m2.

    Sau khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người dân đã xây dựng 1.420 căn nhà ở, với tổng diện tích sàn là 256.518 m2.

    Tính đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh tồn kho 2.381 lô đất nền đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, với tổng diện tích đất ở là 409.039 m2.

    Bước sang năm 2021, thị trường bất động sản tỉnh Quảng Ngãi trầm lắng, các giao dịch trên thị trường chủ yếu là đất của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.

    Thống kê từ Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong cả năm 2021, toàn tỉnh Quảng Ngãi ghi nhận 18.658 giao dịch đất nền và nhà ở riêng lẻ.

    Riêng năm 2022, tính từ đầu năm đến hết quý 3 vừa qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ghi nhận 25.258 giao dịch đất nền và nhà ở riêng lẻ.

    Theo đó, hầu hết các giao dịch bất động sản tại Quảng Ngãi đến từ việc mua bán các lô đất thổ cư. Trong khi đó, hàng tồn kho của các dự án bất động sản còn nhiều nhưng vẫn neo ở giá cao dẫn đến việc người dân có nhu cầu mua đất khó giải ngân.

    Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện mức giá bán đất nền tại tỉnh đang dao động ở mức trung bình từ 5,5-25 triệu đồng/m2.

    Đồng thời, giá bán nhà ở riêng lẻ trên địa bàn tỉnh đang dao động từ 10-50 triệu đồng/m2.

    Sở này cũng cho biết thêm, nguồn cung về sản phẩm nhà ở, đất nền của các dự án tăng cao. Mặc dù nhu cầu nhà ở cao nhưng do ảnh hưởng kinh tế nên việc người dân giải ngân tiền mua bất động sản gặp nhiều khó khăn.

    Đâu là xu hướng đầu tư trong năm 2023?

    Đi cùng với thời gian, đất nền tại Quảng Ngãi luôn là sản phẩm đầu tư ưa thích của các nhà đầu tư. Bước sang năm 2023, phân khúc này được dự báo sẽ tiếp tục dẫn dắt xu hướng đầu tư tại thị trường bất động sản Quảng Ngãi.

    Bds Quang Ngai My Khe
    Đường ven biển mở ra nhiều vùng đất phát triển mới tại Quảng Ngãi

    Ngày 7/12/2022, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định số 1392/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025 và năm đầu kỳ.

    Theo đó, hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 418 vị trí phát triển các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị.

    Trong đó có 41 vị trí là các dự án đã có chủ đầu tư, đang triển khai với số lượng sản phẩm dự kiến cung cấp ra thị trường trong giai đoạn 2021 – 2025 là 734 căn nhà ở riêng lẻ và 13.281 lô đất nền.

    Trên địa bàn tỉnh cũng có 12 vị trí đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, dự kiến lựa chọn chủ đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị trong giai đoạn 2021-2025.

    Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cũng có 365 vị trí khác dự kiến thực hiện các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị.

    Đây là những vị trí được đánh giá thuận lợi để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị. Trong thực tế, từ 1 vị trí có thể được tách thành nhiều vị trí nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

    Cụ thể, thành phố Quảng Ngãi có 83 vị trí, thị xã Đức Phổ có 70 vị trí, huyện Bình Sơn có 40 vị trí, huyện Sơn Tịnh có 49 vị trí, huyện Tư Nghĩa có 41 vị trí, huyện Mộ Đức có 20 vị trí, huyện Nghĩa Hành có 9 vị trí, huyện Lý Sơn có 4 vị trí, huyện Minh Long có 3 vị trí, huyện Trà Bồng có 8 vị trí, huyện Sơn Hà có 31 vị trí, huyện Ba Tơ có 7 vị trí.

    Cũng tại kế hoạch phát triển nhà ở được phê duyệt nêu trên, căn cứ theo mục tiêu chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, tổng sản phẩm dự kiến hoàn thiện tại các dự án nhà ở thương mại gồm có 3.000 căn nhà ở riêng lẻ do chủ đầu tư xây dựng để kinh doanh và 30.000 lô đất nền để chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

    Căn cứ tiến độ thực tế tại các dự án, dự kiến năm 2022, sản phẩm hoàn thành tại các dự án tiếp tục là đất nền để chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở với 1.666 lô đất nền có tổng diện tích đất ở là 212.834 m2.

    Trong năm 2023, dự kiến sản phẩm hoàn thành tại các dự án có khoảng 3.866 lô đất nền với tổng diện tích đất ở 485.105 m2.

    Anh Trung, một nhà đầu tư đến từ Đà Nẵng hiện đang sở hữu nhiều lô đất tại Quảng Ngãi, cho biết đất nền là phân khúc ưa thích của các nhà đầu tư vì nhiều lý do.

    Trong đó có nguyên nhân do tâm lý đầu tư của nhiều người dân là thích mua đất rồi tự xây dựng nhà ở theo nhu cầu bản thân. Tiếp đến là phân khúc đất nền có tính thanh khoản tốt hơn nếu so sánh với nhà ở riêng lẻ.

    Một nguyên nhân khác là việc đầu tư đất nền hiện nay đa phần theo xu hướng đầu cơ ngắn hạn hoặc mua đất làm của để dành cho con cháu sau này.

    Chưa hết, so với nhiều địa phương khác tại khu vực miền Trung thì giá đất nền tại Quảng Ngãi hiện đang ở mức thấp, có nhiều tiềm năng sinh lời. Đặc biệt là những khu vực ven biển hay những khu vực phát triển mới trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất,…