Tag: bất động sản Quảng Ngãi

  • Miền Trung xây tổ mới để đón “đại bàng mới”

    Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2045. Qua đó mở ra nhiều cơ hội mới về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế trên địa bàn các khu kinh tế trong thời gian tới.

    Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai – Trường Hải có đóng góp rất lớn vào nguồn thu ngân sách của tỉnh Quảng Nam

    Các khu kinh tế ven biển miền Trung

    Báo cáo số 95-BC/BKTTW năm 2022 của Ban Kinh tế Trung ương cho biết vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ có 11/18 khu kinh tế ven biển của cả nước, trong đó có 4/8 khu kinh tế trọng điểm trọng điểm.

    Trong thời gian qua, phát triển các khu kinh tế ven biển đã đạt được một số kết quả nhất định, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 40% tổng diện tích đất dành cho sản xuất. Một số dự án lớn, quan trọng tại các khu kinh tế của vùng đã hoàn thành và đi vào hoạt động, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng các địa phương trong vùng.

    Đơn cử như, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy TNHH Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam, khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai – Trường Hải,…

    Tại Khu kinh tế mở Chu Lai, sau gần 20 năm hoạt động, hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế mở từng bước được hoàn thiện, nhiều nhà máy, công xưởng, khu du lịch được hình thành.

    Trong 5 năm gần đây, từ 2017-2021, tổng thu ngân sách trên địa bàn khu kinh tế mở Chu Lai đạt khoảng 68.145 tỉ đồng, chiếm bình quân 60% tổng số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

    Lũy kế đến nay, Khu kinh tế mở Chu Lai có 173 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký là 110 nghìn tỉ đồng. Trên địa bàn Khu kinh tế hiện có 125 dự án đã đi vào hoạt động, với tổng vốn thực hiện khoảng 50 nghìn tỉ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 30.000 lao động.

    Nằm bên cạnh Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất tại Quảng Ngãi cũng đã thu hút được trên 299 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 17,7 tỉ USD.

    Cạnh đó không xa, Khu kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) đã thu hút được 153 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 4,1 tỉ USD. Khu kinh tế Vân Phong đã giải quyết được hơn 6.200 việc làm mới cho lao động địa phương, trong đó có tới 4.000 việc làm được tạo ra từ nguồn vốn FDI.

    Tại Bình Định, từ khi thành lập đến nay, hạ tầng Khu kinh tế Nhơn Hội đã được đầu tư hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu. Tại Khu kinh tế Nhơn Hội đã có 121 dự án đầu tư, với tổng vốn khoảng 119.533 tỉ đồng, vốn thực hiện đạt khoảng 28.485 tỉ đồng.

    Tại khu vực Bắc Trung bộ, Khu kinh tế Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã thu hút được 266 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư là 148.523 tỉ đồng và 23 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 12.808 triệu USD.

    Còn Khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) tính đến năm 2020 đã thu hút được 151 dự án đầu tư. Trong đó có 94 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đạt 59.802 tỉ đồng và 57 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 13,5 tỉ USD.

    Nhiều dự án lớn tại Khu kinh tế Vũng Áng đã hoàn thành đi vào hoạt động, có tác động lan tỏa đối với khu vực, giải quyết việc làm cho 18.230 lao động.

    Tại Quảng Bình, Khu kinh tế Hòn La đến nay đã thu hút được 56 dự án với tổng mức đầu tư 91.000 tỉ đồng. Tại Thừa Thiên Huế có Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô hiện có 50 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 82.049 tỉ đồng.

    Đáng chú ý nhất là tại Khu kinh tế Đông Nam (tỉnh Quảng Trị) hiện có 45 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 143.968 tỉ đồng và có 23 dự án đang nghiên cứu, khảo sát lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký khoảng 152.364 tỉ đồng,…

    Dự báo sẽ có làn sóng đầu tư mới đổ bộ vào Khu kinh tế Vân Phong trong thời gian tới

    Khu kinh tế Vân Phong

    Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là quy hoạch quan trọng, tác động lớn đến việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Khánh Hòa cũng như việc phát triển tỉnh này trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tới.

    Khu kinh tế Vân Phong có quy mô khoảng 150.000ha, gồm diện tích mặt nước (khoảng 79.178ha), phần đất liền và đảo (70.822ha). Ranh giới lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên 12 xã, thị trấn của huyện Vạn Ninh và 6 xã, 3 phường của thị xã Ninh Hòa hiện nay.

    Đây là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước.

    Trong đó, kinh tế biển là nền tảng có cảng trung chuyển container quốc tế và dịch vụ logistics, đô thị, dịch vụ, du lịch, công nghiệp giữ vai trò quan trọng, kết hợp phát triển các ngành kinh tế khác.

    Theo quy hoạch điều chỉnh, các khu phát triển dịch vụ, du lịch với các loại hình du lịch sinh thái – vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf, casino, công viên chuyên đề, triển lãm du thuyền quốc tế kết hợp các hoạt động tham quan, trải nghiệm… có tổng diện tích đất khoảng 2.613 ha tập trung chủ yếu tại khu vực Hòn Lớn, bán đảo Hòn Gốm, Đại Lãnh khoảng 2.027 ha và khu vực Dốc Lết khoảng 200 ha, các khu vực khác khoảng 386 ha.

    Khu vực dự kiến phát triển cảng hàng không khoảng 500 ha tại Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh. Các khu vực phát triển sân golf được bố trí tại đảo Hòn Lớn, khu Đầm Môn, khu vực Tuần Lễ – Hòn Ngang.

    Khu vực phát triển sân golf đến năm 2030 tại Đầm Môn có diện tích 176 ha. Các khu vực sân golf khác có tổng diện tích khoảng 479 ha.

    Quy hoạch điều chỉnh cũng xác định phát triển dân cư đô thị có tổng diện tích khoảng 5.396ha; các khu vực phát triển dân cư hỗn hợp (dân cư, dịch vụ) có tổng diện tích khoảng 173ha; các khu dân cư nông thôn có tổng diện tích đất khoảng 1.418ha.

    Ngay sau khi điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế Dung Quất được phê duyệt, Quảng Ngãi đã bắt tay vào triển khai lập nhiều quy hoạch phân khu làm cơ sở để xúc tiến đầu tư những dự án mới.

    Khu kinh tế Dung Quất

    Bên cạnh Khu kinh tế Vân Phong nêu trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2045.

    Quy hoạch này cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm chính quyền địa phương, doanhnghiệp và cả người dân tỉnh Quảng Ngãi. Bởi quy hoạch điều chỉnh lần này được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực phát triển mới cho tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

    Theo quy hoạch điều chỉnh, Khu kinh tế Dung Quất có quy mô diện tích khoảng 45.332 ha. Trong đó phần diện tích đất liền khoảng 33.581ha, đảo Lý Sơn 1.492ha (gồm hiện trạng phần đảo nổi 1.039,85 ha và không gian phát triển mới) và diện tích mặt nước (vùng biển) khoảng 10.711ha.

    Về định hướng phát triển, cơ cấu phân khu chức năng toàn khu kinh tế được chia làm 5 phân khu chức năng chính, gồm phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Bắc Dung Quất; phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Châu Ổ – Bình Long; phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Nam Dung Quất; phân khu đô thị, dịch vụ Đông Nam Dung Quất; phân khu đô thị Lý Sơn.

    Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ có tổng diện tích khoảng 8.040ha, với 7 khu vực phát triển công nghiệp tập trung, trong đó các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được điều chỉnh có tổng diện tích khoảng 4.215ha.

    Cụ thể, Khu công nghiệp Tây Dung Quất rộng khoảng 355ha; Khu công nghiệp Đông Dung Quất, khoảng 2.205ha; Khu công nghiệp Bình Hòa – Bình Phước I, khoảng 610ha; Khu công nghiệp Bình Hòa – Bình Phước II, khoảng 305ha; Khu công nghiệp Tịnh Phong, khoảng 138ha; Khu công nghiệp VSIP, khoảng 582ha; Cụm công nghiệp Bình Nguyên, khoảng 20ha.

    Quy hoạch cũng bổ sung Cụm công nghiệp Tịnh Phong, khoảng 75ha. Đồng thời, bổ sung các khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ, khoảng 3.750ha. Trong đó, khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Dung Quất I, khoảng 165ha; Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Dung Quất II, khoảng 1.085ha; Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Bình Thanh, khoảng 2.500ha.

    Bên cạnh đó, quy hoạch cảng, sân bay và các trung tâm dịch vụ hậu cần, logistic, có diện tích khoảng 608ha, trong đó khu bến Dung Quất, Sa Kỳ, Tịnh Hòa – Tịnh Kỳ, Lý Sơn, diện tích khoảng 300ha; sân bay Lý Sơn khoảng 153ha; trung tâm dịch vụ hầu cần cảng, logistics, diện tích khoảng 155ha.

    Các đô thị, khu đô thị tại Khu kinh tế Dung Quất có tổng diện tích khoảng 14.000 ha, gồm đô thị Lý Sơn (huyện Lý Sơn), đô thị Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh) và bốn khu đô thị hạt nhân của đô thị Bình Sơn (Dốc Sỏi, Châu Ổ – Bình Long, Vạn Tường, Đông Nam Dung Quất), khu đô thị Tịnh Hòa -Tịnh Kỳ (thành phố Quảng Ngãi).

    Về định hướng phát triển đô thị, phấn đấu giai đoạn 2026 – 2035 huyện Lý Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV; đô thị Bình Sơn cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III; nâng cấp xã Tịnh Phong đạt đô thị loại V, thành lập thị trấn Tịnh Phong thuộc huyện Sơn Tịnh.

  • Đường Phan Đình Phùng nối dài sẽ là cú hích giúp huyện Tư Nghĩa phát triển mạnh mẽ.

    Để mở thêm cánh cửa thông thương với TP.Quảng Ngãi, từ đầu năm 2021, huyện Tư Nghĩa đã đưa công trình đường Phan Đình Phùng nối dài vào danh mục đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2020 – 2025.

    Huyện Tư Nghĩa giáp với TP.Quảng Ngãi, thế nhưng, sự kết nối giữa hai địa phương chủ yếu qua Quốc lộ 1. Vì thế, từ nhiệm kỳ 2015 – 2020, lãnh đạo huyện Tư Nghĩa đã nhiều lần đề xuất đầu tư đoạn đường Phan Đình Phùng nối dài qua địa bàn (thông với tuyến đường Phan Đình Phùng tại vị trí thuộc tổ 1, phường Nghĩa Lộ, TP.Quảng Ngãi) để tăng tính kết nối và không gian phát triển của hai địa phương. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, công trình chưa thể thực hiện.

    5922 Image001
    Đường Phan Đình Phùng nối dài được kỳ vọng mở hướng phát triển cho cả TP.Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa.

    Từ đầu năm 2021, huyện Tư Nghĩa đã đưa công trình đường Phan Đình Phùng nối dài vào danh mục đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021 – 2025 và tìm kiếm nguồn lực đầu tư. Bên cạnh đó, tiến hành các bước trong việc lập kế hoạch sử dụng đất, giai đoạn 2021 – 2030, trình UBND tỉnh phê duyệt.

    Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa Nguyễn Đăng Vinh cho biết, sau nhiều ý kiến đóng góp, tiếp thu cũng như xây dựng kế hoạch trong việc đầu tư công trình, dự án đường Phan Đình Phùng nối dài được HĐND tỉnh đưa vào danh mục đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021 – 2025, từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương và ban hành nghị quyết để triển khai thực hiện. Đây là căn cứ quan trọng để huyện quyết tâm thực hiện dự án này.

    Ngay sau khi dự án đường Phan Đình Phùng nối dài được đưa vào kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021 – 2025, huyện Tư Nghĩa đã lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện dự án; xây dựng thiết kế hướng tuyến, cũng như mặt cắt ngang và các nhiệm vụ cần thiết khác. Theo Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa Nguyễn Đăng Vinh, huyện nghiên cứu kỹ đề xuất của đơn vị tư vấn về phương án hướng tuyến và nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể từ so sánh chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, thời gian thi công xây dựng, nguồn lực đầu tư cũng như tham vấn các cơ quan chuyên môn… để từ đó lựa chọn phương án đầu tư phù hợp.

    “Ngoài việc tiếp tục huy động và bố trí các nguồn vốn để xây dựng và nâng cấp các tuyến đường quan trọng khác, quyết tâm chính trị cao nhất của huyện trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, nhiệm kỳ 2020 – 2025, là phải thực hiện hoàn thành đường Phan Đình Phùng nối dài. Đây là tuyến đường đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tăng tính kết nối với TP.Quảng Ngãi và đặc biệt là tạo động lực trong xây dựng thị trấn La Hà trở thành đô thị loại IV. Vì vậy, dù có những khó khăn nhất định, nhưng huyện sẽ tập trung thực hiện hoàn thành công trình”, ông Vinh nhấn mạnh.

    Vốn đầu tư 145 tỷ đồng

    Dự án đường Phan Đình Phùng nối dài có chiều dài hơn 2km, điểm đầu giao với Khu đô thị Bàu Giang và điểm cuối giao với đường dẫn Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Trong đó, điểm đầu từ nút giao thông Trường Chinh – Phan Đình Phùng đến đường La Hà – Nghĩa Thuận có bề rộng mặt đường 10,5m, lề đường 5m. Đoạn còn lại bề rộng mặt đường 14m, lề đường 3,5m. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 145 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách tỉnh là 120 tỷ đồng.

    Dự án đường Phan Đình Phùng nối dài có chiều dài hơn 2km, điểm đầu giao với nút giao thông Trường Chinh – Phan Đình Phùng và điểm cuối giao với đường dẫn Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Thiết kế đường có bề rộng mặt đường 10,5m, lề đường 5m. Đoạn còn lại bề rộng mặt đường 14m, lề đường 3,5m. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 145 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách tỉnh là 120 tỷ đồng.

    Mời xem thêm: Cơ hội đầu tư tại dự án An Điền Phát 

  • Quảng Ngãi ‘xây tổ đón đại bàng’

    UBND tỉnh Quảng Ngãi đang thu hồi những dự án đầu tư chậm tiến độ, đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút những dự án đầu tư mới trong thời gian tới.

    Quyết liệt thu hồi các dự án chậm tiến độ

    Thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều động thái quyết liệt trong việc tổ chức rà soát, thu hồi những dự án đầu tư chậm tiến độ.

    Ngay trong năm 2021, tỉnh này đã thu hồi, chấm dứt hiệu lực đối với 296 dự án khu dân cư đô thị được nhiệm kỳ trước cho nghiên cứu khảo sát tại tỉnh này.

    Trong 296 dự án nêu trên có nhiều dự án chưa phù hợp với quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; một số dự án nằm trong quy hoạch đất lúa nhưng chưa được HĐND tỉnh cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

    Bước sang năm 2022, UBND tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục tổ chức tổng rà soát và đi đến quyết định thu hồi 19 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 14.062 tỉ đồng.

    Tại Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp của tỉnh có 9 dự án bị thu hồi. Trong đó có 5 dự án của Tập đoàn FLC gồm dự án khu đô thị Vạn Tường 01, 04, 07, 08 và dự án khu đô thị sinh thái FLC Quảng Ngãi, với tổng vốn đăng ký 12.550 tỉ đồng.

    Thống kê của UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, lũy kế tính đến thời điểm cuối năm 2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có 660 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư 367.073 tỉ đồng.

    Trong số 660 dự án nêu trên, có 380 dự án đầu tư trong nước đã đi vào hoạt động, 270 dự án đang triển khai, 10 dự án tạm dừng.

    Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã chấp thuận chủ trương đầu tư để đấu thầu, đấu giá 14 dự án bất động sản, với tổng vốn khoảng 8.372 tỉ đồng.

    Riêng về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài, trong năm 2022, tại Quảng Ngãi đã cấp phép mới cho 4 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư khoảng 80 triệu USD.

    Lũy kế tính đến thời điểm cuối năm 2022, tỉnh Quảng Ngãi có 64 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 1.884 triệu USD. Trong số 64 dự án nêu trên có 47 dự án đã đi vào hoạt động, 14 dự án đang triển khai và 3 dự án đang tạm dừng.

    ‘Xây tổ đón đại bàng’

    Nhiều quy hoạch quan trọng vừa được phê duyệt và dự kiến sắp được phê duyệt, cộng với việc triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng đang mở ra nhiều cơ hội mới trong việc thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2023.

    Tien Do Du An My Khe Quangngai 2023 (9)
    Quảng Ngãi đang tổ chức lập quy hoạch phân khu dọc đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh

    UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong năm 2023, tỉnh tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai hoàn thành các dự án hạ tầng khu đô thị công nghiệp Dung Quất, Khu công nghiệp nhẹ Bình Hòa – Bình Phước; khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ VSIP 2; nâng cấp nhà máy lọc dầu Dung Quất; Khu liên hiệp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2.

    Tỉnh cũng phối hợp với bộ, ngành Trung ương để chuẩn bị các thủ tục để xây dựng đề án Trung tâm lọc hóa dầu và năng lược Quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất.

    Trong năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi cũng tập trung thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án, nhất là dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

    Quảng Ngãi cũng đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án Trung tâm hội nghị và triển lãm tỉnh; đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh; đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi;…

    Tỉnh cũng tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án bất động sản triển khai nhằm huy động nguồn lực vào ngân sách và phát triển đô thị,…

    Trên lĩnh vực quy hoạch, ngay sau khi quy hoạch chung xây dựng khu vực dọc tuyến đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh được phê duyệt, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các cơ quan có liên quan khẩn trương triển khai lập quy hoạch phân khu, để làm cơ sở xúc tiến thu hút đầu tư các dự án lớn.

    Có thể bạn quan tâm: Quảng Ngãi khởi công mới nhiều công trình lớn trong năm 2023

    Theo quy hoạch được duyệt, khu vực dọc tuyến đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh có quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 6.875 ha.

    Đây sẽ là khu vực du lịch – dịch vụ – đô thị và nông lâm nghiệp ven biển. Trong đó phát triển du lịch (là chức năng chủ đạo), làm động lực thúc đẩy và phát triển các khu đô thị mới dọc theo tuyến ven biển, góp phần tạo động lực phát triển cho khu vực ven biển phía Nam tỉnh Quảng Ngãi.

    Ngày 28/2 mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký quyết định phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2045, với quy mô diện tích khoảng 45.332ha.

    Trong đó phần diện tích đất liền khoảng 33.581ha, đảo Lý Sơn 1.492ha (gồm hiện trạng phần đảo nổi khoảng 1.040ha và không gian phát triển mới) và diện tích mặt nước (vùng biển) khoảng 10.711ha.

    Đây là quy hoạch quan trọng, được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến việc thu hút đầu tư tại tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

    Ngay sau khi quy hoạch được phê duyệt, ngày 2/3/2023, ông Đặng Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện đồ án quy hoạch điều chỉnh nêu trên.

    Ông Minh giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi triển khai thực hiện Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2045.

    Ông Minh cũng giao Sở Xây dựng chủ trì tổ chức lập quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng; thiết kế đô thị cho các khu chức năng trong khu kinh tế. Đồng thời xây dựng và ban hành quy chế quản lý kiến trúc theo quy định đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

    Tương tự như các quy hoạch nêu trên, tỉnh Quảng Ngãi cũng đang triển khai tổ chức lập nhiều đồ án quy hoạch quan trọng, động lực phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

    Đơn cử như quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai lập quy hoạch chung đô thị Bình Sơn; đề án phân loại đô thị Bình Sơn đạt tiêu chí đô thị loại 4.

    Mời xem thêm: Dự án Mỹ Khê Angkora Park

  • Quảng Ngãi hướng tới thành lập 2 thành phố trực thuộc tỉnh

    Giai đoạn 2036 – 2045, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tập trung đầu tư hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng nâng cao cho các đô thị, hướng tới thành lập TP Bình Sơn và TP Lý Sơn.

    Ngày 1/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2045.

    Lsonnj
    Toàn bộ diện tích Lý Sơn và mặt biển liền kề nằm trong điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045.

    Quy mô diện tích quy hoạch khoảng 45.332ha. Trong đó, diện tích đất liền khoảng 33.581ha, diện tích đảo Lý Sơn khoảng 1.492ha (hiện trạng phần đảo nổi và không gian phát triển mới), diện tích mặt nước (vùng biển) khoảng 10.711ha.

    Phạm vi bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên hoặc một phần diện tích của 17 xã, thị trấn thuộc huyện Bình Sơn; toàn bộ diện tích tự nhiên của xã Tịnh Phong và một phần diện tích của xã Tịnh Thọ thuộc huyện Sơn Tịnh; toàn bộ diện tích tự nhiên xã Tịnh Hòa, xã Tịnh Kỳ thuộc TP Quảng Ngãi; toàn bộ diện tích huyện đảo Lý Sơn và mặt biển liền kề.

    Về ranh giới quy hoạch, phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp đường sắt Bắc – Nam; phía Nam giáp TP Quảng Ngãi; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam.

    Về định hướng phát triển không gian, KKT Dung Quất được chia thành 5 phân khu chức năng, đó là: Phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Bắc Dung Quất; phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Châu Ổ – Bình Long; phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Nam Dung Quất; phân khu đô thị, dịch vụ Đông Nam Dung Quất và phân khu đô thị Lý Sơn. Tổng thể KKT sẽ phát triển không gian đô thị hiện đại, hấp dẫn và giàu bản sắc dựa trên cấu trúc cảnh quan và hệ sinh thái tự nhiên, đồi núi, sông, hồ, biển, hải đảo.

    Không gian phát triển mới của các khu chức năng trong KKT Dung Quất cũng được được điều chỉnh, sắp xếp. Trong đó, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ có tổng diện tích khoảng 8.040 ha, với 7 khu vực phát triển công nghiệp tập trung, trong đó các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được điều chỉnh có tổng diện tích khoảng 4.215 ha.

    Cảng, sân bay và các trung tâm dịch vụ hậu cần, logistic, có diện tích khoảng 608 ha, trong đó: Khu bến Dung Quất, Sa Kỳ, Tịnh Hòa – Tịnh Kỳ, Lý Sơn, diện tích khoảng 300 ha; sân bay Lý Sơn khoảng 153 ha; trung tâm dịch vụ hầu cần cảng, logistics, diện tích khoảng 155 ha.

    Các đô thị, khu đô thị có tổng diện tích khoảng 14.000 ha, gồm đô thị Lý Sơn (huyện Lý Sơn), đô thị Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh) và 4 khu đô thị hạt nhân của đô thị Bình Sơn (Dốc Sỏi, Châu Ổ – Bình Long, Vạn Tường, Đông Nam Dung Quất), khu đô thị Tịnh Hòa -Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi), trong đó đất xây dựng dân dụng khoảng 9.365 ha.

    Về định hướng phát triển đô thị, phấn đấu đến năm 2025, huyện Lý Sơn đạt một số tiêu chí cơ bản của đô thị loại IV và toàn huyện Bình Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV, thành lập thị xã Bình Sơn trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Giai đoạn 2026 – 2035, huyện Lý Sơn phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại IV và đô thị Bình Sơn cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III.

    Bước sang giai đoạn 2036 – 2045, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tập trung đầu tư hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng nâng cao cho các đô thị, hướng tới thành lập 2 TP Bình Sơn và Lý Sơn trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi; từng bước hình thành vùng đô thị động lực phía Bắc của tỉnh Quảng Ngãi và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

    Kkktjbj
    Dung Quất là Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực.

    Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng thể trên, KKT Dung Quất được quy hoạch với tính chất là KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, đô thị và nông, lâm, ngư nghiệp.

    Là khu vực phát triển đô thị; trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia; trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung; là một trong các đầu mối giao thông vận tải, trao đổi hàng hóa và giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên; đồng thời có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của quốc gia.

    Theo kinh tế đô thị 

  • Quảng Ngãi khởi công mới nhiều công trình lớn trong năm 2023

    Bên cạnh việc tiếp tục tổ chức thi công hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng các công trình chuyển tiếp, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi (Ban Quản lý) – đơn vị được UBND tỉnh Quảng Ngãi giao nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm trên địa bàn sẽ khởi công mới nhiều công trình trong năm 2023.

    1
    Năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi khởi công nhiều công trình lớn.

    Cụ thể, Ban Quản lý sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các thủ tục để khởi công mới các dự án, gồm: Kè chống sạt lở bờ biển thôn Phước Thiện 1 và Phước Thiện 2, xã Bình Hải (Bình Sơn); Hồ chứa nước Hố Sâu, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh); Đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh, giai đoạn IIb (đoạn Km69+145-Km76+230); Đê chắn sóng Bến cảng Bến Đình (đảo Lý Sơn); Đê chắn cát, giảm sóng và nạo vét thông luồng vào khu neo đậu tránh trú bão cảng cá Sa Huỳnh (Thị xã Đức Phổ); Đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi và Dự án Kè chống sạt lở bờ Bắc sông Trà Khúc (Sơn Tịnh). Tổng mức đầu tư của các dự án lên đến hàng nghìn tỷ đồng, tất cả sẽ được khởi công trong năm 2023.

    Ban Quản lý đặt mục tiêu phải hoàn thành tất cả các dự án theo đúng tiến độ được phê duyệt, trong đó phấn đấu hoàn thành toàn bộ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của các dự án lớn, gắn với việc đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao trước ngày 20/12/2023. Quyết liệt về tiến độ; tập trung giải quyết kịp thời các tồn tại, vướng mắc; pháp lý của từng dự án phải chặt chẽ; chất lượng là then chốt được chọn là phương châm hành động của đơn vị.

    Kế hoạch vốn đã giao tính đến ngày 15/2/2023 là gần 3.300 tỷ đồng, bao gồm: Kế hoạch vốn của tỉnh giao là gần 1.300 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương gần 690 tỷ đồng, ngân sách tỉnh Quảng ngãi hơn 128 tỷ đồng, tiền sử dụng đất hơn 385 tỷ đồng) và Tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi là 2.000 tỷ đồng. Đến ngày 30/1, đã giải ngân được gần 148 tỷ đồng, đạt 4,5% kế hoạch vốn đã giao, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh.

    Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 được Ban Quản lý xác định cụ thể là hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng Tiểu dự án phục vụ cao tốc Bắc – Nam trong tháng 6/2023 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Phấn đấu hoàn thành dứt điểm công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán Tiểu dự án trong năm 2023.

    2
    Tập trung giải quyết kịp thời các tồn tại, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án trong năm 2023.

    Cũng như tổ chức thi công hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng 6 dự án và lập thủ tục trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán trong Quý IV/2023. Phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và tập trung triển khai thi công các dự án chuyển tiếp theo đúng tiến độ, gắn với công tác giải ngân kế hoạch vốn năm 2023.

    Cùng với đó là phối hợp với các cơ quan có liên quan để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500, chủ trương đầu tư đối với 4 dự án xây dựng hạ tầng tạo quỹ đất và kè chống sạt lở tôn tạo cảnh quan. Hoàn thành việc thi tuyển kiến trúc dự án Cầu Trà Khúc I, trình phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án phát triển hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu…

    Nhìn lại năm 2022, Ban Quản lý dự án đã cơ bản hoàn thành tất cả nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất và cấp bách được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi giao.

    Tổng kế hoạch vốn được giao trong năm của đơn vị là hơn 2.676 tỷ đồng. Cụ thể, kế hoạch vốn đầu tư công gần 1.620 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hơn 1.000 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh hơn 214 tỷ đồng và vốn từ nguồn thu tiền sử dụng đất hơn 388 tỷ đồng. Kết thúc năm tài khóa, đơn vị đã giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn được giao.

    Ngoài ra, đơn vị còn giải ngân hơn 158 tỷ/160 tỷ đồng kế hoạch vốn của 3 dự án khẩn cấp, đạt 99% kế hoạch vốn giao. Giải ngân toàn bộ hơn 870 tỷ đồng kế hoạch vốn bố trí trong năm 2022 cho Tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thành phần Cao tốc Bắc – Nam đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi. Tập trung tổng hợp trình cấp thẩm quyền cho phép giải ngân kế hoạch vốn Trung ương thưởng vượt thu năm 2021 trong năm 2023.

    3
    Pháp lý của từng dự án phải chặt chẽ là yêu cầu được đặt ra.

    Trong năm qua đơn vị đã tổ chức thực hiện 59 dự án, tập trung giải quyết các tồn tại, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thi công 19 dự án chuyển tiếp. Hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 11 dự án, trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán hoàn thành cho 21 dự án.

    Đến thời điểm hiện tại đơn vị đã bàn giao 48,94/60,3km chiều dài mặt bằng để thi công tuyến chính cao tốc Bắc – Nam, đạt 81,2%. Hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng và phê duyệt phương án bồi thường cho tất cả 23 khu tái định cư, hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu thi công 17/17 điểm cải táng mồ mả phục vụ dự án, trong đó đã bàn giao cho địa phương 3 điểm để tổ chức cải táng các phần mộ.

    Cùng với đó Ban Quản lý đã hoàn thành công tác tổ chức lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho 4 dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo quỹ đất sạch, kè chống sạt lở, làm cơ sở lập chủ trương đầu tư dự án. Lập các thủ tục để tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc Cầu Trà Khúc I, phối hợp với các cơ quan, địa phương để trình, đề xuất đầu tư dự án phát triển hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu. Hoàn thiện thủ tục cần thiết đối với 5 dự án đã được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt.

    Các dự án khởi công trong năm 2022, như: Đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh, giai đoạn IIa, thành phần 1 và giai đoạn IIb; Đường nối từ cầu Thạch Bích đến Tịnh Phong; Cầu Trà Khúc 3… đã tổ chức bàn giao phần lớn mặt bằng trên thực địa và đang tổ chức triển khai thi công theo đúng tiến độ được duyệt, lũy kế giá trị khối lượng hoàn thành đạt cao.

    Nhìn vào thành tích trong năm 2022 của Ban Quản lý, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao sự cố gắng, tinh thần đoàn kết và tính hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao của tập thể cán bộ, viên chức, người lao động đơn vị. Ông Minh cho rằng, sự đổi mới trong phương thức lãnh đạo, công tác quản lý điều hành, giám sát các dự án đầu tư xây dựng mà Ban Quản lý áp dụng đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần vào thành công chung của đơn vị. Những dự án đơn vị thực hiện ngày càng được đánh giá cao về tiến độ, chất lượng và thẩm mỹ.

    “Ban Quản lý đã thực hiện giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn trong năm 2022, thành quả này đã góp phần quyết định vào việc tỉnh Quảng Ngãi đạt được thành tích đứng thứ 5 trong tổng số 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước”. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi biểu dương.

    Phát huy những thành quả đã đạt được, năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu tập thể Ban Quản lý tiếp tục đoàn kết, nỗ lực để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Đảm bảo giải ngân 100% vốn đúng tiến độ, cũng như triển khai thực hiện các dự án theo đúng kế hoạch và đảm bảo yêu cầu đã đề ra.

    4
    Sự đổi mới trong phương thức lãnh đạo, công tác quản lý điều hành, giám sát đã mang lại hiệu quả tích cực.

    Cùng với đó là tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án chuyển tiếp, tập trung triển khai các dự án trọng điểm để tổ chức khánh thành chào mừng Đại hội Đảng khóa tới… Quá trình thực hiện nhiệm vụ phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu, đầu tư và quản lý dự án, không để xảy ra thất thoát, lãng phí…

    Theo báo xây dựng

    Mời xem thêm: 17 dự án bất động sản lớn ở Quảng Ngãi sẽ tổ chức đấu giá trong năm 2023

  • 17 dự án bất động sản lớn ở Quảng Ngãi sẽ tổ chức đấu giá trong năm 2023

    Trong năm 2023, Quảng Ngãi sẽ tổ chức đấu giá 17 dự án nhằm phát triển thị trường bất động sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

    Ngày 18/1, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký ban hành Quyết định về kế hoạch thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án thu tiền sử dụng đất năm 2023.

    Quang Ngai
    Quảng Ngãi sẽ đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án thu tiền sử dụng đất năm 2023. Ảnh minh họa

    Theo quyết định trên, năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi được giao nhiệm vụ thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đối với 14 Dự án. Bao gồm: Dự án chỉnh trang đô thị khu Bắc núi Thiên Bút, phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi (quy mô 20.089,8 m2); Dự án chỉnh trang đô thị khu Nam sông Trà Khúc, phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi (15.838,2 m2).

    Dự án khu dân cư trục đường Mỹ Trà – Mỹ Khê (100.407,8 m2); Lô đất ký hiệu DN06 thuộc dự án hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư trục đường Bàu Giang – Cầu Mới (1.722,3 m2); Thửa đất số 83 thuộc Dự án công viên cây xanh kết hợp dịch vụ văn hóa, thể thao đa năng phường Trần Phú (1.787m2); Dự án khu dân cư phía Bắc đường Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Quảng Ngãi (28.049,1 m2).

    Dự án khu tổ hợp thương mại Riverside Mỹ Khê (8.023,13 m2); 40 lô đất đoạn từ đường sắt Bắc Nam đến đường Hoàng Văn Thụ, thuộc Dự án hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư trục đường Bàu Giang – Cầu Mới (11.605,9 m2); 2 lô đất thuộc khu dân cư Yên Phú, phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi (200m2); Dự án chỉnh trang đô thị khu du lịch sinh thái biển Hàng Dương tại xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi (22.480,9 m2).

    Quỹ đất 20 lô đất thuộc Dự án khu tái định cư kết hợp phát triển quỹ đất phục vụ cho Dự án xây dựng hệ thống đê bao, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi; Dự án khu đô thị sinh thái Nam đường Trường Sa (34.200 m2); Khu đất tại thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa (20.212,4 m2); Dự án khu du lịch biển Mỹ Khê (235.227 m2).

    Ngoài ra, UBND TP Quảng Ngãi còn tổ chức đấu giá Dự án khu đô thị – dịch vụ Mỹ Khê (131.691 m2). Dự án này do UBND TP Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và xây lắp, thực hiện quy hoạch và bàn giao quỹ đất sạch cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đấu giá.

    Bên cạnh đó, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Giao thông tỉnh chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất 3 Dự án gồm: Dự án khu dân cư xã Nghĩa Thắng (giai đoạn 1), khu tái định cư thôn 1 xã Nghĩa Lâm thuộc dự án nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT.623B (Quảng Ngãi – Thạch Nham); Khu tái định cư thuộc dự án nâng cấp tuyến đường ĐT.624B Quán Lát – Đá Chát (6.236,9 m2); dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tạo quỹ đất sạch kết hợp kè chống sạt lở bờ bắc sông Trà Khúc, đoạn qua xã Tịnh Long (12 ha).

    Mục đích của việc đấu giá nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách, xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế; đưa các quỹ đất vào sử dụng, góp phần chỉnh trang đô thị, tạo quỹ đất ở, hạ tầng đồng bộ phục vụ người dân, tránh lãng phí đất đai và ô nhiễm môi trường.

    Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi giao các sở, ngành, địa phương phối hợp tham mưu tỉnh sớm ban hành quy định về quy chế đấu giá; tổ chức rà soát, lập kế hoạch, quy hoạch để tranh thủ bố trí các nguồn lực đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật để kết nối đồng bộ, tạo quỹ đất bán đấu giá, phát triển thị trường bất động sản.

  • Thống nhất chủ trương đầu tư tuyến cao tốc Kon Tum – Quảng Ngãi

    Ngày 16/1/2023, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi phát đi Công văn số 77/SXD-QHKT về việc tham gia ý kiến về quy hoạch, đầu tư xây dựng tuyến cao tốc kết nối tỉnh Kon Tum với tỉnh Quảng Ngãi theo hình thức đối tác công tư.

    Dcim100mediadji 0063.jpg
    Ảnh minh họa

    Qua nghiên cứu hồ sơ có liên quan, Sở Xây dựng thống nhất chủ trương đề xuất đầu tư và hướng tuyến cao tốc kết nối tỉnh Kon Tum với tỉnh Quảng Ngãi.

    Quá trình lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án, Sở Xây dựng đề nghị Chủ đầu tư phối hợp với đơn vị Tư vấn thực hiện một số nội dung có liên quan.

    Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, phương án tuyến cao tốc kết nối tỉnh Kon Tum với tỉnh Quảng Ngãi đi qua khu công nghiệp Phổ Phong thuộc thị xã Đức Phổ; Trung tâm xã Ba Động, đô thị Ba Tơ và một số khu dân cư tập trung ở địa phương…

    Do vậy, trong quá trình thực hiện, Sở Xây dựng đề nghị Chủ đầu tư phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan để khảo sát hiện trạng, thu thập đầy đủ thông tin về các quy hoạch đô thị, khu chức năng, công trình lớn trên địa bàn thị xã Đức Phổ và huyện Ba Tơ, để chuẩn xác tim tuyến của đường cao tốc hợp lý, phù hợp với các Quy hoạch đã được duyệt, đảm bảo không ảnh hưởng đến các đô thị, khu chức năng, công trình lớn nêu trên.

    Bên cạnh đó, hạn chế giao cắt, tránh ảnh hưởng đến khả năng mở rộng không gian các đô thị, quy hoạch rừng, không gây ngập úng và đảm bảo thoát lũ của khu vực.

    Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cũng đề nghị nghiên cứu phương án quy hoạch các nút giao giữa tuyến cao tốc kết nối tỉnh Kon Tum với tỉnh Quảng Ngãi với tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn và Quốc lộ 24 hợp lý, thuận lợi cho việc kết nối với mạng lưới giao thông nội vùng.

    Nguồn cafeland

    Mời xem thêm: Đất nền sẽ chiếm sóng đầu tư tại Quảng Ngãi trong năm 2023

  • Đất nền sẽ chiếm sóng đầu tư tại Quảng Ngãi trong năm 2023

    Nhiều tín hiệu từ thực tiễn cho thấy Đất nền sẽ là phân khúc ưa thích của các nhà đầu tư Bất động sản tại thị trường Quảng Ngãi trong năm 2023.

    Nguồn cung gia tăng

    Những năm gần đây, thị trường bất động sản Quảng Ngãi phát triển sôi động với sự gia tăng về nguồn cung cũng như số lượng giao dịch. Trong đó, đất nền luôn dẫn đầu về số lượng giao dịch cũng như nguồn cung trên thị trường.

    Bat Dong San Quang Ngai 2023
    Đất nền sẽ chiếm sóng đầu tư tại Quảng Ngãi trong năm 2023

    Ở thời điểm cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 43 dự án, cung cấp cho thị trường 372 căn nhà, với tổng diện tích sàn 126.520 m2.

    Riêng về đất nền, 43 dự án có sản phẩm hoàn thành, cung cấp ra thị trường 12.531 lô đất nền đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, với tổng diện tích đất ở khoảng 1,7 triệu m2.

    Trong đó, 43 dự án này đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân 10.150 lô đất nền, với tổng diện tích đất ở khoảng 1,3 triệu m2.

    Sau khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người dân đã xây dựng 1.420 căn nhà ở, với tổng diện tích sàn là 256.518 m2.

    Tính đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh tồn kho 2.381 lô đất nền đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, với tổng diện tích đất ở là 409.039 m2.

    Bước sang năm 2021, thị trường bất động sản tỉnh Quảng Ngãi trầm lắng, các giao dịch trên thị trường chủ yếu là đất của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.

    Thống kê từ Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong cả năm 2021, toàn tỉnh Quảng Ngãi ghi nhận 18.658 giao dịch đất nền và nhà ở riêng lẻ.

    Riêng năm 2022, tính từ đầu năm đến hết quý 3 vừa qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ghi nhận 25.258 giao dịch đất nền và nhà ở riêng lẻ.

    Theo đó, hầu hết các giao dịch bất động sản tại Quảng Ngãi đến từ việc mua bán các lô đất thổ cư. Trong khi đó, hàng tồn kho của các dự án bất động sản còn nhiều nhưng vẫn neo ở giá cao dẫn đến việc người dân có nhu cầu mua đất khó giải ngân.

    Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện mức giá bán đất nền tại tỉnh đang dao động ở mức trung bình từ 5,5-25 triệu đồng/m2.

    Đồng thời, giá bán nhà ở riêng lẻ trên địa bàn tỉnh đang dao động từ 10-50 triệu đồng/m2.

    Sở này cũng cho biết thêm, nguồn cung về sản phẩm nhà ở, đất nền của các dự án tăng cao. Mặc dù nhu cầu nhà ở cao nhưng do ảnh hưởng kinh tế nên việc người dân giải ngân tiền mua bất động sản gặp nhiều khó khăn.

    Đâu là xu hướng đầu tư trong năm 2023?

    Đi cùng với thời gian, đất nền tại Quảng Ngãi luôn là sản phẩm đầu tư ưa thích của các nhà đầu tư. Bước sang năm 2023, phân khúc này được dự báo sẽ tiếp tục dẫn dắt xu hướng đầu tư tại thị trường bất động sản Quảng Ngãi.

    Bds Quang Ngai My Khe
    Đường ven biển mở ra nhiều vùng đất phát triển mới tại Quảng Ngãi

    Ngày 7/12/2022, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định số 1392/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025 và năm đầu kỳ.

    Theo đó, hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 418 vị trí phát triển các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị.

    Trong đó có 41 vị trí là các dự án đã có chủ đầu tư, đang triển khai với số lượng sản phẩm dự kiến cung cấp ra thị trường trong giai đoạn 2021 – 2025 là 734 căn nhà ở riêng lẻ và 13.281 lô đất nền.

    Trên địa bàn tỉnh cũng có 12 vị trí đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, dự kiến lựa chọn chủ đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị trong giai đoạn 2021-2025.

    Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cũng có 365 vị trí khác dự kiến thực hiện các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị.

    Đây là những vị trí được đánh giá thuận lợi để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị. Trong thực tế, từ 1 vị trí có thể được tách thành nhiều vị trí nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

    Cụ thể, thành phố Quảng Ngãi có 83 vị trí, thị xã Đức Phổ có 70 vị trí, huyện Bình Sơn có 40 vị trí, huyện Sơn Tịnh có 49 vị trí, huyện Tư Nghĩa có 41 vị trí, huyện Mộ Đức có 20 vị trí, huyện Nghĩa Hành có 9 vị trí, huyện Lý Sơn có 4 vị trí, huyện Minh Long có 3 vị trí, huyện Trà Bồng có 8 vị trí, huyện Sơn Hà có 31 vị trí, huyện Ba Tơ có 7 vị trí.

    Cũng tại kế hoạch phát triển nhà ở được phê duyệt nêu trên, căn cứ theo mục tiêu chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, tổng sản phẩm dự kiến hoàn thiện tại các dự án nhà ở thương mại gồm có 3.000 căn nhà ở riêng lẻ do chủ đầu tư xây dựng để kinh doanh và 30.000 lô đất nền để chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

    Căn cứ tiến độ thực tế tại các dự án, dự kiến năm 2022, sản phẩm hoàn thành tại các dự án tiếp tục là đất nền để chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở với 1.666 lô đất nền có tổng diện tích đất ở là 212.834 m2.

    Trong năm 2023, dự kiến sản phẩm hoàn thành tại các dự án có khoảng 3.866 lô đất nền với tổng diện tích đất ở 485.105 m2.

    Anh Trung, một nhà đầu tư đến từ Đà Nẵng hiện đang sở hữu nhiều lô đất tại Quảng Ngãi, cho biết đất nền là phân khúc ưa thích của các nhà đầu tư vì nhiều lý do.

    Trong đó có nguyên nhân do tâm lý đầu tư của nhiều người dân là thích mua đất rồi tự xây dựng nhà ở theo nhu cầu bản thân. Tiếp đến là phân khúc đất nền có tính thanh khoản tốt hơn nếu so sánh với nhà ở riêng lẻ.

    Một nguyên nhân khác là việc đầu tư đất nền hiện nay đa phần theo xu hướng đầu cơ ngắn hạn hoặc mua đất làm của để dành cho con cháu sau này.

    Chưa hết, so với nhiều địa phương khác tại khu vực miền Trung thì giá đất nền tại Quảng Ngãi hiện đang ở mức thấp, có nhiều tiềm năng sinh lời. Đặc biệt là những khu vực ven biển hay những khu vực phát triển mới trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất,…