Tag: Regal Legend Quang Binh

  • Làn sóng đầu tư mới vào Quảng Bình

    Với tiềm năng phát triển hạ tầng, năng lượng và du lịch… các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng như các nhà đầu tư trong nước tin rằng sẽ tìm thấy nhiều cơ hội đầu tư vào Quảng Bình…

    Phó thủ tướng Lê Minh Khái trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Quảng Bình.

    Là địa phương thứ 9/10 địa phương của cả nước được phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, theo ông Đinh Trọng Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quảng Bình đã cho thấy tư duy mới, quan điểm mới, tầm nhìn mới, phương án phát triển mới trong thu hút đầu tư để từ đó tạo ra cơ hội mới, giá trị mới cho Quảng Bình trong phát triển kinh tế địa phương.

    PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN LỢI THẾ, TIỀM NĂNG ĐỘC ĐÁO

    Theo quy hoạch được phê duyệt, Quảng Bình sẽ trở thành nền kinh tế năng động ở khu vực miền Trung, với trọng tâm là ngành dịch vụ và du lịch nổi bật; công nghiệp sạch, năng lượng tái tạo, chế biến, chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững.

    Quy hoạch tỉnh Quảng Bình đã xác định rõ các định hướng, ưu tiên phát triển của tỉnh gồm: Hai trung tâm động lực tăng trưởng; Ba trung tâm đô thị; Ba hành lang kinh tế, Bốn trụ cột phát triển kinh tế và Ba đột phá chiến lược.

    Trong đó, phát triển du lịch Quảng Bình thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những khâu đột phá để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với lợi ích cộng đồng và phát triến bền vững. Định vị Quảng Bình là một trong các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam, trung tâm du lịch mạo hiểm của khu vực Châu Á gắn với những hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc: du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch hang động, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch thể thao, du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp..

    Với việc đưa ra định hướng rõ ràng về con đường phát triển của tỉnh trong 10 năm tới cùng những cam kết mạnh mẽ của chính quyền Quảng Bình trong cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, ông Đinh Trọng Thắng tin rằng một làn sóng đầu tư mới sẽ “đổ” vào Quảng Bình.

    DOANH NGHIỆP NHÌN THẤY NHIỀU CƠ HỘI

    Chia sẻ tại Hội nghị, ông Takeo Nakajima, Trưởng Đại diện JETRO Hà Nội, đánh giá Quảng Bình là khu vực thích hợp để phát triển các dự án năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời.

    “Hoạt động sản xuất và thương mại với năng lượng tái tạo sẽ đầy triển vọng”, ông nói và cho rằng đầu tư của các công ty FDI đang lan rộng từ các khu vực đô thị đến các thành phố trực thuộc tỉnh và vì thế, sẽ có nhiều cơ hội hơn cho Quảng Bình.

    Có chung quan điểm với Trưởng Đại diện JETRO Hà Nội tại hội nghị, ông Kim Tae Hoon – Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM) cũng tin tưởng rằng Quảng Bình có tiềm năng to lớn để phát triển năng động hơn trong lĩnh vực du lịch, qua đó góp phần quảng bá những kỳ quan thiên nhiên tươi đẹp của Việt Nam.

    Theo ông Kim, tại Quảng Bình, ngành năng lượng đóng vai trò chính và vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, bao gồm các dự án điện gió, thủy điện, điện mặt trời. “Đây sẽ là ngành then chốt cho sự tăng tốc của nền kinh tế địa phương trong tương lai vì năng lượng đang trở thành một phần vô cùng quan trọng trong nền kinh tế phát triển nhanh của Việt Nam”, ông Kim nhận định.

    Ông Kim Tae Hoon, Ủy viên BCH KOCHAM chia sẻ tại Hội nghị.

    Ông cho biết nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đã và đang tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu thị trường để tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại tỉnh Quảng Bình, như dự án điện mặt trời tại huyện Lệ Thủy của Tập đoàn Dohwa, dự án viên năng lượng 11 triệu USD tại Hòn La…

    Đại diện KOCHAM đánh giá, thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã có những nỗ lực mạnh mẽ để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch… UBND tỉnh Quảng Bình đang rất nỗ lực để thu hút nhà đầu tư nước ngoài và những năm qua đã tích cực cải cách thủ tục hành chính, các chính sách ưu đãi đầu tư… Nhờ đó, đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các thương hiệu trong và ngoài nước đổ về Quảng Bình để đầu tư.

    Cùng quan điểm, ông Lê Quang Vinh, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), cũng cho rằng tiềm năng phát triển của Quảng Bình là rất to lớn với việc chuyển dịch mô hình kinh tế dựa trên 4 trụ cột là du lịch; công nghiệp đặc biệt là sản xuất điện, năng lượng tái tạo; nông nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển.

    “Sự kết hợp phát triển của trung tâm động lực tăng trưởng là khu du lịch quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Khu kinh tế Hòn La và ba trung tâm đô thị, ba hành lang kinh tế đang dần mang lại sự chuyển mình mạnh mẽ cho tỉnh Quảng Bình”, ông Vinh nhận định.

    Theo quy hoạch tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có 02 khu kinh tế, 10 khu công nghiệp, 38 cụm công nghiệp với diện tích hơn 66.000 ha, tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi và đặc biệt là dịch vụ.

    CAM KẾT RÕ RÀNG, HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT

    Dù vậy, theo đại diện KOCHAM, để dòng vốn từ Hàn Quốc sớm chảy vào Quảng Bình, chính quyền tỉnh cần phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện và triển khai dự án.

    “Chúng tôi mong muốn chính quyền tỉnh Quảng Bình sẽ tạo điều kiện tối ưu cho các doanh nghiệp Hàn Quốc thực hiện thăm dò và nghiên cứu thị trường, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư và hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục cần thiết. Hy vọng doanh nghiệp sẽ tìm thấy nhiều tiềm năng, cơ hội đầu tư vào tỉnh Quảng Bình thời gian tới”, ông Kim kỳ vọng.

    Hay như ông Phan Đức Hiếu, chuyên gia kinh tế; Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, các cam kết của tỉnh Quảng Bình đã rất rõ ràng, vì vậy vấn đề hiện nay là cần hành động quyết liệt, và hướng tới cải cách và cải thiện thực chất, bền bỉ, đồng đều ở các khâu, lĩnh vực.

    “Cần duy trì và phát huy được đà, lợi thế mà tỉnh đang có khi rất nhiều chỉ số về cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh đang đứng trong nhóm đầu của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Theo đó, Quảng Bình cần chú trọng khâu tổ chức thực hiện như nghiên cứu để thiết lập một cơ chế và đầu mối thực hiện các nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn và phối hợp chặt chẽ hơn”, ông Hiếu nêu quan điểm.

  • Loạt tiện ích đẳng cấp đã đi vào vận hành tại quần thể kiến trúc – du lịch – vui chơi – giải trí lớn nhất Quảng Bình

    Sẵn sàng năng lượng để “quẩy hết mình” tại kinh đô giải trí Regal Legend giữa trung tâm Đồng Hới, Quảng Bình với loạt tiện ích lưu trú, vui chơi, giải trí đẳng cấp liên tục đi vào vận hành cùng những lễ hội rực rỡ sắc màu.

    Cách đây vài năm, ghé ngang cung đường biển Võ Nguyên Giáp (Đồng Hới, Quảng Bình) người ta chỉ thấy vẻ đẹp hoang sơ của những bãi biển xanh, cát trắng và nhịp sống có phần trầm lặng của một vùng đất bên kia cây cầu Nhật Lệ. Kể từ tháng 1/2022, sự xuất hiện của Regal Legend – đại dự án khu đô thị du lịch quốc tế được phát triển bởi Regal Group đã thay đổi hoàn toàn diện mạo bán đảo Bảo Ninh, thắp lên nhịp sống sầm uất, sôi động cho đại lộ biển Võ Nguyên Giáp, thành phố Đồng Hới, thu hút đông đảo du khách trên toàn cầu.

    Từ loạt tiện ích đẳng cấp đã đi vào vận hành…

    Tháng 5/2022, Regal Legend đánh dấu cột mốc khai trương tiện ích đầu tiên sau 5 tháng khởi công với tổ hợp giải trí bao gồm Cafe Trung Nguyên Legend, Beer Hub và Regal Beach. Từ đây, du khách đặt chân đến Đồng Hới, Quảng Bình có thể tận hưởng trọn vẹn 24h “ăn chơi” đúng điệu: từ dạo biển ngắm bình minh, chèo sup, yoga tại Regal Beach đến thưởng thức coffee, ẩm thực, xem phim ngoài trời tại Trung Nguyên Legend hay thế giới lễ hội náo nhiệt tại Beer Hub. Đặc biệt, tháng 01/2023, khách sạn Regal Collection House – tiện ích lưu trú tiêu chuẩn quốc tế đi vào vận hành đã trở thành điểm nghỉ dưỡng bậc nhất cho du khách trong và ngoài nước đến Quảng Bình.

    Regal Fashion House – Khách sạn mang cảm hứng từ thời trang hiện đại tọa lạc ngay mặt tiền Võ Nguyên Giáp sẽ đi vào hoạt động trong quý 4/2023.

    Được biết trong năm 2023, Regal Legend tiếp tục đưa vào vận hành các thương hiệu ẩm thực danh tiếng như Xingfutang, Minigood, Spicy box; thương hiệu khách sạn thuộc Regal Hotels & Resort bao gồm Regal Art House, Regal Fashion House cùng hàng trăm thương hiệu, cửa hàng phủ kín hai tuyến phố đi bộ Regal Beach Walk, Regal Lake Walk.

    Cùng với đó, trong thời gian tới, Regal Legend sẽ khánh thành hồ bơi hai tầng tiêu chuẩn quốc tế Regal Pool, đưa vào vận hành trung tâm thương mại và hội nghị Regal Mall. Dự kiến tháng 6/2024 sẽ khai trương không gian mua sắm, ẩm thực Châu Âu Regal Food Legend.

    Hai tòa tổ hợp tiện ích Regal Food Legend – điểm giải trí, mua sắm đẳng cấp ngay trung tâm tiện ích mặt hồ.

    Với tiến độ thần tốc và những nỗ lực kiến tạo điểm đến toàn cầu mới, Regal Legend đang dần trở thành tâm điểm vui chơi giải trí hoạt động liên tục 24/24 giờ, tạo nên vòng quay náo nhiệt và không gian bất tận, tràn đầy năng lượng như các thành phố không ngủ Jeju (Hàn Quốc), Clark Quay (Singapore), Las Vegas (Mỹ).

    Tới loạt hoạt động hấp dẫn nhất 2023

    Ngày 1/7 sắp tới đây, Regal Legend sẽ tiếp tục bàn giao nhà, sổ hồng, chính thức chào đón hàng trăm cư dân tinh hoa trở về nhà. Chắc chắn, cộng đồng cư dân văn minh tại Regal Legend sẽ viết tiếp hành trình kiến tạo đô thị biển quốc tế với những hoạt động an cư, kinh doanh thương mại sầm uất, đầy sức sống. Cùng với đó, quảng trường nhạc nước Son Doong Mystery Light & Water Show ngay phố đi bộ ven biển sẽ chính thức khánh thành.

    Tại sự kiện, khách hàng dễ dàng sở hữu các căn boutique hotels hai mặt tiền ngay phố đi bộ với chính sách ưu đãi độc quyền. Tuyến phố đi bộ ven biển Reagl Beach Walk khi đi vào hoạt động sẽ mang đến cơ hội kinh doanh tập trung sầm uất cho các cư dân, gia tăng giá trị bất động sản, thúc đẩy kinh tế, văn hóa, du lịch cho tỉnh Quảng Bình.

    Đây cũng là cơ hội để khách hàng được lắng nghe, giao lưu âm nhạc với nữ ca sĩ Dương Hoàng Yến cùng những ca khúc đầy cảm xúc.

    Mời xem thêm: Dự án Regal Legend Quảng Bình 

  • Quảng Bình quy hoạch hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển

    Phát huy tiềm năng, lợi thế, Quảng Bình đã và đang tập trung nguồn lực phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là những công trình có vai trò kết nối, liên kết vùng để tạo sức hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

    Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông là định hướng quan trọng để phát huy tiềm năng, lợi thế của Quảng Bình

    Đầu tư vào hạ tầng giao thông trọng điểm

    Là điểm tựa của “chiếc đòn gánh” miền Trung gánh hai đầu đất nước, Quảng Bình có vị trí cực kỳ quan trọng trên trục giao thông Bắc – Nam. Đánh giá về tiềm năng, lợi thế của Quảng Bình, PGS-TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam từng nhận định: “Quảng Bình có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp, nhưng cũng có một số ‘điểm yếu’ nổi bật, đó là xa các trung tâm phát triển lớn, thiếu hạ tầng kết nối đúng tầm để lan tỏa, dẫn dắt phát triển”.

    Theo PGS-TS. Trần Đình Thiên, trong bối cảnh mới hiện nay, nếu tiếp tục phát triển theo mô thức cũ, Quảng Bình sẽ khó bứt phá, khó tạo sự xoay chuyển. Do vậy, tỉnh cần có cách tiếp cận phát triển mới, trên cơ sở tầm nhìn chiến lược dài hạn.

    Một trong những định hướng dài hạn mà PGS-TS. Trần Đình Thiên góp ý cho Quảng Bình là tập trung nguồn lực đầu tư vào hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông để hình thành tuyến liên kết phát triển vùng “chặt chẽ và mạnh mẽ; gắn trước hết với trục xuyên suốt là du lịch, với Quảng Trị và Thừa Thiên Huế – là những đối tác chủ lực”.

    Có thể thấy, Quảng Bình là địa phương hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông quan trọng. Cụ thể, Quảng Bình nằm trên các tuyến giao thông chính của trục Bắc – Nam, như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh… Cùng với đó, Quảng Bình còn có sân bay Đồng Hới (đang được quy hoạch nâng công suất lên 3 triệu lượt khách/năm) và hệ thống cảng biển (Hòn La, Nhật Lệ, cảng Gianh).

    Nhằm tăng cường khả năng liên kết vùng, phát huy các thế mạnh nội tại, Quảng Bình đang đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển dài 76 km với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, đi qua 6 huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời, trên địa bàn tỉnh còn có một dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia đang được đầu tư xây dựng, đó là tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

    Ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tại Quảng Bình, Dự án Đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 gồm 3 dự án thành phần, với tổng chiều dài 126 km, đi qua các huyện: Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn và TP. Đồng Hới.

    “Quảng Bình hội tụ đầy đủ các yếu tố tiềm năng và đang tập trung phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông đi qua tỉnh càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo sự đột phá và là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và kinh tế – xã hội của tỉnh nhà”, ông Thắng khẳng định.

    Liên kết không gian kinh tế từ hạ tầng giao thông

    Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quảng Bình tiếp tục định hướng tăng cường mở rộng kết nối vùng thông qua việc phát triển thêm một số công trình hạ tầng giao thông quan trọng.

    Trong đó, hệ thống đường cao tốc trong tương lai sẽ bao gồm trục cao tốc Bắc – Nam đang được triển khai và tuyến cao tốc Vũng Áng (Hà Tĩnh) – Cha Lo (Quảng Bình) dài 89 km.

    Về hệ thống đường sắt, ngoài tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện nay, sẽ có thêm các tuyến đường sắt mới như Vũng Áng – Mụ Gia – Thà Khẹc (dự kiến đầu tư trong thời kỳ 2021 – 2030); tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam (dự kiến đầu tư trong thời kỳ 2031 – 2040).

    Hệ thống đường quốc lộ sẽ bao gồm 9 tuyến: Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và các quốc lộ 12A, 12C, 15, 9E, 9B, 9C, 9G. Đối với hệ thống đường tỉnh lộ, toàn tỉnh sẽ có tổng cộng 31 tuyến và đường ven biển gồm 8 tuyến (tổng chiều dài khoảng 137 km).

    Về hệ thống cảng biển, trên cơ sở Quy hoạch tổng thể Phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được phê duyệt, cảng biển Quảng Bình thuộc Nhóm cảng biển số 2, là cảng biển loại II, gồm các khu bến: Khu bến Hòn La, Khu bến Mũi Độc – chuyên dùng phục vụ Trung tâm Điện lực Quảng Trạch; Cảng cạn Hòn La (dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2025 – 2030 hoặc sau năm 2030 để kết nối với cảng biển Hòn La); Khu bến Sông Gianh và một số khu neo đậu tránh, trú bão khác…

    Về đường hàng không, phương án phát triển Cảng hàng không Đồng Hới đến năm 2030 sẽ là cảng hàng không quốc nội, có hoạt động bay quốc tế. Khi khai thác ổn định các chuyến bay quốc tế thường lệ, Cảng hàng không Đồng Hới sẽ được xem xét trở thành cảng hàng không quốc tế; sân bay cấp 4C; xây dựng nhà ga hành khách mới đáp ứng công suất 3 triệu lượt khách/năm…

    Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng nêu rõ những ưu tiên phát triển của tỉnh, trong đó có 3 hành lang kinh tế, cũng là định hướng liên kết không gian đối với các hoạt động kinh tế – xã hội thông qua các tuyến giao thông.

    Thứ nhất, là hành lang kinh tế đồng bằng ven biển cùng với Quốc lộ 1A, đường ven biển và cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Đây là trục đô thị hóa theo hành lang phát triển Bắc – Nam ở phía Đông của tỉnh (hành lang Quốc lộ 1A, hành lang đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc dự kiến và hành lang ven biển) kết nối các đô thị hạt nhân.

    Thứ hai, là hành lang kinh tế Đông – Tây dọc Quốc lộ 12 nối Cửa khẩu quốc tế Cha Lo – thị xã Ba Đồn – cảng biển Hòn La. Đây là trục được hình thành chủ yếu trên cơ sở của Quốc lộ 12A trên địa bàn thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa; phía Tây là Cửa khẩu quốc tế Cha Lo và phía Đông là Khu kinh tế Hòn La, gắn với cảng biển Hòn La, kết nối với cảng Vũng Áng của tỉnh Hà Tỉnh.

    Thứ ba, là hành lang kinh tế trung du và miền núi gắn với đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

    Ông Trần Thắng cho biết, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn toàn tỉnh đã kết nối tương đối liên hoàn, có đủ cả 5 loại hình đường bộ, đường sắt, đường không, đường hàng hải, đường thủy nội địa, kết nối Quảng Bình với cả nước và các nước trong khu vực.

    “Đây là những bước đột phá quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời gian qua. Tuy vậy, để phát huy hơn nữa các tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, cũng như tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư, việc tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại sẽ vẫn là nhiệm vụ rất quan trọng mà tỉnh Quảng Bình tập trung thực hiện trong thời gian tới”, ông Trần Thắng nhấn mạnh.

    Theo Báo đầu tư

    Mời xem thêm: Đô thị Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn 2050: Đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

  • Phong Nha – Kẻ Bàng sẽ trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp của Đông Nam Á

    Cùng với Khu kinh tế Hòn La, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cũng được xem là một trong hai trung tâm động lực tăng trưởng của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2030.

    Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, mục tiêu của ngành du lịch Quảng Bình đó là đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng sẽ trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia, quốc tế, với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm đa dạng, chất lượng cao.

    Phong Nha – Kẻ Bàng sẽ là trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế trong tương lai

    Theo Sở Du lịch Quảng Bình, để hiện thực hoá mục tiêu này, ngành du lịch Quảng Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù dựa vào những lợi thế tiêu biểu, khác biệt, riêng có của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã được thế giới công nhận.

    Theo đó, các sản phẩm du lịch chính bao gồm: du lịch tham quan hệ thống hang động (động Thiên Đường, động Phong Nha, Tiên Sơn, hang Tối…); du lịch thám hiểm hang động (hang Sơn Đoòng, hang Én, hệ thống hang Vòm, hang Va – hang Nước Nứt, thung lũng Sinh tồn, hang Thủy Cung…); du lịch trải nghiệm gắn với với hệ sinh thái rừng (tham quan, ngắm cảnh sông Chày, rừng Gáo, thác Gió, thác Mơ, Trung tâm cứu hộ linh trưởng, Vườn thực vật, tuyến sinh thái Nước Moọc…); du lịch tìm hiểu lịch sử cách mạng: Hang tám Thanh niên xung phong (hang Tám Cô), bến phà Xuân Sơn, sân bay Khe Gát, bến phà Nguyễn Văn Trỗi, các di tích lịch sử trên Đường tỉnh 562 và hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại…

    Bên cạnh đó, một sản phẩm không thể thiếu đó là du lịch cộng đồng: Tìm hiểu văn hóa các tộc người Arem, người Rục, người Bru, người Vân Kiều…Du lịch nghỉ dưỡng tại các hồ lớn như Khe Ngang, Bồng Lai…Và các sản phẩm du lịch bổ trợ như: Đi bộ dã ngoại, đạp xe theo các tuyến đường mòn, thể thao, vui chơi giải trí, bơi lội, chèo thuyền trên sông, du lịch gắn với lễ hội như: Đua thuyền, Hội thi cá trắm trên Sông Son, Lễ hội đập trống Ma Coong.

    Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình Vũ Đại Thắng cho biết, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Bình sẽ tiếp tục tăng cường mời gọi, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào tỉnh, đặc biệt là ở những lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh bao gồm lĩnh vực du lịch, trong đó có Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

    “Tỉnh Quảng Bình sẽ mời gọi các nhà đầu tư du lịch mạo hiểm tầm cỡ trên thế giới vào nhằm khai thác phát huy được các lợi thế của Với Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Từ đó, tăng hơn nữa số lượng khách đến với Phong Nha – Kẻ Bàng, không những là khách trong nước mà còn khách quốc tế”, Bí thư Tỉnh uỷ Vũ Đại Thắng nhấn mạnh.

    Được biết, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và khu vực vùng đệm (bao gồm huyện Bố Trạch) hiện nay là 1 trong 4 trung tâm động lực tăng trưởng du lịch của tỉnh Quảng Bình. Và tại Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Khu du lịch quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được định hướng sẽ trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp khu vực Đông Nam Á, và đây cũng được xem là 1 trong 2 trung tâm động lực tăng trưởng của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2030 – bên cạnh Khu kinh tế Hòn La.

    Mời xem thêm: Quảng Bình sẽ có thêm 14 dự án bất động sản hơn 19.000 tỷ đồng

  • Kiến tạo đô thị biển quốc tế – Lễ bàn giao nhà và sổ hồng tại Regal Legend

    Khu đô thị du lịch quốc tế Regal Legend của Regal Group tích hợp hàng loạt tiện ích cao cấp, đáp ứng mọi nhu cầu của cư dân và du khách du lịch tại Quảng Bình.

    Regal Legend toạ lạc trên đại lô biển Võ Nguyên Giáp, đối diện biển Bảo Ninh, kề sông Nhật Lệ. Đây là dự án đô thị phức hợp ven biển đẳng cấp nhất Việt Nam theo nhiều tiêu chí về định hướng đầu tư – không gian tiện ích – kiến trúc xây dựng – thẩm mỹ hạ tầng khung – vật liệu xây dựng theo chuẩn quốc tế – định hướng quản lý vận hành – quy trình kiểm soát chất lượng – dịch vụ để kiến tạo sản phẩm đẳng cấp quốc tế.

    Sau 18 tháng khởi công và xây dựng hiện tại các sản phẩm thuộc hai phân khu The Beach – The River đang đi vào giai đoạn hoàn thiện và có sổ hồng sở hữu lâu dài, sẵn sàng chào đón cư dân trở về nhà vào ngày 1.7.2023. Bên cạnh đó tổ hợp tiện ích cũng đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa vào hoạt động phục vụ cộng đồng cư dân.
    Đặc biệt, tại sự kiện ngày 1.7.2023 tới đây Regal Group chính thức công bố 26 căn duy nhất Khu đô thị biển Regal Legend Quảng Bình với chính sách cho nhà đầu tư, kinh doanh, cho thuê hấp dẫn chưa từng có gửi đến nhà đầu tư.
    Thông tin sự kiện:  KIẾN TẠO ĐÔ THỊ BIỂN QUỐC TẾ & LỄ BÀN GIAO NHÀ – SỔ HỒNG
    Thời gian: 16h00 ngày 01.07.2023
    Địa điểm: Trung Nguyễn Legend, đường Võ Nguyên Giáp, Đồng Hới, Quảng Bình
    Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline: 0931388789 (Zalo – Viber)    
    Mời xem thêm chi tiết về dự án Regal Legend Quảng Bình 
  • Đô thị Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn 2050: Đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

    Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 sẽ được UBND tỉnh Quảng Bình công bố tại Hà Nội ngày 25/6/2023.

    Theo Quy hoạch, Quảng Bình đặt mục tiêu phát triển đến năm 2030 đạt tỷ lệ đô thị hóa 38%. Dự kiến, đến năm 2030, Quảng Bình sẽ có 16 đô thị và năm 2050 có 17 đô thị. Địa phương cũng xác định phát triển đô thị theo hướng thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển bền vững.

    Về không gian đô thị, Quảng Bình định hướng gồm 5 cụm đô thị. Trong đó, cụm đô thị trung tâm lấy Đồng Hới làm hạt nhân, các đô thị vệ tinh gồm đô thị Hoàn Lão, Việt Trung, Đinh Mười.

    Các cụm đô thị còn lại gồm cụm đô thị phía Nam lấy Kiến Giang làm trung tâm, các đô thị vệ tinh Lệ Ninh và Ánh Sơn; Cụm đô thị phía Bắc lấy Ba Đồn làm trung tâm, các đô thị vệ tinh gồm đô thị Hòn La, Quảng Phương, Tiến Hóa; Cụm đô thị phía Tây lấy đô thị Đồng Lê làm trung tâm, các đô thị vệ tinh gồm Quy Đạt, Hóa Tiến, Cha Lo; Cụm đô thị du lịch lấy Phong Nha làm trung tâm đô thị của Khu du lịch Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, cùng với đô thị vệ tinh là Phúc Trạch.

    Điểm nhấn của trong phương án phát triển đô thị chính là đô thị trung tâm Đồng Hới. Quảng Bình xác định thành phố Đồng Hới là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm logistics, giao thông năng động. Quảng Bình hướng đến phát triển thành phố Đồng Hới trở thành đô thị có ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp phát triển mạnh, là một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ.

    Đến năm 2030, dân số thành phố Đồng Hới dự kiến khoảng 25 vạn người và đến 2050 sẽ lên 35 vạn người. Hiện tại, Đồng Hới đang là đô thị loại II và đang tập trung xây dựng, phát triển lên đô thị loại I, trong giai đoạn 2031-2050 sẽ nâng cấp thành đô thị loại I. Không gian đô thị Đồng Hơi sẽ phát triển mở rộng theo hướng Bắc và hướng Nam, các phân khu chức năng chính sẽ gồm trung tâm đô thị, cửa ngõ, công nghiệp, bảo tồn nông nghiệp du lịch nghỉ dưỡng.

    Được biết, những năm gần đây, thành phố Đồng Hới đã có những bước phát triển khá ấn tượng, trong đó điểm nhấn là ven sông Nhật Lệ và khu vực phía bán đảo Bảo Ninh, hàng loạt những cây cây cầu được xây dựng qua sông Nhật Lệ nhằm mục đích kích hoạt, thu hút đầu tư phát triển Bảo Ninh trở thành trung tâm đô thị, du lịch biển.

    Bán đảo Bảo Ninh nằm ở phía đông TP Đồng Hới, nối với trung tâm thành phố bằng hai cây cầu Nhật Lệ 1 và 2. Với địa thế thuận lợi, hàng loạt khu đô thị mới, resort ven biển, khu nghỉ dưỡng, cây xanh, hồ nước dần mọc lên khắp bán đảo có diện tích hơn 1.600 ha này.

    Đơn cử như Dự án khách sạn 6 sao Dolce Penisola Quảng Bình nằm trong dự án khu du lịch và dịch vụ Sunrise Bảo Ninh, tọa lạc tại trung tâm Thành phố Đồng Hới với diện tích trên 8.200 m2. Dự án do Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Onsen Fuji (trụ sở tại Hà Nội) làm chủ đầu tư với tổng mức hơn 800 tỷ đồng.

    Khách sạn có quy mô 2 tòa tháp, cao 27 tầng, 1.600 căn khách sạn, 71 căn shophouse, 21 căn văn phòng và các tổ hợp tiện ích khác. Nối liền hai tòa tháp ở tầng 27, với độ cao khoảng 100 m, đơn vị đầu tư sẽ lắp đặt chiếc cầu kính dát vàng và một bể bơi trong suốt.

    Cạnh đó là Dự án La Celia City còn gọi là Khu đô thị Bảo Ninh 2 được quy hoạch tổng thể hơn 18 ha, gồm: 278 lô biệt thự, nhà ở thương mại và 3 tòa căn hộ chung cư với khoảng 2.000 căn hộ. Dự án được do Công ty CP Tập đoàn Nam Mê Kông (Mekong Group) làm chủ đầu tư với số vốn hơn 4.400 tỷ đồng.

    Một dự án khác là Regal Legend do Công ty CP Đất Xanh Miền Trung làm chủ đầu tư được quy hoạch trên diện tích 21 ha, dọc đường Võ Nguyên Giáp. Đây là hệ thống dự án các Shophouse, Shoptel, Villa, được đầu tư với số vốn 10.000 tỷ đồng.

    Hiện tại, Quảng Bình đang triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển, dự báo trong thời gian đến, sau công bố Quy hoạch tỉnh, làn sóng đầu tư vào Quảng Bình sẽ sôi động, nhất là trong lĩnh vực hạ tầng đô thị và du lịch.

  • Quảng Bình: Phát triển thêm 2 sân golf tại Quảng Ninh và Bố Trạch

    Đến năm 2030, bên cạnh duy trì 2 sân golf hiện có tại huyện Quảng Ninh và TP. Đồng Hới, Quảng Bình sẽ phát triển thêm 2 sân golf tại Quảng Ninh và Bố Trạch.

    Thông tin này được xác định tại phương án phát triển du lịch tỉnh trong Quy hoạch tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    Đến năm 2030, Quảng Bình sẽ có 4 sân golf phục vụ khách trong nước và quốc tế.

    Theo đó, trên cơ sở định hướng phát triển du lịch và phương án phân bổ đất đai đến năm 2030, Quảng Bình đặt mục tiêu duy trì 2 sân golf hiện có tại huyện Quảng Ninh và TP. Đồng Hới, đồng thời đề xuất phát triển thêm 2 sân golf tại huyện Bố Trạch và huyện Quảng Ninh. Đến năm 2030, Quảng Bình sẽ có 4 sân golf phục vụ khách trong nước và quốc tế.

    Bên cạnh đó, Quàng Bình có thể xem xét phát triển thêm các sân golf, khu thể thao gắn với du lịch nghỉ dưỡng và dô thị tại các vị trí phù hợp trên cơở phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch liên quan khác và đảm bảo các quy định pháp luật.

    Liên quan đến phương án phát triển các khu, điểm du lịch, Quy hoạch tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn 2050 cũng định hướng theo phương án phát triển theo 4 cụm.

    Cụm A với Khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu phát triển Khu du lịch này trở thành trung tâm du lịch tầm cở quốc gia, quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, trong đó sản phẩm đặc trưng là tham hiểm hang động và nghiêm cứu…

    Được biết, Khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng sở hữu nhiều hang động kỳ bí, thu hút nhiều nhà thám hiểm, nhà khoa học, du khách tìm hiêu, tham quan, trải nghiệm như động Sơn Đoòng, hang Én, hệ thống hang Vòm, hang Va, thung lũng Sinh tồn, hang Thủy cung…

    Cụm B được xác định là thành phố Đồng Hới và các khu vực du lịch biển phụ cận. Với cụm này, Quảng Bình ưu tiên hỗ trợ phát triển cacs khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp dọc biển, trong đó có các điểm du lịch có giá trị cao như sân golf, biệt thự. Bên cạnh đó, Quảng Bình cũng đặt mục tiêu phát triển các sản phẩm du lịch ven sông Nhật Lệ, phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí tại thành phố Đồng Hới, các khu nghỉ dưỡn theo mô hình cộng đồng…

    Định hướng này đã và đang được Quảng Bình triển khai thu hút đầu tư mạnh, đặc biệt là là đang đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển kéo dài 86 km từ Nam Roòm đến Vĩnh Linh. Đồng thời đầu tư những chiếc cầu bắt qua sông Nhật Lệ, mục tiêu là thu hút đầu tư các dự án du lịch nghĩ dưỡng cao cấp và đô thị ven biển trong thời gian đến.

    Khu vực phía Nam tỉnh Quảng Bình định hướng sẽ là Trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử và nghỉ dưỡng được xác định là Cụm C trong phương án phát triển các khu du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

    Khu vực này sở hữu các hạ tầng tâm linh như chùa Non – núi Thần Đỉnh, chùa Hoàng Phúc, nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Lăng mộ Lễ Thành Hầu, Nguyễn Hữu Cảnh, Lễ hội bơi đua thuyền truyền thống sông Kiến Giang… Đây là những điều kiện cơ bản để định hướng phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hóa, lịch sử…

    Tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu phát triển Khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành trung tâm du lịch tầm cở quốc gia, quốc tế.

    Tương tự, Cụm D được xác định các địa phương thuộc phía Bắc tỉnh Quảng Bình, nơi có Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sơn Quan, Đền thánh mẫu, Làng văn hóa Cảnh Dương, chợ phiên Ba Đồn, thác Bụt, giếng Nguồn… những giá trị văn hóa, lịch sử này cũng là nèn tảng để Quảng Bình định hướng phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hóa, lịch sử..

    Nhiều chuyên gia nhận định, Quảng Bình là một trong số ít địa phương sở hữu điều kiện phát triển du lịch tốt nhờ vào sở hữ sông, bãi biển kéo dài, đặc biệt là đây là nơi có thể phát triển các loại hình du lịch cho du khách tham quan 4 mùa, nhờ vào các sản phẩm đặc trưng. Chính điều này, Quảng Bình xác định du lịch, dịch vụ và các sản phẩm có giá trị khác phát triển theo du lịch sẽ làm một trong những ngành kinh tế mũi nhọn giúp Quảng Bình trở thành một trong những tỉnh phát triển khá ở khu vực Bắc miền Trung trong thời gian đến

  • Quảng Bình sẽ có thêm 14 dự án bất động sản hơn 19.000 tỷ đồng

    Tỉnh Quảng Bình dự kiến sẽ trao biên bản hợp tác đầu tư cho 14 dự án bất động sản với tổng vốn khoảng 19.300 tỷ đồng.

    Cuối tháng 6, UBND tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt và xúc tiến đầu tư năm 2023 ở Hà Nội. Tại sự kiện này, tỉnh sẽ trao biên bản hợp tác đầu tư, ghi nhớ đầu tư trong các lĩnh vực bất động sản, khoảng sản, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, giáo dục và hạ tầng.

    17 nhà đầu tư tại 18 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 32.600 tỷ đồng dự kiến được tỉnh trao biên bản hợp tác đầu tư, trong đó có 14 dự án bất động sản với tổng vốn 19.307 tỷ đồng. 3 dự án hạ tầng với vốn đầu tư trị giá hơn 9.800 tỷ đồng.

    Quảng Bình đang là đang một trong những địa phương thu vốn đầu tư mạnh ở Bắc Trung Bộ với nhiều tiềm năng phát triển. Năm 2022, ước tính tổng sản phẩm (GRDP) tỉnh (theo giá so sánh năm 2010) đạt hơn 27.720 tỷ đồng, tăng 7,96% so với năm 2021. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,54%, đóng góp 6,18%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,41%, dịch vụ tăng 8,57%. Quy mô GRDP năm 2022 (theo giá hiện hành) đạt trên 50.100 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 54,8 triệu đồng.

    Mời xem thêm: Regal Legend Quảng Bình 

  • Regal Group đầu tư loại biệt thự hoàn thiện nội thất khi nhu cầu thuê Villa sang trọng rất cao

    Mới đây, Regal Group – nhà phát triển bất động sản quốc tế tại Đà Nẵng đã công bố đầu tư hàng chục biệt thự đẳng cấp hoàn thiện nội thất nhằm đáp ứng nhu cầu cho thuê villa sang trọng ngày một cao.

    Tìm hiểu về Regal Group

    Khách Nhật, Hàn có nhu cầu thuê biệt thự sang trọng rất cao 

    Theo đơn đặt hàng từ các công ty lữ hành, các công ty cho thuê biệt thự cho biết dù chưa bước vào mùa cao điểm nhưng số lượng khách nước ngoài, đặc biệt khách Nhật, Hàn booking thuê villa sang trọng rất cao. Khác với các loại hình lưu trú khác, villa sang trọng full nội thất được xem là hàng hiếm, mang đến những trải nghiệm mới mẻ, đẳng cấp, đáp ứng mọi nhu cầu nghỉ dưỡng ngắn và dài hạn cho khách thuê cao cấp.

    Regal Group đầu tư hàng chục villa mới năm 2023 tại 2 dự án Regal Victoria và Regal One River  

    Nắm bắt được nhu cầu đó, chủ đầu tư Regal Group đã công bố đầu tư hàng loạt biệt thự cao cấp hoàn thiện nội thất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cho thuê biệt thự sang trọng trên thị trường hiện nay.

    Regal Collection Villas – chuỗi villa đẳng cấp sắp được hoàn thiện nằm trên cung đường biển Võ Nguyên Giáp, tọa lạc tại một trong những khu villa compound triệu đô được Regal Group đầu tư cho thuê ngắn và dài hạn nhằm phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước khi đặt chân đến Đà Nẵng.
    Không gian các phòng được bố trí tinh tế, vận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Toàn bộ villa có 3 phòng ngủ với diện tích rộng rãi, view thiên nhiên xanh mát khi hướng biển và bao quanh bởi kênh sinh thái trong lành.
    Nội thất được đầu tư tỉ mỉ, khắt khe với toàn bộ các thiết bị ngoại nhập sang trọng.
    Mỗi không gian đều đề cao sự sang trọng, trải nghiệm riêng tư hoàn hảo.

    Được biết, loạt biệt thự full nội thất này chỉ cách biển vài phút di chuyển với hệ tiện ích đỉnh cao phục vụ nhu cầu khách nghỉ dưỡng như siêu thị, quán cafe, công viên, sân tennis và liền kề hai sân golf lớn nhất Đà Nẵng.

    Cùng nhìn ngắm các hình ảnh thực tế các căn villa hoàn chỉnh được Regal Group đầu tư

    Villa xa hoa, biệt lập Regal Victoria được kiến tạo theo tiêu chuẩn quốc tế với đặc trưng kiến trúc futuristic, thiết kế nội thất tinh tế với những khoảng không gian mở ấn tượng.
    Phòng Tổng thống cho trải nghiệm tận hưởng xa xỉ tại Villa Anh – một trong những căn biệt thự triệu đô tại Regal Victoria.

    Không gian phòng khách và phòng ăn sang trọng tại Regal One River, dự án tọa lạc bên dòng sông Cổ Cò thơ mộng, được thiết kế theo mô hình nhà ở 5 sao tiêu chuẩn châu u với hệ thống kính thông tầng khổ lớn 7m cao cấp mang lại sự kết nối nhịp nhàng giữa không gian sống và thiên nhiên.

    Không gian phòng ngủ bình yên, nhẹ nhàng, tựa như những resort 5 sao ven sông đẳng cấp, các thiết bị vệ sinh ngoại nhập cho trải nghiệm tận hưởng thượng lưu.

    Theo đại diện Regal Group, việc đầu tư mạnh tay vào những căn villa cho thuê sang trọng không chỉ mang lại những trải nghiệm nghỉ dưỡng đích thực cho du khách mà còn đảm bảo sự khai thác bền vững, tăng sinh lợi nhuận theo thời gian./.

  • Quảng Bình ban hành chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài đến 2030

    Quảng Bình đặt mục tiêu thu hút các dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực.

    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 – 2030.

    Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình

    Theo đó, Quảng Bình hướng đến mục tiêu thu hút các dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, các tác động lan tỏa tích cực.

    Với định hướng này, Quảng Bình mở rộng thị trường vốn, công nghệ, kiến thức quản lý, văn hóa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm nội địa; thúc đẩy ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ tỉnh Quảng Bình.

    Theo nội dung kế hoạch, trong thời gian đến, UBND tỉnh Quảng Bình sẽ rà soát các dự án chậm tiến độ, hoạt động không hiệu quả… để thu hồi, tạo quỹ đất thu hút các dự án đầu tư mới, có nhu cầu dịch chuyển sản xuất.

    Đối với các dự án chậm tiến độ, theo UBND tỉnh Quảng Bình, cần rà soát, đánh giá và xử lý theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Đi đôi với việc này, Quảng Bình cần xây dựng, ban hành quy định ưu đãi, hỗ trợ cho các nhà đầu tư.

    Nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài, UBND tỉnh Quảng Bình đặc biệt chú ý đến việc cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương. Theo đó, Quảng Bình đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tinh giảm hóa quy trình, thủ tục trong quyết định các vấn đề kinh tế – xã hội; đối xử bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài; bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư nhằm nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài.

    Điểm nhấn của kế hoạch thực hiện chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài của tỉnh Quảng Bình chính là chủ động xây dựng các gói hỗ trợ đầu tư linh hoạt để thu hút các dự án đầu tư lớn, có tác động lan tỏa.

    Theo đó, việc xây dựng chính sách  thu hút đầu tư nước ngoài phải phù hợp với địa phương, phù hợp với định hướng quy hoạch; cơ chế khuyến khích, ưu đãi thỏa đáng nhằm liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, lĩnh vực ưu tiên đầu tư; Xây dựng thể chế, chính sách cụ thể cho khu kinh tế, khu công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

    Quảng Bình cũng đưa nhiệm vụ xây dựng bộ thương hiệu và hình ảnh cấp địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển và chiến luợc thu hút đầu tư của tỉnh vào nội dung của kế hoạch.

    Theo UBND tỉnh Quảng Bình, việc xây dựng bộ thương hiệu này nhằm tăng độ nhận diện và phân biệt Quảng Bình với các địa phương khác, tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

    Quảng Bình xác định việc chủ động tiếp cận, vận động linh hoạt các kênh khác nhau nhằm thu hút các dự án đầu tư lớn, chất lượng vào Quảng Bình.

    Cụm dự án trang trại điện gió B&T của nhà đầu tư Philippines tại Quảng Bình.

    Được biết, tính đến đầu năm 2023, Quảng Bình có 27 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.122 triệu USD, trong đó có 19 dự án đầu tư đã hoàn thành, đi vào hoạt động chính thức. Doanh thu năm 2022 ước tính đạt khoảng 355 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 1.516 lao động, nộp ngân sách đạt khoảng 10 triệu USD.

    Trong đó, một số dự án đầu tư nước ngoài tiêu biểu như Dự án Trại sản xuất tôm giống Quảng Bình 2 của Công ty cổ phần C.P Việt Nam (có vốn đầu tư của nhà đầu tư quốc tịch Thái Lan), Dự án Nhà máy điện mặt trời 49,5 MWp của Công ty TNHH Năng lượng xanh Dohwa (có vốn đầu tư của nhà đầu tư quốc tịch Hàn Quốc) và Cụm dự án Trang trại điện gió B&T (có vốn đầu tư của nhà đầu tư quốc tịch Philippines).

    Mời xem thêm: Đến năm 2030, phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung