Tag: the sang residence

  • Đà Nẵng gia tăng nguồn lực cho trung tâm tài chính, bất động sản hưởng lợi lớn

    Đà Nẵng gia tăng nguồn lực cho trung tâm tài chính, bất động sản hưởng lợi lớn

    Sau khi Bộ Chính trị đồng ý chủ trương xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, Đà Nẵng đang tập trung “lót ổ” đón các “đại bàng” tài chính toàn cầu. Bước đi chiến lược này không chỉ mở ra cơ hội thu hút dòng vốn khổng lồ vào lĩnh vực tài chính, thương mại, mà còn tạo cú hích mạnh mẽ cho thị trường bất động sản.

    Đà Nẵng trải thảm đón đại bàng tài chính đổ bộ 

    Tại Hội thảo phát triển trung tâm tài chính Việt Nam vừa diễn ra, lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng thông tin, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương thành lập trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, trong đó có Đà Nẵng.

    Theo định hướng, Đà Nẵng sẽ phát triển hệ sinh thái tài chính đa thành phần, gồm: dịch vụ tài chính quốc tế (thanh toán, ngoại hối, tài chính xanh…), Fintech – TechFin (AI, Big Data, tài sản số…) và dịch vụ hỗ trợ đầu tư, giải trí cao cấp (nghỉ dưỡng, casino, pháp lý, kiểm toán…).

    Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết: “Hiện nhiều quỹ đầu tư, tập đoàn tài chính từ Mỹ, Singapore, Trung Đông, Thụy Sĩ bày tỏ quan tâm đến Đà Nẵng nhờ định hướng phát triển gắn với đổi mới sáng tạo, tài chính xanh và công nghệ tài chính.”

    Để đón làn sóng đầu tư, Đà Nẵng đã chuẩn bị quỹ đất sạch, hệ thống hạ tầng hiện đại, và chính sách ưu đãi cạnh tranh về thuế. Thành phố quy hoạch 6,17 ha đất tại các lô A12, A13, A14, A15 (đường Võ Văn Kiệt) và lô A* (ngã tư Võ Nguyên Giáp – Võ Văn Kiệt) để phát triển khu phức hợp tài chính, thương mại, giải trí cao cấp, nơi đặt trụ sở các ngân hàng, công ty tài chính, công nghệ quốc tế.

    Phối cảnh Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng (Nguồn: IPPG)

    Ngoài ra, thành phố còn dành 9,7ha phía Tây Bắc cầu Thuận Phước để phát triển trung tâm Fintech, kết nối Công viên phần mềm số 2, tạo hệ sinh thái công nghệ tài chính đồng bộ, hiện đại. Về lâu dài, thành phố nghiên cứu chuyển đổi khu công nghiệp Đà Nẵng thành khu phố tài chính quốc tế An Đồn, phát triển văn phòng, nhà ở cao cấp, trung tâm thương mại, giải trí và các dịch vụ tài chính.

    Được biết, Đà Nẵng cũng đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cảng biển, sân bay, giao thông, công nghệ số (hướng tới phủ sóng 5G toàn thành phố vào 2030), đồng thời đào tạo nguồn nhân lực tài chính, công nghệ cao. Song song đó, thành phố xây dựng cơ chế đặc thù, thí điểm sandbox cho fintech, ngân hàng số, tài chính xanh,… nhằm thu hút các định chế tài chính, nhà đầu tư và chuyên gia quốc tế, đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quốc tế trong tương lai gần.

    Bất động sản Đà Nẵng đón chu kỳ tăng trưởng mới nhờ làn sóng tài chính

    Theo các chuyên gia bất động sản, việc Bộ Chính trị đồng ý chủ trương thành lập trung tâm tài chính tại Đà Nẵng là một tín hiệu lớn về mặt chính sách, tạo ra kỳ vọng mạnh mẽ rằng dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước sẽ đổ vào thành phố, kéo theo sự phát triển toàn diện về hạ tầng, dịch vụ và bất động sản. 

    Làn sóng tài chính sẽ tác động trực tiếp đến các phân khúc bất động sản. Cụ thể, trung tâm tài chính hình thành sẽ kéo theo số lượng lớn doanh nhân, chuyên gia tài chính quốc tế đến làm việc, sinh sống. Điều này kéo theo nhu cầu nhà ở cao cấp, căn hộ hạng sang, biệt thự nghỉ dưỡng và các sản phẩm bất động sản gắn với dịch vụ đẳng cấp quốc tế.

    Tiếp đó, khi các tổ chức tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty fintech sẽ cần không gian làm việc đạt chuẩn quốc tế, kéo theo nhu cầu lớn về văn phòng hạng sang, đặc biệt tại các khu vực trung tâm như quận Sơn Trà, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn.

    Gia tăng nhu cầu các tổ hợp lưu trú, giải trí và thương mại hạng sang

    Cùng với sự phát triển của trung tâm tài chính, các dịch vụ cao cấp như khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ tài chính, giải trí sẽ gia tăng, kéo theo nhu cầu phát triển các tổ hợp thương mại, phức hợp giải trí.

    Không chỉ tác động lên các phân khúc bất động sản, việc hình thành các trung tâm tài chính tại Đà Nẵng sẽ kéo theo sự ra đời của các khu đô thị tài chính kiểu mới. Cụ thể, Đà Nẵng sẽ từ đô thị du lịch – nghỉ dưỡng kết hợp thêm mục tiêu  tài chính – công nghệ, góp phần tái định hình nhu cầu ngành bất động sản. Các khu phức hợp “tài chính – công nghệ – giải trí” sẽ phát triển mạnh mẽ, giống như các đô thị tài chính lớn như Singapore, Dubai, Hong Kong.

    Thị trường bất động sản Đà Nẵng đón chu kỳ tăng trưởng mới nhờ làn sóng tài chính (Nguồn: Internet)

    Nhìn chung, khi nguồn cung bất động sản cao cấp còn hạn chế trong khi nhu cầu ngày càng tăng, giá trị phân khúc này chắc chắn sẽ tiếp tục leo thang, đặc biệt tại những vị trí “vàng” được quy hoạch cho trung tâm tài chính và các dịch vụ đi kèm. 

    Không chỉ khu vực trung tâm, làn sóng tài chính sẽ lan tỏa đến các vùng phụ cận như Hòa Xuân, Hòa Vang, Liên Chiểu, mở rộng nhu cầu về khu đô thị thông minh, nhà ở chuyên gia, khu logistics gắn với cảng biển, sân bay. Theo đó, đây là cơ hội cho các nhà đầu tư tiên phong nắm bắt làn sóng tăng trưởng sớm.

    Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định: “Đà Nẵng đang bước vào giai đoạn vàng để đầu tư. Khi hạ tầng hoàn thiện, bất động sản trung tâm sẽ bứt phá mạnh.”

    Với những bước đi mạnh mẽ trong việc phát triển trung tâm tài chính, Đà Nẵng đang mở ra một chương mới cho thị trường bất động sản. Sự cộng hưởng giữa làn sóng tài chính, quy hoạch hạ tầng đồng bộ và điều chỉnh bảng giá đất đã tạo nên những tín hiệu tích cực, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Trong bối cảnh đó, bất động sản Đà Nẵng được kỳ vọng sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành điểm đến hấp dẫn của giới đầu tư trong và ngoài nước. 

    Mời xem thêm: Sức bật từ loạt dự án lớn: Thị trường địa ốc Đà Nẵng vào đà tăng trưởng

  • Bất động sản ven biển Đà Nẵng bứt phá: Cơ hội đầu tư giữa làn sóng tăng trưởng mới

    Sau giai đoạn chạy đà, bất động sản (BDS) ven biển Đà Nẵng đang bước vào chu kỳ phục hồi mạnh mẽ. Động lực đến từ sự tăng trưởng kinh tế bền vững, quy hoạch hạ tầng chiến lược và đặc biệt là định hướng phát triển Đà Nẵng thành trung tâm tài chính – thương mại của khu vực. Giữa bối cảnh quỹ đất ven biển ngày càng khan hiếm, thị trường đang chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ của dòng vốn, mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn cho những ai biết nắm bắt thời điểm.

    Tăng trưởng kinh tế 2 con số: Động lực thúc đẩy thị trường BĐS 

    Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% vào năm 2025, tạo tiền đề hướng đến mức tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030. Các chính sách cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy kinh tế tư nhân đang mở đường cho dòng vốn đầu tư đổ vào các lĩnh vực trọng điểm, trong đó BĐS tiếp tục là kênh thu hút mạnh mẽ.

    Các chuyên gia nhận định, với việc tăng trưởng kinh tế hai con số và dòng tiền lớn đổ vào nền kinh tế, thị trường BĐS sẽ được hưởng lợi từ việc cải thiện thu nhập, mặt bằng lương chung tăng và niềm tin đầu tư. Nền kinh tế tăng trưởng cao thúc đẩy nhu cầu về nhà ở và BĐS thương mại, đồng thời, dòng vốn mạnh mẽ giúp tạo ra môi trường đầu tư an toàn và bền vững, từ đó đẩy giá trị tài sản tăng lên và cải thiện dòng tiền cho thuê. Đây là động lực then chốt giúp thị trường BĐS phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới.

    Song song đó, việc đẩy mạnh đầu tư công, gia tăng vốn FDI và các gói hỗ trợ tín dụng đang tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ. TS. Cấn Văn Lực nhận định: “Dòng tiền lớn vào nền kinh tế không chỉ kích thích tiêu dùng mà còn mở ra cơ hội bùng nổ cho thị trường BĐS, đặc biệt ở những phân khúc có tiềm năng sinh lời cao và đáp ứng nhu cầu thực.”

    Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam và Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam chia sẻ, năm 2025 sẽ chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ nguồn cung BĐS, nhờ vào các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và nỗ lực khôi phục của doanh nghiệp BĐS sau giai đoạn khó khăn. Phân khúc BĐS nghỉ dưỡng cũng dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, với mức tăng trưởng lên tới 70-80% so với năm 2024. Tuy nhiên, phân khúc nhà ở cao cấp và trung cấp vẫn chiếm ưu thế, trong khi nhà ở giá rẻ vẫn chưa có nhiều chuyển biến đáng kể.

    Thị trường BĐS năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, với sự sôi động ở cả phân khúc đầu tư lẫn nhu cầu an cư. Các chuyên gia nhận định rằng, nền kinh tế duy trì đà phát triển cùng với chính sách đầu tư hạ tầng và sự hỗ trợ từ Chính phủ sẽ là những yếu tố then chốt thúc đẩy nhu cầu sở hữu BĐS trong thời gian tới.

    Đà Nẵng bứt phá thành trung tâm tài chính – Cơ hội đầu tư BĐS ven biển

    Đà Nẵng đang đứng trước bước ngoặt lịch sử khi từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Sự chuyển mình mạnh mẽ này không chỉ thúc đẩy kinh tế mà còn mở ra cơ hội đầu tư BĐS ven biển đầy hấp dẫn.

    Tại hội thảo về định hướng phát triển Đà Nẵng vào tháng 2/2025, lãnh đạo thành phố nhấn mạnh mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính của miền Trung và cả nước, đón dòng vốn từ các tập đoàn tài chính, quỹ đầu tư quốc tế. Đề án xây dựng khu thương mại tự do gắn với cảng Liên Chiểu đang thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư.

    Quy hoạch khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng biển Liên Chiểu

    Theo ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, chính sách này sẽ giúp thành phố phát huy lợi thế logistics, thu hút dòng vốn lớn và nâng cao vị thế trên bản đồ kinh tế khu vực. Đặc biệt, việc đẩy mạnh dịch vụ tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, thu hút startup công nghệ tài chính (Fintech) sẽ tạo ra làn sóng di cư của các chuyên gia, doanh nhân đến sinh sống và làm việc tại đây.

    Giới chuyên gia nhận định, sự phát triển của trung tâm tài chính sẽ tạo cú hích lớn cho BĐS ven biển Đà Nẵng, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Khi dòng tiền đổ về, nhu cầu về căn hộ hạng sang, biệt thự biển, BĐS nghỉ dưỡng sẽ tăng mạnh. Đại diện công ty tư vấn BĐS toàn cầu Avison Young đã có những nhận định về thị trường căn hộ Đà Nẵng trong năm 2024 và dự báo diễn mới trong năm 2025. Theo đơn vị này, giá bán sơ cấp căn hộ trong quý 4/2024 tại Đà Nẵng tăng khoảng 5%, dao động từ 3.100-3.550 USD/m2, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Mức giá bán căn hộ tăng dần qua các quý, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng và du lịch tiếp tục là những yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường BĐS Đà Nẵng trong năm 2025.

    Trước làn sóng chuyển dịch kinh tế, BĐS ven biển Đà Nẵng đang được đánh giá là miếng bánh hấp dẫn cho nhà đầu tư thông minh. Căn hộ hạng sang view biển như The Sang Residence trở thành “hàng hiếm” thu hút dòng tiền. 

    Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, cho biết: “Đà Nẵng là đô thị trực thuộc Trung ương, đã được đầu tư một cách bài bản theo chiến lược phát triển và quy hoạch để tạo ra một thành phố đáng sống lý tưởng. Với sự tập trung vào hệ thống đô thị, hạ tầng và dịch vụ, cùng việc phát triển kinh tế đồng đều, bao gồm cả cảng biển, du lịch và công nghiệp, Đà Nẵng đang thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong, ngoài nước và tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Sự phát triển mạnh mẽ kéo theo tăng trưởng mạnh về nhu cầu nhà ở, đặc biệt là phân khúc căn hộ cao cấp phục vụ nhóm thu nhập cao, chuyên gia, người nước ngoài, doanh nhân trẻ.”

    The Sang Residence đường Phạm Kiệt, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng cung cấp 298 căn hộ cao cấp

    Đồng quan điểm, Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng tiềm năng của loại hình condotel trong tương lai phụ thuộc nhiều vào lợi thế riêng của từng thị trường. Trong đó, thị trường nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng được kỳ vọng hồi phục đầu tiên, bởi hàng loạt tín hiệu tích cực.

    Sự bùng nổ của trung tâm tài chính Đà Nẵng không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy BĐS ven biển tăng trưởng. Khi quỹ đất ven biển ngày càng khan hiếm và nhu cầu sở hữu BĐS cao cấp ngày một lớn, những dự án có pháp lý vững chắc, vị trí chiến lược sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu của giới đầu tư. Trong bối cảnh dòng tiền đang đổ vào những khu vực có tiềm năng tăng trưởng bền vững, việc đón đầu cơ hội đầu tư ngay từ thời điểm này sẽ giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận và gia tăng giá trị tài sản trong tương lai.

  • Đà Nẵng là điểm đến đầu tư hấp dẫn, đáng tin cậy

    Trong năm 2024, Thành phố Đà Nẵng đã thu hút được 71 dự án đầu tư nước ngoài mới với tổng vốn đăng ký hơn 233 triệu USD; 19 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đạt hơn 73.000 tỷ đồng.

    Thông tin tại buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội năm 2024, ông Trần Văn Vũ, Cục trưởng Cục Thống kê TP. Đà Nẵng cho biết, trong năm 2024, Thành phố đã tổ chức  thành  công  nhiều  sự kiện  quy  mô  lớn, lĩnh vực  du  lịch  tiếp  tục  phát  huy được thế mạnh; lĩnh vực công nghiệp, xây dựng phục hồi khả quan.

    “Thành phố được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn và đáng tin cậy”, ông Vũ cho hay.

    Cụ thể, tính đến ngày 25/12/2024, TP. Đà Nẵng thu hút được 243,4 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký mới và tăng thêm, tăng 33,2 % so với năm 2023. Trong đó, số dự án cấp mới là 71 dự án (giảm so với năm 2023 là 107 dự án) với vốn đăng ký là 233,6 triệu USD  (cao hơn cùng kỳ năm 2023 là 182,7 triệu USD); điều chỉnh tăng/giảm vốn 26 lượt  dự án  với  tổng  vốn tăng thêm 7,9 triệu USD…

    Một số dự án lớn của các doanh nghiệp như Công  ty TNHH Murata  Manufacturing Việt  Nam, Công  ty TNHH ODK Mikazuki Việt  Nam, Công ty TNHH Daiwa Việt Nam, Công ty TNHH ICT Vina… đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

    Về thu hút đầu tư trong nước, TP. Đà Nẵng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 19 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký mới đạt 73.348 tỷ đồng; tuy giảm 6 dự án nhưng tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh tăng 56,5% so với năm 2023.

    Một số chỉ tiêu kinh tế đạt được của TP. Đà Nẵng trong năm 2024 như GDRP của Thành phố ước tăng 7,51%; quy mô nền kinh tế ước đạt hơn 151.307 tỷ đồng, mở rộng gần 17.086 tỷ đồng so với năm 2023 (quy mô tổng giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ mở rộng nhiều nhất với 12.993 tỷ đồng); kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1.911 triệu USD (tăng 2,9% so với năm 2023)…

    Tổng lượt khách do cơ sở lưu trú và cơ sở lữ hành phục vụ ước đạt 12,4 triệu lượt, trong đó khách quốc tế 4,6 triệu lượt. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 136.954 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2023; trong đó doanh thu dịch vụ lữ hành và các hoạt động du lịch tăng cao nhất với 29,8%.

    Một  số dự án đầu tư công có  tiến độ thực  hiện  cao trong thời gian vừa qua như Dự án Đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu – phần cơ sở hạ tầng dùng chung; Đường  ven  biển  nối  Cảng  Liên  Chiểu; Đầu tư xây dựng Nâng  cấp  Bệnh  viện  Phụ sản – Nhi Đà Nẵng;  Công  trình  cầu  Quảng Đà và đường dẫn đầu  cầu; Chung cư xã  hội cho người  có  công  với  cách  mạng  tại đường Vũ Mộng Nguyên…

    Cùng với đó, các  dự án đầu tư có nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn thành phố cũng đạt giá trị thực hiện cao trong năm 2024, điển hình như Dự án TTC Plaza Đà Nẵng; Căn hộ The Filmore; Khu dịch vụ du lịch Ven Sông Hàn; Nhà ở xã hội  The  Ori  Garden;  Khu  lễ hội  Bà  Nà  Hill;  Dự án Khu căn hộ phía Đông đường Trần Hưng Đạo; Dự án Tổ hợp ven sông Hàn Peninsula Đà Nẵng; Dự án Tổ hợp The Estuary Tuyên Sơn…

    Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, Cục Thống kê TP. Đà Nẵng cũng chỉ ra nhiều hạn chế trong trong phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.

    Theo đó, số doanh nghiệp xin tạm dừng và rút lui khỏi thị trường vẫn không ngừng tăng lên (lần lượt tăng 3,9% và 2,2% so với cùng kỳ) trong khi đó số doanh nghiệp mới gia nhập có xu hướng giảm so với năm 2023 khi có 4.051 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng thành lập mới (giảm 8%) với tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 16.029 tỷ đồng (giảm 27,3%).

    Cục Thống kê TP. Đà Nẵng đề cập, theo kết quả khảo sát đánh giá các  yếu  tố ảnh hưởng đến  khả năng phát triển của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy nhiều doanh nghiệp đối mặt với khó khăn do thị trường đầu ra sản phẩm hạn chế; một số doanh nghiệp không tuyển dụng được lao động  theo yêu cầu; thiếu  nguyên, nhiên, vật  liệu đầu vào…Đặc  biệt, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính trong khi giá tiền thuê đất sản xuất còn khá cao so với nhiều địa phương khác trong vùng và trên cả nước.

    Thị trường bất động sản chỉ mới bắt đầu có tín hiệu tích cực trong quý IV nên chưa thể cải thiện được sự sụt giảm sâu của những tháng đầu năm. Nhiều dự án bất động sản gặp khó khăn về nguồn  vốn, không bán được hàng; thủ tục  pháp lý của một số dự án triển khai chậm, nguồn cung của một số phân khúc bất động sản khan hiếm…là nguyên nhân kiềm hãm sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ trong năm 2024.

    Chia sẻ tại buổi họp báo, ông Trần Văn Vũ cho biết, rút kinh nghiệm việc khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng thấp trong quý I/2024 đã ảnh hưởng việc tăng trưởng cả năm, Cục Thống kê đã tham mưu, kiến nghị Thành phố đẩy nhanh ngay trong đầu năm 2025.

    “TP. Đà Nẵng đã làm việc với Tập đoàn FPT để tiến hành khởi công 4 dự án ngay trong quý I này, 1 dự án trong quý IV; riêng dự án của Tập đoàn FPT là 5.050 tỷ đồng, trong đó 1 dự án trong quý IV là 1.000 tỷ, còn lại trong quý I/2025 phải triển khai thực hiện 4.040 tỷ. Thông thường sau dịp Tết Nguyên đán mới gặp doanh nghiệp nhưng chủ trương của Thành phố hiện nay là phải thực hiện ngay từ đầu năm. Trong quý I/2025, Cục Thống kê sẽ nắm bắt bao nhiêu doanh nghiệp hoạt động ngay từ đầu năm, bao nhiêu công trình triển khai để xúc tiến ngay”, ông Vũ nói.

  • Du lịch Đà Nẵng 2024 phá kỷ lục, tăng trưởng vượt kỳ vọng

    Năm 2024, ngành du lịch là điểm sáng trong phát triển kinh tế Đà Nẵng với tổng lượng khách từ cơ sở lưu trú vượt 28% so với kế hoạch năm 2024.

    Những con số “biết nói”

    Theo báo cáo của Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, khách quốc tế đến TP. Đà Nẵng ước đạt 4,1 triệu lượt, tăng 2 lần so với cùng kỳ năm 2023, vượt 64% so với kế hoạch năm 2024; khách nội địa ước đạt 6,65 triệu lượt, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023, vượt 12% so với kế hoạch năm 2024. Doanh thu lưu trú, ăn uống, lữ hành năm 2024 ước đạt hơn 34.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2023, vượt 13% so với kế hoạch năm 2024. Tổng lượng khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 10,75 triệu lượt, tăng 45% so với năm 2023, vượt 28% so với kế hoạch năm 2024 của UBND thành phố giao (kế hoạch giao 8,4 triệu lượt khách).

    Top 10 thị trường khách quốc tế lưu trú dẫn đầu là Hàn Quốc (chiếm tỷ lệ 40,55%), kế tiếp là Đài Loan (Trung Quốc) (10,3%), Trung Quốc (6,75%), Thái Lan (6,43%), Ấn Độ (5,01%), Mỹ (4,21%), Nhật Bản (3,96%), Malaysia (2,92%), Úc (2,43%), Nga (1,72%).

    Trước đó, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết: “Năm 2019 là thời kỳ đỉnh cao của du lịch Đà Nẵng khi đón gần 8,7 triệu khách, mang về nguồn thu gần 31.000 tỷ đồng. Riêng khách quốc tế thời điểm đó là 3,5 triệu lượt”.

    Như vậy có thể nói, năm 2024 ngành du lịch thành phố đạt kết quả vượt ngoài mong đợi phá kỷ lục 2019. Tạo ra bước ngoặt lớn cho ngành du lịch Đà Nẵng có vị thế phát triển cũng như kỳ vọng những thành tựu nổi bật hơn nữa trong tương lai.

    Văn bản số 2726/QĐ-UBND về việc ban hành đề án định hướng phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu đến năm 2030, Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch và dịch vụ chất lượng cao, điểm đến sáng tạo của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

    Thắng lợi từ khai thác triệt để, đa dạng hóa trong phát triển du lịch

    Để du lịch Đà Nẵng có sự đột phá lớn, đầu tiên phải kể đến đó là mở rộng mạng lưới khách quốc tế đến với Đà Nẵng. Hiện nay Đà Nẵng đã không còn “mùa thấp điểm”. Trước đây ngành du lịch thường lo lắng tệp khách giảm sau khi bước vào mùa mưa thì hiện nay lượng khách đến thành phố đã tạm ổn định và phân bố đều vào các mùa.

    Đó là hiệu quả từ việc không chỉ tập trung nguồn khách truyền thống Trung Quốc và Hàn Quốc mà còn mở rộng thị trường khách từ các châu lục khác. Từ tháng 10 trở đi, địa bàn thành phố khi thị trường khách châu Á ít đi thì bước vào mùa cao điểm của thị trường châu Âu, châu Úc, châu Mỹ . Theo đó, vừa có thêm đường bay kết nối với Kuala Lumpur, đường bay kết nối tốt với khu vực châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông… hứa hẹn sẽ giúp khai thác những thị trường mới, tiềm năng này.

    Mặt khác, việc mở rộng đa dạng hình thức du lịch như du lịch hội nghị, hội thảo (MICE), du lịch cưới, du lịch golf đã tạo sức hút cho điểm đến Đà Nẵng. Trong năm 2024, thành phố ước đón 200 đoàn khách MICE với tổng hơn 70.000 lượt khách, trong đó ước 85 đoàn nội địa với hơn 35.000 khách và 115 đoàn quốc tế với hơn 35.000 khách, tăng 29% so với năm 2023.

    Du lịch cưới, một mô hình mới đang được thí điểm cũng đã có những tín hiệu khởi sắc khi thu hút khoảng 45 đám cưới theo hình thức du lịch cưới của cô dâu chú rể là Việt kiều, các cặp đôi đến từ các nước Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Mỹ…, đặc biệt, có 4 đám cưới lớn của các cặp đôi Ấn Độ với hơn 1.200 khách.

    Hơn nữa, không chỉ đường hàng không mang đến hơn 40.000 chuyến bay tới Đà Nẵng trong năm qua, thành phố và các doanh nghiệp còn tập trung chuyên môn hóa, khai thác dịch vụ trong các hình thức vận hải hành khách khác như, đường thủy, đường biển, đường sắt và đạt kết quả ấn tượng.

    Cụ thể, lượng khách du lịch đường thủy nội địa trong năm 2024 ước đạt 939.675 lượt khách, tăng 13,4% so với cùng kỳ 2023. Du lịch đường biển có sự tăng trưởng tốt từ các thị trường châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Úc… với 41.000 lượt khách trong năm 2024, tăng 122% so với năm 2023 đường sắt đón 643.108 lượt khách, tăng 43,5% so với năm 2023

    Đồng thời, bên cạnh các sự kiện, lễ hội được tổ chức thường xuyên, du lịch ban đêm cũng được chú trọng đầu tư, khai thác trong năm 2024 với các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, đặc sắc như Phố đi bộ Bạch Đằng, Tổ hợp Da Nang Downtown với các show diễn hấp dẫn. Tăng tần suất tổ chức phun lửa, phun nước tại cầu Rồng, chương trình nhạc nước tại Quảng trường 2 Tháng 9; cho phép hoạt động đến 1 giờ sáng đối với các ngày lễ, Tết đối với các chương trình trải nghiệm sông Hàn.

    Mời xem thêm: Trung tâm tài chính Đà Nẵng rộng trên 70ha, sẽ đặt gần biển

  • TP Đà Nẵng được phép thành lập trung tâm tài chính khu vực

    Bộ Chính trị vừa đồng ý chủ trương đối với Đề án xây dựng Trung tâm tài chính (TTTC) khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Cụ thể, sẽ thành lập TTTC khu vực tại TP Đà Nẵng và TTTC quốc tế toàn diện tại TPHCM; đồng thời lựa chọn phát triển các TTTC có ranh giới địa lý và đối tượng điều chỉnh được xác định theo tiêu chí rõ ràng, theo mô hình “kết hợp” với các chính sách đặc thù, vượt trội theo lộ trình.

    Các TTTC này sẽ được áp dụng cơ chế quản lý đặc thù, vượt trội hơn so với quy định hiện hành, mang tính cạnh tranh, nhưng phải kèm theo các cơ chế giám sát, quản lý rủi ro phù hợp; vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không nóng vội nhưng cũng không cầu toàn, để mất thời cơ; dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Thành lập các cơ quan để quản lý TTTC, gồm: cơ quan quản lý, điều hành; cơ quan giám sát; cơ quan giải quyết tranh chấp. Việc thành lập các cơ quan này triển khai thực hiện theo đúng quy định và thông lệ quốc tế.

    Về áp dụng các chính sách xây dựng TTTC và lộ trình triển khai, Bộ Chính trị đồng ý chủ trương, từ nay đến năm 2030, ban hành và tổ chức thực hiện ngay tám nhóm chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam và cần áp dụng ngay. Đồng thời, thí điểm sáu nhóm chính sách thông dụng tại các TTTC lớn trên thế giới, nhưng cần có lộ trình áp dụng để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Từ năm 2030 đến năm 2035, tổ chức thực hiện đầy đủ theo lộ trình các nhóm chính sách thông dụng tại các TTTC lớn trên thế giới, phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Lộ trình khung này mang tính chất tương đối, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhanh nhất có thể. Nếu thời cơ thuận lợi, điều kiện đã chín muồi, thì có thể làm ngay các bước tiếp theo, không chờ theo thứ tự.

    Trục đường Nguyễn Văn Linh được mệnh danh là “Phố Wall” (phố tài chính) ở TP Đà Nẵng.

    Bộ Chính trị giao Ban cán sự Đảng Chính phủ xem xét quyết định thành lập Ban chỉ đạo TTTC để triển khai thực hiện; nghiên cứu đánh giá tác động của các chính sách đột phá, mang tính cạnh tranh để kiến tạo mô hình phát triển TTTC. Đồng thời phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật về TTTC quy định các nội dung mang tính nguyên tắc, khung chính sách và giao Chính phủ hướng dẫn nội dung chi tiết, xử lý các vấn đề cụ thể. Ban cán sự Đảng Chính phủ, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM và Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu ban hành các văn bản cụ thể, đầu tư nguồn lực tương xứng để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án; phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ và phân công trách nhiệm rõ ràng, rành mạch giữa Trung ương và địa phương, trên cơ sở phân cấp phân quyền, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của TPHCM và Đà Nẵng trong triển khai thực hiện Đề án.

    Bộ Chính trị yêu cầu các cơ quan phải xác định quyết tâm chính trị cao trong tổ chức thực hiện đề án quan trọng này. Đây không phải chỉ là việc riêng của TPHCM và Đà Nẵng mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cùng tham gia thực hiện. Các nội dung của Đề án cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ, nhất quán, trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ để bứt phá. Các cơ quan từ Trung ương đến địa phương phải phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, triển khai đúng tiến độ, lộ trình các công việc đề ra.

  • Đánh thức tiềm năng du lịch mùa đông của Đà Nẵng

    Những tháng cuối năm được xem là mùa của khách du lịch quốc tế, do đó ngành du lịch, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố không ngừng nỗ lực đổi mới để “kéo” khách đến Đà Nẵng.

    Khách quốc tế vượt chỉ tiêu đề ra

    Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Cao Trí Dũng, mục tiêu của ngành du lịch thành phố trong năm 2024 là đón được khoảng 8,42 triệu lượt khách, riêng khách quốc tế là 2,5 triệu lượt.

    Tính đến hết tháng 8-2024, tổng lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt khoảng 7,8 triệu lượt, tăng 33,4% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, khách quốc tế ước khoảng 2,8 triệu lượt (tăng 30%) so với cùng kỳ, khách nội địa ước đạt 5 triệu lượt, tăng 35,5% so với cùng kỳ. Hiện, Đà Nẵng đã vượt xa các chỉ tiêu đề ra.

    Đây chính là điểm sáng của du lịch thành phố  vì du lịch của Đà Nẵng có sự phân chia mùa cao điểm và thấp điểm rõ rệt; từ tháng 9 trở đi có thể xem là mùa thấp điểm. Trong thời gian này, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn rất chủ động trong việc tạo sức hút, thu hút khách bằng cách xây dựng sản phẩm, tham gia các hoạt động xúc tiến, tổ chức các sự kiện, bảo hành, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, sàng lọc nhân sự, đào tạo…

    Để đạt được mục tiêu đề ra, ngay từ sớm, ngành du lịch thành phố và các doanh nghiệp đã có các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể. Các doanh nghiệp còn chủ động trong việc dự báo thị trường và phục vụ các nguồn khách. Trong tháng 9, Đà Nẵng vẫn có đông khách từ các thị trường Đông Bắc Á như khách Hàn Quốc có kỳ nghỉ Trung thu, Nhật Bản có tuần lễ vàng, khách Trung Quốc có kỳ nghỉ lễ Quốc khánh.

    Các thị trường khách xa hơn như Âu, Úc, Mỹ thường bắt đầu cao điểm từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Đặc thù của các thị trường khách này có độ nhạy cao, thường thích đi trải nghiệm khám phá theo tài nguyên, văn hóa địa phương, làng quê… Hiện nay tín hiệu khách từ các thị trường Âu, Úc đến Đà Nẵng rất tốt.

    Thông tin từ Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng, trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng lượt khách Úc lưu trú tại Đà Nẵng đạt 71.445 lượt, chiếm gần 2,4% tổng lượt khách quốc tế đến Đà Nẵng. Ông Cao Trí Dũng cho biết thêm, Đà Nẵng đang tập trung khai thác rất sâu thị trường này, thông qua các chuyến xúc tiến, quảng bá hợp tác liên tục được triển khai. Dự báo những tháng cuối năm thị trường khách Úc đến Đà Nẵng sẽ tăng mạnh.

    Chiến lược phù hợp

    Đại diện các doanh nghiệp lữ hành đánh giá, Đà Nẵng có hệ sinh thái du lịch đa dạng, tài nguyên phong phú. Do đó, tùy vào thời điểm ngành du lịch thành phố, hiệp hội, các doanh nghiệp sẽ có các chiến lược thu hút khách khác nhau cho phù hợp, hướng đến sự bền vững về cơ cấu nguồn khách, làm mới, xây dựng các sản phẩm theo chiều sâu thích hợp với thị hiếu của từng thị trường khách…

    Ông Nguyễn Như Nam, Giám đốc Điều hành Quỹ xúc tiến du lịch thành phố chia sẻ, để thu hút khách đến Đà Nẵng những tháng cuối năm, Quỹ xúc tiến du lịch thành phố tổ chức các chuyến xúc tiến, kết nối tới các doanh nghiệp quốc tế tại thị trường Malaysia.

    Từ nay đến cuối năm thành phố dự kiến sẽ có một số đường bay mới từ Malaysia, Ấn Độ được đưa vào khai thác. Điều này sẽ góp phần bổ sung thêm nguồn khách đến Đà Nẵng trong mùa thấp điểm, đây cũng là điểm sáng của ngành du lịch thành phố trong những tháng cuối năm. Cùng với việc thu hút các thị trường khách, việc xây dựng sản phẩm cũng được các doanh nghiệp chuẩn bị hết sức nhộn nhịp để làm mới, tăng sức hấp dẫn cho khách.

    Theo ông Hồ Thanh Tú, Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Phiêu lưu Việt (Vietadventure), ngoài việc thu hút khách, những tháng cuối năm, các doanh nghiệp lữ hành tập trung khai thác các thị trường khách MICE (khách du lịch kết hợp sự kiện, hội thảo, hội nghị, khen thưởng).

    Với các chính sách ưu đãi dành cho dòng khách này cùng cơ sở hạ tầng cũng là một lợi thế của Đà Nẵng đón các đoàn khách MICE lớn. Có một số hoạt động để thu hút khách, nổi bật trong đó là “Ngày hội Du lịch Đà Nẵng” dự kiến diễn ra từ ngày 17 đến 20-10.

    Trước đây, sự kiện này do Hội Lữ hành Đà Nẵng tổ chức nhưng từ năm nay sự kiện này được nâng tầm, do Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng tổ chức với sự đồng hành tham gia của 4 chi hội gồm: Chi hội Lữ hành, Chi hội Khách sạn, Hội Vận chuyển và Chi hội Hướng dẫn viên.

    Sự kiện dự kiến có sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 120 doanh nghiệp lữ hành trong cả nước và khoảng 400 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch. Đây sẽ là dịp để quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng, giới thiệu các sản phẩm du lịch mới của doanh nghiệp cũng như kết nối, thu hút khách từ các thị trường quốc tế đến Đà Nẵng trong những tháng cuối năm cũng như triển khai một số chương trình sản phẩm dành cho mùa khách nội địa 2025.

    Ông Hồ Thanh Tú chia sẻ: “Với sự nỗ lực kết nối, xây dựng, làm mới các sản phẩm du lịch đến từ các doanh nghiệp, khu điểm du lịch theo hướng bền vững, chúng tôi tin rằng Đà Nẵng vẫn là điểm đến được các thị trường khách quốc tế lựa chọn trong những tháng cuối năm”.

    Mời xem thêm tại: Đà Nẵng hội tụ nhiều lợi thế để xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

  • Tổng thu từ du lịch của Đà Nẵng dịp lễ 2.9 ước đạt 1.200 tỷ đồng

    Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 đã chứng kiến sự bùng nổ ấn tượng về lượng khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng. Tổng thu từ du lịch trong dịp lễ này đạt hơn 1.200 tỷ đồng, tăng 33,8% so với năm 2023.

    Công suất phòng khách sạn đạt 95%

    Những ngày qua, các điểm du lịch nổi tiếng tại thành phố Đà Nẵng luôn đông đúc du khách. Bãi biển Mỹ Khê, một trong những bãi biển đẹp nhất của thành phố, đã chứng kiến lượng khách rất lớn.

    Tại Ngũ Hành Sơn, lượng khách kéo dài từ chân lên đến các đỉnh núi đã tạo nên một cảnh tượng ấn tượng. Du khách thích thú khi chiêm ngưỡng các ngôi chùa cổ kính và các tác phẩm điêu khắc tinh xảo.

    Trong khi đó, không thể không nhắc đến cầu Vàng nổi tiếng tại Bà Nà Hills. Cây cầu này tiếp tục thu hút đông đảo du khách với thiết kế độc đáo và vẻ đẹp ấn tượng. Cảnh tượng du khách xếp hàng dài để chụp những bức ảnh lưu niệm tại đây đã trở nên quen thuộc trong các kỳ nghỉ lễ.

    Các khu chợ đêm và trung tâm mua sắm cũng đã trở nên bận rộn hơn bình thường.

    Sự đông đúc và tấp nập của lượng khách không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng mà còn thể hiện sự chuẩn bị chu đáo của ngành du lịch địa phương. Các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và phương tiện vận chuyển đều hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu của du khách.

    Bà Lê Thị Bích Hương, Giám đốc Truyền thông & Marketing của khu du lịch Công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài, cho biết, khu du lịch đã đón gần 30.000 lượt khách trong 4 ngày nghỉ lễ.

    Đặc biệt, dịch vụ lưu trú tại khách sạn Ebisu Onsen Resort tại đây gần như kín phòng, với công suất đạt khoảng 98-100%. Hạng mục lều trại mới cũng thu hút sự quan tâm lớn và đã kín lều suốt kỳ nghỉ lễ. Khu du lịch còn tổ chức các sự kiện như show diễn Kỳ quan chim muông và Show golden monkey để mang đến cho du khách những trải nghiệm mới.

    Tương tự, ông Phùng Đình Mãi, Trưởng phòng Truyền thông tổ hợp nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí Da Nang Mikazuki Japanese Resorts & Spa, cho biết Công viên nước đã đón hơn 12 nghìn lượt khách trong 4 ngày nghỉ lễ.

    Tại khách sạn ở đây, công suất phòng đạt trung bình 92%, với đỉnh điểm là ngày 1 và 2/9 đạt hơn 95%. Khu nghỉ dưỡng đã tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn như múa lửa, ảo thuật, show ca nhạc, bốc thăm trúng thưởng và pháo hoa chào mừng để tạo thêm sự hấp dẫn cho du khách.

    Đón hơn 300.000 lượt khách trong 4 ngày

    Trong khi đó, đại diện Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho hay, tổng lượng khách tham quan và du lịch trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày (từ 31/8 đến 3/9) đạt gần 308.000 lượt, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách nội địa chiếm khoảng 217.000 lượt (tăng 23,8%), trong khi khách quốc tế đạt khoảng 91.000 lượt (tăng 15,3%). Tổng thu từ du lịch trong dịp lễ này đạt hơn 1.200 tỷ đồng, tăng 33,8% so với năm 2023.

    Tổng số chuyến bay đến thành phố Đà Nẵng trong dịp lễ ước đạt 479 chuyến, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, với 202 chuyến bay quốc tế (tăng 10%) và 277 chuyến bay nội địa (tăng 7%).

    Đặc biệt, lượng khách đến thành phố Đà Nẵng bằng đường sắt đạt khoảng 10.678 lượt, tăng mạnh 42,43% so với năm trước, cho thấy sự gia tăng của phương tiện tự túc từ các địa phương lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

    Tổng khách lưu trú tại các cơ sở du lịch trong dịp lễ đạt khoảng 89.290 lượt, tăng 18,2% so với năm trước. Công suất phòng bình quân đạt khoảng 50-55%, với khách lưu trú tập trung chủ yếu tại các cơ sở ven biển và khách sạn 4-5 sao ở trung tâm thành phố. Công suất của các cơ sở lưu trú 4-5 sao đạt khoảng 55-65%, trong khi các cơ sở từ 3 sao trở xuống đạt 35-45%.

    Lượng khách du lịch đường sông trong 4 ngày nghỉ lễ đạt khoảng 11.980 lượt, tăng 17% so với năm trước.

    Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay đã thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ và sức hút lớn của Đà Nẵng trong ngành du lịch. Thành phố biển này tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn, mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ và trọn vẹn.

  • Khách quốc tế đến Đà Nẵng 7 tháng bằng mục tiêu cả năm

    Đà Nẵng đón 2,5 triệu lượt khách quốc tế trong 7 tháng, bằng mục tiêu đặt ra cho cả năm, cho thấy hoạt động du lịch đang phát triển mạnh.

    Theo Cục Thống kê TP Đà Nẵng, các số liệu du lịch của thành phố trong 7 tháng năm 2024 đều tăng trưởng. Khách quốc tế đến Đà Nẵng đạt 2,5 triệu lượt, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2023, đạt mục tiêu đề ra cho cả năm. Khách quốc tế ngủ đêm ước đạt 2,3 triệu lượt, tăng 27,4% so với cùng kỳ.

    Sau 7 tháng, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 10 triệu lượt, đạt khoảng 58% mục tiêu đặt ra cả năm. Một số địa phương mạnh về khách quốc tế như Hà Nội đạt 3,6 triệu lượt khách quốc tế sau 7 tháng, mục tiêu đặt ra của cả năm là 5 triệu lượt. TP HCM tính đến hết tháng 6 đón được hơn 2,6 triệu lượt khách quốc tế và đạt gần 45% kế hoạch cả năm.

    Khánh Hòa đón gần 2,8 triệu lượt khách quốc tế trong 7 tháng, đạt 93% mục tiêu cả năm. Với Phú Quốc, ước đón được hơn 562.000 khách quốc tế, đạt gần 85% kế hoạch cả năm.

    Thống kê cũng chỉ ra hoạt động lữ hành và các dịch vụ hỗ trợ du lịch cho khách quốc tế đang trên đà tăng trưởng. Lượng khách quốc tế theo tour đến Đà Nẵng tháng 7 đạt hơn 50.000 lượt, tăng 16,5% so với tháng trước và 87% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính cả 7 tháng, lượng khách quốc tế du lịch Đà Nẵng theo tour đã tăng 45,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Đà Nẵng cũng ghi nhận tăng trưởng với khách nội địa, ước đạt 4,2 triệu lượt trong 7 tháng năm 2024, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo khảo sát hồi tháng 5 của Booking, ứng dụng đặt phòng có đối tác trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, Đà Nẵng là điểm đến được khách Việt tìm kiếm và đặt phòng nhiều nhất trong thời gian từ 15/6 đến 15/8.

    Trong 7 tháng, lượng khách nội địa nghỉ trong ngày ước đạt hơn 1,5 triệu lượt còn khách quốc tế ước đạt 146.000 lượt, qua đó khiến tổng lượt nghỉ trong ngày 7 tháng năm 2024 cao gấp 52,7% so với cùng kỳ. Theo Cục Thống kê TP Đà Nẵng, khách nghỉ trong ngày tăng vì lượng khách đoàn tăng. Trong quá trình tham quan, du lịch ở các khu vui chơi, giải trí, nhóm khách đoàn thường đăng ký nghỉ vài giờ ở các cơ sở lưu trú.

    Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong 7 tháng ở Đà Nẵng ước đạt 15.700 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Cũng theo Cục Thống kê, hoạt động du lịch phát triển mạnh nhờ các sự kiện liên tục được tổ chức, thu hút khách trong và ngoài nước, đặc biệt kể đến Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng diễn ra từ 8/6 đến 13/7 – tạo nên một mùa hè du lịch bùng nổ ở Đà Nẵng.

    Ngoài ra, việc tăng cường quảng bá du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, khen thưởng) tới các công ty lữ hành cũng góp phần làm hoạt động du lịch trở nên sôi động.

    Mời xem thêm: Đà Nẵng: Sức hút đầu tư từ chủ trương phát triển đột phá

  • Đà Nẵng: Sức hút đầu tư từ chủ trương phát triển đột phá

    Những chủ trương kinh tế, mô hình thí điểm và cơ chế đặc thù trong bối cảnh áp dụng Luật mới đang mở đường cho chu kỳ phát triển bùng nổ của thị trường bất động sản Đà Nẵng…

    Bên cạnh “bản sắc kép” hiếm có – khi vừa là đầu tàu kinh tế, vừa là thủ phủ nghỉ dưỡng hàng đầu – sự thông thoáng trong tư duy thu hút đầu tư từ lãnh đạo địa phương, chính nội lực của thành phố đáng sống là lý do tiên quyết, giúp đô thị này được trao cơ hội. Có thể nói, cơ chế ưu tiên cũng tương ứng với những kỳ vọng, trách nhiệm và sứ mệnh dẫn dắt thị trường bất động sản – đặc biệt là nghỉ dưỡng – trong thời gian tới.

    Tương lai của thị trường nghỉ dưỡng Đà Nẵng sau luật mới

    Mới đây, bên cạnh Nghị quyết thí điểm có cơ chế đặc thù về quản lý tài chính, đầu tư; quy hoạch, đô thị, tài nguyên, môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào thành phố, Đà Nẵng cũng là nơi đầu tiên của Việt Nam thí điểm thành lập Khu thương mại tự do (FTZ), với các ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai… Lạc quan nhưng cẩn trọng, bởi thị trường này đã từng là chiếc nôi của condotel – một sản phẩm đột phá với những cảm xúc “lên đỉnh – xuống đáy” có thể nói là khó quên nhất đối nhiều nhà đầu tư. Song, những chính sách thay đổi luật đất đai của thành phố đã giúp cho dòng sản phẩm này có nhiều tín hiệu khởi sắc trở lại.

    Trong toạ đàm “Đà Nẵng – Khai phóng tiềm năng, nâng tầm quốc tế” do VCRE, Nobu Danang và CBRE tổ chức ngày 03/8/2024 vừa qua tại Hà Nội, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, thị trường bất động sản tại Đà Nẵng chịu tác động lớn từ sự thay đổi chính sách. Mặt tích cực lớn nhất chính là cải thiện pháp lý, cấp giấy chứng nhận thông qua các hướng dẫn chi tiết, rõ ràng.

    “Đặc biệt, loại hình Condotel, Officetel đã được định nghĩa “phần diện tích sàn xây dựng” sẽ có thể được xét cấp chứng nhận sở hữu tuỳ theo thời hạn của dự án. Việc đô thị loại 1,2 và 3 không được phân lô bán nền hay quy định thanh toán giao dịch bằng tiền mặt cũng góp phần lớn giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia mua bán, đưa bất động sản trở lại gía trị thực tế. Dù dự kiến giá có thể tăng, nhưng việc công khai cũng sẽ giúp những nhà đầu tư tiếp cận đầy đủ thông tin, quy trình chính xác, minh bạch” ông Lực chia sẻ.

    Theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn, Savills Hà Nội, việc 3 bộ Luật quan trọng liên quan đến đất đai, kinh doanh chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024 đang khơi thông điểm nghẽn. Hiện tại, điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 mang lại ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi gián tiếp công nhận loại hình bất động sản du lịch – có công năng hỗn hợp gồm du lịch, lưu trú – đã đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện kinh doanh. Điều này cung cấp cơ sở để hệ thống pháp luật có thể ban hành thêm các thông tư, nghị định cụ thể hướng dẫn chi tiết về việc quản lý và kinh doanh. Từ đó, hứa hẹn đem lại tiềm năng cho thị trường kinh doanh Condotel sôi động trở lại tại Đà Nẵng, cũng như kích cầu du lịch tại các khu vực phát triển dự án đầu tư xây dựng Condotel trên cả nước.

    Giá bất động sản Đà Nẵng đang ở mức hợp lý

    Trong bối cảnh Đà Nẵng đang lấy lại vị thế cạnh tranh, kể cả với những thị trường lớn nhất là Hà Nội hay TP.HCM , các doanh nghiệp có tiềm lực chắc chắn sẽ theo đuổi bất động sản nghỉ dưỡng theo hướng chất lượng hơn, khác biệt hơn khi tiến vào chu kỳ mới.

    Đại diện từ VCRE, đơn vị đang hợp tác cùng thương hiệu Nobu Hospitality đến từ Mỹ cho dự án bất động sản thương hiệu ngay mặt tiền biển Mỹ Khê, chia sẻ nền kinh tế đang tăng trưởng và vị trí then chốt khiến Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

    Đại diện này cũng cho rằng, việc hợp tác với những thương hiệu vận hành quốc tế uy tín, khác biệt không chỉ mang đến trải nghiệm độc đáo cho các dự án nghỉ dưỡng. Đó còn là cách khơi dậy niềm tin của khách hàng đa quốc gia, không chỉ Việt Nam, vào những khoản đầu tư hay tài sản của họ tại Đà Nẵng. Vì đơn giản, thương hiệu và sự thành công toàn cầu chính là bảo chứng tốt nhất.

    Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, chia sẻ định hướng phát triển mà thành phố hướng đến chính là chất lượng cao ở tất cả các loại hình sản phẩm/dịch vụ phục vụ du lịch, ưu tiên phân khúc cao cấp, siêu sang, với kế hoạch quảng bá quốc tế, bài bản dành cho mỗi thị trường khách đặc thù.

    Theo TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), mặt bằng giá bất động sản Đà Nẵng đang ở mức hợp lý nhất cả nước, trong khi tỷ lệ tăng giá và lợi suất cho thuê cao nhờ tiềm năng tăng trưởng du lịch và công nghiệp dồi dào. Quỹ đất trung tâm của Đà Nẵng hiện đang cạn nguồn cung cũng sẽ tạo ra dư địa tăng giá “khủng” cho nhà đầu tư, nếu chọn “xuống tiền” cho các dự án uy tín, vị trí đắc địa thời điểm này.

    Mời xem thêm: Lợi thế hạ tầng chiến lược đưa Đà Nẵng phát triển thần tốc

  • Đà Nẵng thu hơn 16.000 tỷ đồng từ du lịch trong 6 tháng đầu năm 2024

    Sáu tháng đầu năm 2024, ngành du lịch Đà Nẵng đón hơn 5,14 triệu lượt khách, doanh thu từ lĩnh vực dịch vụ hơn 16.000 tỉ đồng.

    Sáng 29-7, HĐND TP Đà Nẵng khai mạc kỳ họp thứ 19, khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

    Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Ngô Xuân Thắng cho hay sáu tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, TP tiếp tục đạt được nhiều kết quả trên các mặt công tác.

    Kinh tế Đà Nẵng quý II tăng trưởng 8,35%, tính chung sáu tháng tăng trưởng 5%. Hoạt động dịch vụ, du lịch tiếp tục là điểm sáng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế chung của TP.

    Nhiều công trình, dự án trọng điểm tại Đà Nẵng được khởi công, khánh thành, đưa vào sử dụng. Các chương trình an sinh xã hội tiếp tục được duy trì thực hiện tốt với những chính sách đặc thù, riêng có của TP. Đời sống Nhân dân được đảm bảo, an ninh quốc phòng được giữ vững.

    Theo ông Thắng, kỳ họp sẽ thảo luận, bàn bạc cho ý kiến với 152 tài liệu, dự kiến thông qua 32 nghị quyết với nhiều chủ trương quan trọng, có tác động lớn và trực tiếp đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của người dân TP.

    Kỳ họp sẽ xem xét, cho ý kiến một số chính sách an sinh xã hội mang tính đặc thù của Đà Nẵng như: Hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập năm học 2024-2025; Chính sách hỗ trợ chi phí mua điện thoại thông minh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo…

    Đặc biệt, kỳ họp lần này sẽ xem xét, cho ý kiến về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 136/2024 của Quốc hội khóa XV về tổ chức mô hình chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.

    Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho hay, quy mô nền kinh tế TP sáu tháng theo giá hiện hành ước đạt hơn 72.303 tỉ đồng, mở rộng hơn 7.050 tỉ đồng so với cùng kỳ 2023, dẫn đầu các tỉnh, TP khu vực duyên hải Nam Trung bộ.

    Khu vực thương mại, dịch vụ, du lịch Đà Nẵng tiếp tục là điểm sáng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế chung của TP. Đặc biệt, thu hút khách quốc tế đã đạt mức tăng ấn tượng và vượt xa so với cùng kỳ 2019 (thời điểm chưa xảy ra dịch bệnh COVID-19).

    Khách cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng phục vụ sáu tháng đầu năm 2024 ước đạt hơn 5,14 triệu lượt, tăng 25,6% so với cùng kỳ 2023 (sáu tháng đầu năm 2019 ước đạt 3,35 triệu lượt). Trong đó, khách quốc tế ước đạt hơn 2 triệu lượt.

    Trong mức tăng 5% toàn nền kinh tế trong sáu tháng qua, khu vực dịch vụ tăng 5,99%, đóng góp chính cho tăng trưởng GRDP chung với 4,17 điểm phần trăm.

    Doanh thu lưu trú, ăn uống, lữ hành sáu tháng ước đạt hơn 16.000 tỉ đồng, tăng hơn 28,4% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, doanh thu lưu trú, lữ hành ước đạt hơn 8.300 tỉ đồng, tăng hơn 45%. Ngành du lịch Đà Nẵng bội thu ngay từ sáu tháng đầu năm.

    Theo PLO

    Mời xem thêm: Đà Nẵng đầu tư thực hiện nhiều dự án giao thông lớn trong thời gian tới