Tag: the sang residence

  • Yokohama hỗ trợ Đà Nẵng phát triển đô thị bền vững

    TP Yokohama của Nhật Bản đã có 10 năm hỗ trợ Đà Nẵng phát triển đô thị bền vững.

    Chiều 16-1, UBND TP Đà Nẵng phối hợp chính quyền TP Yokohama (Nhật Bản) tổ chức Diễn đàn Phát triển đô thị Đà Nẵng lần thứ 12.

    Đà Nẵng và TP Yokohama (Nhật Bản) tổ chức Diễn đàn Phát triển đô thị Đà Nẵng lần thứ 12.

    Theo Sở KH&ĐT Đà Nẵng, hai TP bắt đầu quan hệ hợp tác từ năm 2013. Cả hai TP đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác kỹ thuật hướng tới phát triển bền vững và nhiều lần được gia hạn.

    Trên cơ sở đó, Diễn đàn Phát triển đô thị Đà Nẵng đầu tiên được tổ chức vào năm 2014, đến nay đã có 11 diễn đàn diễn ra tại Đà Nẵng và Yokohama.

    Đây là sự kiện quan trọng, giàu ý nghĩa cho các nhà lãnh đạo, các chuyên gia, doanh nghiệp đến từ Yokohama và Đà Nẵng chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng để giúp Đà Nẵng phát triển đô thị bền vững.

    Với những điều kiện địa lý và định hướng phát triển khá tương đồng nhau, Đà Nẵng đã chọn Yokohama là TP kiểu mẫu để tiếp thu những kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển, vận hành cảng biển, quy hoạch đô thị, phát triển bền vững.

    Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Quang Nam phát biểu tại diễn đàn.

    Tại diễn đàn, các cơ quan liên quan của hai TP đã cùng trao đổi về các chủ đề như phát triển khu công nghiệp sinh thái, quản lý chất thải rắn, phát triển đô thị thông minh, giảm phát thải carbon…

    Đây là những cơ sở để Đà Nẵng nghiên cứu, đưa ra những giải pháp giúp xây dựng, phát triển đô thị thông minh. Đồng thời giải quyết các vấn đề cấp thiết đang đặt ra như môi trường, giáo dục, y tế… phục vụ đời sống nhân dân an toàn, an sinh xã hội ngày càng tốt hơn.

    Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Quang Nam bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác hiệu quả hơn nữa từ chính quyền và các doanh nghiệp tại Yokohama.

    Qua đó giúp Đà Nẵng phát triển đô thị bền vững, vươn lên trở thành một điểm sáng trong mạng lưới đô thị ở châu Á.

    Theo ông Nam, thời gian tới Đà Nẵng sẽ tập trung ứng dụng công nghệ để phát triển và quản lý khu công nghiệp sinh thái, nâng cao chất lượng quản lý chất thải rắn và xử lý chất thải hợp lý, phát triển các dự án năng lượng sạch.

    Đà Nẵng cũng sẽ xây dựng, phát triển TP thông minh, nâng cao giá trị khu đô thị hiện có. Đồng thời phát triển giao thông đô thị, xây dựng hệ thống không gian ngầm, phòng chống lũ lụt, đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững.

    Theo PLO

    Mời xem thêm:Đà Nẵng khơi thông nguồn lực gần 60.000 tỷ đồng

  • Sau năm 2045, Đà Nẵng sẽ gia nhập mạng lưới trung tâm tài chính khu vực

    Mục tiêu trên được UBND TP Đà Nẵng đưa ra tại Đề án Xây dựng TP Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

    Sẽ trở thành trung tâm tài chính quốc tế

    UBND TP Đà Nẵng vừa cho biết, hiện Đề án Xây dựng TP Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực đã được Thường vụ Thành uỷ thông qua và gửi các bộ ngành Trung ương xin ý kiến.

    Phối cảnh ý tưởng về trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng

    Theo nội dung Đề án, mô hình trung tâm tài chính Đà Nẵng sẽ phát triển trung tâm tài chính quốc tế hướng đến hình thành trung tâm tài chính offshore; trung tâm tài chính gắn với tiến trình phát triển kinh tế số quốc gia, phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ tài chính, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy cơ chế thử nghiệm trong lĩnh vực tài chính; tạo sự gắn kết giữa trung tâm tài chính với các hoạt động và dịch vụ tiện ích cao cấp để tạo thành điểm đến hấp dẫn cho du khách và nhà đầu tư quốc tế.

    Mô hình trung tâm tài chính tại Đà Nẵng có 3 phần, gồm: Trung tâm tài chính Offshore, nhằm tập trung thu hút các nhà đầu tư quốc tế để thành lập các định chế tài chính và tổ chức thị trường cung cấp các dịch vụ offshore tài chính mang tính tích hợp dịch vụ trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn trong nước và khu vực; trung tâm Fintech, sẽ ứng dụng các công nghệ trong cung cấp dịch vụ tài chính theo cơ chế cấp phép đặc thù của trung tâm tài chính, kết nối dịch vụ Fintech và tài trợ các starups trong các lĩnh vực kinh doanh khác; Và các hoạt động phụ trợ phục vụ cho hoạt động tài chính trong trung tâm tài chính và các dịch vụ tiện ích khác.

    Trong giai đoạn 2023-2024: Đà Nẵng sẽ lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược phát triển trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng, đồng thời đề xuất cơ chế thành lập Hội đồng phát triển trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam;

    Giai đoạn 2024-2030: Tập trung hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng gồm cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, thu hút các định chế tài chính quốc tế và các nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng lớn triển khai dần các hoạt động của trung tâm tài chính offshore, phát triển các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và không gian hoạt động cho Fintech, cấp phép thí điểm Fintech, thúc đẩy các hoạt động starups về Fintech;

    Giai đoạn sau năm 2030, sẽ chuyển đổi mô hình trung tâm tài chính để cung cấp các dịch vụ tài chính trong nước và một số quốc gia trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, hướng đến trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực và trung tâm Fintech của khu vực vào năm 2045.

    Mục tiêu sau năm 2045, Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quốc tế và gia nhập mạng lưới các trung tâm tài chính khu vực.

    Vẫn còn nhiều thách thức

    Theo UBND TP Đà Nẵng, địa phương có vị trí địa lý và khả năng kết nối thuận lợi; sở hữu nhiều điều kiện hạ tầng tốt về đô thị, chất lượng môi trường sống và các nhu cầu phát triển cơ bản vượt trội; được định hướng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, có nền tảng và lợi thế về hạ tầng để hình thành 1 trung tâm Fintech. Bên cạnh đó, Đà Nẵng có quỹ đất sạch khá lớn, được quy hoạch phục vụ thiết lập khu phức hợp trung tâm tài chính với điều kiện vị trí kết nối, hạ tầng tốt.

    Tuy nhiên, do đặc điểm quy mô nền kinh tế nhỏ, thị trường tài chính còn hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và hiện đại đang là thách thức của Đà Nẵng trong việc hiện thực hoá Đề án Xây dựng TP Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực.

    Để sớm đạt được mục tiêu đặt ra, TP Đà Nẵng đề xuất Chính phủ, các bộ ngành liên quan cần có các cơ chế chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào trung tâm tài chính; ưu đãi cho các tổ chức kinh tế thành lập trong trung tâm tài chính; ưu đãi về thuế; có chính sách phát triển thị trường vốn; cơ chế huy động vốn của các tổ chức thông qua trung tâm tài chính; khuyến khích các tổ chức tín dụng thành lập chi nhánh riêng tại trung tâm tài chính; các chính sách về ngoại hối; cơ sở về hạ tầng, dịch vụ phụ trợ; chính sách xuất nhập cảnh;…

    Hiện trạng lô đất được quy hoạch, xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng

    Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1160/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Trưởng Ban; Bộ trưởng Bộ KH&ĐT làm Phó Trưởng Ban.

    Các Ủy viên bao gồm lãnh đạo: Bộ KH&ĐT (Ủy viên Thường trực); Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ TT&;TT, Bộ TN&MT, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, UBND TP HCM, UBND TP Đà Nẵng.

    Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, bảo đảm khả thi, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của Việt Nam nói chung và các TP HCM, TP Đà Nẵng nói riêng.

  • Đà Nẵng ấn định ngày công bố Quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Thành phố Đà Nẵng sẽ tổ chức Lễ công bố Quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời trao chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho nhiều dự án.

    UBND Thành phố Đà Nẵng cho biết, Thành phố sẽ tổ chức Lễ công bố Quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong ngày 25/11/2023.

    Dự kiến chương trình, Thành phố Đà Nẵng sẽ công bố và đón nhận Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Ngoài ra, tại Lễ công bố, Thành phố Đà Nẵng sẽ trao chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư cho các dự án…

    Ngày 2/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1287/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch Thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Quy hoạch đặt mục tiêu tổng quát đến năm 2030 xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế – xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; một trong những trung tâm văn hóa – thể thao, giáo dục  – đào tạo y tế chất lượng cao, khoa học – công nghệ phát triển của cả nước.

    Đồng thời đưa Đà Nẵng trở thành, trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế; Thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, khu vực Bắc Tây Nguyên và đạt đẳng cấp khu vực Châu Á; Đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.

    Về kinh tế, mục tiêu cụ thể đến năm 2030, thành phố Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,5-10%/năm và phấn đấu đạt 12%/năm theo tinh thần Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị.

    Tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái, thông minh, bản sắc, bền vững, ngang tầm quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới đô thị khu vực và quốc tế; là Trung tâm du lịch quốc tế gắn với Trung tâm tổ chức sự kiện quốc tế; Trung tâm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin; Trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; Trung tâm Tài chính quốc tế quy mô khu vực và là thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực Châu Á.

    Theo quy hoạch, thành phố Đà Nẵng sẽ triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm và 4 khâu đột phá phát triển.

    7 nhiệm vụ trọng tâm gồm: Tái cơ cấu và xây dựng mô hình tăng trưởng theo hướng chuyển đổi thích nghi và phù hợp với giai đoạn phát triển mới, thu hút nguồn lực, điều chỉnh cơ cấu đầu tư phù hợp, nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, tạo nền tảng nâng cao tính tự chủ và khả năng chống chịu với các tác động từ bên ngoài.

    Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp, nhất là công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin được định hướng là một trong 3 trụ cột trong thời kỳ mới của nền kinh tế Đà Nẵng.

    Phát huy nội lực và lợi thế vị trí địa lý để phát triển các ngành dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ du lịch và dịch vụ vận tải, kho bãi; đến năm 2030, đưa Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm du lịch, vận tải và logistics, cảng biển của cả nước.

    Tập trung phát triển Đà Nẵng thành Trung tâm tài chính quốc tế quy mô khu vực, hình thành Khu phi thuế quan, khu thương mại tự do, phát triển dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, y tế, giáo dục – đào tạo chất lượng cao.

    Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

    Quy hoạch phát triển đô thị dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và nguyên tắc phát triển của một đô thị hiện đại.

    Đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nước, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

    default

    4 khâu đột phá phát triển của TP.Đà Nẵng là Xác định đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức và chuyển đổi số toàn diện là nhân tố đóng góp chủ yếu cho nâng cao chất lượng tăng trưởng;

    Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế gồm: kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội để tạo đột phá trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại;

    Nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm tận dụng và phát huy cơ hội của xu thế phát triển khu vực và quốc tế, sự dịch chuyển các luồng đầu tư, làn sóng đầu tư theo hướng có lợi cho Việt Nam và thành phố; ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng, tạo động lực cho phát triển khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước theo Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị;

    Phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy tối đa nhân tố văn hóa, con người làm nền tảng cho phát triển bền vững.

  • Đà Nẵng sẽ đầu tư 2 tuyến đường sắt đô thị

    Theo Quy hoạch, Thành phố Đà Nẵng sẽ xây dựng 2 tuyến đường sắt đô thị MRT, 11 tuyến LRT, 3 tuyến LRT du lịch; đồng thời xây dựng đường sắt đô thị kết nối Hội An và thị trấn Lăng Cô.

    Theo phương án phát triển mạng lưới giao thông vận tải trong Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì Đà Nẵng sẽ triển khai hàng loạt những dự án giao thông lớn và quan trọng.

    Cụ thể, đối với mạng lưới đường đô thị, thì sẽ xây dựng tuyến đường Vành đai phía Tây 1 nằm giữa đường Vành đai phía Tây và đường bộ cao tốc; nghiên cứu quy hoạch và xây dựng hầm chui xuyên qua sân bay kết nối phía Đông và phía Tây.

    Đồng thời, bổ sung các tuyến đường mới kết nối từ cảng Liên Chiểu đến đường tránh Nam hầm Hải Vân – Túy Loan, tuyến đường từ đường Vành đai phía Tây đến cao tốc La Sơn – Túy Loan (phía sau Khu công nghệ cao), kết nối đường Nguyễn Sinh Sắc đến đường Hoàng Văn Thái nối dài, từ Khu công nghiệp Hòa Khánh đến ga đường sắt mới để tạo thành trục chính kết nối Đông – Tây.

    Quy hoạch cũng nêu rõ, xây dựng tuyến đường Lê Duẩn kết nối với đường Đống Đa; tuyến đường Hoàng Hoa Thám thông ra đường Nguyễn Tất Thành. Ngoài ra xây dựng công trình qua sông Hàn kết nối từ khu vực đường Đống Đa – Trần Phú sang đường Vân Đồn – Trần Hưng Đạo; tuyến đường Nguyễn Sinh Sắc nối dài thông tuyến đường Hoàng Văn Thái, Vành đai phía Tây II và đường tránh Nam Hải Vân; đồng thời tính toán các giải pháp kết nối Cảng biển và Ga Kim Liên…

    Về tổ chức giao thông công cộng, TP.Đà Nẵng sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nhằm tăng mật độ bao phủ tuyến, tăng cường kết nối với các phương thức vận tải khác.

    Đặc biết về đường sắt đô thị, TP.Đà Nẵng sẽ xây dựng 2 tuyến MRT, 11 tuyến LRT, 3 tuyến LRT du lịch hoặc phương thức khác tương đương năng lực và tốc độ vận chuyển.

    Một số tuyến LRT sẽ tận dụng, mở rộng quỹ đất đường ray có sẵn của nhánh đường sắt quốc gia Bắc – Nam (sau khi di dời Ga đường sắt hiện trạng ra khỏi trung tâm thành phố) để xây dựng, đồng thời kết hợp tái phát triển đô thị dọc trục hành lang tuyến LRT theo định hướng TOD.

    Ngoài ra, xây dựng tuyến giao thông công cộng (đường sắt đô thị hoặc phương thức tương đương khác) kết nối giữa thành phố Đà Nẵng với thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) và thị trấn Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên – Huế).

    Đối với đường bộ sẽ xây dựng tuyến cao tốc Đà Nẵng – Thạnh Mỹ – Ngọc Hồi – Bờ Y kết nối với đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Nâng cấp đường cao tốc La Sơn – Túy Loan; Quốc Lộ 14B đoạn qua địa phận Đà Nẵng (dài khoảng 8 km) đạt quy mô đường trục chính đô thị 6 làn xe; Quốc lộ 14G đoạn qua địa phận Đà Nẵng (dài khoảng 25 km) đạt quy mô tối thiểu đường cấp IV, 02 làn xe; đường tránh Nam Hải Vân (đoạn Hòa Liên – Hải Vân và Hòa Liên – Túy Loan. Xây dựng các nút giao thông khác mức kết nối các tuyến đường quốc gia vào hệ thống giao thông đô thị.

    Trong khi đó, đường sắt sẽ xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao và đường sắt thường quốc gia đi cùng hành lang, chạy song song đường bộ cao tốc về phía Đông. Quy hoạch tuyến đường sắt Đà Nẵng – Kon Tum kết nối với tuyến đường sắt quốc gia Bắc – Nam tại Ga Đà Nẵng mới sau năm 2030.

    Sẽ di dời ga Đà Nẵng, xây dựng nhà ga đường sắt mới.

    Sẽ di dời ga Đà Nẵng, xây dựng nhà ga đường sắt mới tại khu vực phía Bắc nút giao giữa đường Bà Nà – Suối Mơ với đường bộ cao tốc thuộc khu vực xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang. Tái phát triển khu vực Ga Đà Nẵng hiện trạng thành đầu mối trung chuyển vận tải hành khách công cộng chính kết hợp phát triển thương mại, dịch vụ theo định hướng phát triển TOD và CBD.

    Thành phố Đà Nẵng sẽ xây dựng Ga Trung tâm logistics đường sắt tại khu vực xã Hòa Liên, gần nút giao cắt của đường sắt quốc gia, đường bộ quốc gia và đường vành đai thành phố; quy hoạch các tuyến đường sắt chuyên dùng kết nối giữa Đường sắt quốc gia, Ga Trung tâm logistics đường sắt với Cảng biển Liên Chiểu và các đầu mối có nhu cầu thu gom, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt…

  • Nhiều chính sách và giải pháp giúp thị trường bất động sản sớm phục hồi

    Trong thời gian qua, thị trường bất động sản “lao dốc” không phanh. Vậy nên, Chính phủ và các Bộ, ngành đến các địa phương… đã thực hiện nhiều chính sách & giải pháp nhằm “tháo gỡ” khó khăn để bất động sản sớm hồi phục.

    Từng bước xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng kéo dài

    Theo Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA), trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã ban hành 44 Nghị định, 106 Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 18 Quyết định quy phạm pháp luật, 844 Quyết định cá biệt, 22 Chỉ thị, 43 Công điện và nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành; tổ chức nhiều cuộc họp, hội nghị, làm việc, chuyến công tác. Các thành viên Chính phủ đã trực tiếp làm việc với từng địa phương để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.

    Theo đó, việc tập trung thực hiện các giải pháp về cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng; gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; từng bước xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng kéo dài nhiều năm” (theo Nghị quyết 97/NQ-CP ngày 08/07/2023) và đến nay thì chắc chắn số lượng các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành là nhiều hơn.

    Trong 10 tháng đầu năm 2023, để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì 02 Hội nghị chuyên đề về bất động sản, nhà ở xã hội, ban hành 12 văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo điều hành, điển hình là Nghị định số 08/2023/NĐ-CP, Nghị định số 10/2023/NĐ-CP, Nghị định số

    35/2023/NĐ-CP, Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/03/2023 “về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”, Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/04/2023 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”.

    Chỉ riêng tháng 10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có 03 Công điện chỉ đạo rất quyết liệt gồm Công điện số 965/CĐ-TTg ngày 13/10/2023 chỉ đạo “Tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện quản lý, sử dụng đất, giao đất, định giá đất”; Công điện số 990/CĐ-TTg ngày 21/10/2023 chỉ đạo “Về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023”, đặc biệt là Công điện số 993/CĐ-TTg ngày 24/10/2023 “Về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội”.

    Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước trong hơn 10 tháng đầu năm 2023 đã tổ chức 02 hội nghị về tín dụng đối với bất động sản, nhà ở xã hội; triển khai Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng để phục vụ Chương trình phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong giai đoạn 2021-2030 với lãi suất thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất thương mại; đồng thời đã ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN “Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn”, Thông tư 03/2023/TT-NHNN “Quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp” và Thông tư 10/2023/TT-NHNN “Ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đã được bổ sung tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)”.

    Chuyển biến tích cực từ các chính sách mới

    Ngoài ra, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, đặc biệt là với vai trò Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và trực tiếp làm việc với nhiều doanh nghiệp đã tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn của một số dự án bất động sản, nhà ở thương mại, điển hình là Tổ công tác đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ được 30% trong tổng số 148 dự án bị “vướng mắc pháp lý”, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được huy động vốn 50% sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai, hoặc được chấp thuận chủ trương đầu tư, hoặc được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, hoặc được xác định giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án và cấp “sổ hồng” cho hơn 10.000 căn hộ cho người mua nhà…

    Các biện pháp quyết liệt trên đây của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bước đầu đã thúc đẩy, tạo được sự chuyển biến rất tích cực có tính lan tỏa từ các Bộ, ngành đến các địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp, người dân, nhà đầu tư để vượt qua khó khăn, nâng đỡ niềm tin thị trường.

    Liên quan đến vấn đề này, HoREA cho rằng, thị trường bất động sản đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất và có thể nhận định quý 1/2023 là “vùng đáy” của thị trường. Tuy nhiên, về tổng thể thì thị trường bất động sản hiện nay vẫn còn rất khó khăn, nhưng mức độ khó khăn có xu thế giảm dần theo thời gian, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, thể hiện rất rõ nét tại thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh, quý 1/2023 tăng trưởng âm -16,2%; đến 6 tháng đầu năm 2023 vẫn tăng trưởng âm -11,58% nhưng đã giảm 4,62% so với quý 1/2023; đến cuối quý 3/2023 tuy vẫn còn tăng trưởng âm -8,71% nhưng đã giảm thêm 2,87% so với 6 tháng đầu năm và sau 09 tháng thì mức độ khó khăn của thị trường bất động sản đã giảm 42,3% so với quý 1/2023.

    Trong 3 quý đầu năm, nguồn cung nhà ở tại TP.HCM có 13 dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện để huy động vốn với 15.020 căn (tăng 1,37 lần so với cùng kỳ năm 2022, nhưng doanh thu huy động giảm 4,7%) gồm 13.767 căn hộ chung cư (chiếm 91,6%) và 1.253 căn nhà thấp tầng (chiếm 8,4%), trong đó phân khúc nhà ở cao cấp có 9.969 căn chiếm 66,37% (cao hơn tỷ lệ 58% của cả nước) phần còn lại là phân khúc nhà ở trung cấp có 5.051 căn chiếm 33,63% (cao hơn tỷ lệ 26% của cả nước) và vẫn tiếp tục tình trạng không có nhà ở thuộc phân khúc bình dân giá vừa túi tiền, cũng không có thêm nhà ở xã hội.

  • Đà Nẵng vào top 11 điểm đến tốt nhất châu Á 2024

    Đà Nẵng đứng thứ 2 trong danh sách 11 nơi tốt nhất châu Á mà du khách nên ghé thăm nếu dự định du lịch vào năm sau.

    Ngày 15/11, tạp chí du lịch danh tiếng hàng đầu thế giới Condé Nast Traveller đã công bố một loạt danh sách những điểm đến tốt nhất trên khắp thế giới để ghé thăm vào năm 2024.

    Trong đó, Đà Nẵng là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt top châu Á và đứng thứ 2 trong danh sách 11 nơi tốt nhất châu Á mà du khách nên đến nếu dự định du lịch vào năm sau.

    Đà Nẵng là nơi diễn ra lễ hội pháo hoa quốc tế

    Để lọt vào danh sách này, Đà Nẵng đã vượt qua nhiều tiêu chí khắt khe của đội ngũ biên tập CN Traveller. Người tham gia bình chọn điểm đến là các chuyên gia du lịch trên toàn thế giới. Ngoài cung cấp thông tin điểm đến, các chuyên gia phải đưa ra được lý do thuyết phục vì sao cần đến nơi này.

    Theo Condé Nast Traveller, châu Á mất nhiều thời gian hơn các nơi khác để dỡ bỏ hạn chế phòng dịch Covid-19 nhưng ngành du lịch được đánh giá đang phục hồi một cách mạnh mẽ.

    Sau thời gian dỡ bỏ dần các hạn chế đi lại và đóng cửa biên giới vì đại dịch, châu Á đã quay trở lại đón khách du lịch, tươi sáng hơn, táo bạo hơn và tham vọng hơn bao giờ hết. Châu lục này mong muốn nhắc nhở các du khách quốc tế về những gì họ có thể bỏ lỡ.

    Cầu Vàng Đà Nẵng được vinh danh “kỳ quan mới của thế giới”.

    Tạp chí Mỹ nhận định, Đà Nẵng là “một trong những ví dụ thành công nhất về phục hồi du lịch hậu Covid của châu Á”. Trong 9 tháng đầu năm Đà Nẵng đón hơn 1,6 triệu lượt khách quốc tế, vượt mục tiêu đề ra hồi đầu năm là đón 1,5 triệu lượt. Nhiều đường bay quốc tế đã mở lại từ sân bay Đà Nẵng, góp phần đưa khách du lịch đến thành phố này nhiều hơn.

    Bán đảo Sơn Trà nằm cách trung tâm thành phố 20 phút cũng là điểm thu hút khách du lịch, nơi có Tượng Phật Bà 17 tầng, cao 67 m cũng như loài voọc chà vá chân nâu có nguy cơ tuyệt chủng sống trong khu bảo tồn thiên nhiên. Các món ăn đặc sản miền Trung như Mỳ Quảng là một nét đặc trưng khác trong chuyến hành trình khám phá nơi đây. Các nhà phát triển khách sạn và khu nghỉ dưỡng cũng chú ý đến sự nổi tiếng gần đây của Đà Nẵng.

    Bán đảo Sơn Trà là điểm check in hấp dẫn khi du lịch Đà Nẵng.

    Các điểm đến khác được nhắc đến trong danh sách gồm: Chinatown tại Bangkok (Thái Lan), thung lũng Kathmandu (Nepal), thành phố Kobe Nhật Bản, Kochi Ấn Độ, Mông Cổ, Ras Al Khaimah UAE, biển Đỏ Arab Saudi, Singapore, Con đường tơ lụa Uzbekistan, khu vực trung nam Sri Lanka.

    Theo congluan.vn

    Mời xem thêm: Cú hích hạ tầng ven sông Hàn làm nóng bất động sản Đà Nẵng

  • Đà Nẵng, Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ

    Theo ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, thành phố chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và xác định Mỹ là thị trường trọng điểm đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới.

    Tại Diễn đàn “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Hoa Kỳ – Cơ hội nào cho doanh nghiệp” ngày 10/11, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, tính đến nay, thành phố có 81 dự án đầu tư từ Hoa Kỳ, tổng vốn hơn 487,85 triệu USD. Trong đó 19 dự án công nghệ thông tin với tổng vốn hơn 63,8 USD.

    “Các lĩnh vực mà doanh nghiệp Hoa Kỳ có thế mạnh cũng chính là những lĩnh vực mà thành phố Đà Nẵng mong muốn thu hút đầu tư như công nghệ thông tin, sản xuất công nghệ cao, tự động hóa, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp hỗ trợ, y tế, giáo dục, bất động sản du lịch…”, ông Minh cho hay.

    Về phía Quảng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho biết, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tỉnh với tỷ trọng chiếm khoảng 56,2% trong năm 2022. Một số mặt hàng xuất khẩu chính là sản phẩm may mặc, giày da, gỗ, bóng đèn, chip điện tử, sợi, lều cắm trại, linh kiện phụ tùng ngành ô tô…

    Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tư FDI Hoa Kỳ tại tỉnh Quảng Nam còn khá khiêm tốn. Đến nay, tỉnh Quảng Nam chỉ có 7 dự án FDI Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký 5,86 triệu USD. Các dự án của nhà đầu tư Hoa Kỳ chủ yếu được cấp trong giai đoạn từ năm 2021 trở về trước, từ năm 2022 đến nay, các doanh nghiệp từ Hoa Kỳ đến tìm hiểu môi trường đầu tư tỉnh Quảng Nam khá hạn chế.

    Tháng 4/2023, một doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đến tìm hiểu và làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về nghiên cứu đầu tư Dự án sản xuất dầu diesel sinh học (biodiesel), thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ từ cây bèo lục bình.

    “Trong thời gian tới, tỉnh sẽ định hướng xúc tiến đầu tư thành lập Khu công nghiệp Quảng Nam – Hoa Kỳ trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên thu hút ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành kinh tế số như: công nghiệp ICT, kỹ thuật số, kỹ thuật nano, công nghiệp sinh học, vật liệu mới, năng lượng sạch…”, ông Bửu chia sẻ.

    Diễn đàn thu hút 300 doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ tham gia

    Phát biểu tại diễn đàn, Đại sứ Hoa Kỳ Marc E.Knapper nhấn mạnh Việt Nam là một trong những đối tác lớn của Hoa Kỳ. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chưa bao giờ mạnh như vậy. Giữa hai nước đã có những thỏa thuận trong việc thúc đẩy nền công nghiệp bán dẫn giúp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; thành lập nhóm công tác liên quan đầu tư công nghệ bán dẫn, hỗ trợ công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực…

    Lấy dẫn chứng về sự thành công của nhà máy sản xuất linh kiện cho máy bay Boeing ở Đà Nẵng, Đại sứ bày tỏ: “Chúng tôi rất mong được thấy nhiều hơn các dự án đầu tư của Hoa Kỳ tại Đà Nẵng, Quảng Nam. Chúng tôi sẽ hỗ trợ để Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045 và chuyển đổi thành nền kinh tế số”.

  • Đà Nẵng được xếp hạng là điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất ở Ấn Độ

    Đà Nẵng dẫn đầu trong 10 điểm đến hàng đầu dành cho du khách Ấn Độ với tổng số lượt tìm kiếm tăng 1.141%, gấp đôi TP đứng thứ hai.

    Theo báo cáo về xu hướng du lịch của Skyscanner tại Ấn Độ, Đà Nẵng dẫn đầu trong 10 điểm đến hàng đầu dành cho du khách Ấn Độ với tổng số lượt tìm kiếm tăng 1.141%, gấp đôi TP đứng thứ hai – Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết.

    Đà Nẵng mở đường bay trực tiếp đến các TP lớn của Ấn Độ

    Theo Skyscanner, TP Đà Nẵng đứng đầu trong danh sách tìm kiếm của du khách Ấn Độ, kế đến là Krabi (Thái Lan) và Mahe (Seychelles) do du khách Ấn Độ quan tâm nhiều tới các điểm đến có khoảng cách ngắn, có bãi biển để tận hưởng ánh nắng và thư giãn.

    Yếu tố thu hút và quyết định lựa chọn điểm đến đối với du khách Ấn Độ tập trung ở ẩm thực (71%), thời tiết (65%) và trải nghiệm văn hóa điểm đến (65%), trong đó mua sắm (49%), tham quan lịch sử (45%) và nếm thử món ăn địa phương (38%) là những trải nghiệm văn hoá được quan tâm nhất.

    Cũng theo Sở Du lịch TP Đà Nẵng, tính đến hết tháng 9/2023, Đà Nẵng có 34 đường bay trực tiếp, trong đó có 8 đường bay nội địa và 26 đường bay quốc tế (15 đường bay trực tiếp thường kỳ và 11 đường bay trực tiếp thuê chuyến), tần suất 110-118 chuyến bay/ngày đến Đà Nẵng, trong đó 45-48 chuyến quốc tế, 65-70 chuyến nội địa.

    Tổng số chuyến bay đến Đà Nẵng tính đến tháng 9/2023 là 34.485 chuyến, bằng 93,77% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó có 13.688 chuyến bay quốc tế, bằng 82,09% so với cùng kỳ năm 2019 và 20.797 chuyến bay nội địa, tăng 3,46% so với cùng kỳ năm 2019.

    Một góc bãi biển du lịch Đà Nẵng

    Nhóm 10 thị trường khách quốc tế đến Đà Nẵng trong 9 tháng qua gồm: Hàn Quốc (đạt 770.211 lượt khách, chiếm tỷ lệ 48,1%), Thái Lan (đạt 147.724 lượt khách, chiếm 9,2%), Đài Loan (đạt 123.936 lượt khách, chiếm 7,7%), Mỹ (đạt 74.503 lượt khách, tỷ lệ 4,7%), Ấn Độ (đạt 67.456 lượt khách, chiếm 4,2%)…

    Để tiếp tục thu hút và mở rộng thị trường quốc tế, ngành du lịch Đà Nẵng tiếp tục xúc tiến, quảng bá, kết nối để mở các đường bay mới đến với các thị trường tiềm năng.

    Mục tiêu đến năm 2024, ngành du lịch Đà Nẵng sẽ xúc tiến, khôi phục các đường bay quốc tế thường kỳ, charter (thuê chuyến) từ Trung Quốc; đường bay Đà Nẵng – Doha (Qatar) để kết nối lại thị trường Bắc Mỹ, châu Âu; mở rộng đường bay đến Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Phuket… Và năm 2025 xúc tiến mở đường bay từ các thành phố lớn của Úc – Đà Nẵng.

    Mời xem thêm: Thành phố là “đô thị đáng sống bậc nhất thế giới” của Việt Nam, có “tiên cảnh” trong phim bom tấn Mỹ, mỗi năm hút cả hàng triệu người đổ về

  • Thành phố là “đô thị đáng sống bậc nhất thế giới” của Việt Nam, có “tiên cảnh” trong phim bom tấn Mỹ, mỗi năm hút cả hàng triệu người đổ về

    Thành phố này từng là một trong những thương cảng lớn bậc nhất của miền Trung, là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng của cả nước.

    Năm 2022, theo khảo sát thường niên Expat Insider của Tổ chức InterNations, Việt Nam đứng thứ 7 trong tổng số 52 quốc gia đáng sống nhất cho người nước ngoài. Trong đó, Đà Nẵng thuộc những lựa chọn hàng đầu. Nơi đây từng là 1 trong 10 địa chỉ đáng sống nhất thế giới năm 2018 theo bình chọn của Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas.

    Theo các chuyên gia, “đáng sống” là khái niệm rất tinh tế chứ không chỉ bắt nguồn từ văn hóa, lịch sử. Đó là nơi để tận hưởng, cống hiến, nghỉ ngơi, giải trí và làm việc. Vậy Đà Nẵng có gì để thu hút mỗi năm 15-16.000 người nhập cư, đạt tỷ lệ tăng dân số cơ học gần 16%?

    Có gì ở “đô thị đáng sống bậc nhất thế giới”?

    Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, là thành phố cảng lớn nhất miền Trung Việt Nam. TP Đà Nẵng phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông.

    Trung tâm thành phố cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách TP HCM 964km về phía Nam, cách TP Huế 108km về hướng Tây Bắc. Đây là một thành phố vừa có núi cao, sông sâu, đồi dốc trung du xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.

    Được thiên nhiên ưu ái ban tặng những dòng sông rộng lớn hiền hòa, bãi biển trong xanh, quyến rũ, Đà Nẵng nuông chiều cảm xúc của du khách và người nhập cư ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng vẻ đẹp và giá trị “đáng sống” ấy còn ẩn chứa ở khí hậu trong lành, giao thông thuận tiện, phố xá sạch sẽ hay sự mến khách của người bản địa. Con người Đà Nẵng rất thân thiện, cởi mở, trung thực – đó là nét văn hóa sâu đậm. Nếu thiếu đi bản sắc ấy thì không còn là thành phố đáng sống.

    Nhìn rộng hơn, đó là thành quả ấn tượng trong nỗ lực theo đuổi mục tiêu “Thành phố đáng sống” của Đà Nẵng. Nhiều chính sách an sinh xã hội mang thương hiệu riêng như thành phố “5 không”, “3 có”, “4 an” đã cải thiện đáng kể cuộc sống người dân, mang đến góc nhìn tích cực, thiện chí từ du khách.

    Những năm qua, nếu Hà Nội, TP HCM nhiều lần bị đặt báo động đỏ về ô nhiễm không khí, thì Đà Nẵng gắn liền với thương hiệu môi trường sống trong lành, gần gũi thiên nhiên không khói bụi, ô nhiễm. Năm 2021, Đà Nẵng đứng đầu cả nước về chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường PEPI 2021.

    Không chỉ sống xanh, công tác an sinh xã hội, hệ thống y tế và giáo dục Đà Nẵng cũng được đẩy mạnh rõ rệt. Đà Nẵng hiện có 15 bệnh viện công và 6 bệnh viện tư với tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân đứng thứ 2 cả nước, đạt 17,6 bác sĩ trên 1 vạn dân theo các con số thống kê.

    Xét về an sinh xã hội, hạ tầng, Đà Nẵng thuộc top đầu cả nước thậm chí có phần ưu việt hơn những thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM về mật độ dân số, về cơ hội việc làm, về chất lượng môi trường sống hay hạ tầng giao thông cũng như tiềm năng phát triển theo hướng hiện đại thông minh.

    Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1287/QĐ-TTg ngày 2/11/2023 phê duyệt Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,5-10%/năm.

    Tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái, thông minh, bản sắc, bền vững, ngang tầm quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới đô thị khu vực và quốc tế; là Trung tâm du lịch quốc tế gắn với Trung tâm tổ chức sự kiện quốc tế; Trung tâm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin; Trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; Trung tâm Tài chính quốc tế quy mô khu vực và là thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực Châu Á.

    Sự kết hợp hoàn hảo của thiên nhiên và cơ sở hạ tầng

    Sau 26 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã vươn lên trở thành đô thị hiện đại, văn minh, là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Sự bứt phá mạnh mẽ của chất lượng cơ sở hạ tầng là nền tảng, bệ phóng quan trọng.

    Không chỉ vậy, Đà Nẵng còn trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất ở Việt Nam nhờ vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời, bãi biển dài tuyệt đẹp và văn hóa phong phú. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và cơ sở hạ tầng hiện đại, Đà Nẵng đã thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước.

    Khi nhắc đến Đà Nẵng chắc chắn không thể bỏ qua bãi biển Mỹ Khê. Đây là một trong những điểm đến biển đẹp nhất Việt Nam. Với cát trắng mịn, nước biển trong xanh và không gian yên tĩnh, bãi biển Mỹ Khê thu hút du khách trong và ngoài nước. Du khách có thể tắm biển, tham gia các hoạt động thể thao nước, hay đơn giản là thư giãn trên bãi cát và ngắm nhìn hoàng hôn tuyệt đẹp.

    Cầu Rồng: với hình dáng độc đáo và ánh sáng phantasmagoric, là một trong những điểm đến nổi tiếng của Đà Nẵng. Với thiết kế mang tính biểu tượng, cây cầu này đã trở thành biểu tượng của thành phố, tạo nên một không gian thần tiên và phép màu. Khi màn đêm buông xuống, cây cầu Rồng lung linh với hàng ngàn bóng đèn LED đổi màu, tạo nên một phong cảnh lãng mạn và lôi cuốn. Du khách có thể tham gia tham quan và chụp ảnh tại cây cầu Rồng để lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ.

    Bà Nà Hills – một điểm đến nổi tiếng tại Đà Nẵng, là một khu du lịch hấp dẫn và độc đáo. Với vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời và kiến trúc độc đáo, Bà Nà Hills thu hút du khách bằng những cảnh quan hùng vĩ và không gian tráng lệ nằm giữa mây. Du khách có thể trải nghiệm những trò chơi thú vị, tham quan các công trình kiến trúc độc đáo và thưởng thức khung cảnh tuyệt đẹp từ đỉnh núi.

    Cầu Vàng Bà Nà Hills” là công trình từng “gây bão” truyền thông quốc tế suốt thời gian dài với kiến trúc độc đáo, ấn tượng, kỳ công. Đặc biệt, giữa năm 2022, Cầu Vàng trở thành nguồn cảm hứng khi xuất hiện trong bộ phim “The Sandman” – một bộ phim dài tập của Mỹ đang đón nhận sự yêu mến trên toàn cầu khi đánh dấu cú bắt tay giữa DC Comics và “ông trùm” phim trực tuyến Netflix.

    Không chỉ có thiên nhiên tuyệt đẹp, Đà Nẵng còn có một văn hóa đa dạng và ẩm thực phong phú. Ẩm thực đa dạng, từ các món hải sản tươi ngon cho đến các món đặc sản độc đáo như bánh xèo, mì Quảng, nem lụi… Du khách có thể thưởng thức những món ăn truyền thống này tại các quán ăn và nhà hàng địa phương.

    Mời xem thêm: Đà Nẵng: Lực hút thị trường dịch chuyển về bất động sản đô thị cao cấp

  • Bất động sản vẫn là kênh đầu tư có lợi nhuận cao nhất

    Vượt trên cả trái phiếu, vàng và gửi tiền ngân hàng, bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường đi xuống, nhà đầu tư lại càng có thêm cơ hội để “săn” được bất động sản giá tốt.

    Cơ hội “bắt đáy” đang hiện hữu

    Theo báo cáo mới đây của Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, địa ốc chính là kênh đầu tư có tỷ suất lợi nhuận ngắn hạn cao nhất trong hai năm qua, lên tới 14%/năm.

    Xếp ở vị trí thứ hai là kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (8,5%/năm). Tiếp đến là vàng SJC (7,36%/năm). Việc gửi tiền tiết kiệm đứng ở vị trí thứ tư với lợi suất là 6%/năm. Riêng với cổ phiếu, đây là kênh đầu tư bị xếp ở thứ hạng thấp nhất khi người tham gia có thể bị lỗ tới 20,14%/năm.

    Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam cho rằng nguyên nhân khiến kênh đầu tư địa ốc được săn đón xuất phát từ việc các chủ đầu tư liên tục tung ra các mức chiết khấu “khủng”. Điều này đã khiến nhiều dự án tiệm cận với giá trị thực.

    Tuy nhiên, chính đơn vị này cũng thừa nhận rằng thị trường đang chững lại do một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó, nổi cộm nhất là vấn đề về pháp lý và khả năng tiếp cận nguồn vốn. Ngoài ra, một trở ngại khác đó là việc ba bộ luật quan trọng nhất liên quan đến bất động sản vẫn đang chờ được hoàn thiện.

    Dẫu vậy, theo Viện Nghiên cứu thị trường Bất động sản Việt Nam, thị trường đang đón nhận thêm nhiều thông tin tích cực. Nổi bật nhất là sự “hạ nhiệt” của lãi suất cho vay khi con số hiện chỉ còn dao động trong khoảng 8 – 10%/năm.

    Giữa bối cảnh lãi suất giảm dần, đơn vị trên dự báo tâm lý của nhà đầu tư sẽ được cải thiện. Do đó, thị trường có thể sẽ phục hồi từ quý II/2024.

    Với các nhà đầu tư có ý định “bắt đáy” bất động sản, đơn vị này cho rằng những người có điều kiện tài chính có thể xem xét sử dụng tỷ lệ đòn bẩy 60 – 70% (vốn tự có) và 30-35% (vốn vay).

    Bên cạnh đó, đơn vị này lưu ý rằng việc lựa chọn kênh đầu tư phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro và khả năng tài chính của từng nhà đầu tư. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người tham gia cần giữ vững nguyên tắc phân bổ nguồn vốn vào các kênh khác nhau, không “bỏ trứng vào một giỏ”.

    Phân khúc chung cư tiếp tục “dẫn sóng”

    “Trong bối cảnh hiện tại, nhà đầu tư nên tập trung vào nhu cầu thực như phân khúc chung cư, nhà ở riêng lẻ phục vụ nhu cầu để ở, kinh doanh, cho thuê hoặc để đầu tư dài hạn; nhất là khi giá bất động sản đã được chiết khấu khá hấp dẫn trong giai đoạn vừa qua”, báo cáo của Viện Nghiên cứu thị trường Bất động sản Việt Nam cho biết.

    Trong các phân khúc kể trên, chung cư đang là loại hình “hồi xuân” nhanh nhất. Theo khảo sát của Dat Xanh Services (FERI), đây là phân khúc được 73% số người lựa chọn quan tâm trong nửa cuối năm 2023. Tiếp theo là loại hình nhà thấp tầng với tỷ lệ 15%. Đất nền và bất động sản nghỉ dưỡng chỉ chiếm lần lượt 10% và 2%.

    Không dừng lại ở đó, giá căn hộ chung cư cũng tăng “phi mã” theo từng năm. Báo cáo của Batdongsan cho biết, xét trong giai đoạn dài từ năm 2015 đến nay, giá chung cư ở Hà Nội và TP.HCM đã tăng lần lượt là 82% và 56%.

    Nhờ vào các yếu tố trên, chung cư đang dần trở thành phân khúc được “chọn mặt gửi vàng”, thay vì nhà phố hay đất nền. Nhận định này càng trở nên thuyết phục hơn khi tỷ suất lợi nhuận trung bình khi đầu tư chung cư lên tới 12,5%/năm (tính gộp mức tăng giá và lợi nhuận cho thuê). Đây là mức lợi nhuận tốt và ổn định hơn các loại hình đầu tư khác như chứng khoán, vàng, ngoại tệ, đất nền, gửi tiết kiệm.

    Theo ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan khu vực phía Nam, khả năng thị trường căn hộ sẽ phục hồi sớm nhất so với các loại hình khác. Thời gian dự kiến có thể rơi vào đầu quý I/2024 và chậm nhất là quý II/2024.

    Khảo sát các môi giới viên cho thấy 27% số người cho rằng phân khúc căn hộ sẽ phục hồi trong quý IV/2023. Trong khi đó, 42% số người lại nhận định loại hình này sẽ lấy lại “phong độ” trong 6 tháng đầu năm 2024.

    Theo Báo Đầu tư

    Mời xem thêm: Thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi