Tag: tin bất động sản

  • Tiêu chuẩn về phân loại chung cư có hiệu lực từ 1.8.2024

    Nhà chung cư sẽ được phân thành 3 hạng gồm hạng 1, hạng 2 và hạng 3 và cần phải đáp ứng 13 tiêu chí được quy định tại Nghị định 95/2024/NĐ-CP.

    Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, trong đó có quy định 13 tiêu chí phân hạng nhà chung cư có hiệu lực từ ngày 1-8-2024.

    Theo đó, nhà chung cư sẽ được phân thành 3 hạng gồm hạng 1, hạng 2 và hạng 3.

    Dưới đây là 13 tiêu chí phân hạng nhà chung cư gồm 8 tiêu chí bắt buộc và 5 tiêu chí bổ sung.

    TT

    Tiêu chí

    Phân hạng chung cư

    Hạng 1

    Hạng 2

    Hạng 3

    I. TIÊU CHÍ BẮT BUỘC    

    1

    Vị trí, địa điểm nhà chung cư – Tuyến đường đấu nối trực tiếp với nhà chung cư.

    – Khoảng cách đến trung tâm thương mại hoặc chợ.

    – Khoảng cách đến cơ sở giáo dục.

    – Khoảng cách đến điểm dừng của phương tiện giao thông công cộng.

    – Khoảng cách đến cơ sở y tế.

    – Khoảng cách đến công viên hoặc khu vui chơi giải trí.

    – Tuyến đường đấu nối trực tiếp với nhà chung cư.

    – Khoảng cách đến trung tâm thương mại hoặc chợ.

    – Khoảng cách đến cơ sở giáo dục.

    – Khoảng cách đến điểm dừng của phương tiện giao thông công cộng.

    – Tuyến đường đấu nối trực tiếp với nhà chung cư.

    – Khoảng cách đến trung tâm thương mại hoặc chợ.

    2

    Tiện ích trong khuôn viên nhà chung cư – Không gian sinh hoạt cộng đồng.

    – Khu vui chơi trẻ em.

    – Trung tâm thương mại hoặc siêu thị.

    – Bể bơi.

    – Khu dịch vụ giáo dục hoặc y tế hoặc thể thao.

    – Không gian sinh hoạt cộng đồng.

    – Khu vui chơi trẻ em.

    – Trung tâm thương mại hoặc siêu thị.

    – Không gian sinh hoạt cộng đồng.

    3

     Chỗ để xe – Số lượng tối thiểu chỗ để xe ô tô được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn cho mỗi 2 căn hộ chung cư.

    – Bố trí địa điểm sạc điện cho xe động cơ điện.

    – Vị trí đỗ xe ô tô trong tầng hầm.

    – Số lượng tối thiểu chỗ để xe ô tô được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn cho mỗi 04 căn hộ chung cư. – Số lượng chỗ để xe cho 100 m2 diện tích sử dụng căn hộ chung cư.

    4

    Hành lang, sảnh – Sảnh chính khu căn hộ được bố trí độc lập.

    – Hệ thống điều hòa, hệ thống thông gió cưỡng bức.

    – Phòng vệ sinh nam, nữ riêng.

    – Phòng vệ sinh cho người khuyết tật đi bằng xe lăn.

    – Khu vực hút thuốc riêng.

    – Sảnh chính khu căn hộ được bố trí độc lập.

    – Phòng vệ sinh.

    – Sảnh chính khu căn hộ được bố trí độc lập.

    5

    Thang máy – Số lượng căn hộ mỗi thang máy phục vụ.

    – Thang máy chở hàng riêng.

    – Tải trọng và kích thước thang máy.

    – Số lượng căn hộ mỗi thang máy phục vụ. – Tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn và thiết kế được phê duyệt.

    6

    Cấp điện – Máy phát điện dự phòng đảm bảo cho việc phục vụ phòng cháy chữa cháy và thoát nạn.

    – Máy phát điện dự phòng đảm bảo công suất tối thiểu cho hệ thống thang máy.

    – Công suất phát điện dự phòng đảm bảo cho hệ thống bơm nước sử dụng chung và hệ thống chiếu sáng khu vực hành lang, sảnh.

    – Công suất phát điện dự phòng đảm bảo cung cấp cho hệ thống thông gió chung toàn tòa nhà.

    – Công suất phát điện dự phòng đảm bảo cung cấp cho hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa không khí cho các căn hộ.

    – Máy phát điện dự phòng đảm bảo cho việc phục vụ phòng cháy chữa cháy và thoát nạn.

    – Máy phát điện dự phòng đảm bảo công suất tối thiểu cho hệ thống thang máy.

    – Công suất phát điện dự phòng đảm bảo cho hệ thống bơm nước sử dụng chung và hệ thống chiếu sáng khu vực hành lang, sảnh.

    – Máy phát điện dự phòng đảm bảo cho phục vụ phòng cháy chữa cháy và thoát nạn.

    7

    Căn hộ – Tỉ lệ số lượng căn hộ có diện tích sử dụng dưới 45 m2 so với tổng số căn hộ.

    – Phòng ngủ trong căn hộ có tiếp xúc bên ngoài.

    – Chủ đầu tư lắp đặt hệ thống hút mùi bếp trong căn hộ.

    – Chủ đầu tư lắp đặt hệ thống hút mùi vệ sinh trong căn hộ.

    – Chủ đầu tư lắp đặt hoàn thiện hệ thống điều hòa trong căn hộ.

    – Chủ đầu tư lắp đặt hệ thống bếp trong căn hộ.

    – Tỉ lệ số lượng căn hộ có diện tích sử dụng dưới 45 m2 so với tổng số căn hộ.

    – Phòng ngủ trong căn hộ có tiếp xúc bên ngoài.

    – Chủ đầu tư lắp đặt hệ thống hút mùi bếp trong căn hộ.

    – Chủ đầu tư lắp đặt hệ thống hút mùi vệ sinh trong căn hộ.

    – Tỉ lệ số lượng căn hộ có diện tích sử dụng dưới 45 m2 so với tổng số căn hộ

    8

    Tiêu chí tối thiểu – Tuân thủ QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.

    – Tuân thủ QCVN 04:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư.

    – Tuân thủ QCXDVN 05:2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe.

    – Tuân thủ QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

    – Tuân thủ QCVN 09:2017/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả.

    – Tuân thủ QCVN 12:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng.

    – Tuân thủ QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

    – Tuân thủ các quy chuẩn khác có liên quan đến nhà ở chung cư.

    9

    Tiêu chí 09: Dịch vụ quản lý vận hành – Quản lý vận hành tòa nhà.

    – Dịch vụ vệ sinh khu vực chung.

    – Dịch vụ an ninh khu vực chung.

    – Lễ tân tại sảnh tòa nhà.

    – Mức phí dịch vụ dự kiến trong hợp đồng mua bán.

    – Bố trí hộp thư của cư dân.

    – Quản lý vận hành tòa nhà.

    – Dịch vụ vệ sinh khu vực chung.

    – Dịch vụ an ninh khu vực chung.

    – Lễ tân tại sảnh tòa nhà

    – Quản lý vận hành tòa nhà.

    – Dịch vụ vệ sinh khu vực chung.

    10

    Tiêu chí 10: Môi trường – Lưu lượng, áp lực, chất lượng cấp nước.

    – Khu vực đổ rác; phòng gom, chứa rác tập trung.

    – Khoang đệm phòng thu rác tập trung.

    – Vệ sinh định kỳ, xử lý mùi khu vực đổ rác; phòng gom chứa rác

    – Vòi nước vệ sinh khu vực trong khoang đệm

    – Thùng chứa và quy định để phân loại rác.

    – Lưu lượng, áp lực, chất lượng cấp nước.

    – Khu vực đổ rác; phòng gom, chứa rác tập trung.

    – Khoang đệm phòng thu rác tập trung.

    – Vệ sinh định kỳ, xử lý mùi khu vực đổ rác; phòng gom chứa rác

    – Lưu lượng, áp lực, chất lượng cấp nước.

    – Khu vực đổ rác; phòng gom, chứa rác tập trung.

    11

    Tiêu chí 11: An ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ – Trang bị các hệ thống biển báo, thiết bị phòng cháy chữa cháy.

    – Camera giám sát an ninh khu vực để xe, sảnh, hành lang, cầu thang

    – Diễn tập phòng cháy chữa cháy.

    – Vận hành thử hệ thống phòng cháy chữa cháy

    – Kiểm soát an ninh ra vào.

    – Trang bị các hệ thống biển báo, thiết bị phòng cháy chữa cháy.

    – Camera giám sát an ninh khu vực để xe, sảnh, hành lang, cầu thang.

    – Diễn tập phòng cháy chữa cháy.

    – Trang bị các hệ thống biển báo, thiết bị phòng cháy chữa cháy.

    12

    Tiêu chí 12: Công trình xanh, sử dụng năng lượng hiệu quả – Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.

    – Sử dụng thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

    – Thoát nước, xử lý chất thải

    * Hoặc được chứng nhận của tổ chức cấp chứng nhận công trình xanh trong nước hoặc quốc tế.

    – Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.

    – Sử dụng thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

    – Thoát nước, xử lý chất thải

    – Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.

    13

    Tiêu chí 13: Số hóa và nhà ở thông minh – Khả năng kết nối của hạ tầng internet có sẵn.

    – Hệ thống giám sát, điều hành thông minh, tập trung.

    – Hệ thống thiết bị thông minh trong căn hộ.

    – Hệ thống phòng cháy chữa cháy thông minh.

    – Hệ thống thang máy thông minh.

    – Hệ thống âm thanh thông minh.

    – Hệ thống giám sát an ninh thông minh.

    – Hệ thống giám sát an ninh thông minh.

    – Hệ thống ánh sáng thông minh.

    – Hệ thống điện nước thông minh.

    – Khả năng kết nối của hạ tầng internet có sẵn.

    – Hệ thống giám sát, điều hành thông minh, tập trung.

    – Hệ thống thiết bị thông minh trong căn hộ.

    – Hệ thống phòng cháy chữa cháy thông minh.

    – Hệ thống thang máy thông minh.

    – Hệ thống âm thanh thông minh.

    – Hệ thống giám sát an ninh thông minh.

    – Khả năng kết nối của hạ tầng internet có sẵn

    Mời xem thêm: Quy định mua nhà thay đổi như thế nào từ ngày 1.8.2024

  • Lợi thế hạ tầng chiến lược đưa Đà Nẵng phát triển thần tốc

    Lợi thế hạ tầng đã đưa Đà Nẵng phát triển thần tốc và sẽ tiếp tục là động lực chính để thành phố biển này vươn tầm quốc tế.

    Sức bật từ hạ tầng

    Những ngày này, trên công trường xây dựng cảng Liên Chiểu – dự án trọng điểm của TP. Đà Nẵng, tấp nập hơn bao giờ hết. Kỹ sư và công nhân chia nhau thi công 3 ca liên tục, với quyết tâm hoàn thành dự án vào tháng 11/2025. Theo Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng, Dự án cảng Liên Chiểu – phần hạ tầng dùng chung, đã đạt hơn 55% tiến độ.

    Phối cảnh cảng Liên Chiểu – dự án trọng điểm của Đà Nẵng đang được xây dựng

    Sự khẩn trương của Đà Nẵng trong việc xây dựng cảng Liên Chiểu là điều cần thiết, khi dự báo đây sẽ là dự án tạo động lực tăng trưởng cho Thành phố trong tương lai.

    Nhiều năm qua, Đà Nẵng đã đầu tư nguồn lực lớn để phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế – xã hội, nhờ đó, Thành phố có một giai đoạn phát triển thần tốc. Với hạ tầng giao thông, Đà Nẵng sở hữu đầy đủ 4 loại hình là đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy, tạo lợi thế đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm giao thương, du lịch, logistics của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

    Đà Nẵng có hệ thống cảng biển nước sâu thuận lợi, đó là cảng Tiên Sa, cảng Thọ Quang và đang tiếp tục đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu. Lợi thế này đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm vận tải hàng hải lớn của Việt Nam; là đầu mối logistics quan trọng, mắt xích chiến lược trên Hành lang kinh tế Đông – Tây. Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng cũng là sân bay lớn thứ 3 cả nước, hàng ngày đón hàng trăm chuyến bay từ khắp nơi trên thế giới. Song song với đó, nhiều tuyến đường bộ huyết mạch như cao tốc Quảng Ngãi – Đà Nẵng, Đà Nẵng – La Sơn; các tuyến đường quốc lộ 1A, 14B, 14G đi qua Đà Nẵng được đầu tư, nâng cấp đã kết nối thuận tiện Đà Nẵng với khu vực.

    Ngoài đồng bộ hạ tầng giao thông, cảng biển, TP. Đà Nẵng cũng tập trung đầu tư hạ tầng công nghiệp. Bên cạnh 6 khu công nghiệp hiện hữu và 1 khu công nghệ cao, Đà Nẵng đang triển khai đầu tư thêm 3 khu công nghiệp mới, tổng diện tích hơn 800 ha, gồm Hòa Nhơn, Hòa Ninh, Hòa Cầm – giai đoạn II. Vốn đầu tư dự kiến cho 3 khu công nghiệp mới là hơn 13.000 tỷ đồng.

    Đầu tư hoàn thiện hạ tầng có ý nghĩa sống còn, vậy nên Thành phố đang dốc sức để xây dựng những công trình, dự án lớn. Ngoài Dự án cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng còn triển khai dự án đường ven biển chuyên dụng nối cảng Liên Chiểu với Khu công nghệ cao rộng 6 làn xe, tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đường cao tốc đoạn Hòa Liên – Túy Loan khớp nối cao tốc qua 5 tỉnh miền Trung, tổng vốn hơn 2.112 tỷ đồng; Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14B, tổng mức đầu tư hơn 788 tỷ đồng… cũng đang được triển khai đầu tư.

    Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, việc hoàn thiện hạ tầng giao thông có ý nghĩa quan trọng, tạo sức bật cho Đà Nẵng. Vì thế, để tiếp tục tăng trưởng trong chặng đường mới, thì Thành phố phải nhanh chóng mở rộng không gian phát triển.

    “TP. Đà Nẵng cần sớm nâng cấp sân bay với công suất 25 triệu lượt khách/năm như quy hoạch, để có nhiều hơn những chuyến bay kết nối với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, phải đầu tư hoàn thành cảng Liên Chiểu, nâng cấp cảng Tiên Sa, nâng cấp các tuyến quốc lộ, bố trí đủ vốn thực hiện dự án Quốc lộ 14B và 14G kết nối Đà Nẵng với Bắc Tây Nguyên, Lào, Myanmar… Thành lập Hội đồng Hợp tác phát triển Trung Trung Bộ và Tây Nguyên, với chức năng chủ yếu là xác định và phối hợp thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư phát triển của vùng”, ông Cung đề xuất.

    Đón nhà đầu tư chiến lược

    Mới đây, Giám đốc điều hành Công ty Cảng và Đặc khu kinh tế Adani (Ấn Độ), ông Karan Adani chia sẻ, Công ty đã nhận được phê duyệt sơ bộ từ Chính phủ Việt Nam để phát triển cảng biển mới tại TP. Đà Nẵng. Theo đó, dự án sẽ có bến container và bến đa năng để xử lý nhiều loại hàng hóa khác nhau. Theo ông Karan, cảng dự kiến được xây dựng ở Đà Nẵng sẽ là cảng quốc tế thứ 4 của Tập đoàn Adani. Dự án đang ở giai đoạn lập kế hoạch ban đầu, tổng mức đầu tư chưa được quyết định.

    Tập đoàn Adani thuộc sở hữu của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, người giàu thứ hai ở châu Á, chọn đầu tư cảng biển tại Đà Nẵng đã cho thấy sức hút của địa phương này, đặc biệt là với dự án cảng biển nước sâu Liên Chiểu.

    Theo phương án mà TP. Đà Nẵng trình Chính phủ phê duyệt, tổng vốn kêu gọi đầu tư sơ bộ vào cảng Liên Chiểu (phần kêu gọi đầu tư) khoảng 48.304 tỷ đồng, bao gồm đầu tư 8 bến container (tổng chiều dài neo đậu 2.750 m cho tàu từ 50.000 đến 200.000 DWT), 6 bến hàng tổng hợp (tổng chiều dài neo đậu 1.550 m cho tàu từ 50.000 đến 100.000 DWT), bến cho tàu pha sông biển, hậu phương cảng, tổng diện tích 450 ha, lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 50 triệu tấn/năm. Hiện nay, ngoài Tập đoàn Adani, một số nhà đầu tư lớn khác cũng quan tâm đến Dự án cảng Liên Chiểu như liên danh BRG – Sumitomo…

    Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng được rót mạnh vào Đà Nẵng, nhất là lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Theo Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, đến nay, Thành phố đã thu hút được 523 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp; trong đó có 399 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 34.458 tỷ đồng; 124 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD.

    Trong đó, Khu công nghệ cao Đà Nẵng thu hút được 30 dự án đầu tư, tổng vốn gần 1,1 tỷ USD. Đầu năm 2024, Tập đoàn Foxlink nâng tổng mức đầu tư dự án nhà máy linh kiện điện tử tại Khu công nghệ cao lên 400 triệu USD. Tập đoàn Foxlink còn giới thiệu một số doanh nghiệp vi mạch bán dẫn Đài Loan, Nhật Bản đến đầu tư tại Khu công nghệ cao. Các nhà đầu tư này sẽ cần thêm 50 ha diện tích Khu công nghệ cao. Khi các dự án sản xuất tăng, hệ thống cao tốc kết nối đồng bộ qua các khu kinh tế lớn trong khu vực sẽ tạo nguồn hàng hóa phục vụ cảng Liên Chiểu.

    Khu thương mại tự do gắn với cảng Liên Chiểu; các khu công nghiệp và các tuyến cao tốc đang được xây dựng sẽ mở ra nhiều triển vọng thu hút các nhà đầu tư chiến lược cho Đà Nẵng.

    Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, mở ra cơ hội lớn  để thu hút nhà đầu tư chiến lược. Trong đó, các ngành nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên gồm công nghệ chip bán dẫn, vi mạch; đầu tư xây dựng, kinh doanh Khu thương mại tự do; đầu tư xây dựng, kinh doanh phân khu sản xuất – logistics gắn với cảng biển Liên Chiểu.

    Đặc biệt, Đà Nẵng thu hút nhà đầu tư chiến lược xây dựng và kinh doanh cảng biển Liên Chiểu theo quy hoạch với vốn đầu tư từ 50.000 tỷ đồng trở lên. Chính sách đặc thù này được thực hiện sẽ giúp Đà Nẵng tạo dựng các trụ cột kinh tế mới, với cảng biển gắn với logistics, Khu thương mại tự do, hình thành một vùng động lực thu hút đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng hiện đại…

    TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu hút vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 7 tỷ USD.  Với những dự án giao thông trọng điểm, Đà Nẵng đã và đang kéo thêm nhiều nhà đầu tư chiến lược đến với Thành phố, mở ra một “cao tốc” tăng trưởng mới cho chặng đường tương lai, để vươn tầm quốc tế.

    Mời xem thêm: Đà Nẵng thu hơn 16.000 tỷ đồng từ du lịch trong 6 tháng đầu năm 2024

  • Quy định mua nhà thay đổi như thế nào từ ngày 1.8.2024

    Quy định mới yêu cầu tiền cọc mua nhà hình thành trong tương lai tối đa 5% giá bán, thanh toán lần đầu không quá 30% hợp đồng, gồm tiền cọc.

    Luật kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ 1/8 quy định về nguyên tắc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai tại điều 23.

    Theo đó, chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai (nhà trên giấy) khi dự án đã đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Để minh bạch trong tỷ lệ tiền đặt cọc, luật cũng nêu hợp đồng đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua bất động sản.

    Dự án bất động sản trên giấy đủ điều kiện kinh doanh khi có một trong các giấy tờ như quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở.

    Theo các chuyên gia, quy định mới siết việc đặt cọc mua bán nhà trên giấy, hạn chế tình trạng chủ đầu tư thu tiền cọc quá lớn, lên đến 90-95% giá trị bất động sản. Bởi, luật hiện hành không quy định về việc đặt cọc mua, thuê nhà ở hình thành trong tương lai. Các hợp đồng đặt cọc mua nhà trên giấy đều xuất phát từ thỏa thuận của hai bên, không ràng buộc tiền cọc tối đa bao nhiêu hay thu trong trường hợp nào. Vì thế, có thể phát sinh hành vi lừa đảo, gây thiệt hại cho người mua.

    Luật kinh doanh bất động sản 2023 cũng quy định việc thanh toán khi mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai tại điều 25. Trường hợp người mua trả theo tiến độ, lần đầu thanh toán không quá 30% hợp đồng, gồm tiền cọc (quy định cũ không gồm tiền cọc).

    Những lần thanh toán sau theo tiến độ xây dựng, nhưng không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà ở, công trình xây dựng. Bên bán là tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài thì không quá 50% giá trị hợp đồng.

    Nếu dự án chưa được cấp sổ, chủ đầu tư không được thu quá 95% giá trị hợp đồng. Giá trị còn lại sẽ được thanh toán khi người mua được bàn giao sổ.

    Trường hợp thuê mua nhà ở trên giấy, người mua cũng thanh toán lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, gồm tiền cọc. Các lần trả tiếp theo tiến độ dự án, tối đa 50% giá trị hợp đồng. Số còn lại được tính thành tiền thuê để trả cho bên cho thuê mua trong thời hạn nhất định theo thỏa thuận.

    Như vậy, quy định mới đã giảm tỷ lệ tổng số tiền thanh toán trước cho bên thuê mua tối đa 50% giá trị hợp đồng, thay vì 70% như hiện nay. Việc này giúp giảm áp lực tài chính của người thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

    Mời xem thêm: Hơn 253.000 giao dịch bất động sản thành công 6 tháng đầu năm 2024

  • Hơn 253.000 giao dịch bất động sản thành công 6 tháng đầu năm 2024

    Theo thống kê của Bộ Xây dựng, 6 tháng đầu năm, trên thị trường bất động sản (BĐS) có khoảng hơn 253.000 giao dịch thành công, bằng 110,26% so với 6 tháng cuối năm 2023.

    Điều đáng chú ý, mặc dù số lượng giao dịch sản phẩm trên thị trường tăng, nhưng nguồn cung sản phẩm chào bán ra thị trường còn hạn chế. Bộ Xây dựng cho biết, 6 tháng qua, nguồn cung nhà ở thương mại có 18 dự án hoàn thành, 23 dự án được cấp phép mới và 984 dự án đang triển khai.

    Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở có 32 dự án hoàn thành, 16 dự án được cấp phép mới và 519 dự án đang triển khai.

    Về giá giao dịch, đối với giá chào bán căn hộ chung cư bình quân toàn thị trường có xu hướng tăng từ cuối năm 2023 đến thời điểm hiện tại, đặc biệt tại các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

    Ngoài ra, giá bán tăng ở các phân khúc nhà ở riêng lẻ và đất nền giá giao dịch cũng có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do giá bán căn hộ chung cư tăng cao và nguồn hàng khan hiếm khiến giá bán ở phân khúc nhà ở riêng lẻ và đất nền cũng tăng mạnh.

    Điểm nổi bật trên thị trường BĐS thời gian qua có thể thấy, dù giá tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng lượng giao dịch thành công vẫn tăng cao.

    Cụ thể, thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, 6 tháng qua, có khoảng trên 253.000 giao dịch thành công, bằng 110,26% so với 6 tháng cuối năm 2023. Lượng giao dịch chủ yếu tập trung vào phân khúc đất nền.

    Theo thống kê của Batdongsan.com.vn, tính đến tháng 6/2024, giá rao bán trung bình của BĐS tăng 24% so với đầu năm 2023.

    Sôi động nhất trên thị trường BĐS trong 6 tháng đầu năm là chung cư Hà Nội. Nhu cầu tìm mua chung cư ở Thủ đô đạt đỉnh vào tháng 3/2024, tăng gần 60% so với cuối 2023. Chung cư hiện vẫn là loại hình có thanh khoản tốt nhất thị trường.

    Mời xem thêm: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản quy định 13 điểm mới có lợi cho nhà đầu tư

  • Dòng kiều hối sẽ đổ vào phân khúc bất động sản nào thời gian tới?

    Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi, ước tính hàng tỷ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới. Trong bối cảnh hiện nay, nguồn tiền này sẽ đổ vào phân khúc nào là vấn đề mà nhiều nhà đầu tư quan tâm.

    Kỳ vọng từ dòng kiều hối

    Luật đất đai năm 2024, dự kiến có hiệu lực từ 1.7.2024, có nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là mở rộng quyền sử dụng đất đối với Việt kiều.

    Cụ thể, Khoản 3 và Khoản 6, Điều 4 về “Người sử dụng đất” quy định người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận bao gồm: Cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.

    Hanoi Skyline Cityscape At Twilight Period. Cau Giay Park, West

    Như vậy, theo quy định mới của Luật đất đai, Việt kiều – “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam” và “người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài” sẽ được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đủ điều kiện.

    Trước đó, theo Luật đất đai hiện hành, người Việt Nam ở nước ngoài muốn đầu tư trở lại trong nước phải nhờ người thân hoặc họ hàng đứng tên hộ. Hệ lụy là các tranh chấp không đáng có, cùng nhiều rủi ro trong quá trình đầu tư. Đây cũng là nguyên nhân gây lên tấm lý e ngại, chưa sẵn sàng “xuống tiền” của Việt Kiều.

    Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, hành lang pháp lý mới sẽ giải quyết vấn đề này, với các quy định rõ ràng và cởi mở hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt kiều đầu tư, sở hữu nhà tại Việt Nam. Dòng kiều hối theo đó sẽ “đổ” vào thị trường địa ốc.

    Theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 6 triệu người Việt Nam sinh sống, làm việc tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Và có khoảng 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, theo Thống kê từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

    Lượng kiều hối về Việt Nam trong 10 năm trở lại đây duy trì vị trí trong Top 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới và trong Top 3 khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Lũy kế từ năm 1993 đến hết 2022 đạt trên 190 tỷ USD, gần bằng lượng vốn FDI giải ngân trong cùng kỳ. Riêng năm 2023, lượng kiều hối chảy về cả nước ước đạt khoảng 16 tỷ USD, tăng 32% so với năm trước, theo thống kê của Ủy ban Nhà nước. Trong đó, ước tính mỗi năm có tới 25% lượng kiều hối được gửi gắm vào thị trường địa ốc.

    Chủ tịch VARS cho rằng, sự đổi mới của Luật đất đai, cho phép Việt kiều được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quan điểm phù hợp với xu hướng quốc tế, mang tính tích cực. Lượng kiều hối, ước tính hàng tỷ USD mỗi năm và đang được chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều, sẽ là trợ lực cho thị trường Bất động sản thời gian tới. Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp địa ốc đang “khát vốn”.

    Trước những thay đổi tích cực về khung pháp lý nói trên, tới thời điểm hiện tại, thị trường Bất động sản Việt Nam đã bắt đầu ghi nhận một lượng lớn khách hàng mới, là Việt kiều – tiềm năng tài chính mạnh và “gu” đầu tư khác lạ, bắt đầu tìm hiểu, âm thầm “đổ” vào thị trường. Lượng giao dịch đến từ Việt kiều cũng cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ các năm trước.

    Theo ông Đính, trong dài hạn, dòng kiều hối sẽ là nguồn cầu mạnh mẽ giúp thị trường Bất động sản phát triển. Dòng vốn này sẽ hướng tới sản phẩm căn hộ ở khu vực trung tâm và lân cận, có thể khai thác vận hành cho thuê. Chủ yếu phục vụ mục đích đầu tư trước sức hút tiềm năng đầu tư Bất động sản tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc giá nhà ở một số quốc gia đã quá cao hay việc siết các quy định nhập cư ở một số nước… cũng sẽ khiến nhu cầu sở hữu nhà nảy sinh tại Việt Nam.

    Thứ hai, là các biệt thự cao cấp tại các thành phố lớn cho nhu cầu để ở và các sản phẩm Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng với các tiện ích đa dạng để nghỉ dưỡng, cho thuê hoặc cả hai khi số lượng kiều bào có nhu cầu quay trở về Việt Nam dưỡng già khi nghỉ hưu là rất lớn. Các sản phẩm được đánh giá là thanh khoản khó, kén khách này là phân khúc ưa thích, phù hợp với khả năng chi trả của Việt kiều.

    Để nguồn kiều hối phát huy hiệu quả

    Do đó, Chủ tịch VARS cho rằng, để kéo lực cầu này về, các cơ quan quản lý nhà nước, ngoài việc thúc đẩy Luật đất đai mới sớm có hiệu lực, cần tiếp tục đầu tư cải thiện hạ tầng giao thông, viễn thông và các dịch vụ công cộng khác để tăng tính cạnh tranh của thị trường Bất động sản và thu hút người Việt Kiều.

    Bên cạnh đó, thiết lập các chính sách thuế ưu đãi như giảm thuế hoặc miễn thuế đối với người Việt Kiều đầu tư vào Bất động sản, đặc biệt là đối với những dự án có quy mô lớn hoặc mang lại lợi ích cho cộng đồng. Đảm bảo, hệ thống thông tin, pháp luật liên quan đến Bất động sản minh bạch, dễ hiểu và bảo vệ quyền lợi của người đầu tư, bao gồm cả người Việt Kiều.

    Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về khuyến khích kiều hối để hình thành quỹ kiều hối Bất động sản.

    Đối với các doanh nghiệp Bất động sản cần tiếp tục nỗ lực, nghiên cứu, xây dựng các dự án Bất động sản đạt tiêu chuẩn cao về thiết kế, chất lượng xây dựng và tiện ích phục vụ cả nhu cầu sống lẫn đầu tư của người Việt Kiều. Phác thảo rõ chân dung khách hàng, sử dụng các kênh truyền thông đa dạng để quảng bá về dự án Bất động sản, bao gồm website, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, và sự kiện offline.

    Bên cạnh đó, cung cấp hỗ trợ cho người Việt Kiều trong các thủ tục pháp lý, thuế và các vấn đề liên quan đến việc mua bán, cho thuê Bất động sản. Ngoài ra, cần tìm kiếm, hợp tác với các đại lý Bất động sản và môi giới có uy tín trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài để tìm kiếm và giới thiệu khách hàng tiềm năng. Đặc biệt là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng như quản lý tài sản, bảo dưỡng và sửa chữa, giúp người Việt Kiều cảm thấy an tâm và hài lòng về đầu tư của mình.

    Mời xem thêm: Đề xuất đưa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS vào thực tiễn từ 1/7/2024

  • Đề xuất đưa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS vào thực tiễn từ 1/7/2024

    Các Bộ, ngành liên quan đang đề xuất cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với quyết định cũ.

    Chiều 2/5, Bộ Tư pháp công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với quyết định cũ.

    Trước đó, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 11/2023, dự kiến có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025. Theo dự thảo nghị quyết vừa được Bộ Tư pháp công bố, Chính phủ đề xuất cho phép hai luật này có hiệu lực sớm 6 tháng.

    Theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ có trách nhiệm khẩn trương ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở bảo đảm có hiệu lực thi hành đồng thời với thời điểm có hiệu lực của Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở.

    Bên cạnh đó, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định chi tiết các nội dung được giao trong 2 Luật.

    Đặc biệt, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

    Theo Bộ Xây dựng, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở là 2 đạo luật quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong việc thực thi chủ trương, chính sách đảm bảo an sinh xã hội của đất nước, giữ vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật về nhà ở và thị trường bất động sản, có tác động trực tiếp đến nhu cầu sinh sống của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều Luật khác có liên quan, trong đó có Luật Đất đai.

    Thông qua các cơ chế, chính sách về nhà ở và kinh doanh bất động sản được ban hành sẽ tạo được hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, thuận lợi, hiệu quả để vận hành, hoạt động; góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

    Do đó, Bộ xây dựng đánh giá việc có hiệu lực sớm của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ góp phần phát huy nguồn lực đồng bộ từ nhà ở, bất động sản, đất đai góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế sâu rộng, từng bước hiện thực hóa mục tiêu cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đề ra; kịp thời đáp ứng mong mỏi và nguyện vọng của doanh nghiệp, nhân dân.

    Đầu tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, bảo đảm đủ điều kiện để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành sớm 3 luật này.

    Bộ Xây dựng khẳng định đang tập trung mọi nguồn lực để xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, trình Bộ Tư pháp thẩm định

  • Hai điều quan trọng của Luật Đất đai 2024 có hiệu lực ngay từ ngày 1/4

    Từ ngày 1/4/2024, 2 quy định của Luật Đất đai mới sẽ có hiệu lực là Điều 190 quy định về các hoạt động lấn biển và và Điều 248 với các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14.

    Điều 190 quy định về hoạt động lấn biển. Theo điều này, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng vốn, kỹ thuật, công nghệ thực hiện các hoạt động lấn biển; có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư thực hiện hoạt động lấn biển theo quy định của pháp luật.

    Hoạt động lấn biển phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: Bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển; phù hợp với quy định của luật khác có liên quan và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về kinh tế, xã hội, môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, đa dạng sinh học, các yếu tố tự nhiên, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

    Phù hợp với quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị.

    Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển; bảo đảm hài hòa lợi ích của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động lấn biển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; bảo đảm quyền tiếp cận với biển của người dân, cộng đồng; Hoạt động lấn biển phải được lập thành dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

    Điều 190 cũng quy định rõ các trường hợp lấn biển chỉ được thực hiện khi được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư; Quy định khu vực biển được xác định để thực hiện hoạt động lấn biển trong quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư thì việc quản lý, sử dụng khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển như đối với đất đai trên đất liền. Đồng thời, điều 190 của Luật Đất đai cũng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển.

    Cũng có hiệu lực từ ngày 1/4/2024 là Điều 248, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2023/QH15.

    Mời xem thêm: Có nên đầu tư vào bất động sản thời điểm này?

  • Có nên đầu tư vào bất động sản thời điểm này?

    Theo chuyên gia, với xu hướng dòng tiền rẻ từ tiết kiệm ngân hàng sẽ có cơ hội đầu tư bất động sản, tuy nhiên, đây không phải là giai đoạn đầu tư ngắn hạn.

    Chuyên gia bất động sản Trần Minh cho rằng, đầu tư tài chính nói chung và đầu tư bất động sản nói riêng dành cho người có kiến thức, am hiểu kinh tế, hiểu thị trường bất động sản, có nhiều trải nghiệm thực tế thì lúc nào cũng có thể đầu tư.

    Còn người chưa có kinh nghiệm, chưa có kiến thức và trải nghiệm thực tế thì trước khi đầu tư cần phải xác định rõ mục tiêu, lợi nhuận và rủi ro khi đầu tư. Đồng thời, người đầu tư cần xác định một giới hạn an toàn về tài chính không vượt qua để tránh sai lầm đáng tiếc, gây ra mất mát không thể làm lại.

    Cũng theo ông Trần Minh, thị trường bất động sản hiện nay có 3 tín hiệu tích cực là lãi suất thấp, đầu tư công mạnh, Chính phủ tích cực hỗ trợ thúc đẩy thị trường.

    “Lãi suất thấp khiến dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng chảy một phần sang thị trường bất động sản”, theo ông Minh đây là tín hiệu tích cực nhất.

    Trả lời câu hỏi có nên đầu tư vào bất động sản thời điểm này, với quan điểm chuyên gia đầu tư cá nhân, ông Minh cho rằng với xu hướng dòng tiền rẻ từ tiết kiệm ngân hàng sẽ có cơ hội đầu tư bất động sản.

    Nhưng cơ hội sẽ tập trung ở một số phân khúc như các loại bất động sản hiện hữu, bất động sản đón đầu hạ tầng đầu tư công, bất động sản gần khu công nghiệp cảng biển hay khi du lịch phục hồi là bất động sản du lịch.

    Ngoài ra, nhà đầu tư cá nhân cần đi theo dòng tiền để an toàn, khi có dấu hiệu khối lượng mua đột biến, có chủ đầu tư lớn triển khai, có cơ sở hạ tầng triển khai thực tế. Đồng thời, chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư cần luôn quản trị rủi ro khi đầu tư bất động sản, như kiểm tra pháp lý, quy hoạch. Đặc biệt cần biết lý do tăng giá và thời điểm chốt lời phù hợp.

    Cũng chia sẻ về cơ hội mua bất động sản thời gian này, các nhà đầu tư lâu năm cũng đồng quan điểm cho rằng đây là cơ hội tốt để mua nhà.

    Tuy nhiên, theo ông Trung, trong giai đoạn này những ai muốn đầu tư ngắn hạn thì không nên. Thay vì đó, chúng ta nên đầu tư vào trung hạn, tức là ít nhất là từ 2 năm trở lên để đón được nhịp thị trường cũng như cân đối được dòng tiền.

    Mời xem thêm: Lãi suất cho vay giảm, kích thích nhu cầu mua bất động sản

  • Nhiều nguyên nhân khiến lãi suất giảm nhưng giá nhà chung cư không giảm?

    Có nhiều nguyên nhân tác động khiến giá nhà chung cư cao ngất ngưỡng mà vẫn ít có dấu hiệu hạ nhiệt dù lãi suất đi vay đã giảm mạnh.

    Trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát, các ngân hàng trung ương đã đồng loạt giảm lãi suất điều hành vào năm 2024 nhằm kích thích nền kinh tế.

    Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cũng đã liên tục cắt giảm lãi suất tái cấp vốn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm qua, giúp hệ thống ngân hàng giảm chi phí đi vay và dồi dào nguồn vốn hơn.

    Theo đó, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh giảm mạnh mức lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.

    Lãi suất cho vay mua nhà tại các ngân hàng hiện chỉ còn khoảng 8-9%/năm, giảm gần 2% so với đỉnh điểm vào giữa năm 2023. Điều này dự kiến sẽ khiến chi phí vay mua nhà của người dân giảm đáng kể, tạo đà tăng trưởng cho thị trường bất động sản.

    Tuy nhiên, trái ngược với kỳ vọng, giá nhà tại các đô thị lớn của Việt Nam, đặc biệt là phân khúc nhà chung cư, vẫn giữ ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm trong năm 2024. Thực tế này đã khiến nhiều chuyên gia nhận định thị trường nhà ở vẫn chưa thực sự khởi sắc.

    Có nhiều nguyên nhân khiến giá nhà chung cư cao ngất ngưỡng mà vẫn ít có dấu hiệu hạ nhiệt dù lãi suất đi vay đã giảm mạnh.

    Thứ nhất, nguồn cung mới sản phẩm nhà ở vẫn rất hạn chế do tồn tại nhiều rào cản pháp lý trong quy trình đầu tư, xây dựng. Quy định về việc phải xây dựng hạ tầng đồng bộ trước còn gây ra tình trạng tắc nghẽn nguồn cung tại nhiều dự án.

    Thứ hai, giá đất tại các khu đô thị sôi động vẫn ở mức rất cao. Đây là yếu tố quyết định chính chi phí đầu vào của các dự án bất động sản nên gây áp lực lớn lên giá bán nhà chung cư. Việc chuyển nhượng đất, tái định cư dân đi khỏi khu vực này cũng rất khó khăn, hạn chế nguồn cung quỹ đất mới.

    Thứ ba, chi phí xây dựng, giá vật liệu xây dựng, nhân công vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt. Nguồn cung nhân lực xây dựng chất lượng cao còn thiếu và phân bổ không đồng đều tại các đô thị lớn làm tăng giá thành các công trình.

    Ngoài ra, nhiều loại vật liệu xây dựng vẫn còn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, khiến chi phí không giảm theo lạm phát trong nước.

    Nguyên nhân quan trọng thứ tư là kỳ vọng về sự tăng giá nhà đất của các nhà đầu tư và cư dân khi nền kinh tế phục hồi và lạm phát được kiểm soát. Lượng tiền mặt dồi dào trong xã hội cũng kích thích dòng tiền đổ vào thị trường bất động sản, đẩy giá lên cao bất chấp lãi suất vay đã giảm.

    Bên cạnh đó, mặc dù lãi suất cho vay giảm mạnh nhưng việc vay mua nhà vẫn còn nhiều rào cản về điều kiện tín dụng, thủ tục cho vay. Nhiều ngân hàng duy trì điều kiện khắt khe về vay mua bất động sản để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh nợ xấu vẫn đang ở mức cao.

    Tình trạng giá nhà chung cư không giảm theo lãi suất đã gây ra nhiều khó khăn cho người mua nhà lần đầu và các hộ gia đình có thu nhập thấp, trung bình.

    Dòng tiền khó khăn, nợ xấu ngân hàng có nguy cơ gia tăng trở lại cũng là những rủi ro không nhỏ đối với thị trường.

    Để giải quyết vấn đề này, rất cần sự vào cuộc quyết liệt hơn từ phía chính quyền để đẩy nhanh quá trình tháo gỡ vướng mắc pháp lý, tạo nguồn cung mới lớn, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đô thị để giảm chi phí đầu vào cho các dự án.

    Đồng thời, các gói vay ưu đãi cho người mua nhà lần đầu, các chương trình phát triển nhà ở xã hội cũng cần được đẩy mạnh để tăng khả năng tiếp cận đối với đại đa số cư dân.

    Doanh nghiệp bất động sản cũng cần chủ động tìm kiếm nguồn cung vật liệu xây dựng giá rẻ, ứng dụng công nghệ để tiết kiệm chi phí cũng như tăng năng suất lao động.

    Cùng với đó, cần thay đổi chiến lược kinh doanh, chú trọng vào phân khúc nhà ở vừa tầm, hiện đại nhưng vẫn phù hợp với thu nhập của đa số người dân.

    Tóm lại, mặc dù lãi suất ngân hàng đã giảm mạnh, nhưng giá nhà chung cư vẫn chưa có dấu hiệu giảm là điều đáng báo động đối với thị trường bất động sản Việt Nam năm 2024.

    Vấn đề này cần có sự vào cuộc đồng bộ từ chính quyền, các ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản để tháo gỡ các nút thắt cung – cầu, hạ nhiệt các kỳ vọng đầu cơ, qua đó đưa giá nhà trở lại đà hợp lý và đáp ứng được nhu cầu thực của đại bộ phận người dân.

    Mời xem thêm: The Sang Residence – “Resort tại gia” dành riêng cho cư dân tinh hoa

  • Bất động sản nghỉ dưỡng đang lấy đà phục hồi

    Các dự án giao thông quan trọng cả ở khu vực phía Bắc và phía Nam đang được đẩy mạnh triển khai, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, đang tạo đà phục hồi tích cực cho thị trường bất động sản (BĐS) và phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng nói riêng.

    Động lực từ hạ tầng

    Bước sang năm 2024 với sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, trong việc tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân dự án đầu tư công, đặc biệt là những dự án về hạ tầng giao thông kết nối các vùng kinh tế trong điểm, như: Sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc Bắc Nam, các tuyến đường vành đai tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, cao tốc các tỉnh phía Nam kết nối trục ngang Biên Hòa – Vũng Tàu, Bến Lức – Long Thành, đường Vành đai 3 (TP Hồ Chí Minh)… tạo động lực chung cho toàn nền kinh tế.

    Phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng cũng đang được hưởng lợi từ việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công đối với dự án hạ tầng giao thông, giúp cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng hơn. Những điểm đến quen thuộc như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phú Yên, Khánh Hòa, Phú Quốc… khi chính quyền địa phương đang chú trọng vào những dự án hạ tầng giao thông, thì nhà đầu tư cũng tích cực hoạch định lại chiến lược để tái khởi động những dự án đã được cấp phép trước đây.

    Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng tập trung vào việc xây dựng các gói sản phẩm mới, ưu tiên hoạt động lưu trú – nghỉ dưỡng, kết hợp chăm sóc sức khỏe (wellness) hay du lịch trị liệu (medical tourism) để đáp ứng nhu cầu và thu hút thêm lượng khách trong nước cũng như quốc tế. Đặc biệt, tại đô thị lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) các chủ đầu tư còn đang tập trung vào những sản phẩm hạng sang để phục vụ nhóm khách công vụ kết hợp nghỉ dưỡng và phân khúc khách sạn trung cao cấp (midscale – upper midscale hotel) cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng tốt ở địa điểm gần khu công nghiệp.

    “Việc Chính phủ đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tập trung cho những công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn cả nước, đang tạo ra động lực tích cực thúc đẩy sự phục hồi của thị trường BĐS nói chung và phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng nói riêng. Bởi BĐS luôn gắn liền với hạ tầng, chỉ nhưng nơi có hạ tầng tốt thì mới thu hút nhà đầu tư” – Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam TS Nguyễn Văn Đính nhìn nhận.

    Phục hồi nhờ chính sách được khơi thông

    Cũng theo đại diện Hiệp hội BĐS Việt Nam, từ cuối quý IV/2023, phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng đã ghi nhận có sự nhộn nhịp trở lại bởi những dự án quy mô lớn, được chủ đầu tư chạy rumor (dự kiến) hay các chương trình kick off… mà trong suốt thời gian dài, từ khi xảy ra dịch Covid-19 không được triển khai.

    Tuy nhiên, về cơ bản đến thời điểm này phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng vẫn đang tạo đà phục hồi, thị trường đi ngang, một số dự án mới có giá chào bán cụ thể như: Dự án The Ocean Villas Quy Nhơn giá bán biệt thự, liền kề dao động khoảng 33,33-44,58 triệu đồng/m²; Dự án Green Center – Làng sinh thái golf Tây Sài Gòn giá bán biệt thự, liền kề dao động khoảng 32,5 – 44,67 triệu đồng/m²…

    Tuy nhiên, theo đánh giá từ các chuyên gia, quan trọng hơn cả là thị trường BĐS đã được “cởi trói” sau khu những dự án luật sửa đổi, bổ sung (Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đất đai) được Quốc hội thông qua. Đáng chú ý, ngay sau khi các dự án luật được thông qua, trong thời gian chờ đợi chính thức có hiệu lực thi hành, ngay từ đầu năm 2024 các bộ, ngành liên quan đã có nhiều văn bản hướng dẫn địa phương thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.

    Cụ thể, đối với phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng, Bộ TN&MT có công văn gửi các địa phương đề nghị rà soát, cấp sổ đỏ cho condotel, officetel… theo đúng quy định. Bởi có số lượng lớn căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (resort villa), căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú, thương mại dịch vụ (officetel)… chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân mà còn tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi, tăng trưởng trở lại của thị trường BĐS.

    “Thời gian qua, rất nhiều các dự án BĐS du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn được phê duyệt đầu tư, nhưng những vướng mắc về pháp lý liên quan đến đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường… đã tạo ra thách thức cho những dự án này. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam quyết liệt chỉ đạo giải quyết triệt để một số vấn đề liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các dự án BĐS nghỉ dưỡng, điều này sẽ cởi được “nút thắt” để giúp chủ đầu tư đẩy mạnh triển khai đầu tư, hoàn thành tiến độ cam kết, tạo động lực quan trọng để thị trường phục hồi trở lại” – Giám đốc Savills Hotels Việt Nam Mauro Gasparotti phân tích.

    Mời xem thêm: Lãi suất cho vay giảm, kích thích nhu cầu mua bất động sản