Các chuyên gia đầu tư bất động sản cho biết giai đoạn “hoang mang cục bộ” đã qua, từ đó mở ra một lối đi cho những chủ đầu tư và nhà đầu tư để đi tiếp.
Thời gian qua, thị trường bất động sản đón nhận nhiều thông tin tích cực từ vĩ mô liên quan đến nguồn vốn tín dụng và pháp lý thông qua Nghị quyết 33 và Nghị định 08. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay trong quý 1/2023, đặc biệt là lãi suất cho vay mua nhà. Nhận định về những thông tin tích cực tác động đến thị trường bất động sản, các nhà đầu tư bất động sản lâu năm thấy rằng giai đoạn “hoang mang cục bộ” đã qua, từ đó mở ra một lối đi cho những chủ đầu tư và nhà đầu tư để đi tiếp.
Ngoài ra, chính sách còn tạo nền tảng vững chắc về mặt thể chế, pháp lý, cả vấn đề về dòng tiền, cả vấn đề về hành lang pháp lý cho nhà đầu tư cá nhân, cả vấn đề liên quan đến giá và các luật liên quan… Đó là những yếu tố nền tảng để tạo sự phát triển bền vững.
Theo các chuyên gia, hiện nay, ngân hàng nhà nước cũng đã hạ lãi suất điều hành, đó chính là bước tiền trạm trước cho việc giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay. Lãi suất huy động giảm đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay sẽ giảm. Lộ trình mà chúng ta nhìn thấy dấu hiệu khủng hoảng của bất động sản là lãi suất lên đến đỉnh điểm, hiện tại lãi suất đang “tụt” dần có nghĩa là sự khủng hoảng đó đang ở “trườn dốc bên kia” rồi. Những điều tiêu cực và khó khăn của thị trường đã đi qua rồi.
“Thị trường đang đi vào giai đoạn sàng lọc và phân loại đối với cả chủ đầu tư lẫn nhà đầu tư. Đầu năm nay, nhiều chủ đầu tư đã phải rời cuộc chơi và cơ cấu lại. Nhưng ngược lại, vẫn có nhiều chủ đầu tư vẫn có thể “tồn tại” được, nhờ năng lực quản trị và năng lực triển khai tốt của chủ đầu tư đó”, các chuyên gia chia sẻ.
Về phía các nhà đầu tư cá nhân, một số ý kiến cho rằng, thay vì dành tiền gửi ngân hàng để sau 2 – 3 năm số tiền đó chỉ bằng số tiền trong một chương trình khuyến mãi của chủ đầu tư, họ nắm bắt luôn “thời cơ” này. Vừa mua được sản phẩm tốt ở vùng giá tốt, vừa tạo ra dòng tiền ngay.
Theo khảo sát chuyên sâu từ Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng ngành bất động sản của một số đơn vị, nguồn vốn vẫn tiếp tục đổ vào bất động sản, tuy nhiên nhà đầu tư ngày càng có xu hướng cẩn trọng hơn và chú trọng vào loại hình bất động sản có thể sinh dòng tiền.
Theo các chuyên gia, lực cầu trong thời gian tới sẽ tăng trở lại, tuy nhiên không đồng đều ở các phân khúc. Đó là những người đang có nhu cầu nâng cấp nơi ở, từ nơi ở hiện tại, họ mong muốn tìm kiếm tổ ấm hiện đại hơn, đủ đầy hơn. Một số khác đang có dòng tiền gửi ngân hàng, họ muốn tách một phần dòng tiền ra để mua hoặc đầu tư.
Một câu hỏi được nhiều nhà đâu tư đặt ra là ở thời điểm này đã nên xuống tiền đầu tư bất động sản hay chưa? Theo các nhà đầu tư, quyết định đầu tư hay không nên tùy thuộc vào tình hình tài chính của khách hàng và liệu họ có nhận được những hỗ trợ tốt nhất từ chính sách cho vay của ngân hàng hay không. “Bất động sản tốt nhất là bất động sản được mua sớm nhất”, ý kiến của một số nhà đầu tư nhiều năm kinh nghiệm.
Ngày 28/3, UBND TP Đà Nẵng cho biết vừa có văn bản liên quan đến ý tưởng phương án “Dòng sông ánh sáng cho hai bờ sông Hàn, mặt nước và các cây cầu”.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai nghiên cứu, xây dựng quy hoạch chiếu sáng hai bên bờ sông Hàn và tăng cường công tác quản lý quy hoạch. Có biện pháp quản lý, kiểm soát hiệu quả ánh sáng đối với các công trình, tòa nhà ven sông, không để ảnh hưởng đến cảnh quan, hiệu ứng chiếu sáng chung cho hai bờ sông Hàn, mặt nước và các cây cầu.
Tiến hành nghiên cứu đề xuất phương án chiếu sáng nghệ thuật tại một số vị trí trên bán đảo Sơn Trà nhằm tạo sự nổi bật, nét đặc trưng cho đô thị TP Đà Nẵng.
Lễ hội pháo hoa bên sông Hàn, Đà Nẵng.
Đồng thời, Chủ tịch TP Đà Nẵng cũng yêu cầu tiếp thu ý kiến góp ý để hoàn thiện phương án “Dòng sông ánh sáng cho hai bờ sông Hàn, mặt nước và các cây cầu”.
Trong đó, lưu ý việc xem xét bổ sung đầu tư thêm hạng mục chiếu sáng nghệ thuật dọc hai bên sông Hàn (đoạn từ cầu Trần Thị Lý đến cầu Sông Hàn) trong giai đoạn 1 của dự án.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP cũng lưu ý về hệ thống chiếu sáng dọc hai bên bờ sông Hàn phải đồng bộ với các cây cầu và phương án chiếu sáng bề mặt dòng sông phải thực sự nổi bật. Phương án thiết kế, thi công hệ thống chiếu sáng dọc lan can sông Hàn đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả, sử dụng lâu dài, nhất là trong điều kiện thời tiết mưa bão, ảnh hưởng của triều cường.
Tiến hành nghiên cứu, có giải pháp kết nối, điều hành tập trung, đồng bộ hệ thống chiếu sáng của các công trình, tòa nhà dọc hai bên bờ sông Hàn với phương án “Dòng sông ánh sáng cho hai bờ sông Hàn, mặt nước và các cây cầu” đảm bảo linh hoạt trong công tác quản lý, kiểm soát, hạn chế xung đột, tăng hiệu ứng chiếu sáng. Cùng với đó, nghiên cứu bố trí không gian, địa điểm phù hợp với góc quan sát tốt, bao quát để phục vụ người dân và du khách tham quan, chụp hình lưu niệm.
Đối với hạng mục chiếu sáng tại công trình cầu trên sông Hàn, lãnh đạo Chủ tịch TP lưu ý cần gắn với phương án chiếu sáng mặt sông phù hợp, hài hòa nhằm tăng hiệu ứng ánh sáng. Nghiên cứu, xây dựng phương án, kịch bản chiếu sáng tại công trình cầu Trần Thị Lý và cầu Nguyễn Văn Trỗi đảm bảo đồng bộ, thống nhất.
Cùng với đó, tăng cường độ sáng phần dầm của cầu Rồng, cầu Thuận Phước để tạo hiệu ứng ánh sáng trong quá trình phun lửa, phun nước cho cầu Rồng, tạo sự nổi bật về hiệu ứng ánh sáng trên phần dầm cầu và phần dây văng của cầu Thuận Phước.
Nghiên cứu, xây dựng nhiều kịch bản, phương án chiếu sáng đảm bảo kết nối hài hòa giữa các cây cầu và hai bên bờ sông phù hợp với từng thời điểm các ngày lễ, hội trong năm của TP Đà Nẵng.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng giao BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện các thủ tục đầu tư để phê duyệt và triển khai dự án “Dòng sông ánh sáng cho hai bờ sông Hàn, mặt nước và các cây cầu” đảm bảo theo quy định. Theo đó, phấn đấu hoàn thành giai đoạn 1 của dự án trong quý 1/2024.
UBND TP Đà Nẵng đang xem xét phương án chi khoảng 400 tỷ đồng thiết kế dự án trang trí sông Hàn nhằm “tân trang” cảnh quan 2 bên sông Hàn tạo điểm nhấn cảnh quan, không gian về đêm nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Đà Nẵng.
Diễn biến thị trường bất động sản năm 2023 được dự báo sẽ “dễ thở” hơn, khi đang nhận được nhiều tín hiệu tích cực.
Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản 2023
Đón nhận nhiều tin vui
Thị trường bất động sản trong năm 2022 đối mặt nghịch lý lớn là lực cầu của thị trường rất mạnh, nhưng giao dịch ít. Sự suy thoái của thị trường bất động sản đã gây ra những hệ lụy lớn với gần 40 ngành nghề liên đới, như sắt thép xây dựng, cát đá, máy móc, logistics, hàng hoá tiêu dùng phục vụ nhà ở…
Thị trường ảm đạm xuất phát từ nhiều điểm nghẽn.
Điểm nghẽn thứ nhất là vấn đề pháp lý, với sự chồng chéo của các luật và việc thắt chặt vấn đề pháp lý dự án, khiến khoảng 70% doanh nghiệp hiện nay bị vướng vào các vấn đề về pháp lý, dẫn đến nguồn cung sụt giảm mạnh, nhiều dự án đình trệ.
Điểm nghẽn thứ hai là thiếu hụt dòng tiền cho doanh nghiệp phát triển. Thực trạng nguồn vốn tín dụng bị kiểm soát, các kênh tạo vốn cho doanh nghiệp như trái phiếu cũng đang trục trặc, khiến doanh nghiệp đói vốn, còn người dân có nhu cầu mua nhà ở không tiếp cận được các gói tài chính.
Điểm nghẽn thứ ba là sự mất cân đối và bất hợp lý của cơ cấu sản phẩm khi nguồn hàng cao cấp áp đảo trên thị trường, trong khi nguồn nhà giá rẻ, nhà ở xã hội gần như biến mất.
Điểm nghẽn thứ tư là thị trường chưa minh bạch, bị làm giá, đẩy giá ảo do hệ thống thông tin trên thị trường chưa đa dạng, thích hợp.
Điểm nghẽn thứ năm là niềm tin của các nhà đầu tư, khách hàng mua nhà ở đang bị sụt giảm nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thanh khoản thị trường yếu.
Theo các chuyên gia trong ngành, trong những điểm nghẽn trên, nguồn vốn là vấn đề khó khăn, thách thức nhất của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, nút thắt này sẽ từng bước được gỡ trong năm 2023, bởi mới đây, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác nhằm rà soát thực trạng khó khăn của doanh nghiệp, địa phương có các dự án đang bị vướng mắc (theo Quyết định 1435/QĐ-TTg).
Bên cạnh đó, Chính phủ có Công điện 1164/CĐ-TTg đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện theo Quyết định 1435/QĐ-TTg, trong đó đề cập việc các doanh nghiệp bất động sản cần phải tự nghiên cứu, xem xét hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Chưa dừng lại ở đó, nhiều công điện được gửi đến các bộ, ngành để yêu cầu xem xét các vấn đề đang tạo điểm nghẽn cho thị trường, cho doanh nghiệp như tín dụng, phát hành trái phiếu…
Hay mới đây (đầu tháng 12/2022), Ngân hàng Nhà nước quyết định nới room tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng thêm 1,5-2%, thay vì giữ mức tăng trưởng không quá 14% cho cả năm 2022 như kế hoạch trước đó.
TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia cho rằng, việc tăng thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng, về cơ bản, vẫn nằm trong tổng lượng trần tín dụng 14% theo mục tiêu của năm nay, chứ không làm tăng thêm lượng tiền. Lý do khiến Ngân hàng Nhà nước đưa ra quyết định nới room vào thời điểm này xuất phát từ các yếu tố vĩ mô như lạm phát, tỷ giá… đã tích cực hơn.
Theo ông Lực, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện, tức là người dân bắt đầu quay lại hệ thống ngân hàng để gửi tiền nhiều hơn so với giai đoạn trước. Thêm vào đó, nhu cầu vốn của thị trường, bao gồm cả người dân (tiêu dùng) và doanh nghiệp (nhà sản xuất) vào dịp cuối năm rất lớn, nên việc cấp thêm tín dụng sẽ đáp ứng được nhu cầu này, giúp duy trì cũng như thúc đẩy sản xuất – kinh doanh trong mùa cao điểm.
Bên cạnh đó, 16 ngân hàng (Vietcombank, Agribank, HDBank, SHB, VIB, ABBANK, Shinhan Việt Nam…) đã cam kết giảm lãi vay. Động thái này giúp thị trường bất động sản khởi sắc trở lại và phát triển ổn định hơn.
Thị trường sẽ khởi sắc
Thông tin nới room tín dụng và việc Chính phủ vào cuộc giải cứu thị trường bất động sản khiến các thành viên thị trường phấn khởi và kỳ vọng vào giai đoạn khởi sắc sắp tới của thị trường.
Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa nhận định, việc Ngân hàng Nhà nước quyết định nới room tín dụng thêm 1,5 – 2% sẽ mang lại tâm lý tích cực cho thị trường bất động sản. Khá nhiều dự án bất động sản đang triển khai dở vì thiếu vốn. Người mua nhà gặp khó do không tiếp cận được tín dụng để mua nhà. Việc dòng vốn được khơi thông sẽ khiến các chủ đầu tư dự án tiếp tục triển khai được dự án và người mua nhà có cơ hội hiện thực hóa ước mơ an cư.
Đồng quan điểm, TS. Trần Kim Chung, Chủ tịch CT Group cũng đưa ra những chỉ dấu tích cực về nguồn vốn của thị trường bất động sản. Theo đó, tín dụng năm 2023 sẽ dồi dào hơn năm 2022, nhờ quyết định nới thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại để tạo đà cho doanh nghiệp vận hành năm 2023.
Bên cạnh đó, nguồn tiền từ thị trường chứng khoán đang có xu hướng tăng trở lại. Trong trường hợp chứng khoán tăng lên mức 1.300 – 1.400 điểm thì sẽ có một lượng tiền lớn đưa vào nền kinh tế và bất động sản.
Ngoài ra, thị trường trái phiếu đang dần phục hồi. Đây tiếp tục là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế và thị trường bất động sản. Với những chỉ dấu tích cực này, TS. Trần Kim Chung bày tỏ sự lạc quan về một bức tranh sáng của thị trường trong năm 2023.
Nhận định về thị trường bất động sản năm 2023, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, thị trường sẽ có nhiều tín hiệu tích cực dựa trên những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2023. Kinh tế sẽ phục hồi nhanh, các động lực tăng trưởng phục hồi mạnh hơn, trong đó phải kể đến sự phục hồi của du lịch nội địa, lạm phát cơ bản được kiểm soát, tỷ giá lãi suất tăng, nhưng trong tiên lượng và tầm kiểm soát.
Đồng thời, đầu tư công, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn sẽ được đẩy mạnh, cộng với việc cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện thể chế. Ngoài ra, còn có những tín hiệu tích cực của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn về pháp lý. “Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đang rà soát hàng ngàn dự án gặp khó khăn về pháp lý. Với việc đáo hạn trái phiếu, Chính phủ cũng đang vào cuộc để tháo gỡ khó khăn”, TS. Cấn Văn Lực phân tích.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cũng dự báo, thị trường sẽ xuất hiện tín hiệu đảo chiều và cân bằng hơn vào khoảng cuối năm 2023. Thị trường được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt hơn vào năm 2024.
Về xu hướng năm 2023, thị trường sẽ tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm bất động sản có giá trị thực, tạo ra dòng tiền – những sản phẩm giúp người mua bất động sản giảm bớt những yếu tố biến động bất lợi ở hiện tại. Những sản phẩm đầu cơ sẽ có giá xuống đầu tiên và lên đầu tiên khi thị trường phục hồi.
Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường còn dùng dằng như hiện nay, theo ông Quốc Anh, các sản phẩm như chung cư, nhà phố có thể đem lại lãi vốn, dòng tiền bền vững hơn cho người mua.
“Theo kết quả khảo sát đối với những người làm môi giới trên thị trường, có trên 50% số người cho rằng, thị trường sẽ phục hồi từ quý II/2023. Đây là điểm tích cực, cho thấy niềm tin của những người tham gia thị trường”, ông Quốc Anh nói.
Cũng theo ông Quốc Anh, để thích ứng với thực tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp bất động sản cần phải có những điều chỉnh phù hợp, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh và bình tĩnh chờ tín hiệu điều chỉnh từ lãi suất, tăng trưởng tín dụng và những nỗ lực tháo gỡ khó khăn pháp lý mà Chính phủ đang thực hiện.
Thị trường bất động sản được dự đoán sẽ hồi phục trong năm 2023, vì vậy, nhiều người cho rằng lúc này là cơ hội để mua được nhà đất giá tốt, chờ đón sóng năm 2023.
Nói về cơ hội cho người mua nhà thời điểm này, chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cho rằng, đây là lúc dễ mua bất động sản hơn lúc thị trường đang “nóng”.
“Trong bối cảnh thị trường chững lại, nếu tranh thủ, người mua có thể nắm bắt được nhiều lựa chọn, vì doanh nghiệp bất động sản đang hỗ trợ người mua rất nhiều. Nếu có tiền nhàn rỗi thì thời điểm này nên mua một bất động sản mà mình yêu thích, với tầm nhìn trong vòng 2-3 năm“, ông Quang nói.
Ông Trần Khánh Quang cũng cho rằng, dù thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều khó khăn nhưng nhà đầu tư sẽ khó rời bỏ trong giai đoạn này vì đam mê đầu tư đã “ăn vào máu”, họ đã có thời gian dài gắn bó với bất động sản.
“Bản thân tôi cũng dành 20-30% tiền mặt để mua sản phẩm có giá tốt, vị trí đẹp, mà tôi gọi là bất động sản “dinh dưỡng” để xuống tiền giai đoạn này“, ông Quang chia sẻ.
Nhiều người băn khoăn có nên mua bất động sản thời điểm này? (Ảnh minh họa)
Các chuyên gia khác cũng cho rằng, đầu tư bất động sản giai đoạn này là cuộc chơi của những nhà đầu tư có sẵn tiền mặt, với tầm nhìn dài hạn, thay vì đầu tư lướt sóng, ngắn hạn. Đây là lúc nhà đầu tư có nhiều lựa chọn và dễ dàng thương lượng về giá. Các sản phẩm được nhóm nhà đầu tư kỳ cựu săn đón là bất động sản có pháp lý rõ ràng, dễ sử dụng và khai thác, tiến độ xây dựng đảm bảo, mức giá hợp lý.
Ghi nhận cho thấy, cơ hội mua nhà sơ cấp lúc này “rộng cửa” hơn bởi trong lúc thị trường chững lại, người mua không chịu áp lực nhiều về sự “nóng sốt” hay tranh giành nhau suất mua. Với căn hộ trên thị trường sơ cấp, người mua được chủ đầu tư hỗ trợ về chính sách thanh toán, cũng hiếm khi xuất hiện trong bối cảnh thị trường bình thường hay sôi động. Đó được xem là cơ hội cho người mua nhà.
Có thể thấy, lợi thế của thị trường sơ cấp hiện nay là được chủ đầu tư hỗ trợ “mạnh tay” về chính sách, trong khi điều này không thấy ở thị trường thứ cấp. Do đó, thời gian qua, khi thị trường bất động sản thứ cấp có dấu hiệu chững lại, thậm chí “hụt giá” thì giá sơ cấp vẫn tăng đều nhịp.
Cũng nhận định thị trường bất động sản được dự đoán sẽ hồi phục trong năm 2023 nhưng TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cảnh báo nhiều áp lực do kinh tế Việt Nam vẫn sẽ chịu các tác động từ yếu tố bên ngoài. Nhưng ông Đính khẳng định, cơ hội để thị trường phục hồi vẫn có. Vị chuyên gia này đưa ra dự báo, khoảng cuối quý II/2023, các giao dịch sẽ xuất hiện nhịp nhàng trở lại, nguồn cung ra thị trường nhiều hơn.
Chung dự báo lạc quan, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, giai đoạn nửa đầu năm có thể còn khó khăn nhưng thời điểm cuối năm 2023, thị trường sẽ phục hồi. Lý do là những tín hiệu tích cực từ thị trường tài chính, chính sách điều tiết nhịp nhàng của Chính phủ cũng như sự phục hồi về niềm tin của nhà đầu tư.
Còn ông Phan Việt Hoàng, Phó Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam dự báo, sang năm 2023, khi ngân hàng có room tín dụng mới thì thị trường bất động sản mới có thêm các giao dịch từ những người mua nhà ở thực. Tuy nhiên, lượng giao dịch sẽ không bùng nổ vì sau những cuộc đua huy động vốn thì lãi suất cho vay mua nhà cũng tăng lên đáng kể.
Ông Hoàng cho rằng, năm 2023 thị trường bất động sản sẽ dần phục hồi, phát triển lành mạnh, minh bạch hơn nhờ những sửa đổi về Luật đất đai và động thái tháo gỡ khó khăn của Chính phủ…góp phần giúp bất động sản thanh khoản trở lại, gỡ khó cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đồng thời hạn chế rủi ro cho nền kinh tế, giúp người lao động thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội dễ dàng hơn trong thời gian tới.
Theo ông Vũ Cương Quyết, Tổng Giám đốc Đất Xanh Miền Bắc, cẩn trọng là điều mà các nhà đầu tư cần hướng đến. Nhưng với người mua nhà ở thực, có vốn tốt thì thời điểm này là cơ hội để xuống tiền.
Ông Quyết phân tích, người mua trong tâm lý chờ đợi cái “đáy”, mong thị trường xuống nhưng thực tế không ai biết đáy ở đâu. Chính vì vậy, khi cứ chờ đợi, họ đã bỏ qua cơ hội và thị trường đã đi qua đáy, bắt đầu đi lên.
Vì thế, ông Quyết cho rằng, với người mua nhà, nếu có tiềm lực nên xuống tiền. Còn đối với nhà đầu tư, cần cẩn trọng xem xét dựa trên nguồn lực tài chính.
Sự phát triển sôi động về nguồn cung các dự án căn hộ tại khu vực trung tâm, cộng với định hướng hình thành các khu vực phát triển đô thị và các dự án khu đô thị mới tại khu vực phía tây và tây bắc thành phố đang mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho thị trường Bất động sản Đà Nẵng trong năm 2023 và những năm tiếp theo sau đó.
Phân khúc căn hộ sẽ chiếm sóng đầu tư
Trong khi quỹ đất tại khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng có mức giá đắt đỏ và đang dần khan hiếm thì phân khúc căn hộ chung cư được dự báo sẽ dẫn dắt xu hướng đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố trong năm 2023.
Trong năm 2022, Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng phát đi nhiều thông báo về các căn hộ chung cư đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai trên địa bàn thành phố.
Đơn cư như tại các dự án The Filmore của Công ty cổ phần phát triển bất động sản Filmore; The Sang Residence của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng The Sang; Khu căn hộ Asiana;…
Song song với đó, thành phố Đà Nẵng cũng đã chấp thuận chủ trương đầu tư hàng loạt dự án căn hộ, như dự án Khu phức hợp trung tâm thương mại – căn hộ điểm nhấn Đà Nẵng 1.600 tỉ đồng; Dự án tổ hợp căn hộ bên bờ sông Hàn của Công ty cổ phần Tập đoàn Đông Đô; Tòa nhà căn hộ H&A;…
Ngày 17/11 vừa qua, UBND thành phố Đà Nẵng đã thống nhất kế hoạch phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025 với 75 dự án, trong đó chiếm phần lớn là các dự án chung cư.
Những dự án nhà ở thương mại nêu trên sẽ được triển khai trên nhiều địa bàn thuộc thành phố với diện tích đất khoảng 2.554 ha và tổng vốn đầu tư 99.850 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, các dự án nhà ở thương mại này sẽ cung cấp cho thị trường 67.035 căn nhà, với diện tích sàn xây dựng là 8,3 triệu m2.
Trong đó, đối với phân khúc căn hộ chung cư sẽ cung cấp cho thị trường 55.303 căn hộ với tổng diện tích sàn là 3,9 triệu m2. Riêng phân khúc biệt thự, nhà liền kề, sẽ cung cấp cho thị trường 11.733 căn nhà với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 4,4 triệu m2.
Trong số 75 dự án nêu trên, chiếm phần lớn là các dự án chung cư được phân bổ chủ yếu tại quận Hải Châu, quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn, quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu.
Trong đó có nhiều dự án lớn như dự án tổ hợp trung tâm thương mại, khách sạn và căn hộ TNR The LegendSea Đà Nẵng của Công ty TNHH MTV Vipico quy mô 3.950 tỉ đồng; dự án sân gôn Vinacapital Đà Nẵng của Công ty TNHH Sân gôn Vinacapital Đà Nẵng quy mô 3.000 tỉ đồng; dự án khu đô thị Capital Square 3 của Công ty TNHH Bất động sản SIH quy mô 1.885 tỉ đồng.
Bên cạnh đó còn có dự án khu đô thị mới Thuận Phước – Đà Nẵng của Công ty CP ĐT đô thị Vịnh Thuận Phước quy mô 4.272 tỉ đồng; dự án khu phức hợp Hoàng Văn Thái Plaza của Công ty CP du lịch Việt Nam Vitours quy mô 1.627 tỉ đồng; dự án tháp CT1&CT2 – Đà Nẵng Times Square của Công ty cổ phần Kim Long Nam quy mô 3.469 tỉ đồng; dự án tháp CT3&CT7 – Đà Nẵng Times Square của Công ty cổ phần Kim Long Nam quy mô 1.566 tỉ đồng.
Đà Nẵng sẽ hình thành nhiều dự án khu đô thị mới tại khu vực phía Tây và Tây Bắc
Phát triển các khu đô thị mới tại phía tây và tây bắc thành phố
Khu vực quận Liên Chiểu nằm ở phía tây bắc thành phố Đà Nẵng và khu vực huyện Hòa Vang – phía tây thành phố Đà Nẵng đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển mới.
Ngày 14/12 vừa qua, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu- phần cơ sở hạ tầng dùng chung. Đây là một dự án rất quan trọng, tác động lớn đến sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội của thành phố và trong khu vực.
Bên cạnh dự án nêu trên, UBND thành phố Đà Nẵng cũng vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường ven biển nối cảng Liên Chiểu với tổng mức đầu tư 1.203 tỉ đồng.
Dự án có chiều dài gần 3km, mặt cắt ngang tuyến chính 30m, quy mô 6 làn xe, tốc độ thiết kế 60km/h.
Dự án đường ven biển nối cảng Liên Chiểu nhằm cung cấp khả năng tiếp cận chiến lược cho việc khai thác và xây dựng cảng Liên Chiểu, kết nối nhanh và an toàn với hệ thống giao thông quốc gia và giao thông đô thị trong khu vực, giảm các tác động tiêu cực đến an toàn giao thông và môi trường cảnh quan khu vực xây dựng cảng.
Đồng thời góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển phân khu cảng Liên Chiểu, khuyến khích và tạo lợi thế trong việc thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế của thành phố.
Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ phát huy hiệu quả đầu tư các dự án, kết nối Khu công nghiệp Liên Chiểu, Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, Khu Công nghệ thông tin tập trung và các khu công nghiệp khác của thành phố với cảng Liên Chiểu.
UBND thành phố Đà Nẵng vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường ven biển nối cảng Liên Chiểu với tổng mức đầu tư 1.203 tỉ đồng.
Chưa hết, dự án còn đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai, đặc biệt là luồng hàng từ cảng Liên Chiểu đi các hướng và ngược lại.
Cũng tại khu vực quận Liên Chiểu, dự kiến năm 2023 sẽ khởi công dự án khu phức hợp du lịch và đô thị Làng Vân của Tập đoàn Vingoup, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội nói chung và thị trường bất động sản tại khu vực nói riêng.
Chưa dừng lại ở đó, UBND thành phố Đà Nẵng mới đây đã bãi bỏ các quyết định và bản vẽ quy hoạch có liên quan đến dự án Ga đường sắt Đà Nẵng tại quận Liên Chiểu.
Đây là thông tin nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Bởi lẽ dự án Ga đường sắt Đà Nẵng được quy hoạch treo suốt 18 năm qua đã gây nhiều hệ lụy cho đời sống sinh hoạt của người dân trong khu vực.
Trong trung hạn và dài hạn, tại khu vực phía tây và tây bắc thành phố Đà Nẵng sẽ hình thành nhiều khu vực phát triển đô thị và các dự án khu đô thị mới.
Ngày 15/12 vừa qua, HĐND thành phố Đà Nẵng đã thông qua điều chỉnh chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030.
Nội dung điều chỉnh lần này nhằm rà soát, đánh giá hiện trạng phát triển đô thị và đề xuất bổ sung, hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I cấp quốc gia theo quy định.
Bên cạnh đó là đề xuất danh mục dự án ưu tiên đầu tư nhằm khắc phục các tiêu chuẩn còn yếu, còn thiếu; đề xuất bổ sung các tiêu chí nhằm định hướng để nâng cấp đô thị thành đô thị loại đặc biệt trong thời gian thích hợp;…
Đặc biệt, HĐND thành phố Đà Nẵng cũng đã giao UBND thành phố khẩn trương tổ chức lập chương trình phát triển từng đô thị, làm cơ sở nâng cấp Hòa Vang trở thành đô thị loại IV và xác định một số khu vực phát triển đô thị, các khu đô thị mới về phía tây và tây bắc thành phố.
Chuyên gia nhận định, trong năm 2022, có 4/10 luồng tiền của bất động sản ở trạng thái tiêu cực thì hiện nay đã có thay đổi theo hướng tích cực hơn hoặc ít nhất là đi ngang. Trong năm 2023 sẽ không có luồng tiền nào tiêu cực hơn so với năm 2022.
Luồng tiền đổ vào bất động sản 2023 sẽ có sự chuyển biến tích cực
Nửa cuối năm 2022, dòng vốn cho bất động sản là câu chuyện “nhức nhối”. Cả doanh nghiệp, nhà đầu tư và người mua nhà đều gặp khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trong đó có nhiều doanh nghiệp thiếu thanh khoản hoặc mất thanh khoản do thiếu dòng tiền hoặc âm dòng tiền.
Thực tế, không ít doanh nghiệp bất động sản hiện nay đã rơi vào tình trạng cạn kiệt nguồn vốn. Họ đang rất cần vốn để triển khai dự án, trả lương cho nhân viên, trả nợ ngân hàng và nhà cung cấp.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), do tắc nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, nghẽn cả nguồn vốn huy động từ khách hàng nên một số doanh nghiệp bất động sản hiện đói vốn, phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy rủi ro. Có trường hợp phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40-50% giá hợp đồng) tạo cơ hội cho khách hàng mua với giá rẻ nhưng có tiềm ẩn rủi ro khi các tài sản thuộc loại sản phẩm hình thành trong tương lai (vừa bán vừa xây).
Vậy, bước sang năm 2023, dòng tiền bất động sản còn tiếp tục khó khăn như năm 2022 hay sẽ được tháo gỡ?
Chia sẻ tại một diễn đàn về bất động sản mới đây, PGS. TS Trần Kim Chung – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã xem xét trên 10 bình diện luồng tiền và nhận thấy những tín hiệu tích cực là chủ đạo.
Luồng tiền thứ nhất là tín dụng năm 2023 sẽ tốt hơn năm nay nhờ quyết định nới thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại để tạo đà cho doanh nghiệp vận hành năm 2023.
Luồng tiền thứ hai là chứng khoán đã có xu hướng tăng. Đặt khả năng nếu chứng khoán tăng đến mức 1.300 – 1.400 sẽ có một lượng tiền lớn đi vào nền kinh tế và bất động sản.
Luồng tiền thứ ba trái phiếu dần phục hồi, năm 2023 có khoảng hơn 6 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn nhưng với các phản ứng chính sách đã được đưa ra, vấn đề này được kiểm soát.
Luồng tiền thứ tư là nguồn vốn đầu tư nước ngoài có nhiều triển vọng gia tăng. Hơn 200 đại diện cấp cao từ các công ty đầu tư hàng đầu đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và đứng thứ 2 trong nhóm các thị trường mới nổi. Lần đầu tiên Việt Nam lọt vào Top 20 nền kinh tế về thu hút FDI trên thế giới.
Luồng tiền thứ năm là kiều hối vẫn đang rất ổn định. Việt Nam là một trong 10 nước nhận kiều hồi lớn nhất thế giới, trong đó ước tính 25% kiều hối đầu tư vào bất động sản nói chung.
Luồng tiền thứ sáu là các nhà đầu tư tiềm năng không hạn chế khi có cơ hội sẽ đầu tư ngay với tâm lý không có ngoại lệ là có tích luỹ sẽ đầu tư đất đai, nhà ở.
Các luồng tiền còn lại ở mức ổn định như các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vượt qua thời điểm khó khăn; M&A tiếp tục tăng; những nhà đầu tư chiến lược mới xuất hiện có thể xem như sếu đầu đàn thay đổi cục diện của một địa phương, một vùng kinh tế…
“Trong năm 2022, có 4/10 luồng tiền này ở trạng thái tiêu cực thì hiện nay đã có thay đổi theo hướng tích cực hơn hoặc ít nhất là đi ngang. Sẽ không có luồng tiền nào trong năm 2023 tiêu cực hơn trong năm 2022”, ông Chung nhận định.
Vị chuyên gia này cho rằng, cần có chính sách khơi thông dòng chảy luồng tiền, thay vì hỗ trợ tài chính từ phía cung sẽ chuyển sang phía cầu, tức người mua, với những điều kiện vay vốn ưu đãi nhất định dành cho một số đối tượng khách hàng cụ thể khi có giao dịch được thực hiện. “Trước đây, chúng ta đã thực hiện các gói hỗ trợ người mua nhà ở xã hội vay vốn ưu đãi đã góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển”, ông Trần Kim Chung nêu dẫn chứng.
Sau Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 17, Tỉnh ủy Quảng Bình đã ban hành chương trình hành động số 1 về phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giai đoạn 2021-2025. Quảng Bình đã chọn phát triển du lịch là một trong bốn khâu đột phá.
Du khách chèo kayak khám phá động Phong Nha về đêm.
Chương trình phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn mới với rất nhiều kỳ vọng diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi kinh tế-xã hội chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 và nước ta chuyển sang thực hiện chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Khi vai trò của người dân, doanh nghiệp được phát huy
Bí thư Ðảng ủy thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) Hồ Ngọc Thanh cho biết, khoảng 15 năm trước, cuộc sống của người dân “quê hương” Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng còn nhiều khó khăn, nhiều người phải vào rừng chặt phá rừng trái phép. Tuy nhiên, cùng với sự vận động, thuyết phục của cấp ủy, chính quyền và các biện pháp ngăn chặn, việc phá rừng dần được hạn chế.
Sự phát triển du lịch ở khu vực Vườn quốc gia đã làm thay đổi nhận thức của người dân khi họ từ bỏ việc phá rừng để về làm du lịch. Một trong số đó là anh Hoàng Văn Ninh, hiện là Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Xuân Tiến, thị trấn Phong Nha. Từ bỏ nghề rừng trái phép, khi khách đến tham quan động Phong Nha, đồng chí Ninh và gia đình chuyển sang nghề chạy thuyền phục vụ du khách tham quan hang động và mở ra hướng mưu sinh đến hôm nay. Nhiều người khác mạnh dạn vay vốn, học hỏi thêm để mở các dịch vụ du lịch cộng đồng, đón khách ngay tại nhà. Có số lượng lớn lao động trẻ, khỏe từng bám rừng mưu sinh thì nay là nhân viên khuân vác phục vụ các tour du lịch mạo hiểm khám phá hang động, trong đó có tour chinh phục hang động lớn nhất thế giới – hang Sơn Ðoòng.
Ðồng chí Hoàng Văn Ninh cho biết, cùng với nghề chạy thuyền du lịch, Chi bộ định hướng, vận động các đảng viên và người dân trong thôn nuôi cá trắm, cá chình – là các đặc sản sông Son để phục vụ du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng nên đời sống người dân được nâng cao. “Trong các buổi sinh hoạt chi bộ hoặc họp khu dân cư, Chi bộ thường trao đổi, góp ý cùng nhau nâng cao ý thức phục vụ du khách để xây dựng hình ảnh ấn tượng về đội thuyền của vùng di sản thiên nhiên thế giới” – đồng chí Hoàng Văn Ninh chia sẻ.
Tại Cự Nẫm, xã nông thôn mới có nhiều giá trị văn hóa và tài nguyên du lịch tiêu biểu ở tỉnh Quảng Bình, tỉnh đã triển khai đề án Làng văn hóa-du lịch Cự Nẫm. Mục tiêu là xây dựng Cự Nẫm thành điển hình cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại vùng đệm Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trên cơ sở khai thác các lợi thế sẵn có về tài nguyên văn hóa bản địa, tài nguyên thiên nhiên và sản phẩm nông nghiệp đặc thù ở Cự Nẫm.
Làng văn hóa-du lịch Cự Nẫm được xây dựng có tổng diện tích 3.279ha, với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đáp ứng ít nhất 100 nghìn lượt khách mỗi năm. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng ít nhất 50 nghìn lượt khách lưu trú mỗi năm. Bí thư Ðảng ủy xã Cự Nẫm Nguyễn Văn Tiến cho biết, xã vận động người dân vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan làng quê đẹp để đón khách; lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, hình thành các mô hình du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp để khách có những trải nghiệm mới. Xã cũng đề nghị lập quy hoạch khu vực thương mại dịch vụ với hơn 64ha đất để tạo điều kiện cho các hộ dân và doanh nghiệp xây dựng mô hình kinh doanh du lịch.
Huy động nhiều nguồn lực cho du lịch
Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình Ðặng Ðông Hà, dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh song nét nổi bật 2 năm qua là việc huy động nhiều nguồn lực, nhiều thành phần cũng tham gia để phát triển du lịch, từ quảng bá, giới thiệu điểm đến, đầu tư hạ tầng và cơ sở lưu trú, tạo ra sản phẩm du lịch mới. Chẳng hạn về quảng bá du lịch, trong tháng 4 vừa qua, Sở Du lịch Quảng Bình phối hợp Tổng cục Du lịch và Công ty Chua Me Ðất thực hiện việc tôn vinh hang Sơn Ðoòng trên trang chủ của Google (Google Doodle) đến 18 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với quy mô tiếp cận gần 600 triệu người.
Sở Du lịch cũng phối hợp các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện hiệu quả hoạt động quảng bá du lịch qua các nền tảng số; tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch qua các hội chợ, sự kiện du lịch lớn trong nước; phối hợp các hãng truyền thông, truyền hình hàng đầu thế giới giới thiệu du lịch Quảng Bình đến các thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế. Cùng với việc hoàn thiện các quy hoạch phát triển du lịch, các khu, điểm du lịch trọng điểm, hai năm qua, tỉnh đầu tư 259 tỷ đồng cho hạ tầng du lịch.
Từ năm 2021 đến nay, có 16 dự án du lịch đầu tư tại Quảng Bình với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng để xây dựng các khu nghỉ dưỡng, dịch vụ, vui chơi giải trí, góp phần phát triển du lịch trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình Trần Hải Châu nhận xét, việc triển khai thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy Quảng Bình về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 bị gián đoạn do dịch bệnh nhưng khi dịch Covid-19 được kiểm soát thì du lịch như chiếc lò xo có độ “bật nhún” rất lớn. Du lịch Quảng Bình đã kịp bắt nhịp và khởi sắc, nhất là trong mùa du lịch năm nay. Kết quả đó có được là nhờ sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền, mỗi người dân, sự vào cuộc của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Tuy nhiên, sau đại dịch, thị hiếu và nhu cầu của du khách có sự thay đổi lớn, do vậy, người làm du lịch cũng phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu đó. Bên cạnh kết quả đạt được, du lịch của Quảng Bình còn nhiều hạn chế. Ðó là cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch tuy đã được đầu tư nhưng thiếu đồng bộ; sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh chưa đa dạng, phong phú; thiếu các khu vui chơi giải trí, khu mua sắm lớn có khả năng thu hút được số lượng lớn khách du lịch, các dịch vụ du lịch về đêm; du lịch vẫn nặng tính mùa vụ do chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện khí hậu, thời tiết.
Nhận diện rõ những hạn chế này là dịp để Tỉnh ủy Quảng Bình tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển du lịch nhằm nâng cao hiệu quả của lĩnh vực này, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
Đó là nhận định của các chuyên gia về xu hướng thời gian tới của thị trường bất động sản (BĐS) tại Diễn đàn”Dự báo thị trường bất động sản năm 2023” diễn ra sáng 23/12 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA) tổ chức.
Diễn đàn được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội với sự tham gia của Lãnh đạo VCCI, lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các chuyên gia kinh tế và đại diện các doanh nghiệp bất động sản.
Diễn đàn có sự tham gia của Lãnh đạo VCCI, lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các chuyên gia kinh tế và đại diện các doanh nghiệp bất động sản.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết: Thời gian vừa qua, thị trường bất động sản và hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro. Diễn đàn ”Dự báo thị trường bất động sản năm 2023” được tổ chức nhằm lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia và cơ quan quản lý về những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đồng thời đưa ra những dự báo thị trường năm 2023.
Ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Thủ tướng Chính phủ sẽ tạo ra những thay đổi căn bản để phục hồi và phát triển thị trường bất động sản Việt Nam.
Thứ nhất, các Bộ, ngành chủ động làm việc và cùng với các địa phương, doanh nghiệp trong việc rà soát khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện các dự án bất động sản; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương để giải quyết, tháo gỡ ngay các nội dung thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; đề xuất giải pháp cụ thể vượt thẩm quyền, nhất là các giải pháp cần thiết, cấp bách để tháo gỡ khó khăn kịp thời, vượt qua thách thức, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Thứ hai, các Bộ, ngành rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật theo thẩm quyền còn chồng chéo, bất cập gây cản trở trong triển khai thực hiện dự án bất động sản thuộc lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản; sớm ban hành các văn bản về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và khu đô thị.
Thứ ba, nguồn vốn cho thị trường bất động sản sẽ được cung ứng đầy đủ theo mục tiêu, linh hoạt và nhịp nhàng hơn. Đặc biệt, yêu cầu về việc giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật sẽ được đặt lên hàng đầu.
Ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phát biểu tại diễn đàn.
Theo ông Đính, ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua nắm bắt thông tin từ các doanh nghiệp hội viên Hiệp hội BĐS Việt Nam, tâm lý của doanh nghiệp và thị trường đang dần được phục hồi và vững tâm hơn để vượt qua thách thức. Các doanh nghiệp BĐS, các doanh nghiệp có liên quan đang tích cực, chủ động cơ cấu lại các phân khúc khách hàng, các sản phẩm, giá cả, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán… phù hợp, khả thi, thuận lợi cho khách hàng, người dân, nhất là những đối tượng có nhu cầu thực sự và có tính khả thi.
Toàn cảnh Diễn đàn.
Lãnh đạo Hiệp hội BĐS Việt Nam dự báo, quý I/2023, thị trường BĐS Việt Nam sẽ thoát khỏi tình trạng suy thoái, nhưng vẫn còn trầm lắng, do trùng vào thời điểm Tết Nguyên đán 2023. Nguồn cung thị trường vẫn hạn chế do quá trình chuẩn bị và triển khai các thủ tục pháp lý dự án cần thêm thời gian. Bước sang quý II, quý III/2023, thị trường BĐS sẽ dần phục hồi, phát triển lành mạnh hơn, minh bạch hơn và chuẩn mực hơn nhờ những bước tiến về môi trường pháp lý; triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan cùng với đà tăng trưởng của các hoạt động thương mại, đầu tư, tiêu dùng; cùng với việc các vướng mắc trên dần được tháo gỡ.
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội dự báo thị trường sẽ có nhiều tín hiệu tích cực dựa trên những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2023. Ông Hiếu cũng kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường BĐS năm 2023. Theo ông Hiếu, điều tiên quyết là sớm tháo gỡ nút thắt về pháp lý, vốn, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp bất động sản (BĐS), thậm chí phải có giải pháp mạnh để kích cầu (nhất là các phân khúc BĐS…)
Dự báo phân khúc bất động sản sẽ tăng trưởng trong năm 2023, ông Nguyễn Chí Thanh – Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, phân khúc bất động sản cao cấp dự kiến sẽ là một trong những kênh đầu tư trung và dài hạn đầy tiềm năng. Bởi tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang thuộc hàng cao nhất Đông Nam Á với 1,4 triệu người tăng thêm mỗi năm.
Ông Thanh cũng dự báo, thị trường bất động sản tháng cuối năm và nửa đầu năm 2023 sẽ vẫn ghi nhận xu hướng tăng giá bán với loại hình bất động sản nhà ở. Tại Hà Nội, điểm sáng là khu vực phía Đông khi quy hoạch hạ tầng ngày càng phát triển, các dự án nhà ở được đầu tư đồng bộ, nhiều tiện ích, all in one…đáp ứng nhu cầu của người dân. Ở góc độ ngắn hạn, phân khúc bình dân và trung cấp sẽ được quan tâm và phát triển mạnh mẽ bởi đây là phân khúc vẫn luôn có nhu cầu cao trên thị trường.
Ở khía cạnh thị trường Hà Nội, bà Trang Bùi – Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam đánh giá: Thị trường bất động sản đang tăng trưởng về chất, đặc biệt người mua cao cấp quan tâm đến môi trường sống cân bằng, bền vững hơn là một không gian sống đơn thuần. Vì thế, những đại đô thị hay bất động sản “all in one” có quy mô lớn, được quy hoạch tốt với nhiều tiện ích, trải nghiệm sống độc đáo hấp dẫn khách mua, đặc biệt đối với những khách mua để ở. Trong đó, Khu Đông và khu vực ngoại đô đóng góp chính vào lượng cung mới qua các năm chủ yếu nhờ vào hạ tầng kết nối với các quận nội đô dần được cải thiện.
Theo bà Trang, người mua để ở và người mua đầu tư dài hạn chiếm phần lớn trong bối cảnh hạn chế tín dụng. “Người mua quan tâm nhiều hơn đến các dự án đã hoàn thành và cung cấp các tiện ích phù hợp, tình trạng pháp lý rõ ràng, chủ đầu tư uy tín” – bà Trang nhấn mạnh.
Ngày 7/12/2022, ông Đặng Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký Quyết định số 1392/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ngãi kỳ 5 năm và năm đầu kỳ (giai đoạn 2021 – 2025).
Quảng Ngãi mở ra nhiều vùng đất phát triển mới
Theo đó, giai đoạn 2021 – 2025, tổng số nhà ở phát triển mới trên địa bàn tỉnh là 49.749 căn. Trong đó, nhà chung cư là 1.500 căn (toàn bộ là nhà ở xã hội), chiếm 3%.
Với nhà ở phát triển theo dự án, tổng số nhà ở phát triển mới là 5.600 căn. Trong đó có 3.600 căn nhà thương mại riêng lẻ do chủ đầu tư xây dựng để kinh doanh tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị và 2.000 căn nhà ở xã hội.
Về chỉ tiêu phát triển nhà ở toàn tỉnh, đến năm 2021 diện tích sàn tăng thêm là 513.383 m2 sàn, năm 2022 là 882.542 m2 sàn, năm 2023 là 1.270.149 m2 sàn, năm 2025 là 4.984.926 m2 sàn.
Riêng về diện tích bố trí đất ở tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị đã có chủ đầu đầu tư và đang triển khai là 176,77 ha.
Bên cạnh đó, diện tích bố trí đất ở tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị thuộc những vị trí đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và các vị trí dự kiến khác là 716,42 ha.
Theo quyết định vừa được phê duyệt, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có 12 vị trí với tổng diện tích khoảng 172 ha đã được chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị.
Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh còn có 365 vị trí dự kiến thực hiện các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị trong thời gian tới.
Đây là những vị trí được đánh giá thuận lợi để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị. Trong thực tế, từ 1 vị trí có thể được tách thành nhiều vị trí nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
Cụ thể, thành phố Quảng Ngãi có 83 vị trí, thị xã Đức Phổ có 70 vị trí, huyện Bình Sơn có 40 vị trí, huyện Sơn Tịnh có 49 vị trí, huyện Tư Nghĩa có 41 vị trí, huyện Mộ Đức có 20 vị trí, huyện Nghĩa Hành có 9 vị trí, huyện Lý Sơn có 4 vị trí, huyện Minh Long có 3 vị trí, huyện Trà Bồng có 8 vị trí, huyện Sơn Hà có 31 vị trí, huyện Ba Tơ có 7 vị trí.
Theo công ty tư vấn Bất động sản toàn cầu Knight Frank, giá nhà trên 56 quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn đang tăng với tốc độ 8,8% theo năm, giảm từ tỷ lệ 10,9% ở mức cao nhất vào quý I/2022.
Tuy nhiên, trên thực tế, khi tính đến các yếu tố khác như lạm phát, giá nhà hiện đang giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy, về mặt danh nghĩa, tốc độ tăng giá nhà chậm lại mất nhiều thời gian hơn những gì các chuyên gia của Knight Frank dự đoán.
Giá nhà toàn cầu năm 2022 tăng 8,8%
Theo dữ liệu được các chuyên gia Knight Frank công bố, có 48 trong số 56 quốc gia và vùng lãnh thổ được theo dõi bởi chỉ số giá nhà toàn cầu vẫn ghi nhận giá nhà trong năm 2022 tăng lên so với năm 2021.
Knight Frank cho biết Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục là quốc gia có tỷ lệ tăng giá nhà đứng đầu thế giới, nhưng tốc độ tăng giá “phi mã” của nước này có thể bị giảm do áp lực từ lạm phát và tăng lãi suất.
Các thị trường Bắc và Trung Âu tiếp tục hoạt động mạnh mẽ hơn với việc một số quốc như như Estonia, Hungary, Cộng hòa Séc, Iceland, Slovakia, Bắc Macedonia và Latvia đều ghi nhận mức tăng giá nhà hàng năm trên 16%.
Các thị trường từng chứng kiến tỷ lệ giá nhà tăng mạnh nhất trước đây đang tụt hạng trong quý III. Chẳng hạn, Canada đã tụt từ vị trí thứ 10 xuống vị trí thứ 34 trên bảng xếp hạng, trong khi Úc cũng tụt từ vị trí thứ 28 xuống vị trí thứ 47 trong 3 tháng qua.
New Zealand, quốc gia bắt đầu tăng lãi suất sớm hơn hầu hết các nền kinh tế hàng đầu khác, đã chứng kiến vị trí trên bảng xếp hạng sụt giảm từ 41 xuống 52 trong cùng khoảng thời gian, với mức giá giảm 2% trên toàn quốc trong năm tính đến hết quý III.
Ở mức 11%, tốc độ tăng giá nhà ở hàng năm tại thị trường Mỹ dường như vẫn tỏ ra mạnh mẽ hơn so với mặt bằng chung, nhưng tỷ lệ này cũng đã giảm xuống từ mức cao nhất là 21% vào tháng 3.
Tỷ lệ lãi suất thế chấp cho các khoản vay thời hạn cố định 30 năm đã chạm ngưỡng 7% vào tháng 10, đánh dấu lần đầu tiên tỷ lệ lãi suất thế chấp chạm tới mức cao như vậy kể từ năm 2002, đã tác động tới giá nhà ở tại Mỹ, theo thế chấp cơ quan tài chính Freddie Mac.
Singapore là thành phố đứng đầu châu Á với tốc độ tăng trưởng giá nhà từ năm 2021 đến năm 2022 là 14%. Việc có một thị trường lao động lành mạnh, kết hợp với việc các nhà đầu tư chuyển từ thị trường chứng khoán sang bất động sản để tận dụng giá thuê tăng đang góp phần đẩy giá nhà tại Singapore lên cao.
Vương quốc Anh có mức tăng trưởng giá nhà ở hàng năm là 10%, nhưng với việc giá nhà ở trong tháng 9 đã giảm so với tháng 9, dường như tốc độ tăng giá nhà tại thị trường này đã đạt đến mức đỉnh.
Chỉ có 6 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự sụt giảm về giá nhà trong năm 2022 so với năm 2021, tính đến hết quý III, bao gồm Hàn Quốc, Hong Kong, Peru, Trung Quốc đại lục, New Zealand và Maroc.